Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
huong259

Giữ gìn sự trong sáng TIẾNG VIỆT

Các bài được khuyến nghị

'Lạm dụng' ngôn ngữ chat

 

Đang có một thứ “ngôn ngữ @” lan truyền trong giới học sinh trung học. Các em bắt chước nhau viết thứ chữ được giản lược tối đa, nếu ai không “Bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 8 roài... thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm... nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

 

Tiếng nước nào đây?

 

Với “đoạn văn” trên, nếu không phải là người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ chat, hẳn sẽ không thể nào hiểu nổi. Xin tạm “dịch”: Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 8 rồi... Thế tụi mình không được vui như hồi năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm... Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha.

 

Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, uhm, mí u bít ko năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. (Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nhé, mấy bạn biết không năm lại không được học với nhau rồi...).

 

Chỉ cần đọc vài câu trích trong cuốn lưu bút của một số học sinh lớp 8 trường chuyên quận 1, TPHCM cũng đủ thấy “ngôn ngữ chat” đã thấm vào các em như thế nào. Ra đường, chúng ta dễ dàng nghe thấy những câu nói đại loại như “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, “chán như con gián”... Nói cho vui tai thì còn có thể chấp nhận, chứ viết tắt vô tội vạ, xem như một phương tiện giao tiếp thì về lâu dài sẽ có tác động không tốt đến tâm lý và nếp nghĩ.

 

Mốt tuổi teen?!

 

Bắt chước “ngôn ngữ @” đang là một “kiểu chơi” mà đằng sau nó là sự lệch lạc về tâm lý. Có những em khi được hỏi tại sao lại dùng những chữ viết và lời lẽ lạ lùng thế kia thì đều lắc đầu, không giải thích được. Phần lớn các em cho rằng đơn giản chỉ là do bắt chước thôi, nếu em nào viết “chơi” mà lời lẽ hay như làm văn thì bị cho là “nhà quê”. Vì thế, ngoài việc phải viết bài kiểm tra ra, tất thảy đều sử dụng ngôn ngữ kiểu này và coi đó là “mốt của tuổi teen”.

 

Chính thứ “ngôn ngữ mới” này tạo cho các em thói quen lười suy nghĩ để tìm từ hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hóa của ngôn ngữ, miễn viết sao cho nhanh, cho lạ là được. Cũng vì thói quen này mà khi làm bài tập làm văn, không ít em thản nhiên đưa cả chữ viết kiểu này vào bài.

 

Hầu hết các thầy cô không chấp nhận kiểu chữ này. Riêng cô Lê Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TPHCM, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị!”.

 

Đừng để tạo ra vết trượt tư duy, sinh hoạt

 

Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM), dưới ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp” đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em.

 

Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ cứ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.

• Ngọc Mai (Người Lao Động)

http://www2.vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengi...2006/05/571976/

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lại chuyện giật mình "ngôn ngữ chat"

Chuẩn bị rời khỏi cơ quan thì tôi nhận được tin nhắn từ cô bạn đồng nghiệp trẻ: "Chi ui! Chu e wa đó ru tui min di uog wôc lun thui! Se zui lem do!"

Đọc tin nhắn mà quả thật tôi chịu không hiểu cô bé định nói gì, nên cho rằng máy của cô bị lỗi phông chữ.

May mà lời than phiền lọt vào tai một đồng nghiệp thế hệ 8X đang ở trong phòng, rồi dịch hộ, tôi mới hiểu nghĩa của tin nhắn là: "Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! Sẽ vui lắm đó!".

Thấy tôi trố mắt không hiểu vì sao 2 người không quen biết mà lại có sự hiểu nhau đến thế, cô bạn trẻ cười phá lên và cho biết: đó là ngôn ngữ của cư dân mạng chuyên nghiệp đấy!

Chuyện tưởng không lặp lại vì nghĩ rằng, cách đó chỉ là để các chatter nói chuyện với nhau, rồi họ sẽ chừa mình ra vì mình đâu thuộc thế hệ đó. Nhưng hôm sau, khi chờ quá giờ hẹn vẫn chưa thấy một đồng nghiệp trẻ khác đến, chúng tôi nhắn tin giục đi thì lại nhận được tin nhắn kiểu đó: "Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khi juog. Nhug chu e mut chut thui mư, e dín day!".

Nếu không có mấy bạn trẻ cũng là dân mạng vốn quen với cách viết này dịch hộ thì có tài thánh tôi cũng không thể biết được câu này nghĩa là: "Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!".

Thì ra, khi lên mạng, hầu như các chatter đều nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ kỳ quặc đó. Tức là họ biến tấu các từ tiếng Việt chẳng theo một qui tắc nào, chả khác gì thách đố những người quen với tiếng Việt chuẩn. Không chỉ phụ âm đầu hay âm đệm, mà cả âm chính, âm cuối đều bị làm biến dạng, méo xẹo không thương tiếc, nhiều chỗ cứ như cách nói của người ngọng.

Dưới góc nhìn của họ thì chữ "qu" thì thành "w", chữ "ơ" thành "u" và chữ "giờ" thì thành "h", "a" thành "ư",  chữ "ng" thì chỉ còn chữ "g" và "ă" thì thành "e" v.v… và v.v… với vô thiên lủng các từ viết tắt. Một người chưa bao giờ biết đến ngôn ngữ chatter mà vớ phải những tin nhắn hay email kiểu này thì chỉ có nước… giơ tay hàng, như tôi.

May mà không… phát điên lên, nhất là những lúc bận rộn hay vội vã. Bởi nếu là ngoại ngữ thì còn có thể nhờ ai đó thông hiểu, chứ còn "nội ngữ" kiểu này thì hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có "bó tay chấm com", vì khác gì đố biết rừng có bao nhiêu lá?

Thế nhưng, các cư dân mạng lại coi sự không dùng tiếng Việt chuẩn như là một tiêu chí để nhận nhau và nhận ra sự… sành điệu của nhau(!). Ai không dùng chữ kiểu này mà cứ chân phương tiếng Việt sẽ bị coi là quê. Lạ thế!

Thôi thì cách giao tiếp trên cứ ở trên mạng và chỉ bó hẹp trong phạm vi của những cuộc chát chít vui vẻ, trẻ trung giữa những người "cùng ngôn ngữ" thì còn đỡ, vì không ảnh hưởng đến ai, dù với những người tôn trọng sự chuẩn mực của tiếng Việt thì đây là điều không thể chấp nhận được. Nhưng quen tay, quen cách nói ấy, nhiều chatter dùng cả trong tin nhắn.

Ban đầu là với nhau, rồi dần dần, họ mở rộng phạm vi đối tượng, dùng để trao đổi cả với người lớn tuổi ở trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Không chỉ sử dụng trong tin nhắn, mà cả ở email.

Thế nhưng, càng ngày số người sử dụng cách viết này trong giao tiếp càng nhiều. Vì thế, thật đáng lo ngại khi thứ ngôn ngữ này đang có sự rập rình để bước vào cuộc sống một cách không ồn ào, như một sự mặc nhiên nếu tiếp tục nhận được sự đồng tình hay chấp nhận của nhiều người. Một số người hình như tưởng đây là một sự sáng tạo mới mẻ nhưng thực ra lại là nguy cơ làm hỏng tiếng Việt, nếu trẻ em cũng học và viết theo cách này.

Ngôn ngữ là bất biến, nhưng sự bất biến chỉ theo hướng phát triển có chọn lọc, chứ không phải là làm méo mó tiếng mẹ đẻ theo kiểu không giống ai.

