Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

huong259

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    585
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    16

Bài đăng được đăng bởi huong259


  1. hng259.jpg

     

    Lời cảm ơn!

    Huong259 xin có lời cảm ơn các anh chị: Phamthanhbinh, Tue_NV, Thiep, Haanh ,  Hoan2182..... và toàn thể các anh chị em  trên diễn đàn đã không quên người con gái có tên Huong259 là người đã có một thời được đi chung chuyến đò CADViet.com! Huong259 chúc diễn đàn ngày càng phát triển vững mạnh!

    Ni cô: Thanh Hương

    • Vote tăng 1

  2. Bài luận văn

     

    Có những thầy cô giáo đã gây ấn tượng rất lớn trong đời một học sinh, đôi khi chỉ một bài luận đã thay đổi suy nghĩ, cách sống của một người.

     

    Tôi nhớ năm đệ thất ( lớp 6), cô giáo ra đề bài: "Hãy tả người bạn ngồi cạnh em". Tôi tả Bạch Nhạn, người ngồi cạnh tôi: "Mặt trái xoan, mắt bồ câu, mũi dọc dừa, môi trái tim, da trắng, tóc đen tuyền...". Nhìn qua, tôi thấy nó viết: "Ngọc Hà người thô kệch, vụng về, nước da bánh ít, trán rộng, mắt to, mũi tẹt, cằm lẹm...". Tôi tức tối la: "Tao tả mày đẹp vậy mà mày tả tao...". Tôi giận nó dù biết nó tả đúng.

     

    Đến ngày trả bài, cô gọi tôi đứng lên, nói với cả lớp: "Các em xem Bạch Nhạn có giống như Ngọc Hà tả không...". Cô đọc bài luận tôi, cả lớp đồng ý tôi tả sai, cô cho tôi 2 điểm và nói: "Em tả không thật sẽ làm tổn thương người được tả”. Nhìn sang Bạch Nhạn, mặt nó đỏ bừng, cúi gằm... Cô nói tiếp: " Sự miêu tả không thực sẽ tạo cho em thói quen thiếu trung thực trong cuộc sống. Em hãy tập sự trung thực từ những bài luận văn đơn giản nhất".

     

    Đến bài Bạch Nhạn, cô nói: "Em tả rất thực nhưng cần trau chuốt một cách khéo léo, tế nhị hơn. Thí dụ: bạn Ngọc Hà khá cứng cáp, không đẹp sắc sảo nhưng thật dễ thương với nước da bánh ít, sống mũi thấp, vầng trán rộng rất hợp với đôi mắt to thông minh... Như thế mới là văn chứ!". Bạch Nhạn được 10 điểm. Thuở đó điểm tối đa là 20, riêng môn luận văn điểm tối đa thường 14 . Cô sửa lỗi hết lớp, tôi chỉ nhớ bài của hai chúng tôi. Từ đó văn với tôi là một cái gì không tầm thường, trần trụi mà rất thanh cao, tao nhã.

     

    Chuyện đã xảy ra gần nửa thế kỷ, thế nhưng trong tôi qua bao năm trôi nổi giữa đường đời, cảm nhận bao điều hay lẽ phải, sự gian dối, lừa lọc... Tôi vẫn không quên lớp học ngày xưa, cô giáo cũ, người dạy cho tôi biết sống thế nào là trung thực, biết nói thế nào là sự chân thật và cần phải làm gì để bảo vệ sự chân thật đó cho hợp với mọi người.

     

    Tôi muốn nói lời cảm ơn cô, cô Lê Thị Băng Tâm, người dạy tôi một nhân cách sống thông qua một bài luận văn bình thường trong lớp.

     

    NGUYỄN NGỌC HÀ (Tạp san Áo Trắng)

    • Vote tăng 3

  3.  

    Chào em,
    Anh đã định post bài này trên diễn đàn, song lại nghĩ không nên. Vì thế anh gửi cho em. Đừng giận anh nha.
    Thay chữ ký mới đi nhé. Nghe anh, đừng bướng bỉnh.
    Phạm Thanh Bình

    Đúng là kiến thức trong AutoCAD rộng lớn bao la và bát ngát tình cảm bạn bè và cả tình người nữa bác ạ! Mỗi người có một hoàn cảnh gia đình riêng, một sở thích riêng và một con đường đi riêng nhưng cuối cùng gặp nhau ở topic này.
    Cuộc đùa vui nào cũng đến hồi phải nghẹn ngào hát những lời ca giã bạn: "rằng người ở người ở lại em về"
    Cả làng ơi hãy vào đây giải toán
    Giải hộ em một bài toán tình yêu
    Có giả thiết là em yêu anh ấy
    Chứng minh rằng anh ấy chẳng yêu em?

