Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
havanvu38

THÍCH NGHI VỚI CUỘC SỐNG

Các bài được khuyến nghị

Làm thế nào để làm việc thành công với người khó tính

 

Phải làm việc với những đồng nghiệp, khách hàng hay cấp trên khó tính là điều mà không ai mong muốn. Nhưng cuộc sống và công việc không cho phép bạn chọn lựa, được làm việc trong môi trường hoàn hảo mà bạn ước mơ. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn thích nghi để vẫn có thể duy trì được kết quả công việc với những người khó tính.

 

Hãy tư duy tích cực: Nhiều người thường than phiền tại sao số mình đen đủi phải làm việc với những người “cục cằn” đến vậy? Tại sao mình phải chịu đựng những con người nhiều khi cáu gắt với người khác một cách vô lý? Nếu bạn là một trong những người như vậy bạn nên suy nghĩ lại. Bởi những than phiền của bạn không giúp gì được bạn thậm chí còn cuốn bạn vào những suy nghĩ tiêu cực và đến lúc nào đó có thể bạn sẽ trở thành bản sao như vậy. Hãy nghĩ đơn giản coi đó là thử thách để bạn có thêm những kinh nghiệm về giao tiếp và xử lý xung đột.

 

Học cách lắng nghe: Những người khó tính thường có tâm lý thích trút những cơn bực tức của mình cho người khác và đôi khi là yêu cầu ở người khác quá cao so với khả năng của họ. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ là phương pháp tốt để bạn giao tiếp với những người như vậy. Hãy cố gắng đặt mình vào họ để xác định nguyên nhân và nhận biết thông điệp ngầm mà họ muốn truyền tải đền bạn là gì. Lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn luôn biết cảm thông với những người khó tính.

 

Biết kiềm chế cảm xúc bản thân: Nhiều người không thể làm việc với những người khó tính do để cảm xúc của mình bị cuốn trôi theo những cơn bực tức của đối phương. Bạn hãy đặt câu hỏi đơn giản, nều như bạn cho người khác một quả táo nhưng họ không nhận thì quả táo nằm trên tay ai? Và những cơn bực tức của những người khó tính cũng vậy, bạn không có nhiệm vụ phải nhận chúng.

 

Thích ứng và linh hoạt trong giao tiếp: Cuộc sống không công bằng với bất cứ ai, nó chỉ công bằng với những người biết thích nghi với nó. Dù đồng nghiệp, khách hàng và sếp của bạn khó tính đến đâu nếu bạn biết linh hoạt và cẩn trọng trong công việc, luôn hoàn thành công việc với kết quả hoàn hảo nhất thì họ không có lý gì bực bội với bạn.

 

Giao tiếp và làm việc hiệu quả với những người khó tính quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và linh hoạt trong ứng xử. Hãy học cách lắng nghe tích cực và luôn biết cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi khi làm việc với họ.

 

Ngô Phú Mạnh

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hài hước nơi công sở

________________________________________

SupermanK49

 

Người ta thường thấy xung quanh một cuộc họp là những gương mặt nghiêm nghị, “khó đăm đăm”. Đương nhiên là vẫn có những nụ cười. Nhưng đó thường là những nụ cười xã giao. Vấn đề là tại sao ta chưa nghiêm túc nhìn nhận vấn đề: đưa những tiếng cười sảng khoái vào công việc, khiến cho tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn, và do đó công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn?

Chẳng cứ gì người ta hay nói dân New York nổi tiếng là hài hước, và đương nhiên họ cũng biết rằng New York là trung tâm tài chính cỡ bự của thế giới, đã là người New York thì công việc cũng kín lịch cả ngày. Hai điều này từ trước tới nay, được nhắc tới như hai vấn đề riêng biệt. Song thực chất, khi đưa hai vấn đề này ra, nhận biết chúng ở một điểm chung là New York thì rất dễ có thể thấy rằng: văn hóa công sở tại Mỹ đi chung với sự hài hước. Nói cách khác hài hước là một phần văn hóa công sở thời đại này!

Mà cũng đâu chỉ trong kinh doanh! Ngay trong mảng lĩnh vực chính trị, lĩnh vực phải được coi là gay gắt và cứng nhắc hơn cả kinh doanh thì hài hước cũng là một “con bài” hữu dụng. Hài hước giúp phá tan đi bức tường khoảng cách đầu tiên khi gặp gỡ, và hài hước khiến người ta cảm thấy yêu mến nhau hơn. Sự hài hước còn khiến người ta thấy thoải mái và khả năng sáng tạo sẽ gia tăng. Trong một bài báo mới đây về “Hài Hước trong công sở” trên website của EnSaga (Humour in the Workplace), có dẫn ra lời nhận xét của giáo sư Chris Robert, trường đại học Missouri, Mỹ. Ý của ông là những người có tính hài hước cao, đều sở hữu trí thông minh và khả năng sáng tạo lớn, và đây cũng chính là hai điều được đánh giá cao trong kinh doanh.