Hình thành từ đầu thế kỷ XVII, nhưng theo TS. ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Quỳnh thì đến cuối thế kỷ XX, tiếng Việt mới cơ bản ổn định về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Như vậy, con đường hình thành ngôn ngữ chuẩn là không dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian. Vậy mà đang có một trào lưu làm biến dạng tiếng Việt và với sự phù trợ của công nghệ thông tin thì tác hại của nó không hề đơn giản.

Nếu cứ chấp nhận và không ai lên tiếng trước thực trạng này để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thật khó tránh khỏi tiếng mẹ đẻ sẽ bị những trò vui không đâu ngày càng xâm lấn để rồi làm hỏng. Chứ chả lẽ, rồi chúng ta sẽ phải xây dựng lại cả bảng chữ cái lẫn bộ Từ điển tiếng Việt mới?

Theo Dạ Miên - Công an Nhân dân

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thương quá Tiếng Việt ơi!

Có những văn bản tiếng Việt người đọc không đủ kiên nhẫn để hiểu. Không phải vì ý nghĩa mà chỉ vì họ không biết liệt nó vào loại ngôn ngữ nào.

Hình ảnh: Blog Heo con

Mỗi con người đều mang trong mình một niềm tự hào dân tộc riêng. Em là người Việt Nam và em tự hào một dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hoá giàu đẹp. Một trong những nét đẹp ấy là ngôn ngữ Việt: Phong phú, đa dạng, đầy sắc màu!

 

Có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Thật thế. Đã có lần em viết rồi:

 

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Đến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Đến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Chỉ thay đổi dấu sắc, huyền, ngã, nặng một từ biến thành rất nhiều từ với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Bởi thế mới có chuyện dở khóc dở cười khi đọc SMS: “ Em that la dam dang”-> Em thật là đảm đang, nhưng có người hiểu thành “em thật là dâm đãng”…

 

Có lẽ cái hay, cái đẹp của tiếng Việt các nhà ngôn ngữ học đã tôn vinh rồi, nhưng ở đây, em chỉ muốn thốt lên rằng "Thương quá tiếng Việt ơi" !

 

Có phải vì yêu ngôn ngữ mẹ đẻ mà em như vậy không nhỉ?

 

Hội nghị khách hàng của VTC hôm trước có một anh PGĐ trẻ, đẹp trai, chắc cũng Tây học đâu đó. Trong khi đang cao hứng phát biểu gì đó bỗng dưng anh ta “ đần” mặt ra để… tìm kiếm một từ ngữ. Cuối cùng anh ấy phát biểu rằng "Vậy là hôm nay chúng ta có một buổi gặp mặt enjoy với nhau". Em không hiểu anh ấy suy nghĩ mất vài chục giây để nghĩ xem từ enjoy kia tiếng Việt thế nào hay để nhớ ra từ enjoy. Việc sính ngoại ngữ trong những câu tiếng Việt không có gì là mới mẻ cả. Bản thân em thỉnh thoảng cũng bừa phứa "Tao không sure lắm đâu" chẳng hạn. Nhưng một PGĐ phát biểu có quay phim chụp hình ầm ĩ mà không nhớ ra nổi enjoy diễn đạt bằng tiếng Việt thế nào thì em bỗng "thương thương" tiếng Việt nhà mình.

 

Em là người Hà Nội, có lần nghe hai chị người Huế nói chuyện với nhau em chỉ hiểu bập bõm, sự cãi nhau của người Huế cũng hay, vẫn một giọng êm ái nhẹ nhàng. Có điều họ nó nhanh quá, lại có những từ địa phương em không hiểu nhưng chắc rằng nếu được viết ra, em sẽ đọc được bởi vẫn cùng chung cái gốc Việt…

 

Thế nhưng có những văn bản tiếng Việt mà thật sự em không đủ kiên nhẫn để hiểu. Không phải vì ý nghĩa của nó quá phức tạp em không có khả năng hiểu mà chỉ vì em không biết nên liệt nó vào loại ngôn ngữ nào. Chắc người nước ngoài học tiếng Việt đọc những văn bản này chỉ có đường khóc dở và nguồn hứng thú với tiếng Việt sẽ bị dập tắt:

Hình minh hoạ

“ Hum nai mai coa rui hok” hoặc “ iem cun hun mun thie doa, tai noa cu true iem muh…”

 

Sợ quá! May mắn lắm có cái dấu vào thì thành thế này:

 

“Hum nai mài coá rũi hok” hoặc “ iem cũn hun mún thíe đoa, lại noá cứ true iem muh…”

 

Đấy chỉ là hai câu thôi, có những văn bản dài đến cả nghìn chữ toàn viết bằng những câu chữ này. Gọi là văn bản vậy thôi chứ thực ra ta có thế bắt gặp rất nhiều trong thế giới 360 Y!. Người sử dụng đa phần là thế hệ 9X, thoảng hoặc có thêm anh nào, chị nào 8X, đôi khi cả 7X.

 

Là do em đã trở thành người của thế hệ sau mà thấy nhức đầu với những câu văn này hay do em không theo kịp thời đại? Đọc entry kiểu thế này may ra chỉ là bạn bè thân thiết em mới căng mắt, căng cả não bộ để cố hiểu cho hết. Còn người khác thì đành ngậm ngùi bỏ đi, hoặc cho comment phía dưới, "chịu, không thể hiểu viết gì"….

 

Môn tập đọc (tiếng Việt) vốn dĩ khá đơn giản với một người Việt Nam đã ở độ tuổi 21 phát triển bình thường về chỉ số IQ, học tập ấy vậy mà với em sao tập đọc những dòng viết của người Việt như vậy khó khắn đến thế?

 

Anh Tây Joe viết tiếng Việt thế giới blog chẳng ai còn lạ gì. Có phải vì anh ấy là người nước ngoài mà viết hay thế, viết thuần Việt thế, trong sáng thế không?

 

Ngẫm mà lại kiểu viết mới ấy của các bạn trẻ, bỗng thấy “ thương quá tiếng Việt ơi”…

 

Đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, phát biểu cảm tưởng cá nhân. Không nhằm vào ai, không đả kích ai. Nếu có thể, hy vọng các bạn phấn đấu vì tiếng Việt của chúng ta giảm bớt cách viết rất rất phi tiếng Việt quay về với lối viết thông thường! Có thể khi chat chúng ta có thể: “hok, mài, nài, noá…” nhưng khi viết thành một đoạn văn thì tiếng Việt cần sự trong sáng.( Theo blog Heo con)

Về tác giả blog:

Heo con- Mai Hương- 21 tuổi, Sinh viên ĐH Bách Khoa- Hà Nội: “ Sống là phải biết đấu tranh”. Blog Heo con chia sẻ với người đọc những bài viết đáng suy ngẫm và những phút thư giãn nhẹ nhàng, vui vẻ.

http://www1.vietnamnet.vn/blogviet/2007/01/654659/

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chung tay giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Có những văn bản tiếng Việt người đọc không đủ kiên nhẫn để hiểu. Không phải vì ý nghĩa mà chỉ vì họ không biết liệt nó vào loại ngôn ngữ nào

 

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng, như nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.Và cũng không thể không nhắc tới khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :"Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

Trích:

- Sự biến dạng của những từ ngữ:

