Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

trongtuanbk

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    16
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

Bài đăng được đăng bởi trongtuanbk


  1. Mọi người chỉ nói với nhau về định nghĩa của ''bản vẽ 2D" và 3d mà chưa cho bọn em cái cách để tạo ra nó gì cả, hic.

    Không biết chị Hà ANh có tài liệu nào về bản vẽ 3D như những hình ảnh mà chị đã đưa ra không, nếu có chị có thể đưa lên cho cả nhà tham khảo và học hỏi được không ạ?


  2.  

    Tôi không biết có lệnh nào như bạn hỏi không?

    Để tìm giao điểm của một đường thằng với một mặt phẳng, có rất nhiều cách làm khác nhau, cách làm của tôi hơi thủ công nhưng cũng mạnh dạn chia sẻ với các bạn mới làm quen với Auto Cad:

    1- Kéo dài đường thăng đó tùy bẳng lệnh EXTEND, Stretch hoặc có thể dùng Ray, Contrution line.

    2-Vẽ một đường thẳng Ray, Contrution line trong mặt phẳng (lựa chọn phương của đường thẳng sao cho nó chéo nhau trong không gian.

    3- Dùng lệnh Trim: chọn đường thẳng trên mặt phẳng > cắt > giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng

     

    Cách làm này tôi đã sử dụng thường xuyên sử dụng khi thiết kế đường ống từ hai thiết bị khác nhau. Điểm đầu nối ống và điểm cuối cần nối ống nằm ở các tọa độ vị trí bất kỳ trong không gian.

    Tôi không hiểu về lips, mong các bạn thạo về lips quan tâm đến vấn đề đề này để viết lips giúp mọi người.

     

    BACLIEU1-7-08.jpg

     

    (Tôi thường vẽ trên Auto Cad 2007 , chỉnh sửa và in trên Auto Cad 2004)

    bạn cho mình hỏi vẽ các cút cong với cách vẽ đường ống nó  vẽ thế nào,mình mới học cad 3d nên không rành lắm.


  3. Mình có bản vẽ mặt bằng như thế này,với lại sơ đồ nguyên lý nữa.

    Các bạn tham khảo x\hộ mình xem đi đường ống như thế nào thì hợp lý.

    Mình thấy 3D cũng là ý kiến rất hay nhưng khổ nỗi khi đó mọi kích thước sẽ khó được thể hiện.

    Lợi thế của nó là mình biết được cách bó trí và sửa chữa nó khi có sai sót đơn giản.

    Còn ở 2D thì mọi kích thước được thể hiện rõ ràng hơn nhưng sẽ chồng chéo nhau,khi đó cần có nhiều mặt cắt để thể hiện nó.http://www.cadviet.com/upfiles/3/121535_pid_sgct.dwg

    http://www.cadviet.com/upfiles/3/121535_mb_nha_nau_can_tho__duyt.dwg


  4. Mình đồng ý với bạn Hoằn là bản vẽ 3D thì nó sẽ hiện thị được đầy đủ những cái mà mình cần,về vị trí,kích thước,tính toán vật tư...

    Nhưng như bạn Vietnguyen đã nói,khi mình đưa bản vẽ cho thợ thi công thì không thể đưa bản vẽ 3D được.

    Hầu như mình thấy các bản vẽ mặt bằng đều là bản vẽ 2D và từ đó người ta thi công theo nó

    Chỉ là khi thiết kế theo 2D mình sẽ phải tách ra thành nhiều bản vẽ nếu như muốn chi tiết được cụ thể hơn.

    Điều mà mình băn khoăn đó là cách sắp xếp cho nó hợp lý,vì trong 1 máy thì đường ống vào nó là rất nhiều,nhìn mà sợ luôn ấy chứ.

    Mà hơn nữa Sếp của mình lại bắt vẽ 2D chứ ko cho vẽ 3D :(


  5. Mình cũng vẽ piping 2D chia sẽ một chút cho bạn nhé.

    -Muốn đi ống thì phải có support. Xác định cao độ của support (nhiều ống thì support nhiều tầng)

    - Piping rải trên support (tầng nào thể hiện tầng đó).

    Khi thi công thì suppot phải làm trước rồi. Xong đâu đó mới đi ống được.

