Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

N6310i

Vip
  • Số lượng nội dung

    88
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    2

Bài đăng được đăng bởi N6310i


  1. Đây là một vấn đề hay.

     

    Cái này tôi bị một lần rồi. Cách xử lý rất đơn giản. Nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tìm ra nó. Đầu tiên ta sẽ translate dòng thông báo về tiếng Việt để hiểu nghĩa của nó:

    Không thể lưu lại các sự thay đổi bởi các đối tượng trong tập hợp làm việc ánh xạ ra các đối tượng nằm ngoài tập hợp làm việc. session refedit vẫn còn hiện hành. Nhấn F2 sau khi loại bỏ hộp thoại này để xem danh sách các ánh xạ bị sai.

    Đoạn dịch trên hơi lủng củng một chút. Nhưng đại loại là: đối tượng trong block trong khi bạn sửa bằng refedit lại bị phụ thuộc vào 1 đối tượng bình thường khác nằm ngoài block. Dẫn đến không thể close refedit được. Bởi nếu cho phép như vậy, sẽ dẫn đến lỗi logic ánh xạ trong file DWG (ví dụ A ánh xạ đến B, B ánh xạ đến C, C lại ánh xạ đến A).

     

    Cách giải quyết, bạn tạm thời Remove tất cả các đối tượng có liên quan đến ánh xạ trong block ra ngoài gồm: dim, text, hatch, block, attribute đôi khi là cả các đối tượng thông thường khác như line, Pline, Arc (nếu chúng mang các giá trị Xdata). Cho đến khi bạn close được refedit. Sau đó, add lần lượt các đối tượng vào. Đối tượng nào không được thì bạn hãy kiểm tra và loại bỏ sự ánh xạ của nó đi. Nếu bạn nhấn F2 để đọc thông báo, bạn sẽ biết được ánh xạ gì bị lỗi.

     

    Để thử nghiệm cho những ai chưa gặp, hãy download file DWG dưới đây, dùng lệnh refedit để hiệu chỉnh block có hình chữ nhật. Sau đó dùng lệnh Refset > Add (hoặc click vào biểu tượng dấu cộng trên thanh toolbar Refedit) và chọn đối tượng text trong hình chữ nhật. Bây giờ, bạn không thể đóng lệnh refedit này lại được. Sẽ có 1 dòng thông báo như thang42c3 đã nêu.

    <a href="http://www.cadviet.com/upfiles/test_reference.zip" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/test_reference.zip</a>

    Với ví dụ này, sau khi ACAD thông báo, nhấn F2 để xem thì sẽ thấy:

    Errors found in references to other objects:

    ** Object reference missing: AcDbField, to AcDbText.

    Tức là tìm thấy lỗi ánh xạ: đối tượng AcDbField (trong block) ánh xạ ra đối tượng AcDbText (ngoài block). Phản ánh đúng nguyên nhân gây lỗi.

    Mình cũng đã gặp trường hợp này, khi đó add thêm vào block 1 ảnh chèn vào "chữ ký trên giấy" sau đó ko biết làm sao mà close được, Hoành chỉ rõ thêm giúp nhé!


  2. Một bà cụ trước khi trút hơi thở cuối cùng thều thào: - Ông à... tui sắp vê` nước Chúa rồi, không muốn dấu ông nửa, trong 9 đứa con...thằng Chín....thằng Chín..... - Thôi...thôi...bà không cần nói nửa, tui biết hết rồi...tui tha thứ cho bà... bà gắng giữ lại sức đi, tui thấy thằng Chín xấu hoắc tui biết nó không phải là con tui lâu rồi !! - Không.......không......chỉ có nó...nó.....mới là.......con của ông


  3. theo từ điển của em "kinh" đơn giản là ... king ko thể chịu nổi

    Triển lãm mà cậu, màu sắc cần thu hút sự chú ý của các con ong ví như 1 bông hoa vậy, :ph34r:). Muốn đập vào mắt người tham quan trong hàng mấy chục gian hàng thì chọn giải pháp màu sắc mình nghĩ cũng ko đến nỗi kinh quá. sau khi khách hàng đã bị lừa để đến gần gian hàng thì trong quá trình thi công còn thêm phần nội thất trưng bày của các sản phẩm của các vách trần thạch cao mà ở phối cảnh trên chưa thể hiện hết. Thêm các em xinh tươi giới thiệu sản phẩm :s_dead: , cuối cùng gian hàng thì thành công mà thiết kế thì hehe, bị bùng. Thế đau!


  4. Bài sưu tầm này đã post từ lâu lắm rồi, bác chưa đọc hả ??? Định câu bài hay sao mà lại post lần nữa thế ? Bác làm ăn thiếu chuyên nghiệp quá !

    Hehe, Thế nào là câu bài hả chú, tôi thấy nội dung bài này hay thì post cho anh em đọc, bài này đã post rồi thì thôi sry anh em. Có điều chú nên suy nghĩ trước khi nói nhé!


  5. Hội nghị Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam lần 3 có Nghị quyết về việc lấy ngày 27/4 hàng năm làm Ngày Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là một sự kiện lớn trong sinh hoạt của giới kiến trúc sư.

    Năm 2007, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết này, do đó Thường trực Hội KTS VN đề nghị Hội kiến trúc sư tỉnh (thành phố), các Chi hội thống nhất nhất tổ chức một số sinh hoạt sau đây:

    - Tổ chức họp kiến trúc sư (theo điều kiện cụ thể) thông báo về ý nghĩa chọn ngày Kiến trúc sư Việt Nam.

