Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

ngovinh

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    285
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    6

Bài đăng được đăng bởi ngovinh


  1. Chỗ em có cái máy khoan cần IKEDA- Tokyo- Japan. Hiện nay cơ cấu tự hãm của cần khoan khi mũi khoan quay bị hỏng em chưa biết cách khắc phục. Thông thường trước khi khoan trên máy khoan cần người thợ phải di chuỷên mũi khoan đến vị trí cần thiết. Khi khoan, cơ cấu tự hãm sẽ không cho cần khoan chuyển động. Việc hỏng này gây khó khăn khi khoan lỗ lớn.Em muốn tìm hiểu cơ cấu tự hãm cần khoan khi mũi khoan quay.

    Có bác nào có Catalogue máy khoan cần không? Em đang cần ảnh chụp hoặc bản vẽ kết cấu của cơ cấu tự hãm cần khoan khi mũi khoan quay. Em xin cảm ơn nhiều!


  2. Chào bạn Ngovinh,

    Bài toán tính bu lông chịu lực kéo đúng tâm là bài toán cơ bản có trong giáo trình sức bền vật liệu mà bạn đã được học. Bạn có thể mở sách ra xem qua lại là nắm vững thôi mà. Cách tính toán cơ bản chỉ là tình ứng suất cắt mà thôi.

    Trong đề bài của bạn, bạn cần tính ra tải trong tác động lên nắp từ áp suất trong bình, chọn đường kính bu lông và vất liệu bu lông sau đó tình khả năng chịu tải của bu lông rồi chia tải trọng trên nắp cho khả năng chịu tải của bu lông sẽ ra được số bu lông cần thiết bạn ạ.

    Với bu lông mặt bích ống cũng tương tự.

    Về tính bền cho thiết bị bồn áp lực bạn có thể đọc trong giáo trình sức bền vật liệu về các bài toán tính vỏ mỏng bạn ạ.

    Tất cả các nội dung này chắc bạn đều đã phải học qua khi học môn sức bền vật liệu trong quá trình học tập rồi. Bạn chỉ cần bỏ công ra đọc lại sẽ nắm vững và vận dụng được ngay. Còn nếu như bạn không muốn đọc lại thì có chỉ cho bạn cách tính cũng bằng thừa vì bạn sẽ không hiểu nó đúng sai chỗ nào mà kiểm tra cả.

    Rất mong bạn thành công trong công việc.

    Cảm ơn bác. Em muốn hỏi xem bác nào có công thức kinh nghiệm để tính bu lông cho nhanh hoặc có bảng lập trình sẵn trong EXCEL.

    Tính trong sức bền vật liệu lâu

    Em xin trao đổi với bác: Bu lông chịu kéo đúng tâm tính theo ứng suất kéo, không phải ứng suất cắt. tính lực cho bu lông trong trường hợp nó chỉ là bích nối ống thì bu lông có tác dụng ép kín gioăng và lực giữ cho hai đoạn ông liên kết với nhau không lớn. Do đó cùng áp suất như nhau nhưng bu lông nắp bình chứa chịu lực lớn hơn. Bu lông bích nối ống chịu lực nhỏ hơn bác ạ. Đó là ý kiến của em rất mong được trao đổi thêm và nhận được sự giúp đỡ của bác em xin cảm ơn!

    • Vote tăng 1

  3. Em thấy 1 số máy mọc khi bắt bu lông đai ốc cho các lắp ghép chỗ có vòng đệm chỗ không có vòng đệm.

    Em chưa biết tác dụng của vòng đệm.

    Có bác nào biết kinh nghiệm tính số bu lông đai ốc cho mặt bích có ghép gioăng của nắp bình chịu áp lực chịu lực 19 Kg/ Cm2. ( Bình hình đường kính ∅ 800 dài 3000. Năp bình hình trụ đường kính ∅800 cao 200.Bình và nắp bình nối được hàn mặt bích đường kính ngoài ∅920 dùng bu lông ghép nắp bình và thân bình có gioăng làm kính)

    Cách tính bu lông cho mặt bích nối ống dẫn khí nén ống ∅40 chịu áp lực 19 kg/Cm2. Nhờ các bác bầy cách.

    Bác nào có tài liệu về tính toán nghiệm bền của thiết bị chịu áp lực thì tốt quá


  4. Cảm ơn bác gái nhiều. Em mới nhận công tác cơ điện quản lý máy móc nên rất lúng túng . Em muốn bác nào đã từng làm công tác quản lý thiết bị và có văn bản nói rõ về nội dung chinh cần bảo dưỡng thí dụ: Với máy tiện cần bảo dưỡng những gì để em tham khảo vì nếu em tự lập bảng biểu sẽ lâu. Lập kế hoạch bảo dưỡng cho cả năm và từng em làm được rồi . chỉ khó phần nội dung cho từng máy một .

×