Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Happyfeet

KHI TA GỬI ĐI 2 NỤ CƯỜI

Các bài được khuyến nghị

Sống giả tạo là sống không thật với lòng mình. Có bao giờ bạn bị nói rằng : " Sao mày sống giả tạo wá vậy?” hay là “Mày là đồ hai mặt”?

Bác có dám tự nhận rằng là mình luôn sống thật không? Rằng mình chưa 1 lần sống giả tạo không?

Có lúc trong cuộc sống em sống không đúng bằng 100% con người mình, nhưng luôn cố gắng để không đánh mất mình. Vẫn biết trong cuộc sống nhiều lúc làm ta phải thích nghi với nó. Biết rằng ta chưa sống thật với lòng mình để cố gắng tìm lại chính mình.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thế nào là nói dối vẫn là câu hỏi rất khó lý giải. Có ai sống trên đời chưa từng nói dối không nhỉ? Nói dối không cầu lợi, nói "dối để một người bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, yên tâm điều trị có lỗi không nhỉ?

Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. "

Sao và những "lời nói dối chân thật"

Ai trong chúng ta cũng đều có những lần nói dối, nhưng đôi khi đó sẽ là những lời nói dối "chân thật" dễ thương, thậm chí còn tránh cho những người quanh ta đỡ buồn lòng. Hãy cùng nghe các sao tâm sự về lời nói dối "chân thật" đã từng có của mình.

 

http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Sao-va...t/55185226/399/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác có dám tự nhận rằng là mình luôn sống thật không? Rằng mình chưa 1 lần sống giả tạo không?

Có lúc trong cuộc sống em sống không đúng bằng 100% con người mình, nhưng luôn cố gắng để không đánh mất mình. Vẫn biết trong cuộc sống nhiều lúc làm ta phải thích nghi với nó. Biết rằng ta chưa sống thật với lòng mình để cố gắng tìm lại chính mình.

Tình hình là rất tình hình lắm rồi. Em nói chưa sống thật với lòng mình để cố gắng tìm lại chính mình, làm anh mủi lòng…

Em đã sống không đúng bằng 100% con người em. Em cần xem lại em. Ai trên đời này tuyên bố không nói dối bao giờ, người ấy là người nói điêu. Anh cũng từng nói dối, nói dối chứ không gian dối em ạ, mình không cho phép mình gian dối, lừa rối. Nói dối không ảnh hưởng đến ai không gây hại cho ai. Thi cử mà quay cóp để được điểm cao là lừa dối thầy cô, lừa dối cha mẹ và lừa dối chính bản thân mình.

Anh nhớ câu nói bất hủ"... Cuộc sống là một quá trình cho và nhận. Nếu bạn càng cố gắng giữ lại một... cái gì đó bạn sẽ chẳng được gì. Nếu bạn cho đi bạn sẽ được rất nhiều từ xung quanh và từ chính bạn..."

Cuộc sống không thể thiếu bạn, g tình bạn không thề thiếu sự chân thành. Nếu đã có một lúc nào đó trong lòng bạn có cảm giác là bạn bè không thành thật với mình, thì lúc đó bạn là một người ích kỷ vì bạn chưa thật sự chân thành trong tình bạn. Trong tình bạn chân chính thì không tồn tại sự nghi ngờ. Nếu bạn muốn có một tình bạn chân chính, thì bạn phải tỏ ra trung thực và chân thành trong tình bạn.

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn Hãy sống cho thật đẹp trong ngày hôm nay

Nếu vì làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật

Điều ấy sẽ trở thành thứ văn hóa che đậy nếu trong ta chỉ nhắm tới mỗi mục đích để người kia đánh giá cao hay có thêm thiện cảm với ta thôi. Cái quyền lợi ích kỷ được che đậy bởi cái hình thức tử tế mà đôi khi chính ta cũng tưởng lầm mình đang vì kẻ khác.

Văn hóa là lối sống làm cho con người tốt hơn và đẹp hơn. Nhưng cái tốt và cái đẹp nếu không đi chung với cái chân thật, như bộ ba không thể tách rời chân-thiện-mỹ, thì cái đó chỉ làm một thứ trang sức hời hợt. Nghệ thuật “đắc nhân tâm” có thể tạo nên hương vị mặn nồng và trôi chảy giữa các mối quan hệ gần xa trong xã hội, nhưng nếu không cẩn trọng thì nó chính là cái bẫy sập để cho ta tự đánh mất chính mình .

Bàn về sự giả dối :

Trong cuộc sống đôi lúc không phải lúc nào cũng nói sự thật mà có lúc phải nói dối. Nói dối có lợi thì ta phải nói dối vì nói thật có tác hại thì ta không đi nói thật.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bàn về sự cho và nhận

Đúng như lời bạn nói..

Anh nhớ câu nói bất hủ"... Cuộc sống là một quá trình cho và nhận. Nếu bạn càng cố gắng giữ lại một... cái gì đó bạn sẽ chẳng được gì. Nếu bạn cho đi bạn sẽ được rất nhiều từ xung quanh và từ chính bạn..."

Nhưng không phải là cái gì cũng cho cả và không phải cái gì cũng nhận được cả

Có những cái không thể cho được và cũng không thể nhận được.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bàn về sự cho và nhận

Đúng như lời bạn nói..

 

Nhưng không phải là cái gì cũng cho cả và không phải cái gì cũng nhận được cả

Có những cái không thể cho được và cũng không thể nhận được.

Cho và nhận ở đây phải được hiểu theo nghĩa chung lớn nhất, thiêng liêng và cao cả nhất, không thể hiểu theo nghĩa cạn hẹp, cá biệt, và ích kỷ. Khi bạn gặp khó khăn, vướng mắc ta tìm cách tháo gỡ cho bạn. Gặp người bị tai nạn giao thông, ta cứu giúp, thấy kẻ gian ăn cắp của người khác ta dám đứng lên ngăn chặn, bênh vực, bảo vệ sự công bằng...cũng là cho.

Cho ai cho cái gì, cách cho như thế nào. Nhận của ai nhận cái gì, nhận như thế nào còn phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.

Bác Tuệ hãy cho một thí dụ về cái không thể cho được?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cho và nhận ở đây phải được hiểu theo nghĩa chung lớn nhất, thiêng liêng và cao cả nhất, không thể hiểu theo nghĩa cạn hẹp, cá biệt, và ích kỷ.

Bác Tuệ hãy cho một thí dụ về cái không thể cho được?

Tại bạn nói tới nghĩa chung nhất, thiêng liêng nhất và cao cả nhất và không thể hiểu theo nghĩa cạn hẹp, cá biệt, và ích kỷ cho nên mình nói tới 1 cái chung nhất, thiêng liêng nhất và cao cả nhất. Hỏi bạn nhé : Bí mật quốc gia, lợi ích quốc gia, có thể cho không? có thể tiết lộ không hở bạn?? Nếu không cho thì có thể gọi là ích kỷ không hở bạn?