    - Treo băng rôn “Chào mừng ngày Kiến trúc sư Việt Nam 27/4” ở trụ sở Hội, hay Câu lạc bộ kiến trúc sư.

    - Tổ chức triển lãm kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc, hoặc Hội thảo về kiến trúc.

    - Tổ chức tuyên truyền trong khả năng có thể (trên truyền hình địa phương, báo địa phương) đưa tin hoạt động của kiến trúc sư nhân ngày 27/4, nhắc lại thư Hồ Chủ tịch gửi giới kiến trúc sư Việt Nam.

    Thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam mong rằng các tổ chức Hội sẽ sáng tạo nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, bổ ích trong những ngày kỷ niệm “Ngày Kiến trúc sư Việt Nam”.

    Căn cứ Điều lệ (sửa đổi) Hội Kiến trúc sư Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 111/2005/QĐ - BNV ngày 01/11/2005.

    Căn cứ các tài liệu lịch sử về thời gian công bố Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi kiến trúc sư Việt Nam và ngày thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (nay là Hội KTS VN).

    Căn cứ tờ trình của Thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày 14/3/2007, trên cơ sở kiến nghị của đông đảo kiến trúc sư.

    Hội Kiến trúc sư Việt nam đã ra quyết định số 10/QĐ - KT

     

    Quyết định

    Điều 1: Lấy ngày 27 tháng 4 hàng năm làm Ngày kiến trúc sư Việt Nam, nhằm tập hợp, đoàn kết, động viên kiến trúc sư cả nước phát huy trí tuệ, tài năng và ý thức trách nhiệm để xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Điều 2: Các tổ chức Hội thành viên, Hội cơ sở, các tổ chức trực thuộc, và tất cả hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam thống nhất tổ chức hoạt động tuyên truyền, hoạt động nghề nghiệp, văn hoá - xã hội và xây dựng tổ chức Hội, vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của kiến trúc sư Việt Nam.

     

     

    ( Theo Hội Kiến trúc sư Việt nam )


  6. Bộ khung chịu lực: Về cơ bản kết cấu khung gỗ chịu lực chính của ngôi nhà đều chống nhau, cái khác chủ yếu ở các biến thể vì kèo: như "vì kèo suốt giá chiêng”, “tiền hiên hậu khoáng”, “tiền kẻ hậu bảy”, “kẻ truyền giá chiêng”...

     

    Nhà ở vùng Hải Hậu – Nam Định gần biển luôn phải đề phòng gió to, bão lớn nên với vì kèo 4 cột vẫn chồng rương nhưng thấp hơn. Nhà rường ở Quảng Trị và Huế, chịu ảnh hưởng của kiến trúc cung đình mà đặc trưng là hình dáng uốn cong có chạm trổ tinh xảo của “tréng” và “kẻ”. Dù là loại 3 hay 4 cột vẫn gây cho ta cảm giác nhà cao, thanh thoát, sang. Khác với vật liệu chính là gỗ xoan ở miền Bắc, bộ khung của nhà rường chủ yếu bằng gỗ mít...

     

    Hình dáng và vật liệu mái: Cái đẹp và ấn tượng nhất về nhà ở truyền thống chính là cái mái. Ở miền Bắc, sang nhất là nhà lợp ngói ta. Ngói lợp thường có đầu hơi nhọn. Ở Huế đa số nhà rường được lợp bằng ngói “liệt”, một thứ ngói phẳng vuông bốn cạnh dùng cho giới bình dân. Như đã nêu ngói ta hay ngói liệt thường được lợp rất dày, chống mưa, nắng, nóng cực kỳ hữu hiệu. Ở miền duyên hải có rất nhiều nhà lợp cỏ tranh hay cói: Mái dày tới cả 0,5 m. Vừa mát vừa chống được gió bão. Vùng trung du như Sơn Tây, Phú Thọ và miền núi Hòa Bình đa số mái nhà lợp lá cọ được ngâm kỹ trước khi đem lợp. Có nhà mái dày tới gần 40 – 50 cm. Đơn giản nhất, kinh tế nhất là mái lợp lá dừa nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với cuộc sống nước lên, thuyền lên, sống chung với lũ. Người Chăm còn có kiểu nhà hai mái chồng lên nhau rất độc đáo, có thể coi là một trong hình thức mái chống nóng điển hình nhất. Đẹp và hết sức ấn tượng là mái nhà Rông Tây Nguyên.

     

    Về cái mái, kiến trúc sư Vũ Thái Lộc trong nghiên cứu thực tế của mình về nhà ở người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã ghi nhận hàng chục kiểu mái nhà khác nhau với vô số hình khau chút (Hoa nhà, tên gọi hình trang trí hai đầu hồi nhà người Thái đen).

    Vật liệu bao che: Trước đây khi còn gỗ nhiều, có nhiều nhà thưng toàn vách gỗ. Nhưng đa phần vách bao che là tường trát, bùn rơm, gạch xây, đá ong, đất trình. Nói đến tường đất trình, người ta cần phải kể đến nhà ở cao 2 tầng như pháo đài của người Nùng ở Lạng Sơn.

     

    Những biến cố lịch sử của ngoại xâm phương Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ... đã hủy hoại rất nhiều di sản kiến trúc... Nhưng sự biến đổi nhanh chóng của kiến trúc nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn miền Bắc chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây làm cho chúng ta thực sự thấy sửng sốt. Nó dữ dội gần bằng cả ngàn năm lịch sử : Không quy hoạch, không quản lý, xô bồ, mạnh ai nấy làm miễn là có tiền, đâu có đất trống là xây... với đủ các kiểu nhà, kiểu mái, kiểu chóp, ăn cóp thô thiển các chi tiết kiến trúc Đông, Tây, Trung Cận Đông.