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ.Mình thấy đó là điều cần làm đầu tiên đấy.

    • Vote tăng 1

  6. http://www.cadviet.com/upfiles/3/134946_qt0801b250041.pdfĐi lắp đặt thì 2D đường ống vẫn vẽ và lắp được, đặc biệt đường ống cho các nhà máy điện. Chịu khó tưởng tượng, cắt nhiều mặt cắt ngang, dọc, trỏ điểm đến là ổn, ví dụ như này:

    Cảm ơn bạn.

    Chắc là phải vẽ nhiều mặt cắt mới thể hiện được trên bản vẽ 2D rồi.


  7. Nghề của bạn là thiết kế đường ống hay bạn đang có việc làm là vẽ đường ống.

    Nếu bạn vẽ 2D thì cũng đươc hơi tốn giấy, cứ một hệ thống bạn tách ra một bản vẽ và dùng nhiều mặt cắt để xác định độ cao( độ cao có thể ghi chú trên bản vẽ mặt bằng).

    Còn nếu vẽ 3D nhiều thì tôi chua bít nhưng 10 hệ thống thì tôi chỉ cần 1 bản vẽ 3D vậy là xong: báo giá cũng nó, thuyết trình cũng nó(Đi chém gió), thi công cũng nó, hoàn công cũng nó.

     

     115247_hjhf.jpg

    Công việc của em nó bao hàm vẽ nhiều cái và thiết kế đường ống là 1 trong số đó,nhưng do là lần đầu thiết kế nên chưa biết bắt đầu như thế nào.

    anh có tài liệu gì về cái này không ạ?


  8. Em đã nói rồi: "Vẽ đường ống mà vẽ 2D thì chẳng có nghĩa gì cả. Thực tế là không thể vẽ 2D được vì các đường ống dầy đặc chồng chất và chồng chéo lên nhau".

    Trong  trường hợp này vẽ 3D dễ thể hiện hơn vẽ 2D rất nhiều

    Nếu bắt buộc phải vẽ 2D thì anh cứ sắp xếp thiết bị vào mặt bằng >>> Từ hình bằng gióng lên  hình đứng rồi đi thử  đường ống  sẽ thấy các đường ống  chồng chéo lênh nhau, chẳng biết đâu mà lần....

    Mình hiểu ý của bạn.Haiza cụng phức tạp nhỉ.

    Vẽ 3D thì nó sẽ đơn giản và nhanh hơn nhiều,nhưng Sếp mình cứ bắt vẽ 2D chứ.


  9. Tài liệu CAD 3D anh tìm trên diễn đàn có rất nhiều!

    Vẽ đường ống mà vẽ 2D thì chẳng có nghĩa gì cả. Thực tế là không thể vẽ 2D được vì các đường ống dầy đặc chồngchất và chồng chéo lên nhau.

    Thí dụ như hình dưới đây, nếu xuất sang 2D thì không thể nào đọc được bản vẽ!

     

    114276_123aaa.png

     

    Anh chỉ có thể vẽ được 2D mặt bằng vị trí của các thiết bị

    Muốn vẽ được 3D đường ống, bắt buộc anh phải hiểu được nguyên lý làm việc của thiết bị và phải vẽ được sơ đồ nguyên lý làm việc  của mỗi thiết bị hoặc cụm thiết bị thí dụ như:

     

    a2_zpse54f4f12.png

    a4_zpsbf63e89a.png

    Nhìn thấy bản vẽ của bạn mình nghĩ chắc bạn và mình cùng nghề rùi ;).

    Hiện tại mình đang muốn kết nối 1 hệ thống đường ống công nghệ của 1 nhà nấu mới.Đã có các nồi và không gian đặt các nồi nhưng hiện giờ mình phải lên bản vẽ để lắp đặt đường đi các đường ống công nghệ,và bản vẽ đó phải là 2D.Không biết bạn có cách nào chỉ cho mình không.


  10.  

    Tổng quan về kỹ thuật thiết kế đường ống

    Cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, chưa hề có một trường đại học hay cao đẳng nào giảng dạy môn: Kỹ thuật đường ống. 

