Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

caothanhks

Vip
  • Số lượng nội dung

    242
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    11

Bài đăng được đăng bởi caothanhks


  1. Câu hỏi tốt nghiệp của mình liên quan đến giới hạn mỏi trong quá trình vận chuyển Jackup. 

    Hình như phần này thuộc về Công trình biển phải không bạn? Liên quan đến sự rung lắc và sóng / gió và sử dụng Phương pháp phổ (Palmgren miner – PM) để phân tích thì cho kết quả tin cậy hơn. Thanks bạn


  2. em mới nhận đồ án tốt nghiệp thầy có cho một mớ câu hỏi mong bác trả lời dùm.

    1) bề rộng bi,nêu ý nghĩa?xác định để làm gi?

    2)tĩnh tải phân bố xuống 1 dầm chủ ntn?

    3)mục đích của hệ số phân bố ngang?

    4)quy luật xếp hoạt tải (xe)theo phương ngang cầu?

    5)xếp xe 3 trục khi tính TTGH mỏi và các trạng thái giới hạn khác có gì khác nhau?

    6)các loại hệ số tải trọng?giải thích ý nghĩa của từng hệ số?

    7)tại sao khi kiểm toán dầm liên hợp lại chia thành 2 giai đoạn?GĐ 1 có những tải trọng gì? GĐ2 có những tải trọng gì?

    8)kiểm toán dầm liên hợp gồm những kiểm toán nào?GĐ 1 có những tải trọng gì? GĐ2 có những tải trọng gì?

    9)sườn tăng cường trung gian và sườn tăng cường gối có tác dụng gì?mục đích?kiểm toán 2 STC này có khác nhau không?

    10)tác dụng của neo trong dầm liên hợp?có những loại neo nào?

    11)cách xếp xe,xếp hoạt tải để tính trụ cầu,khi nào xếp 1 chiếc,khi nào xếp 2 chiếc?

    12) lực va tàu?trình bày cách xác định độ lớn ?điểm đặt lực(xếp theo phương dọc và phương ngang)?

    13)xác định giá trị ,vị trí lực hãm?

    14)kiểm toán trụ cầu.,kiểm toán tại những vị trí nào?

    15)cơ sở lựa chọn cao độ mặt cầu?

    16)cọc ngàm vào đài bao nhiêu m?khoảng cách từ tim cọc tới mép ngoài?

    Mình nghĩ bạn đang nhầm TOPIC thì phải.Bạn là dân Câu đường phải qua bên TOPIC kia chứ hi`hi`


  3. Các Bác cho em hỏi : tại chỗ có dầm phụ kê lên dầm chính thì ta đặt cốt treo và tính toán theo lực tập trung P.nếu ai chạy khung phẳng thì việc tính P là khá đơn giản , nhưng nếu ai chạy không gian thì xuất lực tập trung này ơ đâu ạ ?và khi nào thì ta đặt cốt vai bò ( điều kiện gì để đặt cốt vai bò). Mong các bác trả lời sớm cho ạh.

    Lực tập trung P bạn cũng có thể tính tay mà. bạn cứ lấy Tĩnh tải + Hoạt tải tác dụng lên vị trí đó là tính được thôi


  4. Xin chao A E:mình chuẩn bị BV DATN, A E nào có những câu hỏi liên quan đên phần thi công chính cho mình với,những câu nao các bạn trả lời được thì trả lời giúp mình lun nhé.THANKS

    -Những câu lien quan đến coc ép.

    -thi công đất

    -tổng tiến độ

    -y nghĩa của các biểu đồ nhân lực và vật tư.

    Câu 1:Những câu thi công đến cọc ép thì mình đã nói rồi

    Câu 2: Cũng đã nói luôn

    Câu 3: Tổng tiến độ thì cũng nói rồi

    Câu 4: Ý nghĩa của biểu đồ nhân lực (Cái này cũng đã nói rồi).