 

Tuyển dụng những nhân viên hài hước đồng nghĩa với tuyển dụng sự thành công!

Nếu theo nhận xét của giáo sư Robert nói trên, thì khi bạn sở hữu một nhân viên hài hước, năng suất công việc đạt được có thể rất cao. Thậm chí những nhân viên có khả năng hài hước, cũng có thái độ rất tích cực đối với công việc của họ. Một thất bại trong công việc, những lời trách mắng của “sếp” sẽ không làm họ nản lòng, từ bỏ công việc một cách dễ dàng. Họ đơn giản biến những khó khăn đấy thành một chút thi vị hài hước trong cuộc sống công sở và nhận định rằng những khó khăn này sẽ là một phần kinh nghiệm giúp cho mình thành công hơn nữa trong tương lai.

Hài hước trong công việc còn tạo ra một công sở đoàn kết và gắn bó. Những câu chuyện vui trong giờ nghỉ, những tiếng cười sảng khoái sẽ giúp cho những thành viên trong công ty cảm thấy “khó xa rời”, tỉ lệ bỏ việc chắc chắn cũng giảm đi vài phần trăm!

 

Nhưng hài hước không đơn giản chỉ là câu nói: "Ơ tôi đang đùa thôi mà”. Nó là cả một nghệ thuật. Để học được nghệ thuật đó ra sao thì bài viết xin không đề cập vì chắc chắn khối lượng nội dung sẽ quá lớn. Vấn đề ở đây là việc người ta cho rằng nếu bạn thể hiện những câu nói đùa của mình tại nơi làm việc hay những hội nghị bàn tròn thì đấy thực là một việc thiếu lễ độ. Nhưng thực chất cái người ta phê phán có lẽ là những câu nói chả có chút hài hước nào và rồi kết thúc bằng một câu nói giống như trên: "Ồ tôi đang đùa đấy”, thậm chí với một nụ cười “chưa được duyên cho lắm”.

 

Chỉ nhìn qua thì đã thấy ngay người hài hước khác với người “chưa hài hước” ở chỗ: bạn sẽ phải hài hước ngay trong giọng nói, gương mặt và cách dùng từ khéo léo thì bạn mới trở thành một nhân vật hài hước được. Dĩ nhiên nói như trên không có nghĩa là những người “chưa hài hước” là không tốt, vì rõ ràng là có người hài hước thì sẽ phải có người …cười. Những người hiểu được câu chuyện và cười được cũng đã rất tài!

 

Một vị lãnh đạo cũng nên có khiếu hài hước

Giờ bạn hãy giả tưởng mình là một lãnh đạo cừ khôi ở cơ quan. Bạn có một bộ mặt rất nghiêm trang, bạn đi đứng cũng rất phong độ. Và cứ mỗi buổi họp trong cơ quan, bạn thao thao nói liên tục, nhân viên nào cũng gật đầu, chả ai dám nói gì phản đối cả, vì chắc chắn nhân viên đã nhận ra : bạn nói đúng quá, còn ý kiến vào đâu được nữa! Thế rồi, mỗi khi bạn xuất hiện, ai cũng phải mau mau vội vàng ngồi im một chỗ, không cử động gì mà đều cúi mặt xuống xập tài liệu chăm chỉ làm việc. Bạn là một nhà lãnh đạo tài năng nhất rồi?! Và thế rồi một ngày bạn … bị sa thải!

 

Đây đã từng là câu chuyện rất thật trong một công sở. Vấn đề là ở chỗ vị nguyên giám đốc công ty đó không hiểu mình còn thiếu điều gì?! Chắc chắn là tính hài hước, và phong cách thoải mái rồi!

 

Các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng khi một người lãnh đạo hài hước, họ phá vỡ rào cản lãnh đạo-nhân viên, thay vào đó họ chỉ rõ cho nhân viên thấy rằng, sự khác biệt duy nhất chỉ là do tôi có trách nhiệm nhiều hơn bạn mà thôi!

 

Những lãnh đạo của các công ty phần mềm lớn trên thế giới, khi xuất hiện trước toàn thể nhân viên cũng giống như một nghệ sĩ hài vậy, họ nói đùa, họ cười rất to, và toàn thể nhân viên cũng giống như một đội ngũ cổ động viên lớn vậy. Và có lẽ vì thế mà những công ty phần mềm đó chưa bao giờ ngừng cho ra những sản phẩm mới. Nhân viên mạnh dạn đưa ra ý tưởng về phần mềm của mình mà không sợ rằng sản phẩm mà không tốt mình sẽ bị mắng mỏ.

 

Hài hước thân tình với nhân viên sẽ giúp họ dám nói ra ý kiến và quan điểm của mình, vì lúc này họ không sợ rằng bạn sẽ quở trách, họ đoán rằng bạn sẽ cười và động viên họ bằng những câu nói hài hước của bạn mà thôi. Như vậy thì một gương mặt nghiêm trang không đắt giá bằng một gương mặt có thể cười rất tươi được!