    Đáp án của em là: Em không dám yêu ai hết và cũng chẳng có ai yêu em cả. Tất cả mọi người cùng yêu diễn đàn CADViet.com và cùng thích đùa và đùa trong giới hạn của một hình vuông được dựng bởi một hình tròn cho trước.

    Hề hề hề,
    Quả có đúng là mọi thứ đều cần có giới hạn của nó em à. Ối anh vì vui quá vỡ tim mà chết đó thôi. Hề hề hề.
    Nhập gia tùy tục, làng CADVIET cũng có những hương ước của làng đó. Tuy chả nói ra nhưng có nhẽ mọi thành viên đều cố gắng thực hiện tốt các hương ước này. Hề hề hề, phải vậy không nào???
    Nhưng kể từ cái ngày gia nhập vào làng CADviet này anh vẫn chửa hề đọc được cái hương ước nào quy định cấm con gái của làng được đi yêu giai làng khác cả??? Vậy nên có chi mà em phải sợ hỉ, thiên hạ rộng lớn bao la, trai CADviet chưa ưng thì em cứ thoải mái mà kiếm tìm ở các làng bên, hay thậm chí xa hơn nữa ở tận trời TÂY, chứ việc chi lại phải KHÔNG DÁM YÊU AI....
    Việc ai yêu em chả có gì là quan trọng cả, ai muốn yêu cứ để họ yêu, cái chính là em hãy cố gắng lên để có thể yêu được ai đó, cho dù có thể ai đó còn chưa yêu em. Hãy sống thật với chính con người của mình như em đã từng làm với cư dân Cadviet nói chung em à. Cuộc đời còn dài, còn nhiếu việc phải làm, còn nhiều điều phải suy nghĩ đắn đo, còn nhiều khó khăn phía trước. Song không thể để cho những cái đó hủy diệt đi cuộc sống hủy diệt đi tương lai em à. Mọi khó khăn trở ngại đều có thể có cách khắc phục, miễn rằng mình luôn cố gắng vượt lên những khó khăn đó. Tình yêu có thể không phải toàn màu hồng, nhưng nó là hành trang của mọi con người phải mang trong cuộc đời. Đừng nhìn vào khía cạnh tiêu cực của nó mà hãy thấy các mặt tích cực của nó để vươn lên và chiếm lấy nó cho dù cái mình lấy được chưa hẳn đã là cái tốt nhất em à.
    Là thằng anh, anh luôn mong em có được những điều may mắn và có được hạnh phúc cho riêng mình. Hãy dũng cảm đương đầu với cuộc sống và gánh chịu phong ba bão táp của cuộc đời. Hãy vui lên và hãy tin vào những người xung quanh cho dù có thể mình sẽ bị dối lừa. Làng Cadviet tuy nhỏ nhưng anh tin nó đủ bao dung để có thể hỗ trợ giúp đỡ được em những lúc em cần.
    Hãy là mình với đầy đủ những điều hay lẽ dở. Anh luôn tin vào bản lĩnh của em.
    Hề hề hề,
    Còn cái bài Geology anh vẫn chưa tìm được lời ca. Giúp anh tìm với nha.

    Anh Phạm Thanh Bình thân mến!
    Em đã nhận được thư nhắn của bác từ chiều hôm qua, em đã gửi thư nhắn đến bác nhưng không gửi được, chắc là chức năng gửi tin nhắn trên diễn đàn bị lỗi. Sáng nay em lại gửi nhưng không được bác ạ.
    Không còn cách nào liên lạc được với bác, em đành trả lời bác trong topic này. Đọc thư bác em vui và cảm động vô cùng tận, em cảm nhận được tình cảm của một người anh, một người bạn lớn tuổi đã dành thời gian động viên an ủi đứa em gái trên mạng ảo mà có khi cả đời người cũng không được gặp mặt nhau.
    Bác thông cảm đừng giận em về cái việc em đã reply tin nhắn cá nhân mà bác đã gửi cho em. Em chỉ muốn mọi người hiểu về bác hơn , hiểu về những tình cảm bạn bè chỉ có ở làng Cadviet mà bác dành cho em , đó là sự chân thành là vô tư bác ạ!