     

    Hình ảnh kiến trúc nông thôn còn tồi tệ hơn bởi những âm thanh quá cờ đua công suất xem “dàn” nhà ai to hơn của đủ loại âm nhạc: rả rích tiền chiến, oai hùng nhạc đỏ, dữ dội của hard rock... Thêm vào dàn “hợp âm” đó là tiếng xe máy, tiếng xe công nông, chói tai mỗi khi tăng ga.

     

    Tương lai nào cho nhà ở truyền thống Việt Nam?

     

    Trong những năm qua, đặc biệt nhờ giá đất tăng đột ngột... rất nhiều người dân ở làng quê đã đổi đời. Chúng ta đang sống trong xã hội dân chủ? Dân thành phố có thể xây dựng được nhà 4 – 5 tầng với vô vàn cái chóp thì người nông dân có tiền có lý gì lại không được xây như vậy. Kết quả là ra đời một thứ kiến trúc hổ lốn. Đó là cái giá phải trả cho nền dân chủ. Khi mà đồng tiền không đi đôi với tri thức.

     

    Engels cho rằng: “Nhà ở có thể giết chết con người”. Con người tạo nên kiến trúc đô thị, làng xóm và ngược lại kiến trúc lại ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống xã hội con người. Một khu dân cư được tổ chức tốt về quy hoạch, kiến trúc làm cho con người cảm thấy bình an, tự tin, thân thiện với nhau hơn. Ngược lại, ở bất kỳ nơi nào môi trường kiến trúc đô thị xô bồ, đua chen, vô tổ chức thì cư dân ở đó thường gặp phải rất nhiều vấn đề xã hội và cả hình sự.

     

    Ở Hà Nội bạn có thể dễ dàng đặt mua một hay nhiều ngôi nhà sàn chủ yếu từ Hoà Bình đem đi dựng lên một cách kệch cỡm chủ yếu phục vụ cho mục đích thương mại. Bạn cũng có thể đặt mua ngay một vài ngôi nhà gỗ cổ truyền không thuộc dạng oách với giá hai mươi lăm hay ba mươi triệu đồng nếu bạn muốn.

     

    Ở Huế, vài năm qua không ít nhà vườn bị đem bán vì chủ nhân cần tiền để tồn tại.

    Thực tế ở miền Bắc ngày nay muốn đi xem một ngôi nhà ở cổ truyền có giá trị thực không dễ. Sự “đổi đời” làm cho giới trẻ coi ngôi nhà cổ và người ở trong đó đều là thứ “đồ cổ”.

     

    Ở Hòa Bình, con em nhiều gia đình người Mường sau khi bán đất, bán nhà sàn đi vì ngượng ở trong nhà sàn liền xây nhà mái bằng, xây nhà kết cấu bê tông cốt thép với chóp và chóp mặc cho bố mẹ gần như không sống nổi trong cái kiến trúc xa lạc đó. Nhưng văn hóa, kiến trúc đích thực không dễ bị hủy diệt bởi sự ngu dốt của con người trong một sớm một chiều.

     

    Ở Huế, tuy chậm nhưng UBND tỉnh vừa có quy định bảo tồn nhà vườn. Nhiều nhà rường vẫn được trân trọng gìn giữ như ở làng Phước Tích, Phong Điền cách Huế khoảng 30 km. Nhà cổ đá ong ở Đường Lâm được nhà nước xếp loại bảo tồn. Đã có cụ già dứt khoát từ chối không bán ngôi nhà gỗ cổ khoảng 300 tuổi với giá cả năm mươi ngàn đô la Mỹ, dù người mua hứa sẽ xây cho cụ một ngôi nhà mới y chang như ngôi nhà cũ làm con cháu cụ tham tiền đã tiếc ngẩn ngơ...

     

    Vẫn còn đó một số người dứt khoát không đua đòi xây nhà khung bê tông cốt thép mà chọn thợ xây cho mình ngôi nhà ở theo kết cấu gỗ truyền thống có giá hàng trăm triệu đồng bằng gỗ xoan hay gỗ mít mang chở từ miền Nam ra.

     

    Có rất nhiều khu Resort được thiết kế dựa trên nguyên tắc kết cấu gỗ của nhà ở cổ truyền. Đã có công ty chuyên tư vấn thiết kế nhà cổ. Có kiến trúc sư tự thiết kế, tự bỏ tiền xây dựng nhà sinh thái kết hợp được kết cấu khung gỗ nhà ở truyền thống Bắc Bộ, tận dụng vật liệu tại chỗ như đá, gạch đất nung, ngói ta với vật liệu hiện đại như kính cách âm, cách nhiệt, sử dụng Pin mặt trời Solar để đun nước nóng.

     

    Trong bối cảnh nhà nước không có biện pháp cụ thể tích cực để gìn giữ vốn quý kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam thì cái động thái trên đem lại cho mọi người một hi vọng nhỏ nhoi. Di sản kiến trúc của ông cha vẫn còn có người tâm huyết gìn giữ và phát triển, dù họ chỉ là thiểu số.

     

     

    Tia Sáng

    • Vote tăng 2

  7. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 với sự nóng dần lên của trái đất, vô số thiên tai như hạn hán, lụt lội, sa mạc hóa, ô nhiễm nặng nề môi trường sống... dẫn đến cái chết của hàng triệu người, con người mới hoảng sợ cảnh báo đến nguy cơ bất ổn nghiêm trọng của hành tinh chúng ta.