    Ý nghĩa của biểu đồ dự trữ vật tư nhằm cung cấp đủ vật tư cho công trình tránh làm gián đoạn trong các khâu của công trình


  5. Mình có mấy câu hỏi tốt nghiệp nè, a em cùng nhau bàn luận giải quyết nha.

     

    1) Móng cọc đài thấp, móng cọc đài cao là như thế nào, phân biệt???

    2) Tác dụng của đà kiềng??

    3) Dựa vào đau để tính đài móng??? :undecided:

    Mình xin trả lời như sau:

    1/ Khác nhau ở chỗ vị trí đặt đài móng (câu này trong sách Nền & Móng có mà)

    2/ Đà kiềng có tác dụng liên kết 2 móng lại với nhau.

    3/ Bạn đưa tổ hợp 3 lực P,N,Q từ mặt móng xuống đáy móng rồi tính thôi,chứ làm gì có tính toán đài móng gì đâu

    • Vote tăng 2

  6. - Vì sao ô sàn trên cùng (ô sàn mái) thường làm sàn âm (ô sàn lật ngược)? Tính toán thì có gì khác với ô sàn bình thường?

    Làm sàn âm để trần được phẳng không cần phải đóng trần. Còn về tính toán thì vẫn tính bình thường

    Làm sàn âm chủ yếu là để cho thẩm mỹ thôi.Còn tính toán tất nhiên phải khác chứ.Khác ở chỗ hoạt tải tác dụng vào đó bạn à


  7. em mới nhận đồ án tốt nghiệp thầy có cho một mớ câu hỏi mong bác trả lời dùm.

    1) bề rộng bi,nêu ý nghĩa?xác định để làm gi?

    2)tĩnh tải phân bố xuống 1 dầm chủ ntn?

    3)mục đích của hệ số phân bố ngang?

    4)quy luật xếp hoạt tải (xe)theo phương ngang cầu?

    5)xếp xe 3 trục khi tính TTGH mỏi và các trạng thái giới hạn khác có gì khác nhau?

    6)các loại hệ số tải trọng?giải thích ý nghĩa của từng hệ số?

    7)tại sao khi kiểm toán dầm liên hợp lại chia thành 2 giai đoạn?GĐ 1 có những tải trọng gì? GĐ2 có những tải trọng gì?

    8)kiểm toán dầm liên hợp gồm những kiểm toán nào?GĐ 1 có những tải trọng gì? GĐ2 có những tải trọng gì?

    9)sườn tăng cường trung gian và sườn tăng cường gối có tác dụng gì?mục đích?kiểm toán 2 STC này có khác nhau không?

    10)tác dụng của neo trong dầm liên hợp?có những loại neo nào?

    11)cách xếp xe,xếp hoạt tải để tính trụ cầu,khi nào xếp 1 chiếc,khi nào xếp 2 chiếc?

    12) lực va tàu?trình bày cách xác định độ lớn ?điểm đặt lực(xếp theo phương dọc và phương ngang)?

    13)xác định giá trị ,vị trí lực hãm?

    14)kiểm toán trụ cầu.,kiểm toán tại những vị trí nào?

    15)cơ sở lựa chọn cao độ mặt cầu?

    16)cọc ngàm vào đài bao nhiêu m?khoảng cách từ tim cọc tới mép ngoài?

    Mình nghĩ hình như bạn nhầm qua xây dựng cầu đường rồi.Cái topic này mình lập ra cho Xây dựng dân dụng mà


  8. hix.có câu hỏi nào bạn cứ post lên đi.mình cũng sắp bảo vệ đây.nếu ai bít họ sẽ trả lời mà. nhân tiện đây mình cũng hỏi bạn và các bác câu này nha : cốt đai trong cột khác cốt đai trong cọc BTCT như thế nào nhỉ?mình thì nghĩ nó không có gì khác lắm nếu trong cột cốt đai chống nở hông là quan trọng thì trong cọc BTCT thì chỉ có ý nghĩa là cố định cốt chịu lực là chính.vì cọc BTCT đổ theo phương ngang mà.bạn và các bác thấy thế nào???