    Em vẫn chưa tìm kiếm được lời bài hát tiếng Nga đó bác ạ, nhưng em tin rằng anh Thiep sẽ tìm được, vì anh ấy là người địa chất anh ấy đã gửi 1 tin nhắn duy nhất cho em . Em đã hồi âm và vẫn chưa nhận thêm được tin nhắn thứ 2 của anh ấy.


    Anh Phạm Thanh Bình thân mến!
    Em yêu thích văn thơ từ nhỏ . Nó mang đến cho em nhiều điều bổ ích đồng thời cũng để lại cho em nhiều xót xa phiền lụy…
    Nhờ có văn chương mà em có được sự nhạy cảm, tấm lòng bao dung, nhân hậu...Đừng hiểu lầm là em là em tự khuếch trương, quảng cáo cho mình đâu nhé. Bạn bè, đồng nghiệp đều có chung nhận xét về em như thế!
    Hạn chế lớn nhất trong cuộc đời em là nhiều lúc suy nghĩ bế tắc không lối thoát... có lẽ vì em đã nhầm lẫn giữa trang sách với cuộc đời...Người ta thường quên đi để nhớ, còn em thì quên rồi không nhớ lại được…
    Khi đến tuổi trường thành, em lầm lẫn giữa tình thương và lòng tốt với tình yêu. Đến khi chợt nhận ra từ tình thương đến yêu còn một khoảng cách xa lắm ứ! Và lòng tốt cũng không phải là yêu…
    Em sinh ra, lớn lên trong một gia đình gia giáo. Mặc dù ảnh hưởng của đủ thứ tiểu thuyết đông tây hổ lốn thiếu chọn lọc,...song em không dám vượt qua vòng giáo huấn của ông bà, cha mẹ... Công việc của em cũng bắt buộc em phải giữ mực thước. Đến một ngày, em chợt nhận ra mình chưa được sống cho mình, chưa được là mình thì cũng đã muộn...Em tìm thấy một phần tính cách cả nể, nhu nhược của mình trong hình ảnh của một nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu...
    Lầm lẫn lớn nhất trong tình cảm của em là:
    -Nhầm lẫn giữa hai thứ tình cảm thương và yêu.
    Khi nhận ra tình cảm thật của mình, lại không dám sửa sai, sợ người khác đau khổ, tổn thương
    -Nhầm lẫn giữa hai khái niệm tốt và yêu do môi trường sống mang lại: Bố mẹ em thuộc típ người Bôn-sê-vích đặc sệt, buộc phải sống chuẩn mực trong khi tâm hồn em rất thích sống phóng khoáng, bay bổng...Lí trí bảo: không được sống sai chuẩn mực, đạo đức xã hội trong khi con tim âm thầm gào thét: Hãy sống như mình mong...Con tim suốt đời hèn nhát đầu hàng khối óc...để không bao giờ được bình yên thanh thản...

    Bây giờ đi giữa cuộc đời
    Em mang cái tiếng là người lẳng lơ…
    (Bác đừng giận em tội nghiệp em lắm ứ , hãy tha lỗi cho em, em không không sửa lại chữ ký của em đâu. Không phải là em ngang bướng, mà em muốn được là chính mình…)


    Hề hề hề,
    Xin lỗi em nha, anh mạn phép.
    Gửi các bác tấm hình em gái mình mới chụp ở Đà lạt nè.