    Phần lớn các kỹ sư thiết kế đường ống đều là các kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Tuy nhiên, công nghệ đường ống vẫn là một  thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ đối với họ.

     

    Thực tế phát triển hiện nay

    Có thể  khẳng định chắc chắn một điều rằng những kiến thức cơ bản, phần mềm tiên tiến và các kỹ năng về tin học được đào tạo trong trường là chưa đủ để một sinh viên mới tốt nghiệp trở thành một kỹ sư công nghệ đường ống thực thụ.

    Mỗi kỹ sư piping đều phải học từ những kiến thức cơ bản, những khái niệm về đường ống,  các phần mềm chuyên nghiệp đến vô số các các quy chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên tới thời điểm này, chúng tôi có thể tự hào nói rằng chúng tôi đã lĩnh hội được các công nghệ hiện đại nhất trên thế giới. Nhờ có các công nghệ tiên tiến này mà chúng tôi đã xây dựng được mô hình chuyên nghiệp về các hệ thống đường ống, thiết bị. Thông qua mô hình và các phần mềm ứng dụng, chúng tôi đã thiết kế được các bản vẽ không gian ba chiều (isometric drawings) kết hợp với bảng thống kê vật liệu, bản vẽ bố trí lắp đặt thiết bị, đường ống cũng như các bản vẽ có kết hợp giữa đường ống, thiết bị và các giá đỡ thay vì những thiết kế đơn giản ban đầu”

    Nguồn: http://osatavn.com/dich-vu/thiet-ke-thi-cong-he-thong-duong-ong/tong-quan-ve-ky-thuat-thiet-ke-duong-ong-6.html

    Lời bình:

    "Toác giả" bài viết trên phát biểu hơi bị ...ngộ nhận và hơi bị ...quan trọng hóa việc thiết kế đường ống. Thực tế, thiết kế đường ống là một công việc đơn giản chỉ cần:

    - Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống máy móc thiết bị, và biết cách tính toán áp... ngực, trở lực đường ống khí hoặc thủy lực...

    - Thành thạo việc vẽ 3D

    - Khi đã thành thạo việc vẽ 3D, công việc vẽ đường ống trở nên đơn giản >>>Chỉ việc sắp xếp thiết bị vào đúng vị trí của nó trên mặt bằng, rồi đi đường ống theo tọa độ không gian X,Y, Z và tăng cường giá đỡ ống, cột chống... chống võng và rung động là xong!

    Mục tiêu của việc vẽ đường ống là để thống kê xác định được chiều dài chính xác của các loại ống và để người thợ dễ hình dung khi lắp đặt...

    ĐÚng là nó bố trí như bản vẽ mà bác gửi cho e đó,nhưng nếu nó là 3D thì mình sẽ rất dễ để xác định,còn ý của e là thiết kế ở bản vẽ 2D ấy.

    Bác có tài liệu nào hay về vẽ Cad 3D có thể gửi cho e qua mail : trongtuanbk@gmail.com được không ?


  11. À tức là bây giờ tất cả các đường ống của mình cũng như các thiết bị trên đó đã được cắt bỏ.Giờ mình muốn đi lại đường ống mới nhưng phải có bản vẽ thể hiện được vị trí,cao độ,đường đi của các đường ống đó.Như thế khi nhìn vào bản vẽ người thi công có thể hiểu được họ sẽ đi như thế nào và các thiết bị đó nó nằm ở đâu trong không gian về mặt bằng.


  12. Chào các bạn,

    Hiện tại mình đang cần tìm hiểu về việc bố trí mặt bằng,thiết bị.Ví như khi di chuyển 1 thiết bị,bao gồm các đường ống và phụ kiện kèm theo từ vị trí cũ qua vị trí mới.Và yêu cầu mình phải có bản vẽ bố trí các thiết bị đường ống đó để khi đã tháo dỡ ra rồi mà người khác muốn ghép nối lại nó cũng dễ dàng ( dễ hiểu là bây giờ thiết bị ấy nó nằm ở đâu trong mặt bằng ấy và nó có cao độ như thế nào).

    Nếu bạn nào am hiểu về vẽ phần này thì có thể chỉ cho mình hoặc cho mình xin ít tài liệu được không?

    Cảm ơn nhiều .

×