Thật là nực cười cho những kiểu viết quái gở: từ “rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”, “hem”, “biết” thành “bít”. Ồ, hãy thử lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai, hihi” Nhưng, đó chỉ là những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ luôn luôn phát triển và họ dành nó để cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến lúc này đã có thể dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p, vân vân … Nào chúng ta hãy nghía lại câu vừa rồi sau khi đã qua “chế tác” lần 3: “Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy”. Hãy cùng mình cười nhé Cười cho một đống ký tự lộn xộn không dịch nổi có phải là ngôn ngữ không, chưa nói gì đến đó là ngôn ngữ của chính dân tộc chúng ta . Ồ nhưng óc sáng tạo của tuổi trẻ hiện nay là vô bờ, như thế đã là gì nhỉ? Viết thì có 2 kiểu viết: viết in và viết thường, ờ thì tội gì ta lại không viết bừa đi cho nó “cá tính”. Thử xem sao: “ThE^ lA` kA^.u hEm pYt r0A`j nhA, hYhY”. Trông ngộ nghĩnh hơn đấy nhỉ :undecided: Đến đây thì không còn là ngôn ngữ nữa rồi, hãy hiểu rằng đó chỉ là một tập hợp ô hợp, hỗn độn những con chữ vô giá trị thôi ! Nhưng đến khi nó đã là trở thành nhếch nhác như … rác thải rồi, vẫn không được buông tha. À, xem nào … Viết thế ra chừng ngắn và kém độ hoành tráng quá nhỉ. Chữ a phải thành Cl, @ hay là ã, Æ mới hoành tráng, chữ q thì phải là v\/ mới sành điệu, p thành º]º với “xì tin” … Hãy cùng xem lại “đứa con tinh thần” của chúng ta nào : “††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\[(¬ ß]ế† Pvồ], †|]†|]”. Hay thử hồ lô biến cả cái đoạn đầu bài viết của mình xem nào: “Đ⥠]_à §µ¥ ]\[(¬†|ĩ (ủCl Pv]ê]\[(¬ /v\ì]\[†|, †µ¥ /v\ì]\[†| ]<†|ô]\[(¬ /v\µố]\[ ]\[†|ư]\[(¬ ]\[ó §ẽ **]\[(¬ (†|ạ/v\ đế]\[ ]\[†|]ềµ ]\[(¬ườ], §ẽ ]_à/v\ /v\ấ† ]_ò]\[(¬ ]\[†|]ềµ ]\[(¬ườ], ]\[†|ư]\[(¬ ††|ự( §ự /v\ì]\[†| ßứ( ><ú( đã ]_âµ \/ề \/ấ]\[ đề †]ế]\[(¬ \/]ệ† ßị ßó]º /v\éº, †|ô/v\ ]\[Cl¥ Pvả]\[†| Pvỗ] ]\[(¬ồ] \/]ế† \/ậ¥, (†|ỉ đơ]\[ (¬]ả]\[ ]_à ]\[†|ữ]\[(¬ §µ¥ ]\[(¬†|ĩ †ả]\[ /v\ạ]\[ ††|ô] …[/”.Ôi, hãy nhìn xem đó là cái gì? Tiếng Việt đây sao? Giới trẻ Việt Nam đang biến tiếng nói của Tổ quốc mình thành một mớ hỗn độn, một thứ mà họ tự hào cho là “thể hiện cá tính và sự sành điệu”?? Tất nhiên ví dụ mình đưa ra còn quá nhỏ nhoi và chưa thể hiện được hết những gì đang diễn ra hiện nay…

Việc xử lý tệ nạn viết sai chính tả là vấn đề đau đầu ở nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, gần đây một số diễn đàn lớn đã trị được tệ nạn này bằng kỷ luật nghiêm khắc, kết quả này đang giúp dấy lên tinh thần "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" trong cộng đồng online, đặc biệt là các diễn đàn.

 

Thay mặt BQT diễn đàn mình xin phát động phong trào: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy cùng nhau xây dựng một nét văn hóa Việt, một nét văn hóa Forum với Tiếng Việt thuần khiết.

Nguồn sưu tầm, cộng đồng teen Việt:

http://www.hihihehe.com/f/showthread.php?t=211892

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái bụng chứa... tinh thần

"...Hãy nói ra, tôi sẵn lònghài lòng lắng nghe, vì tin rằng bạn không có bụng dạ gì.

Nếu bạn đúng, dù hơi phiền lòng nhưng vì tôn trọng chân lý nên tôi buộc lòng chấp nhận và ghi lòng tạc dạ những điều tôi chưa hiểu thấu đáo.

Với những điều chưa thỏa đáng, tôi xin được nói lại, mong bạn đừng mếch lòng và cũng đừng để bụng làm gì.

Vậy tôi cứ viết miễn sao các bạn ưng cái bụng là tốt lắm rồi. "

 

Trích Tuổi Trẻ Online : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...mp;ChannelID=10

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chắc tại mình cổ hủ hay lạc hậu. Nhìn thấy bọn 9x bây giờ nó viết khiếp quá. Trên diễn đàn có những bài nhìn vào đã sợ không dám đọc, vì đọc cũng mỏi mắt và mỏi mồn.

Thỉnh thoảng nhận đuợc tin nhắn của mấy đứa em, cũng sợ không kém.

Phải chăng đó là sự năng động và đổi mới????

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

“Giải cứu”... tiếng Việt

24h) - Không phải ngẫu nhiên mà khi gõ từ khóa "báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt" trên trang tìm kiếm Google lại có đến 4,56 triệu kết quả. Điều đó cho thấy, tiếng Việt đang bị chính người Việt chúng ta làm cho "biến dạng", mà như phát biểu của nhiều học giả tại hội thảo về ngôn ngữ học toàn quốc diễn ra trong 2 ngày 26 và 27-11 tại Hà Nội, thì đã đến lúc cần có một bộ luật về ngôn ngữ để "giải cứu"... tiếng Việt.

Đọc hiểu được, chết liền"

 

"Tôi cảm thấy choáng váng thực sự trước sự sáng tạo về ngôn ngữ của học trò. Chưa bàn đến chuyện cú pháp thì tình trạng các em viết sai chính tả, tự "sáng tạo" ra những kiểu chữ, câu văn... mà chính chúng tôi luận mãi cũng mới hiểu". Cô Đỗ Thị Cúc, giáo viên Trường THPT Trưng Vương (Hưng Yên) đã thốt lên như vậy trước tình trạng tiếng Việt trong trường học đang bị xuống cấp. Cô Cúc kể, nhiều học sinh còn không biết viết bản kiểm điểm, thậm chí có em còn viết: "iem sẽ coo gắng hong n' chiẹn riengỳ" (em sẽ cố gắng không nói chuyện riêng).

 

Không chỉ trong trường học mà dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi tình trạng xuống cấp trong sử dụng tiếng Việt. "Người ta quên mất điều cơ bản rằng tiếng Việt dùng để trao đổi giữa người dân Việt với nhau chứ đâu phải với người ngoại quốc. Nhiều gia đình con chưa vào lớp 1 nhưng nhất nhất cho con học ngoại ngữ và các trung tâm mở ra khắp nơi mà không thấy ai có ý kiến" - nhà nghiên cứu Ka Sô Liễng cho biết.

 

Hậu quả của sự buông lỏng là trong các sách báo, tiếng Việt bị tiếng Anh lấn át nghiêm trọng bởi các từ như live show, tuổi teen, hot boy, hot girl... nhan nhản. Tình trạng này lan ra ngoài phố, các tên cửa hiệu đều thích trưng chữ nước ngoài như beauty spa, beauty care thay vì chăm sóc da, game thay vì trò chơi điện tử; photocopie, fotocopy, thay vì sao chụp. Thậm chí một từ đã Việt hóa lâu đời như cà-phê cũng lại bị viết thành coffee, cafe. Thậm chí ngay trên truyền hình, tình trạng sử dụng câu bị động vốn phổ biến trong tiếng Anh nhưng không phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt đã trở thành sự mặc nhiên.