    Anh Phạm Thanh Bình thân mến!
    Em đã gửi tấm hình do chính tay bố em chụp lên trang ảnh của thành viên này, chắc bác nghĩ đó là ảnh ghép: hình em và cảnh núi rừng. Đó là ảnh gốc, em không biết sử dụng Photoshop. Em ghét ảnh đã qua chỉnh sửa lắm ứ. Em không trách việc bác đã ghép hình ảnh của em vào tấm ảnh có những bông hoa trắng (em biết bác hay đùa mà). Ảnh ghép của bác có bố cục đẹp nhưng em không thích đâu nhé. Em muốn bác xoá tấm ảnh đó đi.
    Em còn một bức nữa cũng tương tự như thế, chỉ khác là ở tấm ảnh này em đã cười rất tươi, em định gửi tấm hình với nụ cười của em lên diễn đàn nhưng muộn mất rồi, chậm mất rồi bác ạ. Với lại em thấy gương mặt em trên tấm hình đã gửi, hợp với tâm trạng của em lúc này.
    Còn nhiều điều em muốn tâm sự với bác song muộn mất rồi em phải dừng lời tại đây. Có gì không phải mong bác hãy lượng thứ cho em, đừng giận em bác nhé
    Chào bác Phạm Thanh Bình nhé! Cầu mong gia đình bác luôn được an khang thịnh vượng và vạn sự như ý.
    Chúc Anh gặp vui nhiều khi tham gia viết bài trên diễn đàn Cadviet.com!
    Người em gái Cadviet: Nguyễn Thị Thanh Hương

    Em xin gửi lời cảm diễn đàn Cadviet, cảm ơn các anh Tuệ, anh Thiep chị Hà Anh, chị Happyfeet- người đã gửi đi những nụ cười trên diễn đàn thư giãn và còn rất nhiều cái tên gần gũi và thân quen trên diễn đàn đã viết bài trao đổi chia sẻ với em mà em không thể kể tên hết ra đây được…Định mệnh đã run rủi tất cả mọi người cùng gặp nhau trên diễn đàn Cadviet thân yêu và định mệnh cũng ….

    Ngày này năm sau, nếu bác nào còn nhớ đến em xin hãy… tưởng nhớ đến người con gái tên Huong259 … hu hu hu…
    • Vote tăng 3

  4. Em xài autoCAD 2007, khi em vào Layer Properties Manager để tạo thêm các đường nét khác (New Layer) thì không thể điều chỉnh độ dày của nét vẽ được

     

    VD:Em tạo ra 5 Layer. Layer1 có lineweight là Default, chuyển thành 0.15 thì máy hiểu Layer1 có lineweight là 0.15 luôn, muốn chuyển thành số khác ko được, và các Layer còn lại cũng không thể chỉnh được lineweight, mình đã gỡ bỏ và cài lại CAD rồi mà vẫn bị, ở trên trường xài CAD 2004 thì em vẫn làm được. Mong các bác chỉ giúp với! Ah, em dùng win 7 mà em nghĩ ko phải lỗi do win, Thanks các bác nhiều nhe

    http://www.cadviet.com/sub/hsearch.php?cx=...search.php#1185


  5. Đúng là kiến thức trong AutoCAD rộng lớn bao la và bát ngát tình cảm bạn bè và cả tình người nữa bác ạ! Mỗi người có một hoàn cảnh gia đình riêng, một sở thích riêng và một con đường đi riêng nhưng cuối cùng gặp nhau ở topic này.

    Cuộc đùa vui nào cũng đến hồi phải nghẹn ngào hát những lời ca giã bạn: "rằng người ở người ở lại em về"

    Cả làng ơi hãy vào đây giải toán

    Giải hộ em một bài toán tình yêu

    Có giả thiết là em yêu anh ấy

    Chứng minh rằng anh ấy chẳng yêu em?

    Đáp án của em là: Em không dám yêu ai hết và cũng chẳng có ai yêu em cả. Tất cả mọi người cùng yêu diễn đàn CADViet.com và cùng thích đùa và đùa trong giới hạn của một hình vuông được dựng bởi một hình tròn cho trước.


  6. Một câu hỏi có thể là ngớ ngẩn:

    Bản vẽ CAD trên 2010 có mở được trên CAD 2007 ko các bác?

    Hay lại phải mở ở 2010 >>> đổi về 2007???

    Chả là công ty em toàn dùng 2007. Em chưa dùng 2010 bao giờ, đang muốn dùng nhưng có chút thắc mắc nho nhỏ này :)

    Cái anh hỏi đã có người hỏi và đã có lời đáp. anh hãy vào chức năng tìm kiếm của diễn đàn!


  7. Hề hề hề,

    Đã có điểm số rồi .... Zero chứng tỏ các cụ sai tóe loe!!!!!!. Hề hề hề, "em giáo" đi vắng hay là khó quá không chấm bài được mà để "anh giáo" phải ra tay vậy. Hề hề hề.....