 

Thời đại ngày nay người ta viết nhiều bài báo rằng công việc quá nhanh, quá gấp rút và lưu lượng việc quá nhiều đã khiến cho những người đi làm mệt mỏi tới mức nào! Họ gọi đó là triệu chứng Stress. Và các bác sĩ kêu gọi bạn hãy đến những trung tâm điều trị, sàn tập Yoga; các nhân viên của các công ty du lịch thì đảm bảo với bạn rằng bạn cần đi nghỉ ngơi vào mỗi dịp cuối tuần, hãy đi thật xa ở những Resort hiện đại với chế độ massage tận nơi và không khí trong lành, bạn sẽ hết Stress và chắc chắn bác sĩ hay các đại lý du lịch cũng hết Stress… vì có thu nhập rồi.

 

Đơn giản bằng việc kể một câu chuyện cười, thay cách nói cứng nhắc bằng giọng nói mềm mại và hơi chút đùa vui thì chắc chắn công sở của bạn không còn dấu vết của Stress.

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn là người như thế nào?

 

Bạn nóng như nước sôi hay lạnh như đá ở...bắc cực, hãy cùng check chính bản thân nhé!

 

1. Bạn đang ăn một que kem mát lạnh, bỗng nhiên gần nửa que kem rơi xuống và rớt thẳng vào áo bạn. Bạn sẽ phản ứng thế nào?

 

A: Bạn muốn tức điên lên, liền chạy ngay tới cửa hàng gần nhất để mua chiếc áo mới; nếu ai đó nhìn thấy bạn như thế, bạn sẽ xấu hổ vô cùng.

 

B: Bạn hơi ngượng chút nhưng cũng không vấn đề gì, chỉ cần che chỗ áo bị dính kem nếu có ai đó bạn quen ở bên cạnh.

 

C: Bạn không những không muốn lờ đi, mà còn khoe cho người khác xem coi như một trò đùa vui.

 

2. Bạn mới nhận được thông báo ngày kiểm tra lấy bằng lái xe, và không muốn bất cứ ai biết để không phải chịu áp lực. Tình cờ đứa bạn của bạn lỡ miệng nói ra với mọi người. Cảm giác của bạn như thế nào?

 

A: Bạn giận dữ. Nếu bạn thi trượt, tất cả sẽ là do lỗi của đứa bạn đó, và bạn sẽ không bao giờ tha thứ cho người đó.

 

B: Bạn cảm thấy bực mình vì bạn muốn giữ bí mật, nhưng cũng hiểu rằng đứa bạn của bạn có lẽ không có ý ba hoa.

 

C: Bạn chẳng lấy gì làm phiền; dù sao đi nữa, giữ bí mật vốn chỉ mang lại ác mộng mà thôi.

 

3. Đó là ngày sinh nhật của bạn và dù được bạn gợi ý rằng bạn thích một đầu MP3, bố mẹ bạn lại mua cho bạn đầu CD. Bạn phản ứng thế nào?

 

A: Bạn giận bởi tất cả mọi người sẽ nghĩ bạn thật lạc hậu, lỗi thời. Giờ có còn ai dùng đầu CD nữa đâu!

 

B: Bạn có hơi phật ý chút, nhưng quyết định tiết kiệm để có thể sớm tự mua một đầu MP3.

 

C: Bạn cười thật to. Bạn cũng thật ngớ ngẩn. Rõ ràng là bạn cũng chưa có cái đầu CD nào cơ mà.

 

4. Bạn đã làm các bài kiểm tra tại trường và có một điều chắc chắn là đứa bạn thân nhất của bạn đã trội hơn bạn ở mọi phần thi. Bạn làm gì?

 

A: Hờn dỗi bởi đứa bạn đó chẳng học hành gì cả. Thật là không công bằng, tại sao bạn không thể là người làm tốt hơn, dù chỉ một lần?

 

B: Đến chúc mừng đứa bạn rồi thầm gọi họ là đồ học gạo.

 

C: Bạn rất vui với khả năng học tập của đứa bạn và quyết định cần phải học hành chăm chỉ hơn nữa mới được.

 

5. Bạn cho đứa em họ mượn cái đĩa CD. Khi được trả lại, cái đĩa đã bị xước ít nhiều. Điều đó có làm bạn phiền lòng không?

 

A: Có chứ, dĩ nhiên rồi! Cái đứa em họ đó vốn chẳng biết cẩn thận gì hết. Bạn còn gào to như thế trước mặt đứa em đó nữa.

 

B: Bạn hơi bực mình một chút, nhưng thôi, chuyện đã rồi, rút kinh nghiệm không cho đứa em đó mượn bất cứ thứ gì nữa.

 

C: Thật tiếc khi cái đĩa CD bị xước, nhưng ai chẳng có lúc lỗi lầm. Bạn cũng không bận tâm lắm.

 

 

Kết quả đây!