 

Theo PGS-TS Nguyễn Công Đức (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) thì hiện tại đang có một thể loại ngôn ngữ tạm gọi là "tiếng Việt trên mạng" lan tràn vào cuộc sống, làm thay đổi tiếng Việt. "Có đến 6 loại biến thể của tiếng Việt trên mạng là: thay đổi dấu, dấu thanh; viết tắt và rút gọn; thay thế và biến đổi; dùng từ tiếng Anh để dịch từng từ một sang tiếng Việt; sử dụng các yếu tố ngoại lai và sửa chính tả" - TS Đức cho biết.

 

Cần không bộ luật về ngôn ngữ?

 

Cố GS Nguyễn Văn Chiển từng cho biết, sở dĩ nước ta có thể dạy bằng tiếng Việt ở bậc đại học ngay sau cách mạng là do công lao của GS Nguyễn Xiển, năm 1942 đã sáng lập tờ báo Khoa học và GS Hoàng Xuân Hãn biên soạn cuốn danh từ khoa học đầu tiên. Việc dạy học từ cấp phổ thông đến đại học bằng chữ quốc ngữ được duy trì trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi hòa bình lập lại, để đưa việc giảng dạy vào nền nếp, các nhà khoa học đầu ngành đã chủ trì việc xây dựng các từ điển khoa học chuyên ngành, sau đó hàng loạt từ điển đối chiếu Nga - Việt, Anh - Việt về tất cả môn khoa học cơ bản được ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước. Trong thời gian đó, Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước có hẳn một tổ chuyên lo về các thuật ngữ khoa học theo ba phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều học giả và nhà báo đồng loạt lên tiếng đề nghị Nhà nước sớm có một đạo luật về tiếng Việt.

 

PGS-TS Nguyễn Công Đức cho rằng, nếu chính sách ngôn ngữ thiếu hợp lý và thống nhất rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do đó, các cơ quan quản lý văn hóa cần có yêu cầu và quy định rõ ràng về chuẩn tiếng Việt đối với các ấn phẩm, đối với hình thức của nội dung tiếng Việt đăng tải trên báo điện tử, trang tin của các cơ quan, đoàn thể. Riêng các phương tiện thông tin đại chúng cần phải có ý thức hơn trong việc tuyên truyền hạn chế sử dụng tiếng Việt trên mạng trong những môi trường không phù hợp.

 

Trong khi đó, GS-TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho rằng: Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác ngộ dân tộc, là phương tiện thống nhất dân tộc. Do đó, ông đề nghị Nhà nước cần sớm nghiên cứu xây dựng ngay bộ luật về ngôn ngữ, trong đó quy định rõ vị thế của mỗi ngôn ngữ trong hệ thống giao tiếp của cộng đồng người Việt Nam.

 

Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới đều phát triển không ngừng. Nhưng sự phát triển không có nghĩa là để cho nó tự phát, lệch lạc. Điều đó ắt dẫn đến đòi hỏi một cuộc "giải cứu" tiếng Việt mà nên bắt đầu từ nhà trường và giới truyền thông.

 

24H.COM.VN (Theo HNM)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ngôn ngữ ngậm ngùi – phần 1

“Tiếng nước tôi,

bốn ngàn năm ròng rã buồn vui”

(Tình ca, Phạm Duy)

 

Ngôn ngữ ngậm ngùi – phần 2

“Quê hương ơi! / Bóng đa ôm đàn em bé / nắng trưa im lìm trong lá… Quê hương ơi! / Tóc sương mẹ già yêu dấu / tiếng ru nỗi niềm thơ ấu / cánh tay êm tựa mái đầu…”(“Tình hoài hương”, nhạc Phạm Duy)

 

Nhiều lắm những bài hát tả tình tả cảnh về lòng yêu quê hương. Có một cách bày tỏ lòng yêu quê hương khác mà người ta không phải nhắc đến hai chữ “quê hương” (không phải nói “Quê hương ơi!…” hay “Quê hương là…” thế này thế kia), mà nghe “rất quê hương”. Người ta chỉ nói về lòng yêu tiếng Việt.

 

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con…

(“Nằm trong tiếng nói”, thơ Huy Cận)

http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=5862

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

PGS –TS Trịnh Sâm, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Nên dùng ngoại ngữ đúng chỗ, đúng lúc

 

Việc dùng ngoại ngữ theo kiểu “sính chữ” là đáng chê trách. Thật buồn khi hiện nay không chỉ "dân chơi" mà cả những bạn trẻ học hành đến nơi đến chốn cũng sính từ ngoại, có người còn cho đó là sự... hiếu học.

 

Tôi nhớ một lần, tại một cuộc thi tầm cỡ quốc gia nhưng có người vẫn cố tình nói lơ lớ tiếng mẹ đẻ, thi thoảng thêm vào mấy từ ngoại ngữ. Tôi cố gắng cắt nghĩa và buồn lòng khi không thể giải thích khác hơn, với người ta đó là một sự làm sang bản thân mình. Người này thấy lạ, người kia tiếp nhận và vô tình như thế trở thành trào lưu.

 

Việc sính dùng từ ngoại của một bộ phận thanh niên hiện nay đều do tầm nhận thức của họ. Những người giỏi và cực giỏi ngoại ngữ sẽ biết dùng đúng nơi đúng chỗ, không kiểu “khoe chữ” như thế. Tôi lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến lối sống của xã hội. Người xưa có câu “lời nói, gói bạc” nghĩa là lời nói thể hiện cách ứng xử, nhận thức...

 

Trường hợp sính từ ngoại mọi nơi, mọi lúc, không phân biệt vị thế giao tiếp xã hội mà nói năng thì quả là nguy kịch, khiến thẩm mỹ ngôn ngữ sẽ bị mai một dần dần. Hiện tượng này nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài sẽ tạo ra nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Về mặt thẩm mỹ học, điều đó cũng không phải là một hiệu ứng tốt. Thực tế, người này nói, người kia nói và khi đã trở thành thói quen ngôn ngữ thì rất khó sửa.

 

Bệnh ngôn ngữ có thể là bệnh truyền nhiễm nếu thiếu biện pháp khắc phục. Lời ăn tiếng nói gắn liền với hành vi, cách sống. Thanh niên giờ cần phải nhận thức đâu là hay, đâu là dở để mà chỉnh sửa.

 

Họ cần phải xem ngoại ngữ là một phương tiện, cánh cửa sổ để thu nhận tri thức của nhân loại nhưng không dùng từ bừa bãi và càng không được cho sự chắp ghép ngôn ngữ là cách đánh bóng, làm sang, tăng lên sự trí thức của bản thân.

 

(Theo Người lao động)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

* Blog

* Archive

 

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Chất lượng, Linh tinh

Sự lạm dụng tiếng Anh trong những tình huống cụ thể, việc dùng thứ "tiếng Anh nửa mùa" với những người chưa thuần thục đang là một hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong FPT.

 

Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam cũng cảm thấy thú vị với nhiều kiểu chơi chữ của người Việt mình, nó như một thứ bản sắc văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của Việt Nam và chúng ta tự hào về bản sắc đó. Nhưng hình như bản sắc đó đang mất dần trong tập đoàn FPT của chúng ta.

 

Nếu bạn là một nhân viên trong tập đoàn FPT, bạn sẽ không lạ gì kiểu nói tiếng Việt pha tiếng Anh, thậm chí cả tiếng Pháp. Những câu kiểu như: Hoàn thành task, confirm, sẽ tổ chức “on”…, em hỏi ai “on duty” ấy… Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì không có một loại cấu trúc văn phạm nào trên thế giới có kiểu nói hay viết như thế, nhưng chúng ta đang nghiễm nhiên coi đó là một việc bình thường.