Hẹp hơn, những gì mà không thuộc về mình mà đem đi cho, cái này thật là..... :undecided:

 

Mình nói câu nói của bạn đúng, nhưng cần bổ sung thêm cơ mà. Đúng không? Bạn đọc lại bài viết trên của mình xem

Đâu phải cái gì cũng có thể cho được, phải không?

 

Còn cái nhận, cũng phải tuỳ cái, phải nhận định cần phải nhận hay không?

Có những cái nhận rồi, thì trớ trêu thay, ......

Đâu phải cái gì cũng có thể nhận được, phải không?

Có cần mình lấy ví dụ về cái này không? Chắc không cần đâu nhỉ? đọc báo thì bạn cũng biết cơ mà?????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất cảm ơn anh quangha84 đã viết hẳn một bài để phân tích sự giả dối và chân thật. Quả thật như những gì anh nói thì em thấy xấu hổ quá, vì em đã giả dối quá nhiều rồi. Ngày trc đi học thì coi cop để lấy điểm cao. và còn nhiều lắm.

Khi con nhỏ em cũng đuợc người lớn hẳn hoi dạy về trung thực, nhưng em thấy họ chẳng làm đuợc như họ nói. Duờng như nó quen thuộc đến nỗi, giả dối và chân thật nó hoà quyện với nhau không tách rời.

Theo anh linh hồn em còn cứu rỗi đuợc hay không? Vì theo như anh nói thì linh hồn em bị ăn cắp mất rồi. Tội lỗi chất đầy!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh

Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh

Cây cho trái và cho hoa,sông cho tôm và cho cá

Đồng ruộng cho bông lúa,chim tặng lời reo ca

Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm

Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha

Cùng em vượt đường xa xôi là chiếc khăn quàng thắm tươi

(Hoàng Long- Hoàng Lân)

Các cụ có câu: Con tằm đến thác vẫn còn nhả tơ

M ột người suốt đời chỉ muốn thu nhận thật nhiều, thật nhiều để vun đắp cho riêng mình. Có thể người ấy sẽ đạt mục đích của mình , nhưng sự ích kỷ không chịu cống hiến sẽ đẩy họ đến chỗ cô đơn và nhàm chán. Tại sao? rất đơn giản, không gieo nhân không thể gặt quả, không “cho đi” sẽ không thể “thu nhận”. Đến một lúc nào đó, nhận ra, họ sẽ xiết bao sợ hãi và chới với trong khoảng trống mà mình đã tự chọn.“Cho” và “nhận” trong cuộc sống này bao hàm rất nhiều. Chúng ta nhận về chúng ta những phần vật chất, tinh thần mà chúng ta cần, hoặc chính chúng ta sẽ cho người khác điều ấy không biết chừng!

Suy cho cùng, “cho” và “nhận” là những yếu tố quan trọng và đặc biệt cần thiết để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đặt nền tảng cho tất cả mọi nhu cầu và quyết định sự thành bại cho tài năng, danh tiếng, gia tộc và nhân bản.

 

Anh Tuệ so đã so sánh khập khiểng: bí mật quốc gia nếu bị lộ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nếu một cá nhân nào vì lợi ích riêng, suy nghĩ cạn hẹp, cá biệt và ích kỷ thì không phải là cái chung vừa thiêng liêng vừa cao cả nhất.

Người nào dù vô tình hay cố ý đem cho cái không phải của mình biếu không người khác làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, không những ích kỷ mà còn dã man và nhẫn tâm nữa.

Thế nhưng ở đời vẫn có những chuyện trái ngang , có những thuộc về bản quyền của người khác, tạm thời người ta vẫn có thể san sẻ cho nhau được ví dụ:

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...0&start=160

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Người nào dù vô tình hay cố ý đem cho cái không phải của mình biếu không người khác làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, không những ích kỷ mà còn dã man và nhẫn tâm nữa.

.....

Chính xác, dã man, tàn ác vô cùng, hơn cả loài cầm thú.

 

Tuy nhiên, có những cái của mình nhưng không thể cho được, phải biết cân nhắc nên cho cái này, nhưng tuyệt đối không bao giờ cho họ cái kia.

Ví dụ như truyện Lưu Bình - Dương Lễ. Các bạn thấy Dương Lễ khi thành danh rồi thì cho Lưu Bình cái gì??? và tuyệt đối không cho Lưu Bình cái gì???

 

Có những cái không nên cho chút nào.

Ví dụ nhỏ thôi, đơn giản và dễ thấy nhất : là Cho bạn quay copy bài trong lúc làm bài kiểm tra.

Chắc các bạn cũng dễ thấy nhất vì các bạn cũng từng trải qua một "thời áo trắng"

Vậy theo bạn cái này có nên cho hay không?

Nếu cho thì sẽ như thế nào? và không cho sẽ như thế nào??

Có phải cái nào cũng đem cho được không?

Bàn về sự cho và nhận

Đúng như lời bạn nói..

Anh nhớ câu nói bất hủ"... Cuộc sống là một quá trình cho và nhận. Nếu bạn càng cố gắng giữ lại một... cái gì đó bạn sẽ chẳng được gì. Nếu bạn cho đi bạn sẽ được rất nhiều từ xung quanh và từ chính bạn..."

 

Nhưng không phải là cái gì cũng cho cả và không phải cái gì cũng nhận được cả

Có những cái không thể cho được và có những cái cũng không thể nhận được.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Loài cầm thú không ác, con người ăn thịt tất cả muôn loài và tàn phá môi trường sinh thái của muôn loài. Voi rừng Tánh Linh phá nương rẫy chỉ là chuyện nhỏ, như hạt cát so với sa mạc tai nạn giao thông gây ra do bất cẩn của con người.

Cho bạn quay copy bài trong lúc làm bài kiểm tra là hại bạn, nhưng đáng buồn đa số lại cho rằng đó là giúp bạn. Làm đồ án tốt nghiệp giúp bạn là chuyện thường ở huyện! Cơ thi tuyển sinh đại học, khiến đa số học sinh học lệch , chỉ học các môn Toán Lý Hoá để thi đại học khối A, Các môn khác a-lê hấp: quay cóp và học tủ...Tuy nhiên có những người không bao giờ quay cóp, họ là người thông minh, học ít hiểu nhiều, chơi nhiều hơn học nhưng học vẫn rất giỏi.

Anh hỏi em có nên cho bạn quay cóp bài của mình hay không? Câu trả lời của em là không! Dứt khoát 100% là không anh ạ. Nói nhỏ với riêng anh, và chỉ riêng anh thôi nhé: em tiếp thu chậm lắm anh ạ. Chỉ đạt danh hiệu học sinh giỏi ở tiểu học, tiên tiến và trung bình ở phổ thông. Học đại học thì trung bình 2 học kỳ thi lại 3 môn anh ạ. Vì thế em tha không hỏi bài, không copi bài của ai thì thôi,chứ không ai dám cả gan hỏi bài của em cả anh ạ.

Chuyện về Lưu Bình -Dương Lễ sao anh bảo là Dương lễ không cho Lưu Bình cái gì?