 

Hầu hết là câu A

 

Bạn nóng như nham thạch trong núi lửa ấy. Chỉ cần một chút "chấn động", bạn sẽ bùng nổ dữ dội. Thế là không tốt chút nào. Bạn cần phải tìm cách nào đó để có thể giữ bình tĩnh tốt hơn; bạn quá dễ bị căng thẳng. Cố gắng đừng quá bực mình bởi những gì người khác có thể đang nghĩ.

 

Nếu đôi lúc mọi thứ không theo ý bạn, hãy cố gắng chấp nhận điều đó: Cuộc sống là thế. Cứ suốt ngày bực bội, tức giận thì bạn bè của bạn sẽ chạy hết cho mà xem.

 

Hầu hết là câu B

 

Nhìn thoảng qua, bạn không bị ức chế gì, nhưng đằng sau đó, bạn thực sự đã bị ảnh hưởng. Bạn luôn tỏ ra bình tĩnh và vui vẻ trước mọi vấn đề, nhưng điều đó lại là vấn đề thật sự của bạn. Chính sự kìm hãm cảm xúc của mình khiến bạn cảm thấy bị ức chế. Hãy cố gắng dừng lại và suy nghĩ trước khi trở nên tức giận nếu có điều gì đó làm bạn khó chịu.

 

Đừng quá nghiêm trọng mọi thứ xung quanh nhé, hãy thả lỏng bản thân hơn chút và bạn sẽ nhanh chóng trở nên thoải mái trước bất cứ điều gì không như ý muốn.

 

Hầu hết là câu C

 

Bạn quá thờ ơ trước mọi thứ, có thể nói bạn là người dễ dãi cũng được, bạn có thể cười vào chính mình và không quá lo lắng về việc bạn như thế nào trước mặt người khác. Điều đó thật tuyệt vì nó mang lại sự thoải mái trong cuộc sống chính bạn, bạn có thể vô lo vô nghĩ, và chẳng bao giờ phải bận tâm quá mức vì những thứ làm phiền mình nhưng bạn cũng cần phải để ý đến người khác chứ, chúng mình sống trong xã hội mà, sẽ chẳng vui chút nào đâu nếu bị người khác phán là "vô tâm" nhỉ. Đôi khi, nghiêm túc cũng cần thiết lắm đấy.

 

Theo Mực tím

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cuộc đời ngắn lắm ứ, hãy sống vô tư!

Vô tư không đồng nghĩa với vô lo. Chỉ có điều, nó sẽ giúp cho cả bạn và những người quanh mình cảm thấy sống là một hạnh phúc

1 Thư giãn

Đừng khiến bản thân căng thẳng và càng không nên cái gì cũng đem ra mổ xẻ, phân tích. Stress có thể khiến bạn mệt mỏi về tinh thần, suy nhược về thể chất và trống rỗng trong tâm hồn. Mà một trong những nguyên nhân gây stress là "lo bò trắng răng" hoặc ưu phiền về những điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

Nếu không thể có được một món tiền để thay cái TV cũ kỹ trong nhà thì tốt nhất là cứ để nó đấy, hoặc thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm xem nhờ LCD. Có thêm bạn, nghĩa là thêm niềm vui chứ sao.

2 Mỉm cười

Nụ cười làm thay đổi tâm trạng của bạn rất nhiều. Nếu bạn mỉm cười và cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn thì tại sao không cười thêm lần nữa? Cứ nhảy múa, ca hát và cười bất cứ khi nào có thể. Nếu không, hãy mở bảnnhạc mà bạn yêu thích, đọc hoặc xem điều gì đó khiến bạn muốn cười.

3 Đón nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn

Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành trong suốt cuộc đời mỗi người. Trong khi bạn chỉ kiếm đủ tiền ăn cho một tháng thì trên thế giới này vẫn có người không có nổi bánh mỳ mà bỏ vào bụng.

Hạnh phúc, với người này chỉ đơn giản là manh áo, với người kia lại là một món đồ hiệu đắt tiền. Khổ đau, với bạn là không có tình yêu, còn với người kia lại có thể là cuộc sống chung địa ngục. Thước đo hạnh phúc và khổ đau là vô hạn.

Nếu biết chấp nhận một chuyện xảy ra trong cuộc đời, buồn và vui, như một lẽ đương nhiên thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.

4 Hài lòng với hiện tại

Một nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc là học cách hài lòng với những gì mình có. Việc này nói thì dễ mà làm thì khó. Nhưng nếu bạn "AQ một chút" thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Người giàu mải kiếm tiền mà con hư, còn bạn nghèo một chút, nhưng bù lại bạn có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con nên người, đó chẳng phải bạn đã hạnh phúc hơn họ hay sao.

Để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, hãy hài lòng với những gì mà bạn có. Biết quên đi quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai, bạn sẽ thấy mình là người may mắn.

5 Là chính mình

Chủ nghĩa lạc quan được tạo nên bởi những người không bất mãn với bản thân. Và để làm được điều này, cách duy nhất là trung thực với chính mình.