    Người Phương Tây luôn tự hào với nguyên tắc làm chủ, chế ngự thiên nhiên nay thấy rõ hơn ai hết sự cần thiết giảm nhiệt cho sự phát triển kinh tế quá nóng của họ và phải bàn đến, kêu gọi sự chung sống hoà thuận, nương vào thiên nhiên trong thuyết Tam tài của kiến trúc Á Đông. Giảm sử dụng vật liệu nhân tạo như xi măng, thép, chất dẻo, hoá chất..., tận dụng vật liệu nguyên sơ như đá, đất, gỗ, tre…, tận dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió... người ta tái phát hiện và buộc phải phát triển đầy ý thức kiến trúc sinh thái.

    Họ đang đề cập đến cái nguyên tắc sống mà người Việt chúng ta đã áp dụng, phát triển cực kỳ thành công từ cả ngàn năm nay trong kiến trúc, xây dựng.

     

    Ông cha ta đã dựng, xây một ngôi nhà ở như thế nào?

    Với hệ thống tự cung, tự cấp về kinh tế, người nông dân trước đây vốn sống trong các ngôi làng khép kín. Khi sinh con, người ta đã tính ngay nên trồng bao nhiêu cây xoan để đủ làm một ngôi nhà 3 gian hay 3 gian 2 chái lúc cho con lấy vợ sau 20 hay 25 năm. Vì kèo, đòn tay, rui mè đã có... Tre trồng quanh vườn. Gạch: Lấy đất từ ao hay ruộng rồi tự xây lò gạch để nung. Vôi thì lấy ở núi đá vôi hoặc mua. Gỗ xoan, tre trước khi đem xây được ngâm kỹ dưới bùn ao khoảng một năm để chống mối mọt. Rơm lợp nhà là rơm của nhà. Thợ: Người nông dân vốn tay phải cầm cày, tay trái cầm dùi đục, cưa của người thợ mộc hay cái bay của thợ ngõa. Người trong gia đình, bà con, láng giềng, mỗi người giúp một tay. Quan trọng nhất là có một người thợ cả biết chỉ huy với cái thước tầm kỳ diệu mà giản đơn. Ngay đến đầu thế kỷ 21 này, đa số thợ xây ở Việt Nam vẫn là người nông dân thuần phác cứ đến vụ gặt là kiểu gì họ cũng trở về lo thu hoạch lúa nhà mình.

     

    Một ngôi nhà điển hình? Ta hãy nói về một ngôi nhà kẻ truyền vùng Bắc Ninh. Một ngôi nhà ở 3 gian, 2 chái rộng khoảng 70–80 m2 kể cả diện tích hiên phía trước. Cao từ nền đến nóc mái khoảng 7–7,5 m. Ấn tượng ban đầu là cái mái lợp ngói ta ngả màu rêu phong, ở giữa sống mái hơi thấp một chút rồi cong nhẹ, cao dần ở hai đầu đỉnh mái được gọi là réo làm cho cái mái nhà trở nên “mềm” hơn, “dẻo” hơn. Cả ngói chiếu, cả ngói lợp, lợp theo kiểu viên trên đè viên dưới thường dày tới 4 - 5 cm. Đó là lý do làm cho trong nhà luôn mát hơn nhiều so với bên ngoài trời. Bộ khung gồm cột cái, cột quân, cột hiên theo kiểu “thượng thu, hạ thách”, ở sát chân kê lên đá tảng hơi quýt nhẹ hình quân cờ, rồi xà thượng, xà đại, xà nách, thương lượng, chồng rường, kẻ nghé, kẻ truyền, bẩy, hoành, ngưỡng cửa... đều được để trần.

     

    Theo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn về khảo cổ, kiến trúc, ngoài bằng chứng về hình hài các ngôi nhà trên trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hóa Đông Sơn, hay các mô hình nhà ở bằng đất nung được chôn trong các mộ Hán, gần đây nhất là việc phát hiện kết cấu nhà gỗ kiểu Hán có niên đại khoảng 2.000 năm ở Kiều Bồng, Quảng Nam thì những ngôi nhà ở kết cấu bằng gỗ như chúng ta biết hiện nay ở khắp Bắc, Trung, Nam có sự du nhập, giao thoa và Việt hoá mạnh mẽ kiến trúc Hán, sau đó kiến trúc Chăm khoảng 1.000 năm nay. Đáng tiếc, hiện những ngôi nhà ở bằng gỗ cổ nhất còn được lưu giữ chỉ có tuổi trên dưới 300 năm.

     

    Tất cả được ngàm vào nhau bằng mộng. Cả ngôi nhà dựng lên không cần tới một cái đinh. Khi cần, người ta có thể tháo rời ra để di chuyển... Tường nhà được xây bằng gạch đất nung dày khoảng 20 cm, mạch được để trần hay trát. Hướng nhà chính bao giờ cũng quay về phía Nam, Đông Nam để đón gió mát thổi từ hướng Nam nhất là khi nó đem được cái mát của hơi nước từ mặt ao trước sân vào nhà. Lưng nhà ở phía Bắc không có cửa, hai hồi có cửa sổ nhưng thường rất nhỏ để chống cái rét của gió mùa Đông Bắc. Ba gian chính để thờ, tiếp khách. Hai chái để ở, cất đồ gia dụng quý giá và để chứa thóc, gạo. Cái nhà phụ thường nhỏ hơn, mái lợp rơm dùng để làm bếp và nơi chứa công cụ nhà nông. Khi cần, chủ nhân có thể tháo các cánh cửa gỗ, nới rộng không gian từ nhà, qua hiên, đến tận sân thành một không gian mở phục vụ cả năm, bảy chục người ngày lễ lạt, hiếu hỉ.