Dương lễ đã cho bạn "bát cơm hẩm quả cà mốc meo" để đánh vào cái "dạ dầy" của Lưu Bình. Đòn này "cực kỳ Nham hiểm" anh ạ! Rồi tiếp theo, cho người vợ chưa cưới của mình cơm bưng nước rót để

Lưu Bình yên tâm và quyết tâm học tập. Đây là "đòn đánh thâm hiểm" mà ngày nay người ta gọi là

"mỹ nhân kế"...Cho nhiều như thế cho bạn cả "công danh sự nghiệp" Sao anh lại bảo không?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cho bạn quay copy bài trong lúc làm bài kiểm tra là hại bạn, nhưng đáng buồn đa số lại cho rằng đó là giúp bạn. Làm đồ án tốt nghiệp giúp bạn là chuyện thường ở huyện! Cơ thi tuyển sinh đại học, khiến đa số học sinh học lệch , chỉ học các môn Toán Lý Hoá để thi đại học khối A, Các môn khác a-lê hấp: quay cóp và học tủ...Tuy nhiên có những người không bao giờ quay cóp, họ là người thông minh, học ít hiểu nhiều, chơi nhiều hơn học nhưng học vẫn rất giỏi.

Anh hỏi em có nên cho bạn quay cóp bài của mình hay không? Câu trả lời của em là không! Dứt khoát 100% là không anh ạ. Nói nhỏ với riêng anh, và chỉ riêng anh thôi nhé: em tiếp thu chậm lắm anh ạ. Chỉ đạt danh hiệu học sinh giỏi ở tiểu học, tiên tiến và trung bình ở phổ thông. Học đại học thì trung bình 2 học kỳ thi lại 3 môn anh ạ. Vì thế em tha không hỏi bài, không copi bài của ai thì thôi,chứ không ai dám cả gan hỏi bài của em cả anh ạ.

Chuyện về Lưu Bình -Dương Lễ sao anh bảo là Dương lễ không cho Lưu Bình cái gì?

Dương lễ đã cho bạn "bát cơm hẩm quả cà mốc meo" để đánh vào cái "dạ dầy" của Lưu Bình. Đòn này "cực kỳ Nham hiểm" anh ạ! Rồi tiếp theo, cho người vợ chưa cưới của mình cơm bưng nước rót để

Lưu Bình yên tâm và quyết tâm học tập. Đây là "đòn đánh thâm hiểm" mà ngày nay người ta gọi là

"mỹ nhân kế"...Cho nhiều như thế cho bạn cả "công danh sự nghiệp" Sao anh lại bảo không?

Bạn đã thừa nhận điều này và nó không sai

Nhưng không phải là cái gì cũng cho cả và không phải cái gì cũng nhận được cả

Có những cái không thể cho được và có những cái cũng không thể nhận được.

Bàn về sự cho và nhận

Đúng như lời bạn nói..

Anh nhớ câu nói bất hủ"... Cuộc sống là một quá trình cho và nhận. Nếu bạn càng cố gắng giữ lại một... cái gì đó bạn sẽ chẳng được gì. Nếu bạn cho đi bạn sẽ được rất nhiều từ xung quanh và từ chính bạn..."

 

Nhưng không phải là cái gì cũng cho cả và không phải cái gì cũng nhận được cả

Có những cái không thể cho được và có những cái cũng không thể nhận được.

Chuyện lưu Bình - Dương Lễ -> mình có hỏi 1 câu :

Tuy nhiên, có những cái của mình nhưng không thể cho được, phải biết cân nhắc nên cho cái này, nhưng tuyệt đối không bao giờ cho họ cái kia.

Ví dụ như truyện Lưu Bình - Dương Lễ. Các bạn thấy Dương Lễ khi thành danh rồi thì cho Lưu Bình cái gì??? tuyệt đối không cho Lưu Bình cái gì???

Mình hỏi 2 vế. Bạn mới chỉ trả lời có 1 vế Cho

Còn vế không cho

 

Dương Lễ tuyệt đối không cho bạn bổng lộc, không cho Lưu Bình vinh hoa, ngay tại thời điểm mà Lưu Bình gặp khó khăn, lúc mà Lưu Bình lâm vào "cùng quẫn". Mà lại cho bạn "bát cơm hẩm quả cà mốc meo" đó bạn. Đây là cái ý mà Tue_NV nói giữa cái cho cũng nên cân nhắc nên cho cái gì mà không nên cho cái gì dù trong lòng Dương Lễ "rớt nước mắt"

 

ĐIỂN TÍCH LƯU BÌNH - DƯƠNG LỄ

 

Chuyện kể lại ngày xưa chàng Dương Lễ

Sống đơn côi ... chăm chỉ học hành

Lưu Bình kia cũng thông tuệ kinh văn

Tài và Đức vang vời xa khắp chốn ...

 

Thương người Đệ bần hàn hiếu học

Phận áo cơm không đủ ấm lòng

Khi cuốn tập ... lúc vài ba bạc lẻ

Chàng Lưu Bình cho Lễ để trọn mong ...

 

Cảm cái Tình người Huynh tri kỷ

Sách đèn kia đêm ngày Lễ trui rèn

Chờ lều chõng kinh kỳ ứng thí

Cho vẹn tình Huynh - Đệ nghĩa ân ...

 

* * *

 

Ngày Dương Lễ vinh hoa Thám bảng

Chốn quê xa Lưu Bình cũng thân tàn

Vì buông thả ... bỏ qua lời bè bạn

Bị gian tà toa rập hại nhà tan ...

 

Trong cùng quẫn lê thân buồn khất thực

Một ngày kia Lưu Bình tới kinh thành

Nhìn hoa lầu Quan Lễ cao sang

Rơi nước mắt cúi mình xin ơn xá ...

 

Dương Lễ kia lòng đau như xé

Nuốt vào trong những xót xa người

Sai quân lính mang cà thiu bố thí

Với cơm thừa cặn bỏ .. rớt rơi ...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất tiếc anh Tuệ đã hiểu lầm ý của em, ý của em là cho cái gì và cách cho như thế nào.

Thực tế Dương Lễ đã cho chứ không phải là không cho như cách nói của anh. Cách cho của Dương Lễ thể hiện một tấm lòng cao cả vị tha và nhân hậu

Tính nhân văn ở chỗ đó anh ạ.

Nếu theo dõi thời sự, anh sẽ thấy ngành xăng dầu quyên góp làm từ thiện rất rất nhiều. Nhưng giá mà ngành xăng dầu làm từ thiện bằng cách giảm giá một lít xăng: 0,01 VN Đồng , thì con số làm từ thiện ý nghĩa hơn nhiều, thiêng liêng và cao cả hơn nhiều anh ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rất tiếc anh Tuệ đã hiểu lầm ý của em, ý của em là cho cái gì và cách cho như thế nào.

Thực tế Dương Lễ đã cho chứ không phải là không cho như cách nói của anh. Cách cho của Dương Lễ thể hiện một tấm lòng cao cả vị tha và nhân hậu

Tính nhân văn ở chỗ đó anh ạ.

