Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

THE HIEP

Vip
  • Số lượng nội dung

    1.087
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    60

Bài đăng được đăng bởi THE HIEP


  1. 12 Lisp tuyển chọn dành cho Họa viên Kiến trúc

    CD: Cắt chân dim.

    CDV: Array nhanh.

    COBLK (CB): Chuyên Layer của Block về Layer hiện hành.

    DV: Chia 2 điểm thành các khoảng bằng nhau (như lệnh DIV nhưng hay hơn).

    HC: Copy hatch như lệnh MA.

    HN: Hatch nhanh gạch, kính, BTCT.

    LTRUC: Bố trí cột, dầm vào lưới trục. Dùng khi vẽ mặt bằng và mặt cắt.

    NN: Chuyển các đường (arc, line) rời rạc thành polyline.

    RDT: Rải đối tượng theo đường dẫn.

    SD: Sắp lại các đường dim theo một đường dim chuẩn.

    TINHTHANG: Vẽ nét hoàn thiện mặt đứng cầu thang bất kỳ khi đã có mặt bằng. Dùng để vẽ thang cong thì tuyệt vời

    VTB1: Vẽ vế thang thẳng (phần cắt hoặc phần thấy)

    (Có Hướng dẫn sử dụng và bài tập)

    Download

    (Pass: daynghehoavien.com)

    • Like 3

  2. Bước 1: Nhận dữ liệu đầu vào:

    - File thiết kế sơ bộ đã được duyệt bao gồm:

    + Mặt bằng kiến trúc các tầng và mặt bằng mái (file Cad) đầy đủ thông tin: lưới trục, cột, tường, thang máy, thang bộ, bậc cấp, ram dốc, ban công (logia), cửa đi, cửa sổ, bố trí vật dụng, thiết bị wc, tên từng khu.

    + Phối cảnh (file sketchup).

    - Thông tin thiết kế (file word).

     

    Bước 2: Xử lý thông tin

    - Nghiên cứu file thiết kế sơ bộ.

    - Tổng hợp dữ liệu đầu vào gồm:

    + Vật liệu hoàn thiện mặt đứng.

    + Kích thước, chủng loại cửa cho từng khu (từng vị trí).

    + Thông số thang máy.

    + Kiểu cầu thang, kiểu lan can tay vịn.

    + Loại mái (hệ BTCT, hệ khung thép)

    + Gạch ốp lát cho từng khu (từng vị trí)

    + Kiểu (hình tham khảo) trần/đèn trang trí.

    + Kiểu (hình tham khảo) vách trang trí.

    + Kiểu (hình tham khảo) cổng tường rào.

    + Kiểu (hình tham khảo) mái lấy sáng (nếu có)

    + Kiểu (hình tham khảo) các chi tiết kiến trúc khác.

    + Các thông tin khác như: độ tuổi, giới tính, sở thích (hình học, màu sắc, vật liệu, đặc biệt) của người sử dụng.

    - Chuẩn bị thư viện, Template.

    - Tạo file gốc triển khai nhóm bao gồm:

    + Lưới trục; Cột.

    + Module: lõi thang máy, mặt bằng căn hộ, mặt đứng, mặt cắt.

    - Nhiệm vụ nhóm trưởng:

    + Phân việc, lên tiến độ hoàn thành.

    + Hướng dẫn, giám sát và xử lý tình huống phát sinh, vận hành hệ thống.

    - Nhiệm vụ nhóm viên: Vẽ đúng quy trình, đúng file Template và Thư viện.

    - Tiến độ dự phòng phát sinh = 20~50% tiến độ hoàn thành (tùy dự án)

    - Xuất đợt 1 gửi bộ phận Kết cấu, M&E triển khai.

    - Triển khai tiếp giai đoạn 2.

    - Update kết cấu (tiết diện dầm, cột, sàn)

    - Update M&E (kích thước, vị trí gen, cao độ trần)

     

    Bước 3: Kiểm tra lần 1

    - Kiểm lỗi đá kiến trúc - kết cấu – M&E

    - Kiểm lỗi:

    + Lỗi cấu tạo kiến trúc: đúng - đủ.

    + Lỗi thể hiện: theo tiêu chuẩn.

     

    Bước 4: Chỉnh sửa bản vẽ lần 1

     

    Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa lần 2

     

    Bước 6: Xuất hồ sơ

    - Tạo file sheet set

    - Lập danh mục bản vẽ.

    - Xuất PDF.

    - Bind file.

    - In.

    - Lưu.

     

    Mọi người review dùm Hiệp quy trình trên ok chưa nhé!?


  3. Thanks! Bác rành về dynamic block, ghé qua đây giải thích giùm với:

    Tại sao cùng 1 dynamic bolck, nhưng khi copy and paste vào bản vẽ khác thì: có người vẫn nhận được tính động, lại có người bị mất tính động?

    http://www.cadviet.com/forum/topic/142257-xin-ha-i-va-block-thua-c-ta-nh/

    Như một số bạn thảo luận, Hiệp cũng đoán là do lỗi phiên bản 

    Hiệp còn gà lắm, không Pro bằn anh Doan Van Ha đâu :)

     


  4. Công việc của 1 Họa viên thì ngoài triển khai hồ sơ kỹ thuật thì đôi khi bạn cần phải làm thêm nhiều việc khác. Trong đó có ĐO VẼ HIỆN TRẠNG. Nói đến đo vẽ hiện trạng, nếu các bạn không làm việc theo quy trình thì sẽ đo vẽ rất lâu và dễ sai sót. Nhưng nếu các bạn làm theo 7 bước sau thì công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.