    Bài toán trên của bác bị lạc đề, anh Tuệ cho điểm O là đúng, vì :

    1-" Có giả thiết là em yêu anh ấy" nghĩa là em yêu đang yêu anh ấy, không phải là " em đã yêu anh ấy" như lập luận của bác, đang yêu khác nhiều so với đã yêu, giả thiết khác nhiều với giả sử.

    2-Để chứng minh bằng phương pháp phản chứng bác phải đặt giả thiết là:

    Giả thiết là anh ấy yêu em

    Chứng minh rằng em cũng yêu anh ấy ?

    Các cụ không sai, các cụ nói chỉ đúng trong thời điểm của các cụ bác ạ. Các cụ bảo chành ra ba góc... à quên ... các cụ bảo: chia ba một góc: tức là chia một góc bất kỳ thành ba góc bằng nhau là một trong ba bài toán khó. Các cụ còn khuyên:"tốt hơm hết là nên trách ba Bài Viết toán này."

    Nhưng bác thấy không, ba bài toán trên đã được Autocad xoá sổ khỏi danh sách những bài toán khó trên thế gian này rồi bác ạ. Và bây giờ chỉ còn bài toán về tình yêu thôi bác ơi!

    Bác là con trai, bác không hiểu được nỗi niềm của con gái đâu. Nói thì dễ ai cũng nói được! Làm mới khó bác ạ. Giả sử có một người con gái nào đó tin vào lời dạy bảo của các cụ, như bác đã từng tin vào định luật của tình yêu: "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Ngộ nhỡ cha mẹ đặt vào cái cọc buộc trâu, buộc bò bác có cam chịu không??? hu hu hu.........


  8. Thời cổ đại đã có ba Bài Viết toán nổi tiếng (còn gọi là ba Bài Viết toán lớn) :

    1. “Tăng đôi một khối lập phương”, tức laà dựng cạnhcủa một khối lập phương có thể tích gấp hai lần thể tích của một khối lập phương cho trước.

    2. “Chia ba một góc”, tức làa chia một góc bất kỳ thành ba góc bằng nhau.

    3. “Cầu phương một một hình tròn” (còn gọi là “biến tròn thành vuông”), tức là dựng một hình vuông có diện tích bằng diện tích của một hình tròn cho trước.

    Ba Bài Viết toán này xuất hiện koảng thế kỉ VI đến thế kỉ IV trước Công nguyên, với hạn chế là chỉ dùng các dụng cụ Euclid và với một số lần hữu hạn, nên đã trở thành các Bài Viết toán khó. Tuy vậy, đã khêu gợi hứng thú, thu hút không biết bao tinh lực, tâm huyết của bao người, mong tìm được lời giải. Mãi đến thế kỉ XIX người ta mới chứng minh được tính chấtbất khả thi của chúng, tức là về cơ bản thì không thể giải được ba Bài Viết toán này bằng các dụng cụ Euclid (nhưng có thể giải được bằng phép xấp xỉ), mặc dù các dụng cụ này đã được dùng giải thành công rất nhiều Bài Viết toán dựng hình khác.

    Năm 1830, người thanh niên Pháp 19 tuổi là Evariste Galois (Galoa) (26.10.1811) – 31.5.1832) đã phát minh ra lý thuyết nhóm Galois. Theo lí thuyết này nhóm Galois thì việc chứng minh ba Bài Viết toán này không có lời giải là khá đơn giải.

    Năm 1839, Wansel (lúc này còn là sinh viên 23 tuổi) đã chứng minh là nếu chỉ dùng dụng cụ Euclid thì không thể tìm được lời giải cho Bài Viết toán 1 và Bài Viết toán 2.

    Năm 1882, nhà số học Carl Louis Ferdinand von Lindemann (Linđơnam) (12.4.1852 – 1.3.1939) người Đức đã chứng minh được rằng Bài Viết toán 3 là không có lời giải.

    Người ta đã chứng minh được hai định lý sau đây để khẳng định tính bất khả thi vừa nêu ở trên.

    1. Số đo của bất kỳ chiều dài nào dựng được bằng các dụng cụ Euclid từ một chiều dài đơn vị cho trước là một số đại số.

    2. Từ một đơn vị chiều dài cho trước, không thể dựng được bằng các dụng cụ Euclid một đoạn mà độ đo chiều dài của nó là nghiệm của một phương trình bậc 3 với những hệ số hữu tỉ nhưng không có nghiệm hữu tỉ.