Nếu theo dõi thời sự, anh sẽ thấy ngành xăng dầu quyên góp làm từ thiện rất rất nhiều. Nhưng giá mà ngành xăng dầu làm từ thiện bằng cách giảm giá một lít xăng: 0,01 VN Đồng , thì con số làm từ thiện ý nghĩa hơn nhiều, thiêng liêng và cao cả hơn nhiều anh ạ.

Những bài viết trên đã nói giúp Tue_NV cả rồi.

Ơ. Hôm nay sao mình nhiều chuyện thế nhỉ? :undecided:

"Ông nói gà, bà nói vịt rồi" :undecided:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có những cái không nên cho chút nào.

Ví dụ nhỏ thôi, đơn giản và dễ thấy nhất : là Cho bạn quay copy bài trong lúc làm bài kiểm tra.

Chắc các bạn cũng dễ thấy nhất vì các bạn cũng từng trải qua một "thời áo trắng"

Vậy theo bạn cái này có nên cho hay không?

Chắc là ít có người tuyệt đối trung thực trong thi cử. Chỉ có thể quay cóp nhiều hay ít và có điểm dừng. Điều kiện cần và đủ để tất cả các học sinh đều trung thực trong thi cử là thi do học sinh tự quản lý, không có giám thị coi thi.

Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử?

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

2. Thân bài

LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

-Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

-Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân,

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài:

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

Mình nghĩ chỉ vậy thôi, đóng góp thêm nha!!!!!!! Chú ý tìm kiếm số liệu, lời lẽ phải thuyết phục xong dừng lại đúng mực, không chỉ trích mà cần có thái độ xây dựng nhìu hơn cho nước nhà....

Nguồn:http://www.vatgia.com/hoidap/4042/155498/phan-tich-tac-hai-cua-thai-do-thieu-trung-thuc-trong-thi-cu.html

 

"Hãy sống thật với chính mình”

Phong Điệp trò chuyện với tác giả Ái Duy

Ái Duy tên thật là Huyền Tôn Nữ Kim Ái . Chị sinh năm 1960 tại Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, khoa Sinh hoá, chị đã từng đi dạy, làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ của địa phương. Hiện nay chị điều hành một khách sạn nhỏ ở Nha Trang. Tính đến nay, tác giả ái Duy đã cầm bút được hai mươi năm. Hai mươi năm qua chị viết kỹ lưỡng, cẩn trọng và dần trở thành một cái tên được nhiều người nhắc nhớ. Văn chương của chị hồn hậu và luôn khiến người ta phải bất ngờ ở những đề tài tưởng như không mới.

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=4056

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sống vì cộng đồng: Đồng hành bằng những trái tim

"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết nhường phần ai...", lời ca mang thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc khởi động buổi giao lưu Sống vì cộng đồng do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Những trái tim hướng đến cộng đồng đang ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ sự ấm áp của cuộc hành trình họ đã, đang và sẽ tiếp tục...

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=7

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rất cảm ơn anh quangha84 đã viết hẳn một bài để phân tích sự giả dối và chân thật. Quả thật như những gì anh nói thì em thấy xấu hổ quá, vì em đã giả dối quá nhiều rồi. Ngày trc đi học thì coi cop để lấy điểm cao. và còn nhiều lắm.

Khi con nhỏ em cũng đuợc người lớn hẳn hoi dạy về trung thực, nhưng em thấy họ chẳng làm đuợc như họ nói. Duờng như nó quen thuộc đến nỗi, giả dối và chân thật nó hoà quyện với nhau không tách rời.

Theo anh linh hồn em còn cứu rỗi đuợc hay không? Vì theo như anh nói thì linh hồn em bị ăn cắp mất rồi. Tội lỗi chất đầy!

Cứu rỗi được hay không tuỳ thuộc vào bạn! Ai đánh cắp linh hồn của bạn, hay chính bạn đã làm mất?

Xin phép các bác cho mình tranh luận một tí nha.

3/- Việc chọn chữ ký gì và dài hay ngắn, hay hay dở đều do mỗi cá nhân tự lựa chọn, miễn sao đừng vi phạm quy định chung của diễn đàn. Cái chữ ký ấy chửa chắc gì đã là thể hiện đúng nội tâm hay mong muốn thực tế của người chọn nếu như không nói đôi khi nó còn đánh lừa người đọc chữ ký đó. Vậy nên chả cần quan tâm gì nhiều tới cái chữ ký ấy cả, hãy cố gắng để hiểu thật về nhau và thông cảm được chút gì đó cho nhau là quá đủ rồi. Giả sử như có chút gì đó còn lăn tăn hay bận lòng về nhau thì ta hãy tìm phương cách khác để hiểu nhau chớ chả nên bình loạn cả lên như vầy, dễ làm mọi người hiểu lầm nhau lắm.

4/- NGày xưa có ông Tú mỡ chuyên làm thơ trào phúng lại chả béo tị nào, ông Tú Xương thì chả thiếu thịt. Còn ngày nay sắp có ông Tú Nạc ra đời mà người lại toàn những mỡ. Thế nên bác "Thế cho nên gian dối đến bây giờ" có khi lại là người thật nhất diễn đàn ấy chứ. Hề hề....

Mà dù bác ấy có thật nhất hay là gian dối nhất cũng chửa có hại tới ai trên diễn đàn này cả thì ta có nên bình loạn lên không nhỉ??? Hề hề hề.....

 

Mong các bác tha lỗi cho cái chửa đúng trong những điều tranh luận ở trên. Hy vọng rằng nó không đến nỗi đúng ít sai nhiều, hề hề hề....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cứu rỗi được hay không tuỳ thuộc vào bạn! Ai đánh cắp linh hồn của bạn, hay chính bạn đã làm mất?

Cả hai anh ạ, vừa đánh mất và vừa bị đánh cắp.

"Cứ ngỡ cuộc đời là gian dối

Thế cho nên gian dối đến bây giờ"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác có dám tự nhận rằng là mình luôn sống thật không? Rằng mình chưa 1 lần sống giả tạo không?

Có lúc trong cuộc sống em sống không đúng bằng 100% con người mình, nhưng luôn cố gắng để không đánh mất mình. Vẫn biết trong cuộc sống nhiều lúc làm ta phải thích nghi với nó. Biết rằng ta chưa sống thật với lòng mình để cố gắng tìm lại chính mình.

Những câu nói đầy rẫy cái sự phi logic!!!!!!

Ai đem chim sáo sang sông

Để cho chim sáo ...mất công bay về

 

Ngoài con sáo và kẻ đem con sáo sang sông ra không có ai biết, một câu hỏi chỉ để hỏi

Vưỡn còn may con sáo không bị đưa sang biên giới!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rất cảm ơn anh quangha84 đã viết hẳn một bài để phân tích sự giả dối và chân thật. Quả thật như những gì anh nói thì em thấy xấu hổ quá, vì em đã giả dối quá nhiều rồi. Ngày trc đi học thì coi cop để lấy điểm cao. và còn nhiều lắm.