 

Nếu xét vấn đề này ở một khía cạnh đơn giản là để nói cho nhanh thì tôi không đề cập tới, nhưng chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề ở địa vị một người nghe. Không phải bất cứ ai nói tiếng Anh cũng đúng, cũng chuẩn khiến người nghe có thể phân biệt và hiểu được ngay. Cũng không phải bất cứ ai cũng đều biết tiếng Anh để lắng nghe bạn nói. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp người nghe ngồi ngẩn người ra không hiểu gì với cách nói “xăng pha nhớt” của người đối diện. Nhiều khi nó như là một sự thách đố người nghe hay thậm chí là một sự xúc phạm, bởi người nghe không hiểu mình đang nói chuyện với ai...

 

Ngay cả báo chí hoặc tạp chí nội bộ của chúng ta cũng nhiều lúc dùng tiếng Anh để diễn tả trong câu viết. Đó là vì từ tiếng Anh đó không thể dịch được sang tiếng Việt hay tiếng Việt không đủ vốn từ để dịch nó? Thực tế, đã có những tình huống cười ra nước mắt mà tôi đã chứng kiến: đó là người nghe không hiểu từ tiếng Anh đó là gì, hỏi lại thì chính người nói cũng không biết. Có thể trong giao tiếp với bạn bè, chúng ta dùng những từ ngữ thông dụng ai cũng biết như hello hay bye bye để chào hỏi hoặc tạm biệt nhau, nhưng nếu trong công việc mà dùng những từ ngữ không phải ai cũng biết thì làm sao người nghe có thể hiểu đúng tính chất cũng như nội dung công việc.

 

Nếu ai đã xem chương trình “Gặp nhau cuối năm” dịp Tết vừa qua, chắc hẳn sẽ còn nhớ một câu rất ý nghĩa mà Ngọc Hoàng nói: “Khi người nước ngoài sang Việt Nam, họ quan tâm và tìm hiểu xem những nét riêng, đặc sắc về văn hóa của chúng ta là gì chứ họ không tìm hiểu xem ta bắt chước họ giỏi như thế nào”. Trong mỗi chúng ta ai ai cũng đã học qua môn tiếng Việt từ thời cấp một. Tại sao chúng ta phải học môn đó? Đó chính là để chúng ta có thể hiểu được nhiều hơn, rõ hơn về kho ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của người Việt và để tự hào về nó.

 

Nếu bạn đang đọc một đoạn văn rất hay, rất thú vị mà tự nhiên có một từ tiếng Anh chen ngang, thật xui xẻo là bạn lại không biết nghĩa của từ đó là gì. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Vẫn biết rằng, chúng ta biết nhiều ngoại ngữ là rất tốt, nhưng nếu ngay cả tiếng mẹ đẻ mà chúng ta còn không nói “sõi” thì liệu rằng chúng ta có thể học tốt được tiếng nước khác. Hãy thử làm một thống kê nho nhỏ xem trong FPT có bao nhiêu người có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.

 

Chúng ta đang trong quá trình toàn cầu hóa, việc học hỏi các nước khác là rất tốt nhưng chúng ta cũng nên giữ gìn những nét đặc trưng, nét riêng biệt. Hãy tôn trọng người nghe, người đọc. Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lạm dụng và sử dụng sai tiếng nước ngoài

Tôi cũng đoán mò rằng những tác giả của cụm từ "thế hệ 8X" có được ý tưởng từ cụm từ "Generation X". Rất không may, thế hệ X thực ra là những người sinh ra từ 1965 đến 1981. Thế hệ sau 1981 thường được gọi là thế hệ Y (Generation Y).

 

Người gửi: Nguyễn Thu Quỳnh,

Gửi tới: Ban Văn hoá

Tiêu đề: Lạm dụng và sử dụng sai tiếng nước ngoài

 

Gần đây, tôi thấy có 2 cách sử dụng từ (để tạo phong cách) rất bất hợp lý. Xin kể ra, đó là "thế hệ 8X" và U17, U20, U60... Ở đây tôi xin bàn ý nghĩa thật và thông dụng của những cách sử dụng từ này trên thế giới.

 

Đầu tiên là với 8X. Tôi không rõ người viết nào là người có "vinh hạnh" trở thành người đầu tiên sử dụng cụm từ "thế hệ 8X." Có lẽ đây là cách nói duy nhất theo kiểu Phương Tây nhưng không may lại chẳng "giống Tây" gì cả. Ý tôi muốn nói là, một cách nói "Ta không ra ta, mà Tây cũng chẳng ra Tây".

 

Các tác giả sử dụng cụm từ này muốn đề cập đến thế hệ những người sinh ra trong những năm từ 1980 trở lại 1989. Thế hệ những người sinh ra trong thập kỷ 80 đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, và chính trị, với tư cách là những người trưởng thành và những người có nét riêng biệt về quan niệm về cuộc sống, tình yêu, cũng như... công nghệ khoa học.

 

Ở đây, tôi không muốn bàn đến ý tưởng của các tác giả sử dụng cụm từ "thế hệ 8X," tôi chỉ muốn nói rằng sự sáng tạo của họ là đáng quý, nhưng không đi kèm hiểu biết về ngôn ngữ. Trên thế giới hầu như khi chữ X đi cùng với một con số, nó biểu hiện dấu số nhân. VD: Ổ đĩa CD-ROM 48X, nghĩa là tốc độ nhanh hơn 48 lần. Khi viết 8X, có lẽ chỉ có tác giả và những người tạo ra cụm từ này mới hiểu được ý nghĩa của cụm từ. Bản thân tôi, tôi tự hỏi, "Thế hệ 8 lần nghĩa là gì?" Tôi có thể khẳng định rất nhiều người sẽ hiểu đây là một thế hệ máy móc nào đó chứ không phải là thế hệ con người.

 

Có lẽ những người tạo ra cụm từ cho rằng X thường được sử dụng ám chỉ một ẩn số, nên viết 8X là đủ. Thông thường nếu không sử dụng X, người ta có thể viết năm 80, năm 81,... Nhưng khi muốn sử dụng X, thì phải viết đầy đủ 198X. Giả sử bây giờ bạn viết 0X để chỉ những năm đầu của thế kỉ 21, đố ai hiểu được ý bạn muốn viết gì. Bạn nên viết là 200X.

 

Tôi cũng đoán mò rằng những tác giả của cụm từ "thế hệ 8X" có được ý tưởng từ cụm từ "Generation X." Rất không may, thế hệ X thực ra là những người sinh ra từ 1965 đến 1981. Thế hệ sau 1981 thường được gọi là thế hệ Y (Generation Y). Nói 8X để chỉ những người sinh ra trong những năm 1980, thì 9X, 7X, 6X là để chỉ những người sinh ra vào các thập kỷ 90, 70, 60. Cứ nhìn vào cách viết này, đảm bảo nhiều người sẽ thấy khó chịu và thực ra chưa ai viết lách như vậy bao giờ. Về phương diện sáng tạo, việc viết "thế hệ 8X" để nói về những người sinh ra vào thập kỷ 1980 là một cách "sáng tạo" tự phát thiếu sức biểu cảm và rõ ràng là không thể sử dụng một cách rộng rãi vì sẽ gây nhầm lẫn.