     

    Khu vườn bao quanh thường có hàng cau trước ngõ, những bụi chuối phía sau. Những ngôi nhà như vậy, những cái vườn như vậy, tạo nên những cái làng có luật, có lệ của nó như là một cơ thể sống thống nhất và đã tồn tại với lịch sử ngàn năm.

     

    Ngôi nhà kết cấu gỗ cổ truyền Bắc Bộ với sự di dân thời Trịnh, Nguyễn phân chia. Sau đó là quá trình dựng nước, giữ nước đã phát triển với rất nhiều biến thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở từng vùng. Quy mô của ngôi nhà ở có từ 3 gian, 5 gian, 7 gian(*)... tùy theo vị trí quyền lực của chủ nhà. Nhưng tựu trung lại ta thấy 3 yếu tố nổi bật nhất của nhà ở cổ truyền ngoài bố trí chức năng sinh hoạt, ở, nằm ở hệ thống kết cấu của hệ khung chịu lực bằng gỗ, hình thức và vật liệu mái và vật liệu bao che tường.

    • Vote tăng 1

  8. Cái này là do font hệ thống của bạn mặc định của Windows, chưa một lần cài font hệ thống tiếng Việt hoặc chỉnh sang tiếng Việt. Có 2 cách để sửa lỗi này:

    Cách 1 (cài font tiếng Việt): cài Vietkey, lúc cài chọn custome (mặc định là typical) rồi check vào ô System font.

    Cách 2 (chỉnh sang tiếng Việt): Phải chuột vào màn hình desktop, chọn Properties. Tại bảng lệnh Properties, chọn tab Appearance, rồi nhấn vào phím Advance. Tại bảng lệnh Advance Appearance, chọn mục Message Box trong Item và chọn .vnArial (hoặc một font theo TCVN-3 nào mà bạn thích) trong mục font (mặc định là tahoma).

     

    Bạn nên làm theo cách 1, vì cách thứ 2 thì không phải cài lại font hệ thống nhưng font chữ rất xấu.

    Vấn đề là font tiếng Việt thì cài trước rồi, trước đây khi gõ text trong cad ko bị thiện tượng này mà nó mới xuất hiện?? thế đau! Nó chỉ bị khi gõ text trong cad.


  9. Xếp thông cảm! Em cũng muốn up nhiều lắm chứ . Nhưng up 1 file dung lượng chỉ có 30Mb thôi cũng đã mất hơn nửa tiếng. Vì vậy trước tiên là cứ các file word nhẹ nhàng đã.

    Em đã up file cách dựng hình bằng polygon. Ai cần vào down nhé! Hình như bác admin ji"kibo" up rùi. :lol:

    Còn đây là bộ người bằng polygon. Giải nén xong mọi người cop tất cả pic ở trong MAPS vào thư mục maps của max. Sau đó sẽ có maps nếu kô người bị trắng xoá.

    Mọi người đăng ký 1 acc free là down được.

    http://download.yousendit.com/36BBCFD628DD13D5

    lowpoly.jpg

    Chú dạo này lên tay quá, anh không nhận ra.


  10. Thử tý trắc nghiệm về phong thủy

     

     

    Bạn có nhiều hiểu biết về phong thủy không? Hãy kiểm tra bài trắc nghiệm dưới đây để xem không gian sống hiện tại của mình như thế nào.

     

    1. Khi nằm trên giường, bạn có thấy cửa phòng ngủ không?

    a. Có thể nhìn thấy

    b. Dĩ nhiên, cửa nằm ngay trước mặt tôi mà

    c. Tôi không thấy, trừ khi tôi quay người lại hoặc rời khỏi giường.

     

    2. Bạn có trồng cây quanh nhà không?

    a. Không, tôi rất lười chăm sóc cây cối

    b. Có trồng nhưng chỉ một vài cây thôi

    c. Tôi trồng khá nhiều cây xung quanh nhà

     

    3. Hãy cho biết vị trí giường ngủ của bạn?

    a. Giường được đặt trong góc phòng

    b. Vị trí giường không bị đụng các bức tường trong phòng, được đặt ngoài góc tam giác của căn phòng.

    c. Đầu giường kê sát tường.

     

    4. Miêu tả lối vào nhà bạn

    a. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy cửa trước và chiếc chuông gió nhà tôi khi bạn đến gần nhà

    b. Tôi tận dụng một ít không gian lối vào để chứa đồ đạc

    c. Tôi để mọi thứ tự nhiên nhưng quả thật lối vào cũng có hơi lộn xộn một chút

     

    5. Bạn có phải là người ưa tích lũy hàng đống đồ cũ trong nhà?

    a. Phải. Vì có quá nhiều đồ cũ rất thú vị mà mỗi món đều dính đến một câu chuyện kỷ niệm.

    b. Hầu như không. Tôi chỉ giữ những thứ cần thiết và có ý nghĩa thực sự với tôi.

    c. Cũng có thể đúng. Vì tôi cũng thích tích trữ vài thứ và thường cho từ thiện những thứ tôi không cần dùng nữa.