    • Chuẩn bị giấy, bút, thước, máy chụp hình

    • Nắm bắt thông tin cải tạo (tránh tập trung vào những cái không cải tạo)

    • Đo tổng ngang, dọc nhà (đếm nhịp cột)

    • Vẽ tường bao, tường ngăn và cửa

    • Chụp hình và ghi chú

    • Đo và ghi kích thước vào hình

    • Lưu ý: Đo cao độ trần, cao độ tầng, đếm số bậc thang. Vị trí tủ điện, đồng hồ điện, nước

    Đọc xong 7 bước trên các bạn phải hiểu là vẽ trước đo sau nhé!


    NHỮNG NỘI DUNG CẢI TẠO THƯỜNG GẶP


    • Đồ nội thất

    • Hệ thống Điện nước

    • Cửa

    • Sơn nước, sơn dầu

    • Trần

    • Nền sàn

    • Vách

    • Mặt tiền (ban công)

    • WC (thêm tắm đứng, ốp lát gạch,…)

    • Mái (chống thấm, dột)

    • Thêm công năng (thay tường ngăn)

    • Thêm tầng (sàn giả hệ khung thép)


  5. Có 2 cách vẽ nhiều tỉ lệ trên model

    1-    Scale hình (khung giữ nguyên).

    -       Nếu phóng hình lên mấy lần thì giảm scale factor xuống tương ứng. Ví dụ:

    + Nếu hình ở tỉ lệ 1/100 có scale factor=1 thì hình ở tỉ lệ 1/50 có scale factor=0.5

    + Tỉ lệ 1/20 có scale factor=0.2; Tỉ lệ 1/25 có scale factor=0.25,…

    -       Các thông số khác trong bảng Dim style manager không đổi

    -       Ưu điểm:

    + Chỉ dùng 1 size kí hiệu

    + Chỉ dùng 1 loại khung nên dễ nhìn

    -       Lưu ý: vẽ hoàn chỉnh rồi mới scale, sắp vào khung

    -       Nhược điểm:

    + Bố cục sau khi vẽ nên đôi khi chậm ở phần này

    2-    Scale khung (hình giữ nguyên)

    -       Nếu thu khung xuống mấy lần thì giảm Use overall scale of xuống tương ứng. Ví dụ:

    + Nếu khung ở tỉ lệ 1/100 có Use overall scale of =1 thì khung ở tỉ lệ 1/50 có Use overall scale of =0.5

    + Tỉ lệ 1/20 có Use overall scale of =0.2; Tỉ lệ 1/25 có Use overall scale of =0.25,…

    -       Các thông số khác trong bảng Dim style manager không đổi

    -       Ưu điểm:

    + Bố cục trước, vẽ sau

    -       Nhược điểm:

    + Kí hiệu, chiều cao chữ, scale hatch phải scale tương ứng theo khung

    + Nhiều khung nên khó nhìn (phải zoom và pan nhiều lần)

    Bài tập:

    -       Thực hành tạo các thước dim từ tỉ lệ 1/5~1/200 cho 2 kiểu vẽ: phóng hình và thu khung

    -       Các thông số chuẩn:

    -       Color line = màu số 8

    -       Extend beyonddim lines = 1.5mm

    -       Offset from origin = 2.5mm

    -       Arrow size = 0.75mm

    -       Text style = Arial

    -       Color text = 3

    -       Text height = 2mm

    -       Offset from dim line = 0.75mm


  6. Ngày 9/3/2014 CADViet sẽ gỡ bỏ các tài liệu liên quan đến lớp HVKT online. Các bạn nào chưa học xong thì chuyển qua đây học nhé www.hoavienkientruc.com.vn

     

    Theo tổng cục thống kê, năm 2012 có khoảng 54000 doanh nghiệp giải thể, năm 2013 có khoảng 67000 doanh nghiệp giải thể. Trong số đó có không ít các công ty kiến trúc và xây dựng. Do đó các kiến trúc sư, kỹ sư, họa viên không còn nhảy việc tùy hứng như thời gian trước đây (trước năm 2010). Thay vào đó, họ nghiêm túc hoàn thành tốt trách nhiệm, giữ vị trí công việc hiện tại.

     

    Môi trường kinh doanh càng khó khăn, trình độ chuyên môn của nhân viên bị các nhà tuyển dụng đẩy lên cao. Ở đây xét về khía cạnh người đã có việc thì rất tốt cho nhân viên. Nhưng xét về khía cạnh tuyển mới thì xem ra Họa viên bị ép, bởi vì yêu cầu của NTD đòi hỏi năng lực của người mới là phải đa năng, biết làm mọi thứ liên quan đến thiết kế. Từ kiến trúc, kết cấu, điện nước, cho tới nội thất, 3D. Sử dụng thành thạo nhiều phần mềm: Cad, Max, Shop, Revit. Nhưng mức lương xem ra không có gì là tương xứng.

     

    Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn học nghề Họa viên kiến trúc trong năm 2014:

     

    - Thực sự đam mê ngành kiến trúc, học để đón đầu nhu cầu tuyển dụng vào năm 2015, 2016

    - Đang là sinh viên kiến trúc năm cuối

    - Những người có người thân, bạn bè có cty kiến trúc, xây dựng (không lo không có việc)


  7. - Không thể hiện code kiến trúc và code kết cấu (sai). Điều này chỉ cho phép bản vẽ ở tỉ lệ 1/100
    - Không dùng Xref để triển khai, nếu có sự kiện chỉnh sửa thì người vẽ sẽ rất cực, có khi sẽ mất kiểm soát.

     

    Download: http://www.mediafire.com/download/5zaa79xrxitl375/C12.4.1.rar

×