 

Cụm từ thứ hai tôi muốn nói đến là U17, U20,... thường được dùng trong thể thao để nói đến giới hạn tuổi. Chữ U là viết tắt của chữ "under" trong tiếng Anh. Chữ này nghĩa là "phía dưới", điều này thì ai cũng biết. U17, U20 la under 17, under 20, nghĩa là, dưới 17, dưới 20. Nghĩa là các cầu thủ, vận động viên không được quá 17, quá 20.

 

Đơn giản là vậy, nhưng gần đây rất nhiều tác giả, đặc biệt là các phóng viên, rất thích sử dụng U17, U20, U60... để ám chỉ những người bằng hoặc hơn giới hạn tuổi. Ví dụ, nhiều tác giả viết U40, U50 để ám chỉ những người 40, 50 tuổi, hoặc hơn nữa. Như vậy là sai. U40, U50 chỉ nghĩa là dưới 40, dưới 50. Ví dụ cụ thể hơn nữa là bài báo về một thày giáo THCS ở Quảng Nam đi thi đại học ở Huế khi ông 60 tuổi. Tác giả "hí hửng" gọi ông là thí sinh U60. Khổ nỗi, ngay cả nếu lúc đó ông giáo 59 tuổi, thì ông không phải là thí sinh U60 duy nhất, mà toàn bộ các thí sinh đại học năm đó là U60. Chỉ qua cách sử dụng như vậy cũng cho thấy trình độ của nhiều tác giả vẫn còn rất giới hạn.

 

Viết vài dòng này, tôi biết sẽ làm phật lòng một số người. Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra đây một ví dụ, để thấy rằng trình độ dân trí của ta vẫn còn rất thấp, tỷ lệ mù chữ cũng rất thấp, để thấy rằng ta cần phải chỉnh đốn giáo dục, khuyến khích giới trẻ đọc nhiều không chỉ tài liệu trong nước, mà cả sách báo nước ngoài, khuyến khích học ngoại ngữ...

 

Ví dụ tôi muốn nói tới như sau. Gần đây, tôi có liên lạc với anh bạn người châu Âu hiện làm giám đốc điều hành một số nhà máy ở Bình Dương. Tôi hỏi anh: "Tình hình kinh tế Việt Nam anh biết nhiều hơn tôi, hãy cho tôi biết cơ hội làm ăn cũng như việc làm ở Việt Nam như thế nào". Anh bạn tôi không muốn làm tôi thất vọng, nên nói: "Tình hình kinh tế tiến triển tốt, cơ hội kinh doanh rất nhiều, nhưng lao động thì kém vô cùng". Cơ quan anh tuyển kỹ sư, mà phần lớn những người được phỏng vấn không biết 1 mét khối bằng bao nhiêu lít. Một kiến thức mà theo như anh bạn tôi là kiến thức "mà trẻ con tầm 12 tuổi ở những nước khác đều biết." Tôi chẳng biết anh bạn tôi có quá lời hay không. Nhưng điều anh nói cũng làm tôi suy nghĩ về mặt bằng trình độ dân trí của ta.

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

 

Trung Quốc cấm dùng tên viết tắt tiếng Anh

 

TT - Hãy tưởng tượng giải đấu bóng rổ nổi tiếng thế giới mà phải bỏ không dùng từ “NBA”? Báo cáo tình trạng kinh tế mà không được dùng “GDP”? Nhưng điều đó có thể sẽ là hiện thực với người xem truyền hình ở Trung Quốc, Tân Hoa xã cho biết.

Trung Quốc cấm dùng tên viết tắt tiếng Anh Viết bình luậnLưu bài này

 

Theo Tân Hoa xã, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc và truyền hình Bắc Kinh vừa cho hay đã nhận được chỉ thị từ chính phủ về việc tránh dùng tên viết tắt tiếng Anh trong các chương trình Hoa ngữ.

 

Theo đó, các đài truyền hình được yêu cầu tìm các từ tiếng Hoa tương tự để thay thế những cụm từ tiếng Anh, chẳng hạn các cụm từ NBA (national basketball association), GDP (gross domestic product), CPI (consumer price index) và WTO (world trade organization).

 

Hiện chưa có danh sách cụ thể bao nhiêu từ viết tắt tiếng Anh sẽ phải ngưng dùng.

 

Cục Quản lý phát thanh, điện ảnh và truyền hình quốc gia Trung Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào.

 

“Nếu chúng ta không lưu ý đúng mức và không đưa ra các biện pháp chấm dứt việc pha trộn tiếng Anh lẫn tiếng Hoa, tiếng mẹ đẻ của chúng ta sẽ không còn giữ được sự trong sáng trong vài năm nữa” - Huang Youyi, một thành viên của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, phát biểu.

http://www.baomoi.com/Info/Trung-Quoc-cam-...119/4103615.epi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

Về trào lưu "tiếng lai"

Lao Động Cuối tuần số 33

(LĐCT) - Một hiện tượng, dường như thành trào lưu là ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là dùng "tiếng lai".

 

Phải nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt.

 

Tình huống này đặt ra yêu cầu cấp bách phải Việt hoá các thuật ngữ đó bằng hai cách: thuật ngữ nào có thể dịch sát nghĩa sang tiếng Việt thì chuyển sang tiếng Việt; thuật ngữ nào khó dịch sang tiếng Việt thì phiên âm sang tiếng Việt như trước đây đã thêm những từ xàphòng, càphê, xíchlô, bagác, bancông, nhà ga, lốp xe v.v... từ gốc tiếng Pháp vào từ vựng tiếng Việt.

 

Những từ phải dùng nguyên tiếng nước ngoài cũng nên phiên âm sang tiếng Việt để thống nhất cách đọc, nhất là đối với tiếng Anh có các nguyên âm không chỉ phát âm theo một cách.

 

Thiết nghĩ giới khoa học, đặc biệt là các hội trong từng lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, cùng với giới báo chí và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nên sớm bắt tay vào việc này, xây dựng và bổ sung cập nhật các từ điển về thuật ngữ khoa học.

 

Công việc này sẽ thu hút được được sự quan tâm đóng góp của xã hội nếu các báo khi dùng từ nước ngoài đều coi trọng việc chuyển ngữ hoặc phiên âm sang tiếng Việt (ghi chú những từ nước ngoài chưa thống nhất việc chuyển ngữ hoặc phiên âm).

 

Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là hầu hết các từ có thể được diễn đạt bằng tiếng Việt nhưng nhiều người vẫn thay bằng tiếng Anh, có không ít người còn coi nói tiếng lai là thời thượng, sành điệu. Tiếng lai dạng này cũng xuất hiện trên nhiều báo, mặc dù Luật Báo chí đề ra một nhiệm vụ của báo chí là phải góp phần giũ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Chẳng hạn trên báo thường viết "show" diễn, đi "shopping", "hacker" máy tính, đài truyền hình cáp thông báo kênh này đang "test" v.v... Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng dùng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu, nếu có chua thêm tiếng Việt thì đặt ở vị trí phụ; như Cty điện gia dụng Robot, Cty đồ nội thất Home Center, Cty dịch vụ hành khách đường sắt Five Stars Express, Khu du lịch Vinpearl Land v.v...

 

Có ý kiến cho rằng hiện tượng này không đáng ngại vì nó giúp cho việc học và thực hành tiếng nước ngoài trong thời buổi hội nhập quốc tế. Nghe rất có lý, nhưng phải chăng học ngoại ngữ có thể coi thường tiếng mẹ đẻ, không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

 

Nói tiếng lai tỏ ra ta biết ngoại ngữ nhưng lại bộc lộ là mình kém tiếng Việt; tuy có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng không hẳn có lợi cho việc học ngoại ngữ vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc ngoại ngữ.