     

    6. Bạn mất bao nhiêu lâu mới thanh toán tất cả các hóa đơn sau khi nhận được chúng?

    a. Ồ, có phải đó là đống giầy cao ngất trên bàn của tôi không?

    b. Tôi đợi chờ tất cả hóa đơn và thanh toán một lần

    c. Tại sao lại phải chờ đợi trong việc thanh toán hóa đơn của mình chứ

     

    7. Tấm gương trong phòng ngủ của bạn được treo ở đâu?

    a. Nó được treo bên trên bàn trang điểm của tôi

    b. Tôi treo gương trên cửa, dọc theo lối đi cạnh giường ngủ

    c. Tôi không treo gương trong phòng ngủ

     

    8. Ánh sáng của nhà bạn như thế nào?

    a. Nhà tôi có rất ít ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhưng tôi thường xuyên để đèn sáng trong nhà.

    b. Tôi thường để cho ánh sáng hắt bóng lên tường và sử dụng ánh sáng yếu.

    c. Nhà tôi thì tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

     

    9. Loại màn cửa nào được sử dụng nhiều nhất cho cửa sổ nhà bạn?

    a. Tôi thích loại màn mỏng để ánh sáng có thể xuyên qua.

    b. Loại vải nhung dày như chiếc váy của nhân vật chính phim Cuốn theo chiều gió

    c. Tôi hầu như không dùng rèm cửa, chỉ là loại mành sợi nhỏ hoặc không có gì.

     

    10. Bạn thường dễ thiếp ngủ nhất trong trường hợp nào?

    a. Khi TV đang mở và quanh giường đầy những mẩu vụn bánh.

    b. Tôi thường trôi vào giấc ngủ khi nằm đọc sách dưới ánh nến, dĩ nhiên sẽ thổi nến trước khi ngủ.

    c. Tôi thường ngủ thiếp trên ghế trường kỷ với chiếc laptop còn mở và sách vương vãi xung quanh.

     

    ------------------------

     

    Hầu hết là a: Luồng khí trong nhà bạn đang bị ngăn chặn một phần

     

    Nhà bạn khá tiện nghi, ấm cúng. Bạn có vẻ hơi lộn xộn nhưng không quá bừa bãi. Theo phong thủy, bạn nên dành thêm công sức để chăm sóc quanh nhà mình. Thái độ thoải mái đối với môi trường sống quanh bạn là một bước khởi đầu tốt, nhưng bạn cần quan tâm hơn nữa để đạt được sự cân bằng, nguồn năng lượng và luồng khí tốt cho ngôi nhà của bạn. Năm mới hãy khởi đầu với việc trồng thêm cây xanh quanh nhà đi nhé!

     

    Hầu hết là b: Luồng khí trong nhà bạn đang bị ứ đọng, trì trệ

     

    Dù bạn có tin hay không, việc bạn vô tình cản trở lối vào nhà sẽ làm cản trở những vận may đến với bạn. Có lẽ bạn không thật sự cân nhắc khi trang trí và sắp xếp đồ đạc trong nhà. Dịp cuối năm nghỉ ngơi, bạn nên dành chút ít thời gian trang trí và sắp xếp lại toàn bộ căn nhà theo phong thủy. Chỉ cần thay đổi một vài thứ nhỏ cũng sẽ làm thay đổi tâm trạng và thời vận của bạn.

     

    Hầu hết là c: Luồng khí lưu thông thật uyển chuyển

     

    Bạn thực sự đã tạo được một không gian sống hài hòa theo phong thủy. Lối vào nhà có thể thông thoáng khi cần thiết. Nhà bạn luôn có nguồn ánh sáng thiên nhiên hài hòa và sự phong phú của các loài cây cũng như hồ cá. Sẽ tốt hơn nếu bạn treo thêm chuông gió hay đồ trang trí bằng pha lê. Và có lẽ trong những câu chuyện đầu năm mới, bạn cũng nên chia sẻ hiểu biết về cách xếp đặt nhà cửa với người thân và bạn bè.

     

     

    (theo vnmedia)


  11. Em qua 1 thời gian nghiên cứu, học tập về max nên giờ có một số tư liệu về max, Vray (khoảng gần 100G) : Model; map; VL; tài liệu học Max, Vray.

    Mọi người ai cần cái gì cứ yêu cầu nhé, em sẽ cố gắng đáp ứng (càng cụ thể càng tốt nhé, đỡ tội thằng em tìm :lol: ). Nếu tìm kô ra là em ỉm đấy! He he!

    TdH cho copy đi, để anh vác ổ cứng đến làm cái hết luôn 100gh của chú, ok ko? :lol:


  12. Nói thế chứ việc kiếm tiền đâu có dễ, để kiếm được 2000$ cũng phải đủ đường. Ngoài vẽ vời thể hiện ra còn phải biết đưa ra những ý tưởng thuyết phục, thoả mãn được bên A, biết cách lấy được tiền mà chủ nhà vẫn tôn trọng mình.... Nói chung cũng phải nhiều thứ kết hợp, mình ko muốn nói nhiều đến vấn đề này vì nó sẽ lạc chủ đề. Cứ tốt nghiệp đi rồi như cậu thể hiện đẹp khẩu khí lại được vậy thì làm việc chắc chắn nơi đâu cũng cần lo gì thất nghiệp, có gì alô cho tớ anh em cộng tác lo gì :lol: . :lol:

    Còn bài nào hay ho pọt lên cho mấy anh em học tập.