    Ba Bài Viết toán này đã trở thành vấn đề lịch sử.

    Tuy vậy, việc tìm cách giải ba Bài Viết toán này đã ảnh hưởng sâu sắc đến môn hình học Hi Lạp và đã mang nhiều khám phá ích lợi cho các thiết diện conic, nhiều đường bậc 3, bậc 2, đường siêu việt,…

    Các dụng cụ Euclid gồm thước thẳng và compa.

    - Với thước thẳng (không chia đơn vị và đánh dấu) thì có thể vẽ được một đường thẳng có chiều dài không xác định đi qua hai điểm phaân biệt cho trước.

    - Với compa (khác với compa ngày nay) thì có thể vẽ được một đường tròn với bất cứ điểm nào cho trước làm tâm và đi qua một điểm khác bất kì, tức là có thể vẽ được một dường tròn có một điểm C bất kì làm tâm và một đường thẳng AB bất kì làm bán kính.

    Có lẽ không có Bài Viết toán nào lại thu hút sự chú ý và thời gian của con người như Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” (Bài Viết toán 3) vừa nêu ở trên.

    Trước năm 1800 trước Công nguyên người Ai Cập cổ đại đã “giải” Bài Viết toán nàybằng cách lấy cạnh của một hình vuông bằng 8/9 đường kính của đường tròn đã cho.

    Có cả hàng nghìn người tìm cách giải Bài Viết toán này và mặc dù đã có một cách chứng minh rằng, một phép dựng hình như điều kiện của Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” là không thể thực hiện được bằng các dụng cụ Euclid, không năm nào trôi quamà không có những thu hoạch của “các nhà cầu phương hình tròn”.

    Người nghiên cứu Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” sớm nhất là nhà học giả Anaxagaras (khoảng 499 – 427 trước Công nguyên) người Hi Lạp cổ đại. Lúc đó tệ mê tín rất thịnh hành nhưng ông lại không tin vào thần thánh. Trong thần thoại Hi Lạp thì Apolo là vị thần Mặt Trời, nhưng Anaxagaras lại cho rằng Mặt Trời không phải là thần, mà chỉ là một quả cầu lửa. Do vậy, ông đã bị gán cho tội “bất kính thần thánh” và bị bắt giam.

    Trong nhà ngục, một tayAnaxagaras cầm cây gỗ, một tay cầm đây, đo tới đo lui. Nhà ngục đã hạn chế hành động của ông nhưng không thể buộc ông ngừng suy nghĩ. Ông tìm cách vẽ được hình vuông mà diện tích của nó đúng bằng diện tích của một hình tròn cho trước. Tuy vậy, những gì ông đã nghiên cứu được thì ngày nay vẫn chưa ai biết được. Chỉ biết rằng, cho đến khi tạ thế, Anaxagaras vẫn không giải đượcBài Viết toán “biến tròn thành vuông”.

    Sau khi Anaxagaras không còn nữa, Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” được lan truyền rộng rãi hơn và hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu, đến mức ở Hi Lạp cổ đại đã xuất hiện một chuyên đề với tên “Hiến thân cho Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” ”.

    Hippocrâtes ở Chios đã thành công trong việc cầu phương một số những Mặt trăngđặc biệt hoặ những hình vẽ có dạng Mặt Trăng được giới hạn bởi hai cung tròn, có lẽ với hi vọng rằngviệc nghiên cứu đó có thể dẫn đến cách giải Bài Viết toán “biến tròn thành vuông”.

    Một vài năm sau (khoảng năm 425 trước Công nguyên) Hippias ở Elis đã đưa ra một đường siêu việt mà về sau người ta gọi là đường bậc 2 hay đường cầu phương. Dường này dùng để giải Bài Viết toán “chia ba một góc” và Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” ,nhưng ai là người đầu tiên sử dụng nóvới vai trò cầu phương thì sử sách nói khác nhau. Có thể là Hippias đã dùng đường này để chia chia ba một góc và Dinostratus (khoảng 350 trước Công nguyên) hoặc một nhà hình học nào đó về sau này đã áp dụng nó cho Bài Viết toán “biến tròn thành vuông”.