    Cốt đai trong cọc vẫn có chống nở hông trong quá trình đóng và ép cọc chứ.Cốt thép đai ở cột với ở cọc thì tất nhiên vẫn có ý nghĩa là cố định cốt chịu lực rồi.


  9. chào các bạn, mình hiện là sinh viên năm 4 DH BKDN, rất vui được làm quen vói mọi người. mình có mọt số câu hỏi mong được mọi người góp ý

    1. tại sao phải đặt ván khuôn theo phương cạnh dài ô sàn?

    2. trong hệ giằng của cột chống xà gồ đỡ dầm, sàn thì các thanh giằng chéo được bố trí như thế nào? tác dụng gì? có nhất thiết phải bố trí ko?

    Mình xintả lời như sau:

    1/Khi bạn làm đồ án tốt nghiệp phần kết cấu sàn. Bạn cũng biết là tải trọng theo phương cạnh ngắn của ô sàn lớn hơn theo phương cạnh dài. Nên khi tính toán và bố trí theo phương cạnh ngắn đủ thì phươngcanhdại cũng đủ. Vì thế ta đặt theo phương cạnh ngắn của ô sàn.

    2/Các thanh giằng chéo phải bố trí theo cùng modun. Không thể bố trí giữa dầm với sàn. Thường thì bố trí theo phương cnạh ngắn của nhà và ở biên của hệ kết cấu khung (2 nhịp biên 2 đầu).Nó có tác dụng tạo ra hệ bất biến hình chịu tải trọng ngang do: gió, do đổ bê tông (từ xa về gần nơi cung ứng), và do tác động bên ngoài nếu có.

    • Vote tăng 1

  10. Chào bác Caothanh e cũng là sinh viên xây dựng của bách khoa đà nẵng đây ,e học khóa 05 không biết bác học khóa nào nhỉ, quê e cũng ở Huế, hì

    Tiếp màn hỏi thăm cho em hỏi cái :trong tính toán tải trọng tập trung lên dầm chính, thì sơ đồ tính là sơ đồ đơn giản hay sơ đồ dầm liên tục có cắc nút dầm phụ kê lên dầm chính là gối ?

    Cốt cấu tạo ở trong cấu kiện bê tông cốt thép mục đích để làm gì?

    1/Tính toán tải trọng do dầm phụ tác dụng lên dầm chính bạn cần hỏi về Đồ án BTCT 1 hay là Đồ án tốt nghiệp. Nếu là đồ án BTCT 1 thì tính với sơ đồ là dầm liên tục.Còn khi tính đồ án tốt nghiệp thì cái đó sẽ tập trung vào nút khung hay là dầm giao thoa hì sơ đồ tính nó sẽ khác.

    2/Cốt cấu tạo:hình như mình thấy chủ yếu là cốt thép chịu lực và cốt thép phân bố thôi.Cốt thép phân bố lấy theo cấu tạo.Mục đích của nó còn thêm chống co ngót của bê tông. Phân bổ truyền lực qua các vùng lân cân... và nó nằm trong cốt thép chịu lực nhưng có phương vuông góc với cốt chịu lực

    • Vote tăng 2

  11. E có câu hỏi này mong các bác giúp đỡ nhé.Các bác xem thử xem việc bố trí mặt bằng kết cấu sàn như thế đã hợp lí chưa ạ.Ở chỗ dầm đi qua phòng ngủ việc bố trí dầm cao như thế có hợp với phong thuỷ hay không?hay ta làm dầm bẹp?Ở trục C nhịp 2-3 chỗ thang máy đó thì việc bố trí dầm chạy qua như thế có đc không ạh?hay chỉ có 1 đoạn để liên kết vào thang máy ở 2 bên thôi ạ? mong các bác giúp đỡ nhé.

    http://www.mediafire.com/?5rwzyjjzmwd

    Việc bố trí cắt ngang qua không có gì là không phù hợp cả. Phí trong nhà bạn cứ bố trí dầm như thường lệ. CÒn phí ngoài thì tính với dầm con sol đưa ra thôi chứ có sao đâu. THường thì bản vẽ chung cư thì họ cũng hay làm thế mà.