Hãy xác định bạn muốn gì ở cuộc sống này? Điều gì làm cho bạn thực sự hạnh phúc?

Bạn muốn trở thành người như thế nào? Biết yêu quý bản thân, bạn sẽ biết làm cách nào để nâng niu chính mình, và làm cho cuộc sống của mình thú vị hơn.

6 Tập trung vào mục tiêu

Nếu cái sự thất nghiệp hiện tại khiến bạn bế tắc thì tốt nhất là đừng nghĩ về nó. Thay vào đó, hãy chuyển những suy nghĩ sang việc làm bạn sẽ dễ dàng có được công việc mới hơn. Đừng rằng buộc mình với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực khiến các hoá chất trong não bị đốt cháy và hình thành cảm giác lo lắng, bất an.

Cách tốt nhất để chế ngự những lô lắng đó là chuyển sự tập trung sang một vấn đề khác, tưởng tượng ra những tình huống, kỷ niệm, kế hoạch khiến bạn vui.

7 Phát triển những mối quan hệ tốt

Người hay buồn phiền mà làm bạn với kẻ bi quan thì chẳng khác nào họ đang vùi cuộc sống của mình trong bế tắc. Hãy kết thân với người yêu đời, để họ cho bạn nụ cười và niềm vui.

Hãy làm bạn với người có cùng mục đích sống với bạn, để có kẻ song hành trong cả nỗi buồn lẫn niềm hạnh phúc.

Còn nếu đã chọn được người tri kỷ thì đương nhiên, hãy làm mọi cách để tinh thần đó trên cả tuyệt vời. Cuộc sống, khi có những người bạn tâm đầy ý hợp, mọi chuyện âu lo, ưu phiền sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

8 Thêm "màu sắc" cho cuộc sống

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cuộc đời hạnh phúc là những người luôn có nhiều việc để làm cùng một lúc: công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sở thích, hoạt động xã hội, nuôi thú hay các hoạt động thể dục.

Nếu chuyện này buồn họ sẽ có những niềm vui từ những chuyện khác để giúp họ không bị gục ngã, và đương đầu với khó khăn.

9 Mang lại hạnh phúc cho người khác

Khi bạn cảm thấy bất lực để tạo nên hạnh phúc cho cuộc đời mình thì hãy làm điều gì đó cho người khác hạnh phúc.

Đổi lại bạn sẽ vui hơn khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt người khác. Bạn có thấy người nào luôn quan tâm đến người khác rơi vào bi kịch không?

Bạn chắc cũng ít thấy những người ích kỷ, luôn đòi hỏi ở người khác hạnh phúc đúng không. Cuộc sống, luôn song hành tồn tại cả hai khái niệm: cho và nhận.

Theo www.tuvanlienthu.vn

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cuộc đời ngắn lắm ứ, hãy sống vô tư!

Vô tư không đồng nghĩa với vô lo. Chỉ có điều, nó sẽ giúp cho cả bạn và những người quanh mình cảm thấy sống là một hạnh phúc

1 Thư giãn

Đừng khiến bản thân căng thẳng và càng không nên cái gì cũng đem ra mổ xẻ, phân tích. Stress có thể khiến bạn mệt mỏi về tinh thần, suy nhược về thể chất và trống rỗng trong tâm hồn. Mà một trong những nguyên nhân gây stress là "lo bò trắng răng" hoặc ưu phiền về những điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

Nếu không thể có được một món tiền để thay cái TV cũ kỹ trong nhà thì tốt nhất là cứ để nó đấy, hoặc thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm xem nhờ LCD. Có thêm bạn, nghĩa là thêm niềm vui chứ sao.

2 Mỉm cười

Nụ cười làm thay đổi tâm trạng của bạn rất nhiều. Nếu bạn mỉm cười và cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn thì tại sao không cười thêm lần nữa? Cứ nhảy múa, ca hát và cười bất cứ khi nào có thể. Nếu không, hãy mở bảnnhạc mà bạn yêu thích, đọc hoặc xem điều gì đó khiến bạn muốn cười.

3 Đón nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn

Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành trong suốt cuộc đời mỗi người. Trong khi bạn chỉ kiếm đủ tiền ăn cho một tháng thì trên thế giới này vẫn có người không có nổi bánh mỳ mà bỏ vào bụng.

Hạnh phúc, với người này chỉ đơn giản là manh áo, với người kia lại là một món đồ hiệu đắt tiền. Khổ đau, với bạn là không có tình yêu, còn với người kia lại có thể là cuộc sống chung địa ngục. Thước đo hạnh phúc và khổ đau là vô hạn.

Nếu biết chấp nhận một chuyện xảy ra trong cuộc đời, buồn và vui, như một lẽ đương nhiên thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.