Khi con nhỏ em cũng đuợc người lớn hẳn hoi dạy về trung thực, nhưng em thấy họ chẳng làm đuợc như họ nói. Duờng như nó quen thuộc đến nỗi, giả dối và chân thật nó hoà quyện với nhau không tách rời.

Theo anh linh hồn em còn cứu rỗi đuợc hay không? Vì theo như anh nói thì linh hồn em bị ăn cắp mất rồi. Tội lỗi chất đầy!

Tham nhũng thực ra chỉ là một biểu hiện trong rất nhiều biểu hiện của sự dối trá. Thế nhưng không ai nói về chống tham nhũng hay bằng những kẻ tham nhũng và cũng không ai nói về sự dối trá hay bằng những kẻ dối trá. Kẻ đạo đức giả là kẻ nói về đạo đức hay nhất, thông minh nhất và thuyết phục nhất.

Kẻ dối trá bao giờ cũng được lợi từ sự dối trá nhưng điều có hậu là bao giờ cũng phải trả giá cho sự dối trá của chính họ. Và điều đó đã “cứu” thế giới khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Theo Bùi Hoàng Tám - Nguyễn Kim Khánh

Nhà báo và Công luận

Nguồn:

http://dantri.com.vn/c202/s202-304508/gian...n-va-doc-ac.htm

Chữ ký của haanh:

Ta cứ ngỡ cuộc đời toàn gian dối

thế cho nên gian dối đến bây giờ...

Chữ " NHẪN" để biết kiên nhẫn, lắng nghe, nhịn nhục và tha thứ!

Chữ "TÂM" để biết rung động, biết thông cảm, để yêu thương cộng đồng và chia sẻ...!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

RỄ VƯƠN DÀI

 

Ngày bé tôi sống cạnh nhà bác sĩ Gibbs. Trông ông không giống bất kỳ vị bác sĩ nào mà tôi biết. Lúc nào ông cũng mặc quần yếm vải jean và đội mũ rơm có vành trước là miếng kính râm nhựa xanh. Ông rất hay cười, nụ cười giống như chiếc mũ của ông, vừa già nua vừa nhăn nheo và mòn vẹt. Ông không bao giờ la mắng khi chúng tôi chơi trong sân nhà ông. Tôi nhớ ông là một người rất dễ thương ngay cả khi gặp chuyện không vừa ý.

 

Những lúc không chữa bệnh, bác sĩ Gibbs hay trồng cây. Nhà ông tọa lạc trên mảnh đất rộng mười mẫu và ước nguyện cuộc đời ông là biến mảnh đất này thành rừng.

Vị bác sĩ tốt bụng này có nhiều suy nghĩ thú vị trong việc trồng cây. Ông cho rằng: “đắng cay mới biết ngọt bùi” nên ông không bao giờ… tưới cây, thật trái ngược với thói thường. Một lần tôi thắc mắc hỏi ông thì ông bảo tưới nước sẽ làm hỏng cây, rằng nếu tưới nước thì các lứa cây sau sẽ yếu dần. Vì vậy phải để cây lớn lên trong gian khổ và nhổ sạch những cây non yếu.

 

Ông dạy tôi biết tưới cây sẽ làm ngắn rễ cây và những cây không được tưới sẽ phải vươn dài rễ sâu để tìm nước từ long đất. Rễ vươn dài là đáng quý lắm. Vì vậy ông không bao giờ tưới cây. Ông trồng một cây sối và thay vì tưới nước mỗi sáng, ông quất mạnh tờ báo cuộn tròn vào thân cây. Bộp! Chát! Đốp! Tôi hỏi tại sao, ông bảo làm vậy cho cái cây chú ý.

 

Bác sĩ Gibbs mất vài năm sau đó. Thỉnh thoảng tôi lại đi ngang qua nhà ông và nhìn những cây ông trồng khoảng 25 năm về trước. Giờ đây chúng vững như bàn thạch, ưỡn ngực vươn vai đầy sức sống.

 

Mấy năm trước tôi cũng có trồng cây. Tôi tưới suốt một mùa hè. Tôi phun nước, cầu nguyện cho chúng, cho cả chin thước đất. Kết quả của hai năm chăm chút là những cây đó cần phải nâng như trứng mỏng. Mỗi khi gió lạnh về, chúng run rẩy, va cành lập cập. Ôi những cái cây ẻo lả. Kể ra thì loạt cây của bác sĩ Gibbs cũng khá ngộ. Gian khổ và thiếu thốn dường như lại đem đến sức sống, sự tươi trẻ, rắn rỏi cho chúng.

 

Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường vào với hai con, đứng ngắm nhìn chúng, ngắm cơ thể bé bỏng chứa những trấm bổng của cuộc sống. Tôi thường cầu nguyện cho chúng. Hầu như lúc nào tôi cũng cầu nguyện cho đường đời các con được bằng phẳng. “ Xin người đừng để chúng gặp bất trắc”. Nhưng rồi gần đây tôi nghĩ có lẽ phải thay đổi lại lời cầu nguyện.

 

Trong thâm tâm chúng ta hiểu rằng những bão giông trong đời là không thể tránh khỏi. Tôi biết các con sẽ gặp gian truant và lời câu nguyện mong chúng không biết đến khó khăn mới ngây thơ làm sao. Đâu đó quanh ta luôn có bão giông mà.

 

Do vậy thôi đã thay đổi lời câu nguyện mỗi tối. Bởi cuộc sống luôn vất vả cho dù ta có muốn hay không. Thay vào đó, tôi sẽ nguyện câu cho các con có một bản lĩnh vững vàng như rể cây vươn dài, để có thể có sức mạnh từ những nguồn lực ẩn náu đâu đó mà cuộc đời vô biên đã ban cho.

 

Rất nhiều lần chúng ta cầu được nhàn hạ nhưng rất hiếm khi có được điều đó. Chúng ta cần cầu cho những chiếc rễ vươn dài ra, sâu thẳm đến tận cùng, để mỗi khi mưa xuống và gió tràn qua chúng ta sẽ không bị quét đi tan tành.

 

Cứ sau mỗi lần vấp ngã, bạn lại có them ý chí, sức mạnh và niềm tin để đối mặt với những khó khăn mới. Và tôi tin bạn sẽ chiến thắng.

Eleanor Roosevelt

 

Bài Học Làm Người

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu chuyện hoa hồng và cỏ dại!!!