    Còn nơi cầu thang máy thì thường thường họ xem lõi thang máy là tuyệt đối cứng và xem như đó là một ngàm. Nếu bạn đư dầm đến ngang đó cắt thì bạn sẽ tính với dầm con sol dài 2,2m thì tính toán cho mệt ra à. Bạn cứ việc tính toán như 1 dầm bình thường nhưng nhớ kể thêm tải trọng do thang máy truyền vào nữa. và khi bố trí cốt thép tại đó bạn nhớ để sắt chờ của thang máy vào nữa là OKIE. Nhưng nếu khi bạn làm đồ án tốt nghiệp thì ít khi thầy cô bắt bạn tính toán dầm đó lắm. Bạn cứ yên tâm công tác đi nha. Đwngf bận tâm nhiều. Chúc bạn thành công


  12. Các bạn cho mình hỏi vài câu, mong đuợc trả lời sớm, thanks!

    1. Tuờng đặc truyền xuống dầm phụ theo góc 60độ , 30độ còn lại truyền vào cột, tại sao lại là 60độ mà không là góc khác?

    2. Sơ bộ xác định kích thuớc dầm khung (1/8 đến 1/12)l , công thức này thể hiện mối quan hệ với chiều dài nhịp, còn công thức nào thể hiện mối quan hệ với tải trọng?

    3. Congxon tầng giữa và tầng trên cùng có xênô, tính thép với tiết diện gì?

    4. Hàm luợng cốt thép dùng để làm gì?Thế nào là hàm lượng hợp lý? Giá trị hàm lượng cốt thép trong sàn bằng bao nhiêu, tại sao lại có giá trị đó mà không là giá trị khác?

    5. Trong phần móng, mình tính ra Pđn = 916kN, Pvl = 1300kN, Thầy chấm phản biện nói rằng " không thể ép cọc" , mình không hiểu tại sao, mong được chỉ giáo

    Mình xin thử trả lời xem sao nha:

    Câu1: Thường thì quy ước như thế để dễ tính toán chứ có phải là luôn luôn như thế đâu.Đó củng có thể là góc lý tưởng mà.Giống như trong phần móng thế. Phần đáy tháp chọc thủng cũng nghiêng 45 độ ìa.Vì sao nó không nghiêng góc khác mà nghiêng góc đó.

    Câu2: Công thức đó là nhằm thoả mãn điều kiện về độ võng thôi.Bạn mới sơ bộ chọn tiết diện chứ đã tính toán đâu mà biết tải tronmạ bạn đòi công thúc liên quan đến tải trọng.

    Câu 3: Ở đâymuốn tính thép với tiế diện gì thì bạn phải đi tìm vị trí trục trung hoà bằng cách đi tính Mf. Rồi so sánh Mmax với Mf.

    Thường thì Mmax < Mf nên trục trung hoà đi qua cánh thì tính với tiết diện hình chữ nhật với b = b'f.Hay dễ nói hơn là với sênô thì với tiết diện chịu Momen âm thì tính b = b'f còn với tiết diện chịu momen dương thì tính b = b dầm.

    Câu 4:hàm lượng cốt thép dùng để đánh giá mình chọn cốt thép có hợp lý hay không, và xem tiết diện mình chọn có hợp lý hay không. hàm lượng cốt thép trong san từ 0,3 - 0,9. trong dầm phụ từ 0,6 - 1,2 và trong dầm chính thì 0,8 - 1,5. Nếu nằm tron khoản đó thì hợp lý. Còn nếu nằm ngoài thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: phá hoại dẻo hay phá hoại dòn...