  13. TỔNG KẾT: như vậy, sau khi đã nhìn qua vận khí, cũng như lịch sử của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, chúng ta đều thấy mỗi thành phố có những nét đặc thù riêng biệt. Hà Nội với thế núi, sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dậm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất quân vương, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhược tiểu như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao) .... đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý thái Tổ dời thủ đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh, rồi tiến vào diệt Chiêm Thành, Phù Nam (tức Thủy Chân Lạp), khống chế Ai Lao và Cam Bốt, đe dọa cả Thái Lan và Miến Ðiện. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng rất quy mô và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Rồi đôi còn có ý định dòm ngó và xâm chiếm đất đai của họ, như dưới thời của Lý thường Kiệt hoặc vua Quang Trung. Tiếc rằng vào thời Lý thường Kiệt, tiềm lực của nước ta còn quá nhỏ (chỉ từ Nghệ An ra Bắc) nên chưa thực hiện nổi giấc mộng đó. Ðến thời vua Quang Trung thì Ngài lại dời về đóng đô ở Phú Xuân, để rồi lại mất quá sớm trước khi thi hành được ý định.

     

    Một điểm đáng chú ý khác là kể từ khi Hà Nội được chọn làm thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ. Ngay cả trong những giai đoạn tàn tạ, đen tối nhất như những thời mạt vận của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh - Nguyễn. Vào những thời điểm đó, giữa lúc những nhà lãnh đạo đất nước đều bất tài, hèn kém, nhu nhược, nhân dân thì đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi, nhưng nền độc lập của dân tộc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chỉ đến khi nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân, nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Ðó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, được những dẫy núi hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp từ xa tiến tới, phủ phục triều bái ở bên ngoài. Với địa thế đặc biệt như vậy, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục được Hà Nội, mà ngược lại, tất cả mọi quốc gia lân cận với Việt Nam đều sẽ bị Hà Nội chi phối. Vấn đề nhiều hay ít chỉ còn tùy thuộc vào những giai đoạn thịnh, suy của Hà Nội mà thôi. Ngoài ra, vì con sông Hồng Hà khi đi ngang qua Hà Nội tuy có hơi cong một chút, nhưng thế nước vẫn chảy nhanh và mạnh, làm tiêu tán đi rất nhiều nguyên khí của thành phố. Nếu như khúc sông này được sửa lại để thành thế uốn lượn êm đềm như sông Hương hay sông Sài Gòn, thì thần lực của những dãy núi hùng vĩ chung quanh mới được tích tụ đầy đủ, tràn trề ở Hà Nội. Khi đó, chẳng những đất nước ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng khó có quốc gia nào sánh kịp, mà thế lực của Hà Nội cũng áp đảo luôn cả Trung Hoa, chứ đừng nói tới các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu và trên thế giới.

     

    Riêng Huế chỉ là một thành phố nhỏ, thế núi, sông quá ngắn, nên chẳng những đã không phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ. Do đó, mặc dù cũng đầy đủ những yếu tố Phong thủy như sông Hương uốn lượn êm đềm vây bọc, những nhánh núi hướng tới chầu phục, nhưng thế nhỏ bé vẫn hoàn nhỏ bé. Nói cho đúng ra, Huế chỉ có thể là một thành phố trung bình, cai quản địa hạt của một vài tỉnh, chứ không thể trở thành một đô hội lớn hay kinh đô của một quốc gia hùng mạnh. Nếu bị bắt buộc phải đảm nhiệm trách vụ này, Huế sẽ dần dần làm cho đất nước trở nên suy yếu, dẫn đến cái họa diệt vong, mất nước. Bởi vì dòng sông Hương quá nhỏ, quá ngắn, nên mặc dù uốn lượn hữu tình, nhưng vượng khí chỉ đủ cho một thành phố nhỏ, chứ không sao có thể làm cho Huế trở nên một đô hội sầm uất, giàu mạnh được. Còn nói tới chuyện kiến tạo một đất nước cường thịnh, sung túc lại là điều không thể có được.

     

    Còn Sài Gòn là một thành phố nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, chung quanh được núi non hộ vệ, che chở, lại có sông ngòi uốn khúc chảy tới, nên tiềm năng phát triển kinh tế thật vô hạn. Nhưng trong suốt hơn 300 năm qua, Sài Gòn vẫn không sao tiến lên được thành một trung tâm kinh tế quan trọng của thế giới, mà trái lại vẫn chỉ đóng một vai trò phụ thuộc rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sài Gòn đã nằm vào vị trí phụ thuộc đối với Phong thủy (hộ sa), nên không sao có thể vươn lên để nắm lấy những vị trí quan trọng hàng đầu được.

     

    Do đó, vấn đề cần thiết là phải dời trung tâm thành phố vào Thủ Thiêm, vì nơi đây chẳng những nằm trong khu vực của chân long, lại còn được khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn lượn bao bọc chung quanh. Khác với sông Hương ở Huế chỉ uốn cong một vòng rồi chảy đi, sông Sài Gòn lại uốn lượn rất nhiều vòng, tạo thành thế Cửu (9) khúc, khiến cho vượng khí tích tụ tràn trề, thần lực vô cùng sung mãn. Có thể nói nếu dải đất giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn là nơi thu hút hết vượng khí của cả miền Nam, thì khu Thủ Thiêm chính là nơi hội tụ hầu hết vượng khí của dải đất này vậy. Bởi thế cho nên nếu được dời về đây, Sài Gòn sẽ nhanh chóng biến thành một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới, vượt qua những Hongkong, Singapore, Taiwan ... trong khu vực.