Trong khu vườn nọ có hoa hồng và cỏ dại cùng chung nhau sống.Hàng ngày, mỗi lần ngước nhìn lên, cỏ dại cảm thấy rất ghen tức với hoa hồng. Với cỏ dại, thì sống như hoa hồng mới gọi là sống.Hoa hồng không chỉ đẹp mà còn tỏa hương thơm ngát,kiêu sa cao vút còn mình thì xấu xí,thấp lẹt đẹp dưới đất.Cỏ dại thấy cuộc đời thật bất công với mình và quyết định tìm gặp thượng đế đòi công bằng.Cỏ dại van xin thượng đế hãy biến mình thành hoa hồng,vì sống như hoa hồng mới gọi là sống.Thượng đế không biết làm cách nào đành dùng phương pháp học qua trải nghiệm để giúp cỏ dại học được bài học cho chính mình."Bùm"!

cỏ dại trong chớp mắt đã biến thành một cây hoa hồng cao đẹp,đỏ thắm và đầy hương thơm.Lúc đó cỏ dại bắt đầu cảm thấy rằng,ngoài những tia nắng ấm áp vào buổi sáng thì cũng có những ngày nắng rát bỏng vào mùa hè.Ngoài những giọt sương sớm thì cũng có những ngày mưa sối sả lạnh buốt.Và đến 1 ngày, một cơn bão tràn qua.Gió giật cấp 11,12 mưa như trút nước.Không chịu nổi cỏ dại(lúc đó là hoa hồng) đã gục ngã.Khi trút những hơi thở cuối cùng cỏ dại nhìn lại những người bạn mình ngày xưa.Nhờ thân thể mềm mà cỏ dại có thể chịu được gió mạnh,nhờ biết đoàn kết với nhau nên cỏ dại có thể vượt qua được cơn bão một cách dễ dàng.Lúc đó nó mới nhận ra dù là cỏ dại hay hoa hồng thì đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.Nếu như hoa hồng làm đẹp cho những vườn hoa thì cỏ dại làm đẹp cho những công viên.Và sân bóng mà không co cỏ dại thì không được gọi là sân bóng.Nếu như những người yêu nhau tặng nhau hoa hồng thì họ lại ngồi tâm sự với nhau trên những bãi cỏ.....Điểm mạnh hay yếu là công bằng với muôn loài chỉ có điều các cá nhân có biết sử dụng nó đúng chỗ và phát huy nó hay không.Nghĩ đến đó,cỏ dại trút hơi thở cuối cùng trong sự tiếc nuối....

Sưu tầm trên net

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tình mẫu tử

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

 

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

 

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

 

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

 

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

 

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

 

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

 

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

 

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

 

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

 

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Sưu tầm

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sống giả tạo là sống không thật với lòng mình. Có bao giờ bạn bị nói rằng : " Sao mày sống giả tạo wá vậy?” hay là “Mày là đồ hai mặt”?
Bác có dám tự nhận rằng là mình luôn sống thật không? Rằng mình chưa 1 lần sống giả tạo không?

Có lúc trong cuộc sống em sống không đúng bằng 100% con người mình, nhưng luôn cố gắng để không đánh mất mình. Vẫn biết trong cuộc sống nhiều lúc làm ta phải thích nghi với nó. Biết rằng ta chưa sống thật với lòng mình để cố gắng tìm lại chính mình.

Nghĩ ngược và sống ngược

Làm ngược nghĩ ngược để lừa đời trục lợi vinh thân thì cũng đáng trách, nhưng không tội nghiệp bằng những người chân thành đổi mới theo kiểu lộn ngược lịch sử, lộn ngược công lý, lộn ngược chính mình để chế tạo ra những đạo lý méo mó nhân danh thời đại.

Trong lịch sử hàng ngàn năm, người Việt đã quá quen với những chuyện ngược đời. Tục ngữ Việt Nam là một tiếng thở dài não nuột trước một thế gian đầy những chuyện trớ trêu: "Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình"; "Tin bạn mất vợ, tin bợm mất bò"... Cái danh hiệu "kẻ ngược đời" vẫn được người Việt coi là một danh hiệu không hay.

 

Thế nhưng trong cuộc sống xã hội hôm nay đôi khi có một số kẻ ngược đời được một vài thế lực nào đó khâm phục, tôn vinh. Vì sao người ta coi việc nghĩ ngược, sống ngược với đạo lý là khôn ngoan và thời thượng?

 

Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình

 

B.Brest từng viết một vở kịch có tên "Lẽ thường và lẽ biến" kể chuyện một nô lệ đi theo chủ qua sa mạc bị chủ hành hạ tàn tệ suốt cả chặng đường dài. Một đêm, thấy chủ bị ốm nằm rên rỉ kêu khát, anh ta động lòng thương đã mang bình tông nước sang lều cho chủ uống. Nhưng chủ thấy anh ta sang lều mình giữa đêm đã rút súng ra bắn chết. Ra toà, chủ nói rằng ông ta buộc phải bắn vì người nô lệ kia đã mang một hòn đá vào lều trong đêm định giết ông ta. Toà hỏi vì sao ông biết anh ta có ý định giết ông? Người chủ nói vì ông đã hành hạ anh ta thậm tệ, anh ta không thể không căm thù.

 

Khi các nhân chứng cho biết đó không phải là hòn đá mà chỉ là cái bình tông nước uống, ông ta nói đêm tối quá tôi tưởng đó là hòn đá. Cuối cùng ông ta được tha bổng vì toà cho rằng ông ta có quyền tưởng đó là hòn đá và có quyền sợ anh kia giết mình vì trong thời buổi "mắt trả mắt, răng trả răng" này không mấy khi có chuyện mang nước cho kẻ thù uống khi hắn ta bị ốm.

 

Vậy là, hiệu quả của ứng xử không phụ thuộc vào bản thân tính chất, động cơ của ứng xử mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách nghĩ cách cảm của một thời. Khi nào chưa chữa tận gốc những định kiến, méo mó và bất cập của cách nghĩ cách cảm này thì mọi thiện chí và mọi kỹ năng giao tiếp đều tạm bợ và manh mún, thậm chí chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ giữa những con người, những sắc tộc và những quốc gia.

 

Chẳng hạn, khi cái định nghĩa "người với người là chó sói" còn ám ảnh trong tâm thức nhân loại, thì những ai nghĩ theo kiểu "người với người là bạn" chỉ là cô bé quàng khăn đỏ ngây thơ trong truyện cổ tích mà thôi! Mọi thiện chí của cô trước con mắt thiên hạ cũng chỉ là nỗ lực chui nhanh vào dạ dày chó sói.

 

Một vở kịch Pháp có tên là "Ông thầy thuốc xứ Cucunhăng" đã phanh phui một cách tàn nhẫn và dí dỏm tâm địa người đời khiến cho họ không thể đón nhận được những món quà cao quý nhất. Chuyện kịch kể rằng có một ông thầy thuốc đi tới ngôi làng kia tuyên bố sẽ làm cho người chết sống lại. Dân làng lúc đầu vui lắm vì sắp gặp lại những người thân đã khuất. Nhưng rồi sau đó họ đun đẩy nhau không ai dám trở thành người đầu tiên kiểm chứng lời hứa của thầy thuốc kia.