4 Hài lòng với hiện tại

Một nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc là học cách hài lòng với những gì mình có. Việc này nói thì dễ mà làm thì khó. Nhưng nếu bạn "AQ một chút" thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Người giàu mải kiếm tiền mà con hư, còn bạn nghèo một chút, nhưng bù lại bạn có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con nên người, đó chẳng phải bạn đã hạnh phúc hơn họ hay sao.

Để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, hãy hài lòng với những gì mà bạn có. Biết quên đi quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai, bạn sẽ thấy mình là người may mắn.

5 Là chính mình

Chủ nghĩa lạc quan được tạo nên bởi những người không bất mãn với bản thân. Và để làm được điều này, cách duy nhất là trung thực với chính mình.

Hãy xác định bạn muốn gì ở cuộc sống này? Điều gì làm cho bạn thực sự hạnh phúc?

Bạn muốn trở thành người như thế nào? Biết yêu quý bản thân, bạn sẽ biết làm cách nào để nâng niu chính mình, và làm cho cuộc sống của mình thú vị hơn.

6 Tập trung vào mục tiêu

Nếu cái sự thất nghiệp hiện tại khiến bạn bế tắc thì tốt nhất là đừng nghĩ về nó. Thay vào đó, hãy chuyển những suy nghĩ sang việc làm bạn sẽ dễ dàng có được công việc mới hơn. Đừng rằng buộc mình với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực khiến các hoá chất trong não bị đốt cháy và hình thành cảm giác lo lắng, bất an.

Cách tốt nhất để chế ngự những lô lắng đó là chuyển sự tập trung sang một vấn đề khác, tưởng tượng ra những tình huống, kỷ niệm, kế hoạch khiến bạn vui.

7 Phát triển những mối quan hệ tốt

Người hay buồn phiền mà làm bạn với kẻ bi quan thì chẳng khác nào họ đang vùi cuộc sống của mình trong bế tắc. Hãy kết thân với người yêu đời, để họ cho bạn nụ cười và niềm vui.

Hãy làm bạn với người có cùng mục đích sống với bạn, để có kẻ song hành trong cả nỗi buồn lẫn niềm hạnh phúc.

Còn nếu đã chọn được người tri kỷ thì đương nhiên, hãy làm mọi cách để tinh thần đó trên cả tuyệt vời. Cuộc sống, khi có những người bạn tâm đầy ý hợp, mọi chuyện âu lo, ưu phiền sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

8 Thêm "màu sắc" cho cuộc sống

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cuộc đời hạnh phúc là những người luôn có nhiều việc để làm cùng một lúc: công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sở thích, hoạt động xã hội, nuôi thú hay các hoạt động thể dục.

Nếu chuyện này buồn họ sẽ có những niềm vui từ những chuyện khác để giúp họ không bị gục ngã, và đương đầu với khó khăn.

9 Mang lại hạnh phúc cho người khác

Khi bạn cảm thấy bất lực để tạo nên hạnh phúc cho cuộc đời mình thì hãy làm điều gì đó cho người khác hạnh phúc.

Đổi lại bạn sẽ vui hơn khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt người khác. Bạn có thấy người nào luôn quan tâm đến người khác rơi vào bi kịch không?

Bạn chắc cũng ít thấy những người ích kỷ, luôn đòi hỏi ở người khác hạnh phúc đúng không. Cuộc sống, luôn song hành tồn tại cả hai khái niệm: cho và nhận.

Theo www.tuvanlienthu.vn

tks!đây chính là:"colour of life"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cuộc đời ngắn lắm ứ, hãy sống vô tư!

Vô tư không đồng nghĩa với vô lo. Chỉ có điều, nó sẽ giúp cho cả bạn và những người quanh mình cảm thấy sống là một hạnh phúc

1 Thư giãn

Đừng khiến bản thân căng thẳng và càng không nên cái gì cũng đem ra mổ xẻ, phân tích. Stress có thể khiến bạn mệt mỏi về tinh thần, suy nhược về thể chất và trống rỗng trong tâm hồn. Mà một trong những nguyên nhân gây stress là "lo bò trắng răng" hoặc ưu phiền về những điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

Nếu không thể có được một món tiền để thay cái TV cũ kỹ trong nhà thì tốt nhất là cứ để nó đấy, hoặc thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm xem nhờ LCD. Có thêm bạn, nghĩa là thêm niềm vui chứ sao.

2 Mỉm cười

Nụ cười làm thay đổi tâm trạng của bạn rất nhiều. Nếu bạn mỉm cười và cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn thì tại sao không cười thêm lần nữa? Cứ nhảy múa, ca hát và cười bất cứ khi nào có thể. Nếu không, hãy mở bảnnhạc mà bạn yêu thích, đọc hoặc xem điều gì đó khiến bạn muốn cười.

3 Đón nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn

Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành trong suốt cuộc đời mỗi người. Trong khi bạn chỉ kiếm đủ tiền ăn cho một tháng thì trên thế giới này vẫn có người không có nổi bánh mỳ mà bỏ vào bụng.

