Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

tainangbm

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    2
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

Bài đăng được đăng bởi tainangbm


  1. Tài liệu học Solidworks bằng tiếng Việt khá hay

    Huong_dan_SW_2001

    http://rapidshare.com/files/126019626/Huong_dan_SW_2001.pdf

    Giao.Trinh.SolidWork

    http://rapidshare.com/files/126020372/Giao.Trinh.SolidWork.pdf

    Giao trinh SolidWorks99

    http://rapidshare.com/files/126021119/GiaotrinhSolidWorks99.pdf

     

    ----------------

    mirror:

    Huong_dan_SW_2001.pdf

    Giao.Trinh.SolidWork.pdf

    GiaotrinhSolidWorks99.pdf

    Ông ơi theo tôi đã học SW 2004 cái bản của ông cũ quá rồi toi la dân BK hoc SW thầy phạm hồng thái sách thầy viết hay lắm nếu bạn cần thì Pm nick chat toi da_trot_yeu_em_337


  2. Tài liệu SWtutorial.pdf ssg giới thiệu trên là bản dịch rất sát từ nội dung đến hình thức của cái Help - Online Tutorial của chính SolidWorks. Người ta đã chọn lọc rất kỹ các vấn đề cũng như các ví dụ để đưa vào. Học xong cái tutorial này, xem như bạn đã tốt nghiệp… Sơ cấp SolidWorks!

    Ssg xin chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân khi làm bài thực hành:

     

    1- Có thể đọc qua một lượt toàn bộ để có cái nhìn tổng quan, nhưng khi thực hành phải theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới của các bài hướng dẫn. Dục tốc bất đạt!

     

    2- Bắt đầu mỗi bài, đừng suy nghĩ "vẩn vơ", cứ làm y chang như người ta hướng dẫn cho đến kết quả cuối cùng. Không nên thay đổi các số liệu. Chẳng hạn, người ta bảo vẽ một line dài 50 thì cứ 50 mà vẽ, đừng tự ý đổi thành 60. Kể cả filename, họ bảo lưu với tên “abc” thì đừng có tuỳ hứng lưu với tên “def”. Tất nhiên, khi cần bạn cũng có thể thử thay đổi các số liệu và quan sát xem tác dụng của các thay đổi đó như thế nào để hiểu vấn đề hơn, nhưng cuối cùng phải trả lại theo các số liệu của hướng dẫn. Lý do: các số liệu, các tên tuổi cụ thể này có thể sẽ được dùng lại hoặc tham chiếu trong các bài sau. Bạn thay đổi chúng khác đi tức là tự làm khó mình một cách không cần thiết.

     

    3- Khi hoàn thành, hãy cố hình dung và nhớ lại toàn bộ tiến trình, sau đó… del phăng những kết quả tạo được một cách không thương tiếc(!) và làm lại từ đầu. Những khác biệt cơ bản khi làm lần này so với lần trước là:

    • Tự làm, không cần nhìn hướng dẫn. Bí lắm thì mới lật ra xem lại một chút.

    • Làm chậm rãi hơn, dành thời gian thích đáng để quan sát toàn diện, phân tích, so sánh, đối chiếu… tóm lại là vận dụng tối đa tư duy của bạn để khái quát hoá từng vấn đề cụ thể, cả về kiến thức lẫn kỹ năng thao tác. Kết quả bài thực hành của bạn đạt được cao hay thấp chính là ở chỗ này.

     

    4- Kết thúc mỗi bài, có thể còn một số vấn đề hơi mơ hồ và chưa ưng ý lắm. Không sao, hãy tạm chấp nhận. Vướng mắc của bạn có khi sẽ được giải đáp khi thực hành qua bài tiếp theo.

     

    5- Nên có động tác sơ kết sau một loạt bài có nội dung liên quan nhau. Ví dụ, sau 3 bài đầu tiên (Lesson 1, 2, 3). Một cách rất hiệu quả cho mục đích này là tự ra đề và tự làm từ A đến Z. Nếu có thể thì tốt nhất là lấy các ví dụ “người thật việc thật” trong môi trường công tác, học tập của bạn.

     

    6- Nếu vốn liếng English của bạn tương đối một chút, có thể không cần bản dịch mà lật ngay cái Help - Online Tutorial ra, bấm vào Hide, thu gọn nó lại và đặt ở bên cạnh phải màn hình. Chơi kiểu này có những cái lợi sau:

    • Hướng dẫn hiển thị ngay bên cạnh, cứ nhìn theo đó mà làm, mau thấy hơn là cứ lật qua lật lại giữa màn hình SolidWorks và file PDF

    • Kết hợp 3 trong 1: vừa học SW, vừa trau giồi English, vừa luyện kỹ năng đọc Help

    • Một số tình huống hơi phức tạp, trong Online Tutorial có nút “Show Me”, bạn có thể bấm vào đó xem họ biểu diễn bằng animation (hoạt hình), nhìn là hiểu ngay, chẳng cần đọc.

    • Bản dịch tiếng Việt này theo ssg là rất chuẩn. Dịch giả là người rất am hiểu và chăm chút đến từng chi tiết nhỏ trong bản dịch. Tuy nhiên, bản dịch dù có hay mấy đi nữa vẫn không thể bằng bản gốc. Nếu bạn có thể đọc trực tiếp từ bản gốc, bạn sẽ hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chuẩn xác hơn.

     

    Nếu bạn chưa thể “chơi” được theo kiểu trên, theo ssg, có lẽ bạn nên in cái tutor ra giấy, vừa nhìn vừa làm sẽ thuận tiện hơn.

     

    7- Điều quan trọng cuối cùng: phát hiện ra điều gì lý thú hoặc gặp phải vướng mắc, hãy post lên diễn đàn để anh em cùng trao đổi.

    Chúc lớp học SW của chúng ta thành công!

×