 

Người thì nghĩ thôi bố mình ông ấy già rồi, lại khó tính, bây giờ sống lại thì cũng phiền phức lắm, người thì đã có vợ mới nên không muốn gọi vợ cũ sống lại, người thì sợ gọi chủ nợ sống lại cả dân làng sẽ lấy đâu ra tiền để trả nợ xưa… Rốt cục, chẳng ai dám nhờ ông thầy thuốc thực thi phép lạ, không những thế họ còn oán ông thầy thuốc đã làm họ bẽ mặt trước dân làng. Cuối cùng, ông thầy thuốc kết luận: "Cách cho hơn của đem cho".

 

Kỹ năng nói ngược và làm ngược

Lòng tốt cũng cần có kỹ năng. Người Việt đã có kinh nghiệm đắng cay về chuyện "làm phúc phải tội", nên trong tích chèo Lưu Bình Dương Lễ các tác giả dân gian đã thể hiện rõ một ý thức về kỹ năng làm phúc có một không hai. Dương Lễ đã thành đạt làm quan, còn Lưu Bình vẫn là người luôn luôn thi trượt. Dương Lễ đã hắt hủi sỉ nhục bạn để Lưu Bình phẫn chí mà vươn lên, nhưng sau lưng Dương Lễ lại âm thầm cậy nhờ người vợ hiền sớm khuya gắn bó và giúp đỡ Lưu Bình học hành thi cử để đi tới thành công. Thật là một tuyệt phẩm về tình bạn tình vợ chồng đầy thuỷ chung, bản lĩnh và trí tuệ.

 

Không ít kỹ năng làm điều thiện gắn với chuyện nói ngược và làm ngược, như cách Dương Lễ đã làm với bạn, nhưng cái kỹ năng nói ngược và làm ngược thường gắn nhiều hơn với những kẻ gian tham. Chuyện xưa kể lại rằng có một tên tội phạm sắp bị đưa ra xét xử đã hối lộ quan toà để xin được xử cho mình thoát tội. Quan toà hứa sẽ xử trắng án cho anh ta. Nhưng đến khi xử án, ông ta lại dõng dạc đọc cáo trạng tuyên bố tử hình tên tội phạm.

 

Trong lúc giải lao, tên tội phạm tìm gặp riêng quan toà và trách:

 

- Ông đã hứa xử trắng án cho tôi sao nỡ nuốt lời như vậy?

 

Quan ta ghé tai kẻ kia mắng rằng:

 

- Im đi, Cứ để mặc tao! Tao mà lại thèm ăn quỵt của mày ư? - Quan toà chỉ vào một ông quan toà khác - Cái thằng kia nó ghét tao lắm, toàn nói ngược với tao. Tao nói chém đầu thế nào nó cũng đòi tha bổng. Tao sẽ giả vờ cãi nhì nhằng một tý rồi đồng ý với ý kiến của nó, thế là mày thoát tội. Phải khôn khéo thế mới xong việc, đồ ngu ạ!

 

Quả nhiên, sự việc diễn ra đúng như vậy! Tên tội phạm được tha bổng nhờ mâu thuẫn thành thực của các vị quan toà.

 

Thủ đoạn nói ngược làm ngược đã được ghi từ lâu trong sách của người Tàu. Trong Cổ học tinh hoa có chuyện một ông quan văn bị một thằng bé trèo lên cây đái vào đầu đã tươi cười vẫy thằng bé xuống cho nó một quan tiền. Thằng bé quen mui đái vào đầu ông quan võ và lập tức bị chém đầu. Ông quan văn xử sự ngược đời, có vẻ nhân ái, nhưng thật là thâm độc.

 

Chuyện xử sự ngược ý mình vì một toan tính sâu sắc tinh vi ta hay gọi nôm na là "thâm", ta vẫn hay gọi là "thâm nho". Người Tàu được coi là điển hình của kẻ thâm. "Thâm" nguyên nghĩa của chữ Nho là " sâu ", "thâm ý" là ý sâu, ý ngầm khó thấy, "thâm hiểm " là kẻ hiểm ác một cách thâm trầm, khó lường. Nói chung, những người nói ngược, làm ngược ý mình thời xưa thường là cao mưu, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời và lòng người, dùng biện pháp khôn ngoan nhằm mượn tay kẻ khác trừng trị kẻ thù hay bảo vệ người thân.

 

Nghĩ ngược sống ngược thời hội nhập

 

Ngày nay, trong lớp con cháu hậu sinh khả uý cũng còn lắm kẻ khôn ngoan biết học theo trí tuệ của người xưa, áp dụng kỹ năng nói ngược và làm ngược. Có anh láu cá biết tính thủ trưởng hay nói ngược bác bỏ ý cấp dưới nên thường đảo ngược ý mình khi xin ý kiến cấp trên. Chẳng hạn, lẽ ra xin được lên chức, lên lương thì anh ta lại xin được về hưu non dù lúc đó anh ta mới chưa đầy bốn chục. Thủ trưởng gạt phắt đi: năng lực như cậu cần ở lại đảm nhiệm chức cao hơn! Thế là anh ta tót được lên ghế trên. Vừa đạt mục đích lại vừa được tiếng là không tham quyền cố vị.

 

Hoặc giả muốn tiêu diệt đối thủ, người ta lại tâng bốc ngợi ca kẻ xấu số kia, toàn khen những cái mà thủ trưởng không ưa làm thủ trưởng điên lên bác bỏ, hạ kẻ ấy xuống bùn đen...

 

Ngay cả đám lưu manh đường phố cũng biết học cách làm ngược để lừa đời. Một tên kẻ cắp bị bắt ngay giữa phố, một người đàn ông hầm hầm tức giận lao vào đấm đá nó túi bụi, chửi nó như tát nước, rồi bẻ quẹo tay nó dong đi. Mọi người đều tưởng tên kẻ cắp được áp giải đến đồn Công an. Nhưng ra đến đầu đường người đàn ông kia thả nó ra. Hoá ra, bọn chúng là đồng bọn. Tên kẻ cắp đã được giải thoát bằng phương pháp nói ngược làm ngược tài tình như thế đấy!

 

Làm ngược nghĩ ngược để lừa đời trục lợi vinh thân thì cũng đáng trách, nhưng không tội nghiệp bằng những người chân thành đổi mới theo kiểu lộn ngược lịch sử, lộn ngược công lý, lộn ngược chính mình để chế tạo ra những đạo lý méo mó nhân danh thời đại.

 

Những người dũng cảm đấu tranh phản biện chống áp bức, bất công, tham nhũng bao đời nay đều được ngợi ca là những người dũng cảm. Nhưng giờ đây có những lúc họ bị ai đó hậu sinh lên án là những kẻ quậy phá, gây rối, hiếu thắng, chưa đạt tới sự..."đắc đạo", "tĩnh tâm"(?!) Những chiến sĩ quên mình chiến đấu cho độc lập dân tộc bao đời được ngợi ca thì nay lại bị một số kẻ nói ngược cho là... "dại dột","hiếu chiến"?!