 

Chứng minh cho điều đó là những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dịch đuợc sang tiếng Việt.

 

Muốn thực hành ngoại ngữ thì nên nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học; ở nước ta, điều này có thể áp dụng ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam.

 

Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người "hay chữ lỏng" và có câu nói "dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng".

 

Chúng ta đều biết một nét đẹp trong đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh là rất coi trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ nước ngoài (kể cả từ Hán - Việt) khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Hình như điều này lâu nay ít được quan tâm.

 

Những thành công lớn của nước ta được thế giới đánh giá cao đang khơi dậy và vun đắp niềm tự hào Việt Nam thành một động lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

Về trào lưu "tiếng lai"

Lao Động Cuối tuần số 33

(LĐCT) - Một hiện tượng, dường như thành trào lưu là ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là dùng "tiếng lai".

 

Phải nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt.

 

Tình huống này đặt ra yêu cầu cấp bách phải Việt hoá các thuật ngữ đó bằng hai cách: thuật ngữ nào có thể dịch sát nghĩa sang tiếng Việt thì chuyển sang tiếng Việt; thuật ngữ nào khó dịch sang tiếng Việt thì phiên âm sang tiếng Việt như trước đây đã thêm những từ xàphòng, càphê, xíchlô, bagác, bancông, nhà ga, lốp xe v.v... từ gốc tiếng Pháp vào từ vựng tiếng Việt.

 

Những từ phải dùng nguyên tiếng nước ngoài cũng nên phiên âm sang tiếng Việt để thống nhất cách đọc, nhất là đối với tiếng Anh có các nguyên âm không chỉ phát âm theo một cách.

 

Thiết nghĩ giới khoa học, đặc biệt là các hội trong từng lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, cùng với giới báo chí và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nên sớm bắt tay vào việc này, xây dựng và bổ sung cập nhật các từ điển về thuật ngữ khoa học.

 

Công việc này sẽ thu hút được được sự quan tâm đóng góp của xã hội nếu các báo khi dùng từ nước ngoài đều coi trọng việc chuyển ngữ hoặc phiên âm sang tiếng Việt (ghi chú những từ nước ngoài chưa thống nhất việc chuyển ngữ hoặc phiên âm).

 

Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là hầu hết các từ có thể được diễn đạt bằng tiếng Việt nhưng nhiều người vẫn thay bằng tiếng Anh, có không ít người còn coi nói tiếng lai là thời thượng, sành điệu. Tiếng lai dạng này cũng xuất hiện trên nhiều báo, mặc dù Luật Báo chí đề ra một nhiệm vụ của báo chí là phải góp phần giũ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Chẳng hạn trên báo thường viết "show" diễn, đi "shopping", "hacker" máy tính, đài truyền hình cáp thông báo kênh này đang "test" v.v... Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng dùng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu, nếu có chua thêm tiếng Việt thì đặt ở vị trí phụ; như Cty điện gia dụng Robot, Cty đồ nội thất Home Center, Cty dịch vụ hành khách đường sắt Five Stars Express, Khu du lịch Vinpearl Land v.v...

 

Có ý kiến cho rằng hiện tượng này không đáng ngại vì nó giúp cho việc học và thực hành tiếng nước ngoài trong thời buổi hội nhập quốc tế. Nghe rất có lý, nhưng phải chăng học ngoại ngữ có thể coi thường tiếng mẹ đẻ, không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

 

Nói tiếng lai tỏ ra ta biết ngoại ngữ nhưng lại bộc lộ là mình kém tiếng Việt; tuy có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng không hẳn có lợi cho việc học ngoại ngữ vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc ngoại ngữ.

 

Chứng minh cho điều đó là những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dịch đuợc sang tiếng Việt.

 

Muốn thực hành ngoại ngữ thì nên nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học; ở nước ta, điều này có thể áp dụng ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam.

 

Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người "hay chữ lỏng" và có câu nói "dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng".

 

Chúng ta đều biết một nét đẹp trong đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh là rất coi trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ nước ngoài (kể cả từ Hán - Việt) khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Hình như điều này lâu nay ít được quan tâm.

 

Những thành công lớn của nước ta được thế giới đánh giá cao đang khơi dậy và vun đắp niềm tự hào Việt Nam thành một động lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương

minh đang ở hàn quốc mình thấy hàn họ rất tự hào vì nước họ c nen văn hoá chữ viết độc đáo và do vua te trung của ho sáng lạp ra minh khuyến khích các bác việt hoá autocad như họ hàn hoá autocad của họ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bản dịch hoàn toàn trái ngược với nội dung một truyện ngắn nổi tiếng của nước ngoài

 

Nhân một lần giảng dạy cho một lớp sinh viên của khoa Văn học về truyện ngắn Mỹ, tôi đã để cho các em sinh viên đọc bản dịch truyện ngắn Chuyện một giờ của Kate Chopin do Lê Huy Bắc dịch (tập Truyện ngắn Mỹ, NXB Hội Nhà văn, năm 2002). Trong thời gian thầy trò cùng thảo luận và phân tích truyện ngắn này, tôi bèn đọc lại nguyên bản tiếng Anh và đối chiếu với bản dịch, thì phát hiện thấy bản dịch sai đến mức thay đổi ngược hẳn nội dung của thiên truyện.

 

Tôi xin đối chiếu một đoạn văn có tính then chốt của thiên truyện. Nguyên văn là:

 

“And yet she had loved him - sometimes. Often she had not. What did it matter! What could love, the unsolved mystery, count for in face of this possession of self-assertion which she suddenly recognized as the strongest impulse of her being!” (Trích trong Hợp tuyển Văn học Mỹ Heath. Houghton Mifflin Company. 1998. Tập 2, Tr. 537)

 

Lê Huy Bắc dịch là:

 

“Nhưng cô đã từng yêu anh ta – thỉnh thoảng. Thường xuyên thì không. Vấn đề là thế đấy! Tình yêu - điều bí ẩn không thể lý giải – có ý nghĩa quan trọng trong bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định mà bỗng nhiên cô nhận ra nó như là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất trong tồn tại của mình.” (Truyện ngắn Mỹ, tr. 291)

 

Đoạn dịch này sai cả về cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng.

 

Đúng hơn, nên dịch như sau:

 

“Tuy vậy cô đã từng yêu anh- đôi khi thôi. Thường xuyên thì không. Thế thì đã sao nào? Tình yêu, điều bí ẩn không thể lý giải, có đáng kể gì khi đối diện với quyền năng của sự tự khẳng định mà bất chợt cô đã nhận ra như một xung lực mạnh mẽ nhất trong sự tồn tại của mình!”

 

“What did it matter!” là một câu châm biếm và phủ định, có nghĩa là “Thế thì đã sao nào?” thì lại dịch thành câu khẳng định “Vấn đề là thế đấy!”. Giọng văn châm biếm và tinh tế của tác giả nhằm hé mở tấn bi kịch thầm kín và sâu lắng trong thân phận của cô Louis, thì người dịch thay đổi thành một giọng văn đều đều, tẻ nhạt để diễn tả câu chuyện của một người phụ nữ đau buồn trước cái tin chồng cô bị chết vì tai nạn. Một vài câu và ý trong đoạn văn dịch thì đúng, nhưng những câu và ý quan trọng nhất thì dịch sai. Thí dụ “Tình yêu...có đáng kể gì khi đối diện với...” thì lại dịch trái ngược hẳn là “Tình yêu có ý nghĩa quan trọng trong bản chất chiếm hữu...”. Người dịch không hiểu nghĩa của cụm từ “What could love count for...in face” (tình yêu có đáng kể gì khi đối diện với...). “...this possession of self-assertion” có nghĩa là “cái quyền của sự tự khẳng định”, thì lại dịch khá dài dòng là “bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định”. Tại sao lại là “bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định”, chiếm hữu cái gì chứ? Ngữ nghĩa rất không lô-gích. Từ dịch sai hẳn nghĩa là từ “impulse”- có nghĩa là “xung lực, sức thúc đẩy”, thì lại dịch là “cảm hứng”. Nếu chịu khó tra từ điển, thì không thể dịch ẩu như vậy được.