     

    Hiện tại, nếu đem so sánh giữa 3 thành phố thì Huế và Sài Gòn không thể sánh được với Hà Nội, vì một đàng thì quá nhỏ, một đàng thì lại nằm ở một khu vực bất an (hộ sa). Nhưng nếu như sau này, khi được dời vào Thủ Thiêm, Sài Gòn sẽ đón nhận được vượng khí của cả miền Nam, rồi phát triển lên thật hùng mạnh thì mới đủ sức để cạnh tranh ngang ngửa với Hà Nội. Lúc đó, một đàng được thế sông nên giàu có, sung túc; một đàng được thế núi, nên khí phách quật cường không ai có thể khuất phục được. Ðất Sài Gòn nằm giữa 2 con sông quá hiền hòa, uốn lượn êm đềm, nên nếu được chọn làm thủ đô sẽ đem đến cảnh thái bình, thịnh trị cho cả nước. Ðồng thời thường sử dụng sức mạnh kinh tế và đường lối ngoại giao mềm mỏng, khéo léo để phát triển thế lực sang các nước láng giềng cũng như trên thế giới. Còn Hà Nội nằm giữa những dãy núi quá hùng vĩ, nên sẽ chú tâm phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời thường sử dụng vũ lực để khuất phục các nước láng giềng. Do thế núi chầu phục, Hà Nội sẽ luôn luôn tìm cách biến các nước lân cận thành chư hầu, lệ thuộc vào mình, đồng thời cũng thường ôm mộng đế quốc, hay tính đến chuyện bành trướng lãnh thổ, nhất là trong những giai đoạn vận khí thịnh vượng.

     

    Nếu giữa Hà Nội và Sài Gòn có sự khác biệt như vậy, thì nên chọn thành phố nào làm thủ đô của đất nước trong tương lai Người viết nghĩ vẫn nên chọn Hà Nội, vì tuy Sài Gòn có thể sẽ làm cho đất nước được an lành, thịnh vượng hơn, nhưng Hà Nội mới có thể bảo đảm được sự trường tồn và nền độc lập của dân tộc. Nhất là khi đất nước ta lại nằm bên cạnh một đế quốc khổng lồ ở phía Bắc. Nếu không phải là một vùng đất có núi sông hùng vĩ, khí phách quật cường như Hà Nội thì làm sao có thể chận đứng được bước đường Nam tiến của Hán tộc trong suốt bao nhiêu thời đại Còn Sài Gòn nếu sau này trở nên một trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất Á Châu, làm thế hậu thuẫn, trợ lực cho Hà Nội thì ta đâu còn phải e dè, lo ngại một nước Trung Hoa lúc nào cũng nuôi mộng bành trướng. Trái lại, lúc đó chính họ mới phải lo lắng tới sức mạnh, cũng như việc phát triển thế lực của nước ta ra khắp vùng Ðông Nam Á Châu. Chẳng những thế mà ngay cả mảnh đất đại lục của họ cũng sẽ có ngày bị thế liên kết Hà Nội - Sài Gòn đe dọa.

     

    Cuối cùng, một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sự sống còn của dân tộc ta, đó là vận khí của thành phố Bắc Kinh. Như đã nói ở phần đầu, Bắc Kinh được hưng vượng vào các Vận 5, 6, và 7. Do đó, trong những giai đoạn này, họ thường hay yêu sách, can thiệp vào nội tình Việt Nam, hoặc xua quân sang xâm lăng một cách trắng trợn. Tuy nhiên, trong các Vận 5, 6, khí thế của Hà Nội cũng bừng lên mãnh liệt không kém, nên họ sẽ không làm gì nổi, chỉ chuốc lấy những thất bại chua cay, nhục nhã. Tuy nhiên, trong Vận 7, khí thế của Hà Nội bị suy giảm (do các con sông Ðà, sông Mã ở phía Tây tạo thành cách "Phục Ngâm"), nên chúng ta cần cẩn thận trong vấn đề xây dựng, thay đổi môi trường thiên nhiên. Ðiều quan trọng là phải tránh làm động sát khí ở phía Tây, để cho Hà nội còn có chút vượng khí, hầu có thể đương đầu nổi với Bắc Kinh, còn nếu không thì chúng ta sẽ dễ bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của họ. Trong Vận 7, nước ta thường không có chiến tranh lớn, nên sẽ không có những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, chỉ có điều nếu nguyên khí của Hà Nội quá yếu thì sẽ dễ bị lệ thuộc vào họ mà thôi. Nhưng từ Vận 8 trở đi, nguyên khí của thành Bắc Kinh sẽ bắt đầu suy yếu, nên kể từ đó trở đi, họ không còn đủ sức để gây ảnh hưởng được với HàNội nữa. Do đó, trong các Vận 8, 9, nếu chúng ta có thể xây dựng nên một nước Việt Nam thịnh vượng và hùng mạnh, thì đất nước ta sẽ là đệ nhất cường quốc trong vùng Ðông Á (vì Nhật Bản lúc đó cũng tiêu điều, tàn tạ). Rồi qua tới các Vận 1, 2, 3, 4, vận khí của Bắc Kinh mỗi lúc một suy đồi, muốn giữ được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa cũng còn khó khăn, thì làm sao có thể uy hiếp nổi đất nước ta được. Bởi thế nên trong những Vận này, tuy HàNội cũng càng ngày càng suy yếu, nhưng vẫn không bị lệ thuộc hoặc mất nước vào tay kẻ thù phương Bắc. Ðó cũng là cái may cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì vận khí của Hà Nội và Bắc Kinh cũng gần như tương tự trong những giai đoạn hưng-phế, nên nước Trung Hoa mặc dù rộng lớn, nhưng vẫn không bao giờ có thể khuất phục ta được.

    • Vote tăng 9
×