    Một phép giải rõ ràng về Bài Viết toán “biến tròn thành vuông” có thể thực hiện được bằng đường xoắn ốc của Archimèdes (Acsimet) (287 – 212 trước Công nguyên, người Hi Lạp cổ đại) và chúng ta đã dược nghe nói rằng, khoảng năm 225 trước Công nguyên Archimèdes thực sự đã dùng đường xoắn ốc này để giải Bài Viết toán “biến tròn thành vuông”.

    Không chỉ có Anaxagaras bị thất bại, mà không biết bao nhiêu người trong suốt hơn 2000 năm sau đó cũng chưa giải được Bài Viết toán “biến tròn thành vuông”, kể cảLeonardo de vinci (Lêona đơ Vanhxi) (15.4.1452 – 2.5.1519) người Italia.

    Cho đến nay người ta vẫn khuyên rằng, tốt hơm hết là nên trách ba Bài Viết toán này.

    (Sưu tầm)

    Cả làng ơi hãy vào đây giải toán

    Giải hộ em một bài toán tình yêu

    Có giả thiết là em yêu anh ấy

    Chứng minh rằng anh ấy chẳng yêu em?


  9. Cám ơn bạn về cái Quick Calc. Trước đây mình cũng có biết nhưng hầu như không dùng, giờ xem kỹ lại thấy hay phết!

    Tuy nhiên, nếu là bài toán này thì cả 'cal lẫn quick calc đều bó tay:

     

    Cho một hình khối bất kỳ, dạng như... củ khoai lang chẳng hạn! Hãy dựng một... củ khác, có thể tích bằng 3 lần củ đã cho?

    Cách làm của bác bình chậm vì phải đặt block tốn thời gian. (Cách của bác vẫn được coi là dựng)

    Có thể dễ dàng "dựng" được củ khoai có tỷ lệ bất kỳ mà không cần phải đặt block như của bác Bình! Việc bác Ssg đưa ra có thể tích bằng 3 lần chỉ là một trường hợp cụ thể.


  10. @ Anh Tuệ: Đúng là kiến thức trong AutoCAD rộng lớn bao la và bát ngát tình cảm bạn bè và cả tình người nữa bác ạ! Mỗi người có một hoàn cảnh gia đình riêng, một sở thích riêng và một con đường đi riêng nhưng cuối cùng gặp nhau ở topic này.

    Anh lấy thông tin từ Quick Cal (Ctrol+8), em không lấy thông tin ở chỗ bác, thông tin của em bình dân hơn anh ạ!

    @ Bác Bình: Góp ý của bác em ghi nhận , đúng là em quên khái niệm khối lập phương trong đầu. Hình khối lập phương hiện lên trong tâm trí em rõ lắm, nhưng không hiểu sao em gõ bàn phím thì lại là khối hộp hình chữ nhật anh ạ!

    Cảm ơn bác đã không gọi em bằng bác nữa, em còn ít tuổi hơn bác nhiều mà, có gì không phải mong anh đừng giận em nhé, em chỉ đùa vui thôi...

    • Vote tăng 2

  11. Ssg đã có lời giải của cả 2 bài. Vừa rồi định đưa ra lời giải bài 2 nhưng thấy bạn nói "em tin rằng bác ssg đã có lời giải" nên thôi.

     

    Gợi ý

    Cả 2 bài này đều giải cùng một kiểu với cách giải bài hình vuông và hình tròn của ssg ở trên, nghĩa là dùng scale và 'cal. Vấn đề là đưa cái gì vào trong expression...

    Vâng ạ! " mấu chốt vấn đề ở đây là hệ số tỷ lệ" Hai bài toán cùng chung một cách giải quyết. Cách của em không dùng 'cal, em lấy thông tin bằng một lệnh của AutoCAD. Cách làm của em có thể chậm hơn của bác, vì phải sử dụng khâu "trung gian" là copy và paste. Để em làm thử lại theo cách 'cal của bác xem nhé!

    Cảm ơn bác chúc bác mạnh khoẻ, trẻ trung và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống!


  12. 1- Nhất trí! Thanks bạn.

    2- Vui để học, nhưng là học CAD chứ không phải học dựng hình để thi học sinh giỏi toán cấp 2! Ssg đồng ý với quan điểm của bạn huong259.