 

Sau những chuyện nói ngược và làm ngược ấy là những biến động dữ dội về văn hoá ở chiều sâu, dấu hiệu của một sự khô đạo, mượn hồn, đảo lộn giá trị đầy nguy hiểm. Nói ngược và làm ngược không còn là chuyện kỹ năng ứng xử, mà đã trở thành nghĩ ngược sống ngược, thành sự "hoán vị mẫu" về văn hoá như cách nói của nhà triết học Kunh khi bàn về các dân tộc đang từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống của mình để chạy theo văn minh vật chất phương Tây.

 

Trên thế giới hôm nay cũng nhiều người nói ngược, làm ngược, nhưng không phải là kiểu hành xử thâm nho, ích kỷ hại nhân, mà có khi là cách tự vệ, giữ mình của kẻ yếu, của người lương thiện. Azit Nexin có câu chuyện hài hước "Tên đê tiện hiếm thấy" kể về một kỹ sư kiểm lâm được bổ nhiệm về cai quản một địa phương, anh ta làm bao nhiêu việc tốt mà dân địa phương thừa nhận, biết ơn, nhưng tất cả mọi người đều lên tiếng nguyền rủa anh ta, thậm chí viết hàng chồng đơn gửi lên tỉnh đề nghị chuyển anh ta đi nơi khác.

 

Nguyên do là dân đã có kinh nghiệm hễ quan tham bị dân tố giác là không bao giờ chuyển đi, quan tốt được dân hài lòng khen ngợi thì y như rằng lập tức bị chuyển đi nơi khác nên họ tương kế tựu kế tỏ ra chán ghét ông quan này để ông ta không bị chuyển đi! Cách nói ngược của người dân trong truyện Azit Nexin cũng sâu sắc, nhưng không độc ác.

 

Ông quan văn cho tiền đứa trẻ đái vào đầu mình và những người dân trong truyện A. Nexin đều nói ngược để được một cái gì đó lợi cho mình. Vậy những người nói ngược, làm ngược, sống ngược, nghĩ ngược trong xã hội ta hôm nay hẳn cũng được một lợi lộc gì đấy chứ? Nếu không, ai hơi đâu mà trồng cây chuối lộn ngược đầu thành chân cho mệt xác và có khi còn mang nhục vào thân?!

Đỗ Minh Tuấn

Nguồn:

http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/6/115110.cand

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cái danh hiệu "kẻ ngược đời" vẫn được người Việt coi là một danh hiệu không hay.

Thế nhưng trong cuộc sống xã hội hôm nay đôi khi có một số kẻ ngược đời được một vài thế lực nào đó khâm phục, tôn vinh. Vì sao người ta coi việc nghĩ ngược, sống ngược với đạo lý là khôn ngoan và thời thượng?

Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình

B.Brest từng viết một vở kịch có tên "Lẽ thường và lẽ biến" kể chuyện một nô lệ đi theo chủ qua sa mạc bị chủ hành hạ tàn tệ suốt cả chặng đường dài. Một đêm, thấy chủ bị ốm nằm rên rỉ kêu khát, anh ta động lòng thương đã mang bình tông nước sang lều cho chủ uống. Nhưng chủ thấy anh ta sang lều mình giữa đêm đã rút súng ra bắn chết. Ra toà, chủ nói rằng ông ta buộc phải bắn vì người nô lệ kia đã mang một hòn đá vào lều trong đêm định giết ông ta. Toà hỏi vì sao ông biết anh ta có ý định giết ông? Người chủ nói vì ông đã hành hạ anh ta thậm tệ, anh ta không thể không căm thù.

Khi các nhân chứng cho biết đó không phải là hòn đá mà chỉ là cái bình tông nước uống, ông ta nói đêm tối quá tôi tưởng đó là hòn đá. Cuối cùng ông ta được tha bổng vì toà cho rằng ông ta có quyền tưởng đó là hòn đá và có quyền sợ anh kia giết mình vì trong thời buổi "mắt trả mắt, răng trả răng" này không mấy khi có chuyện mang nước cho kẻ thù uống khi hắn ta bị ốm.

Vậy là, hiệu quả của ứng xử không phụ thuộc vào bản thân tính chất, động cơ của ứng xử mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách nghĩ cách cảm của một thời. Khi nào chưa chữa tận gốc những định kiến, méo mó và bất cập của cách nghĩ cách cảm này thì mọi thiện chí và mọi kỹ năng giao tiếp đều tạm bợ và manh mún, thậm chí chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ giữa những con người, những sắc tộc và những quốc gia.

 

Thủ đoạn nói ngược làm ngược đã được ghi từ lâu trong sách của người Tàu. Trong Cổ học tinh hoa có chuyện một ông quan văn bị một thằng bé trèo lên cây đái vào đầu đã tươi cười vẫy thằng bé xuống cho nó một quan tiền. Thằng bé quen mui đái vào đầu ông quan võ và lập tức bị chém đầu. Ông quan văn xử sự ngược đời, có vẻ nhân ái, nhưng thật là thâm độc.

Người nô lệ đã mang lòng tốt và niềm tin đặt không đúng chỗ. Người chủ vốn có bản tính gian manh, độc ác không tin vào lòng tốt của con người đã hành động mù quáng. Người chủ không biết làm việc thiện, suy diễn chủ quan nghĩ người nô lê cũng có ý nghĩ đen tối và hèn hạ như mình.

Chuyện quan văn bị một thằng bé trèo lên cây đái vào đầu đã tươi cười vẫy thằng bé xuống cho nó một quan tiền. Thằng bé quen mui đái vào đầu ông quan võ và lập tức bị chém đầu. Ông quan văn xử sự ngược đời, có vẻ nhân ái, nhưng thật là thâm độc.

Cả hai câu chuyện khác nhau về nội dung, tình tiết, nhưng mức độ ác độc của nó như nhau, là bài học đáng để suy ngẫm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@: anh havanvu38: Sao anh chỉ nhìn vào góc xấu xa đê tiện để học tập, suy ngẫm?

Góc sáng của câu chuyện đáng để học tập và suy ngẫm đây cơ :

Kỹ năng nói ngược và làm ngược

Lòng tốt cũng cần có kỹ năng. Người Việt đã có kinh nghiệm đắng cay về chuyện "làm phúc phải tội", nên trong tích chèo Lưu Bình Dương Lễ các tác giả dân gian đã thể hiện rõ một ý thức về kỹ năng làm phúc có một không hai. Dương Lễ đã thành đạt làm quan, còn Lưu Bình vẫn là người luôn luôn thi trượt. Dương Lễ đã hắt hủi sỉ nhục bạn để Lưu Bình phẫn chí mà vươn lên, nhưng sau lưng Dương Lễ lại âm thầm cậy nhờ người vợ hiền sớm khuya gắn bó và giúp đỡ Lưu Bình học hành thi cử để đi tới thành công. Thật là một tuyệt phẩm về tình bạn tình vợ chồng đầy thuỷ chung, bản lĩnh và trí tuệ.

Không ít kỹ năng làm điều thiện gắn với chuyện nói ngược và làm ngược, như cách Dương Lễ đã làm với bạn, nhưng cái kỹ năng nói ngược và làm ngược thường gắn nhiều hơn với những kẻ gian tham.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×