Hạnh phúc, với người này chỉ đơn giản là manh áo, với người kia lại là một món đồ hiệu đắt tiền. Khổ đau, với bạn là không có tình yêu, còn với người kia lại có thể là cuộc sống chung địa ngục. Thước đo hạnh phúc và khổ đau là vô hạn.

Nếu biết chấp nhận một chuyện xảy ra trong cuộc đời, buồn và vui, như một lẽ đương nhiên thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.

4 Hài lòng với hiện tại

Một nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc là học cách hài lòng với những gì mình có. Việc này nói thì dễ mà làm thì khó. Nhưng nếu bạn "AQ một chút" thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Người giàu mải kiếm tiền mà con hư, còn bạn nghèo một chút, nhưng bù lại bạn có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con nên người, đó chẳng phải bạn đã hạnh phúc hơn họ hay sao.

Để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, hãy hài lòng với những gì mà bạn có. Biết quên đi quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai, bạn sẽ thấy mình là người may mắn.

5 Là chính mình

Chủ nghĩa lạc quan được tạo nên bởi những người không bất mãn với bản thân. Và để làm được điều này, cách duy nhất là trung thực với chính mình.

Hãy xác định bạn muốn gì ở cuộc sống này? Điều gì làm cho bạn thực sự hạnh phúc?

Bạn muốn trở thành người như thế nào? Biết yêu quý bản thân, bạn sẽ biết làm cách nào để nâng niu chính mình, và làm cho cuộc sống của mình thú vị hơn.

6 Tập trung vào mục tiêu

Nếu cái sự thất nghiệp hiện tại khiến bạn bế tắc thì tốt nhất là đừng nghĩ về nó. Thay vào đó, hãy chuyển những suy nghĩ sang việc làm bạn sẽ dễ dàng có được công việc mới hơn. Đừng rằng buộc mình với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực khiến các hoá chất trong não bị đốt cháy và hình thành cảm giác lo lắng, bất an.

Cách tốt nhất để chế ngự những lô lắng đó là chuyển sự tập trung sang một vấn đề khác, tưởng tượng ra những tình huống, kỷ niệm, kế hoạch khiến bạn vui.

7 Phát triển những mối quan hệ tốt

Người hay buồn phiền mà làm bạn với kẻ bi quan thì chẳng khác nào họ đang vùi cuộc sống của mình trong bế tắc. Hãy kết thân với người yêu đời, để họ cho bạn nụ cười và niềm vui.

Hãy làm bạn với người có cùng mục đích sống với bạn, để có kẻ song hành trong cả nỗi buồn lẫn niềm hạnh phúc.

Còn nếu đã chọn được người tri kỷ thì đương nhiên, hãy làm mọi cách để tinh thần đó trên cả tuyệt vời. Cuộc sống, khi có những người bạn tâm đầy ý hợp, mọi chuyện âu lo, ưu phiền sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

8 Thêm "màu sắc" cho cuộc sống

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cuộc đời hạnh phúc là những người luôn có nhiều việc để làm cùng một lúc: công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sở thích, hoạt động xã hội, nuôi thú hay các hoạt động thể dục.

Nếu chuyện này buồn họ sẽ có những niềm vui từ những chuyện khác để giúp họ không bị gục ngã, và đương đầu với khó khăn.

9 Mang lại hạnh phúc cho người khác

Khi bạn cảm thấy bất lực để tạo nên hạnh phúc cho cuộc đời mình thì hãy làm điều gì đó cho người khác hạnh phúc.

Đổi lại bạn sẽ vui hơn khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt người khác. Bạn có thấy người nào luôn quan tâm đến người khác rơi vào bi kịch không?

Bạn chắc cũng ít thấy những người ích kỷ, luôn đòi hỏi ở người khác hạnh phúc đúng không. Cuộc sống, luôn song hành tồn tại cả hai khái niệm: cho và nhận.

Theo www.tuvanlienthu.vn

Rất hay!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rất hay!

Bạn thấy hay (?!)mình lại thấy dở! hay làm sao được bằng những lời bạn bình thơ của anh gp14

Comment:

Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 3 khổ. Bài thơ nói về những cảm xúc chân thật pha một chút lãng mạn của một ...bro CAD-Việt trước thềm năm mới; năm 2010. Sau đây chúng ta hãy cùng phân tích để có những cảm nhận rõ ràng hơn về ý nghĩa của bài thơ cũng như những tâm sự mà tác giả muốn gửi gắm đến CV.Fc (CAD-Việt Fanclub).