     

    @huong259

    Sao bạn sửa đề rồi, lúc nãy ssg thấy đề bài vừa ra của bạn là "Dựng khối hộp chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình cầu" mà? Có lẽ nên đố luôn câu này và cả câu thể tích nữa.

    Lúc nãy em viết nhầm và em sửa lại bác ạ!

     

    A)Đề bài 1:Cho đường tròn tâm o bán kích R :

    1- Dựng hình cầu có bán kính R

    2- Dựng khối hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình cầu

    Em đã có lời giải

     

    :lol:Đề bài 2:Cho đường tròn tâm o bán kích R :

    1- Dựng hình cầu có bán kính R

    2- Dựng khối hộp chữ nhật có diện tích xung quang bằng diện tích bề mặt hình cầu.

    Em chưa dựng thử

    Gợi ý của bác Ssg là thêm một câu đố , rất hay bác ạ, nếu bác đã có lời giải, bác đưa ra gợi ý để mọi người cùng thư giản cho vui nhé! Em cảm ơn bác nhiều và rất là nhiều!


  13. Cơ mà đây là Topic toán dựng hình cơ mà. Bài toán dựng hình sao lại có sự trợ giúp của Calculator nhỉ? Nếu như có sự trợ giúp của Caculator thì cần chi phải Vẽ hình vuông ngoại tiếp hình tròn???

    Nếu vậy thì cũng hơi lâu bác ssg ạ.

    1 lệnh Polygon va 'CAL là đủ.

    Hồi chiều đọc topic Toán dựng hình này cứ tưởng là dựng hình bằng thước và Compa, thước đo góc, ai dè.... :lol:

    Dựng bằng cái gì cũng được anh ạ miễn kết quả phải nhanh và đảm bảo chính xác. Thời buổi này ít người dùng Auto TAY lắm ạnh a!

    Cách làm của em hơi khác bác Ssg một chút . Em không đưa ra lời đáp của em ngay, vì liên quan đến câu đố tiếp theo của em. (em tin là bác Ssg đã có lời giải)

     

    Đề bài:Cho đường tròn tâm o bán kích R cho trước:

    1- Dựng hình cầu có bán kính R

    2- Dựng khối hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình cầu.

    Thời gian tuỳ thích, không kể thời gian chép đề!

    Mời các bác cùng thư giãn cho vui!


  14. 1- Vẽ hình vuông ngoại tiếp hình tròn (chuyện nhỏ)

    2- Scale hình vuông với điểm chuẩn là tâm đường tròn, hệ số scale là sqrt(pi/4). Không cần phải tính rồi nhập mà dùng 'cal:

    Command: sc

    Select objects: chọn hình vuông

    Specify base point: chọn tâm đường tròn

    Specify scale factor or [Copy/Reference] <1.0000>: 'cal

    >>>> Expression: sqrt(pi/4) -> Thử kiểm tra bằng lệnh area -> Kết quả y chang!

    Bác giải trúng ý của em! Cảm ơn bác nhiều vô cùng tận!


  15. Chào em,

    Bài toán của em có thể giải như sau:

    Giả thiết đã dựng được ta có:

    Diện tích hình tròn bán kinh R là S= Pi * R^2

    Hình vuông có cạnh là a nên a^2 = Pi * R^2 = R * (R * Pi)

    Do vậy vấn đề là ta sẽ dựng một tam giác vuông có đường cao là a và hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền lần lượt là R và (Pi * R).

     

    Như vậy tùy theo độ chính xác yêu cầu, em có thể chia vòng tròn bán kinh R thành nhiều phần bằng nhau sao cho độ dài cung tròn của một phần được coi là đội dài nối hai điểm đầu của cung ấy. Và thế là em sẽ có độ dài của nửa vòng tròn tức là (Pi * R).

     

    Đến đây coi như bài toán giải xong, phần chứng minh và biện luận, em gái làm giùm anh nốt nhé. Hề hề hề.....

    Dựng hình như của bác, mất nhiều thời gian và không đảm bảo chính xác, bài toán này không cần phải biện luận và chứng minh.

    Gợi ý: dựng hình trên autocad, File bản vẽ đã có sẵn đường tròn, không cần thiết phải dùng lệnh đo để biết được bán kính đường tròn là bao nhiêu, trục tâm hình vuông trùng với trục tâm hình tròn

    • Vote tăng 1
×