 

Đoạn văn này là đoạn mấu chốt của truyện ngắn. Xuất phát từ cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật nữ (Louis), ý tưởng trung tâm của truyện là “tình yêu có đáng kể gì khi đối diện với cái quyền của sự tự khẳng định... như một xung lực mạnh mẽ nhất trong sự tồn tại của mình.” Nguyên văn diễn đạt rất rõ ràng “cái quyền của sự tự khẳng định” là “một xung lực mạnh mẽ nhất trong sự tồn tại của mình” (“this possession of self-assertion .. as the strongest impulse of her being”). Nhưng người dịch lại hiểu sai và dịch chệch đi là “tình yêu... như là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất trong tồn tại của mình”.

 

Từ sai lầm cơ bản này, toàn bộ cốt truyện rồi đến nhiều chi tiết quan trọng đã bị người dịch bóp méo hẳn đi theo cách suy diễn tùy tiện của mình, chệch xa ra khỏi ý tưởng của tác giả. Cốt truyện của nguyên bản nếu hiểu đúng và trung thành có thể tóm tắt như thế này: Louis, nhân vật nữ, khi nhận được tin là chồng cô bị chết do một tai nạn tầu hoả, đã khóc lóc và “lả người trong vòng tay của cô em”. Sau nỗi buồn đau ghê gớm, cô trở về buồng riêng, đóng cửa lại. Nhưng rồi một lát sau, một cảm giác lạ lùng, hân hoan, đầy phấn hứng đã xâm nhập và chế ngự tâm hồn cô, mặc dù cô dùng sức mạnh của lý trí cố xua đi cảm giác đó, nhưng vô ích. Cô nhắc đi nhắc lại mấy tiếng “tự do, tự do, tự do!” “Tự do! Tự do cả về thể xác và tâm hồn!”. Cô mở rộng đôi tay ra chào đón những năm tháng dài lâu phía trước cô. Đoạn văn này rất quan trọng, vì nó lý giải vì sao lúc này Louis lại hân hoan, phấn hứng, khi nghĩ rằng chồng chết rồi mình sẽ được tự do và không bị ý chí của người khác áp đặt lên bản thân mình. Truyện ngắn rất ngắn này của nhà văn nữ Kate Chopin có một phong cách miêu tả rất tinh tế, với những mạch ngầm sâu lắng, “ý tại ngôn ngoại”. Tác giả không kể lể một cách rõ ràng là cuộc sống của Louis với người chồng này có những mâu thuẫn và ý chí của cô đã bị ý chí của anh ta “áp đặt” như thế nào. Nhưng tâm trạng, cảm xúc phấn hứng và hành vi của cô khiến người đọc có thể cảm nhận rõ ràng là cuộc sống của cô với người chồng quả là không thực sự hạnh phúc. Và kết thúc của truyện thật là bất ngờ và đầy tính kịch: Cái tin về tai nạn của chồng là tin sai lạc. Anh ta vẫn sống. Khi nhìn thấy chồng trở về, thì Louis bị bất ngờ và lăn ra chết. Các bác sĩ đến khám và kết luận là cô chết vì bệnh tim, vì niềm vui.

 

Kết thúc của truyện cũng có chất châm biếm rất tinh tế: Các bác sĩ do chỉ nhìn bề ngoài, không hiểu nỗi lòng sâu kín của Louis, nên đã kết kuận là cô chết vì .. niềm vui”. Vui vì thấy chồng trở về. Thực ra, nếu xuất phát từ tâm trạng của Louis, thì rõ ràng cô chết là vì anh chồng trở về khiến cô đang vui bỗng trở nên thất vọng, vì niềm hy vọng về một cuộc sống mới không “bị ý chí của người khác áp đặt” đã hoàn toàn sụp đổ. Cơn sốc bất ngờ này dẫn tới cái chết của Louis.

 

Người dịch cũng hiểu một cách nông cạn, bề ngoài như các nhân vật bác sĩ trong truyện, nên đã bóp méo hẳn nội dung của truyện. Cũng vì vậy, bản dịch khiến cho nội dung có những mâu thuẫn không thể giải thích nổi: Trước hết, Louis đang bị cơn đau tim hành hạ. Nếu cô thực sự đau buồn khi biết tin về tai nạn của chồng, thì tại sao lúc đó cô không bị sốc, mà ngược lại khi chồng an toàn trở về nhà, cô mới bị chấn động vì vui mừng và “chết vì niềm vui”? Câu chuyện của Chopin đầy tính kịch và chứa đầy chất châm biếm. Còn theo cách hiểu méo mó của người dịch, thì đây chỉ là một cốt truyện xuôi chiều, đơn giản, tầm thường, không có gì đặc sắc: Louis rất yêu chồng, yêu mãnh liệt, vì “tình yêu… như là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất trong tồn tại của mình”(Dịch sai như trên đã vạch rõ). Vì vậy khi chồng thoát chết trở về, thì cô vì vui mừng quá mà cơn đau tim bột phát dẫn đến cái chết. Tuy nhiên theo cách dịch méo mó đi như vậy, nếu chỉ đọc phớt qua, biên tập của Nhà Xuất Bản có thể cho rằng truyện ngắn này tuy không có gì mới lạ, (cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều kiểu cốt truyện như vậy rồi), nhưng “cũng được được”. Vả chăng, văn dịch cũng lưu loát và bay bướm nữa! Nhưng theo tiêu chuẩn của một bản dịch tốt, mà bay bướm theo kiểu bóp méo nguyên bản như vậy thì chỉ làm hỏng tác phẩm.

 

Truyện ngắn này rất ngắn chỉ gồm hơn 1000 chữ trong bản tiếng Việt, vậy mà bản dịch đã để lại khá nhiều sai sót. Tôi không muốn nêu ra những sai sót khác về câu chữ. Nhưng đáng buồn nhất là người dịch đã mắc những sai sót đến mức thay đổi trái ngược hẳn với nội dung tác phẩm. Nhà văn nữ Kate Chopin đã sáng tạo ra những truyện ngắn thuộc vào loại được giới phê bình Mỹ đánh giá là những tác phẩm độc đáo và xuất sắc nhất trong văn học Mỹ, nhưng bản dịch tiếng Việt đã biến một thiên truyện đầy tính kịch và đầy chất châm biếm thành một câu chuyện rất bình thường, không có gì đặc sắc.

 

Chỉ một truyện ngắn rất ngắn và về mặt ngôn từ tiếng Anh không có gì là khó lắm, vậy mà một người dịch có nhiều thành quả như vậy lại mắc sai lầm rất cơ bản. Sa vào thị trường sách hiện nay với cơ man nào là các bản dịch những truyện ngắn thế giới, bạn đọc làm thế nào phân biệt được hàng thật với hàng giả, hàng rởm? Âu cũng đành trông mong vào ý thức trách nhiệm và khả năng của các biên tập viên Nhà xuất bản và nhất là người dịch.

(theo báo Văn Nghệ, tháng 6/2003)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×