    Câu 5: Bạn nên xem cong thức liên hệ giữa Pvl và Pđn. Hình như Pvl = P đất nền x 2 (không bị chọc thủng đế móng

    Mình cho bạn thêm 2 công thức nữa:

    P ép = 1,4 x P đất nền. và P ép = P vật liệu / 3 (ép không vỡ)

    Suy ra cái của bạn thì: Pđất nền x 2 = 916x2=1832 > Pvl = 1300 nên thầy bảo không đúng là phải.


  13. Cadviet miền Trung!

    offline chỉ có 03 người

    Tình hình nếu thế này làm mất mặt miền Trung quá!

    Gọi điện cho bác Duy782006 để xem đề xuất phương án sang năm thế nào?

    Duy nói "Chắc sang năm sẽ bay vô miền Nam cho vui"

    Miền Bắc cứ chúc "Miền Trung không bão lụt nữa"

    Thật là chuyện không tưởng!!

    ----------

    Gửi Cadviet một số Image hiếm hoi, chất lượng thap từ miền Trung "đi sau về truoc"

    image381.jpg

    image382.jpg

    image383.jpg

    Ở giữa là trinhvqh; Người đeo kính là Tue_NV; Còn lại là duongsatdn

    Em nhìn các bác cụng ly mà em thèm quá à. Nhưng xui một cái là hôm đó em phải ra ngoài Phong Điền, gần Quang Trị có việc, đến khi vô thì trời đã tối thui thui. 2 lần OFF rồi mà cũng chính 2 lần em lỡ hẹn với các bác.Mong các bác thông cảm và bỏ qua cho em, em còn nhỏ dại hic

    • Vote tăng 1

  14. anh có tư liệu gì về kết cấu cầu thang có limông hoặc ko co limông ko cho em xin thak anh nhìu

    Cầu thang có limông (dạng cốn chịu lực) với dạng bản chịu lực thì có khác nhau chứ. Mà thường thì đối với nhà công cộng thì dạng cốn chịu lực, còn nhà dân thì bản chịu lực.Mình thì toàn thiết kế dạng cốn chịu lực thôi. Nếu bạn muốn mình UP lên cho...


  15. em mới gia nhập diễn đàn,không biết topic này có còn hoạt động nữa không?

    em xin hỏi các anh một vài câu

    câu 1 tại sao khe lún thì cắt qua móng còn khe nhiệt khe chống động đất thì không thế

    câu 2 trong công trình có phải gió thep phương x hay phương y là nguy hiểm nhất không

    Mình xin trả lời như sau:

    Câu 1: Khe lún cắt qua móng nhằm mục đích chống lún không đều. Khe nhiệt thì chỉ cần cắt tạ mặt móng thôi để chống swj giãn nỡ về nhiệt của bêtông.

    nên khe nhiệt không cần phải cắt xuống hết đế móng mà chỉ cần ngay mặt móng là đủ.

    Câu 2: Trong công trình, khi tính toán gió thì ta chỉ cần tính theo phương X không cần theo phương Y, ở các tầng thì ta cho phân bố đều lên cột khung. Tại sênô thì ta ho quy về lực tập trung tại đầu mút của sênô là đủ rồi.Nên không cần tính theo phuơng Y làm gì!

    Còn nếu có tính theo phương Y chắc gió đó nó phân thành 2 gió nhỏ chạy lung tung trên cột khunng rùi hi`hi`.Thân ái!

    ==========================================

    Xin cáo lỗi với cac bạn vì thời gian vừa rồi công việc của mình nhiều quá nên không có thời gian ghé thăm trang WEB được.

    Giờ hơi rãnh ranh nên có bạn nào thắc mắc gì thì mình sẽ giải thích và trả lời giùm cho. ThanKS!

×