 

Mở đầu bài thơ là một câu tả cảnh hết sức bình dị nhưng lại mang đậm phong cách của ...”Nhật Ký Trong Tù” :

“Trong phòng không rượu cũng không hoa”

 

Không phải là một khung cảnh thơ mộng của mùa xuân với đầy hoa và nắng ấm, cũng không phải là một phố xuân náo nhiệt với những đào, mai, chim én hay những ông Đồ ế hàng ngồi “view girl”, mà chính là một không gian vô cùng quen thuộc hàng ngày : một “Văn phòng” với “không rượu cũng không hoa”.Nếu một văn phòng không rượu thì cũng không có gì đáng nói, vì có ai cho tụ tập nhậu nhẹt ở Công ty? Còn hoa thì sao? Không có hoa, và điều đó cũng đã khẳng định được tính chân thực câu thơ tiếp theo:

 

“Chỉ toàn trai ế với gái già”

Đúng vậy, nếu như tôi là bạn, bạn là tôi và cả hai chúng ta đều làm việc trong căn phòng đó thì tôi hứa sẽ có ít nhất một người bị “trầm cảm”:

 

“Việc nhiều chất đống, lương thì thấp

Khắc khoải bàng hoàng Tết với ta!”

 

Ở đây nếu tác giả không nhắc đến từ Tết thì hẳn sẽ ít người tưởng tượng ra được một không khí của ngày xuân.Quả là “Xuân đã về” nhưng” Xuân vẫn mơ màng”. Xuân đến, nhưng là một cảm giác “khắc khoải” với “bàng hoàng”? hết biết! hihi.. :cheers:

 

A! có lương rùi.E đi lĩnh đây,nói vui vậy thui, hẹn các bác hum khác nhé!hihihi.Đời vui roài!!!

Chúc mừng năm mới ae!

Những bài bình thơ của bạn thực sự hay:

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...=17078&st=0

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Người Việt và vật thể lạ

 

Nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia. Còn cái tên gọi thật, bản chất thật của cái vật đó, là việc cần biết nhất thì vẫn không ai biết...

 

* Khuê Văn. "Ðể tìm hiểu tính cách của các quốc gia trên trái đất, người vũ trụ mà toàn thể người trên trái đất chưa bao giờ nhìn thấy, thả một vật thể xuống giữa đường rồi ngồi trên đĩa bay chờ xem phản ứng của người trái đất ra sao nếu người đó nhặt vật thể ấy lên.

 

Sau khi nhặt vật lên, nếu chăm chú nhìn vật đó từ mọi góc độ có lẽ đó là người Pháp. Ngược lại, nếu người đó nhặt lên rồi ghé vào tai lắc lắc thì đó là người Ðức. Người Pháp là dân tộc có năng khiếu hội hoạ nên họ sẽ cố gắng lý giải đồ vật dưới góc độ thị giác, còn người Ðức lại có năng khiếu âm nhạc, dân tộc đã sản sinh ra Beethoven sẽ cố gắng nhận thức vật đó bằng thính giác.

 

Thế nhưng, nếu là người Tây Ban Nha, đất nước của trò đấu bò tót, khi nhặt vật đó lên, để thoả trí tò mò họ sẽ đập vỡ nó ngay chứ không xem xét bằng tai hay bằng mắt gì cả.

 

Người Anh không giống với người Tây Ban Nha là hành động trước rồi mới suy nghĩ. Là người Anh, họ sẽ nhặt vật đó lên, kiên trì sử dụng nó vào việc này hay việc khác và sau khi rút ra kinh nghiệm mọi người sẽ tập trung lại rút ra kết luận đó là vật gì.

 

Còn Người Trung quốc, một dân tộc già dặn và kiên nhẫn hơn người Anh rất nhiều, nên trước khi nhặt vật đó lên người ta sẽ nhìn xung quanh rất kỹ, sau khi xác định là không có ai nhìn thấy thì "người quân tử" đó nhặt nó lên thận trọng đút vào tay áo. Với anh ta, vấn đề không phải đó là cái gì mà là việc vật đó tồn tại mới quan trọng, bởi vì rồi cũng có lúc anh ta biết đó là vật gì.

 

Với người Hàn Quốc, một dân tộc từng bị đói khổ trong trong thời kỳ Nhật thống trị trước kia, phản ứng trước tiên là phải thử bằng lưỡi.

 

Trong cuộc thể nghiệm này tất nhiên không thể thiếu được người Mỹ và người Nga, hai đại diện của phía Tây và Ðông, có lẽ trái với sự chờ đợi của chúng ta, họ không có phản ứng gì đặc biệt, không phải đau đầu suy nghĩ!

 

Vậy thái độ của người Nhật sẽ như thế nào? Với người Nhật, họ không cầm lên ngắm nghía hay lắc thử, cũng không đập vỡ hay lặng lẽ cho vào tay áo. Họ không nhờ sự trợ giúp của máy tính hay đảng phái nào bởi vì là những con người rất hiếu kỳ. Quả là như vậy, sau khi nhặt lên, người Nhật sẽ làm thử một cái giống như thế và chắc chắn không chỉ để chế tạo ra một vật hoàn toàn đúng kích thước của vật thật mà còn thu nhỏ lại một cách tinh xảo, gọn tới mức có thể cho vào lòng bàn tay. Sau đó, họ sẽ ngắm nghía một cách kỹ càng và nói: "Nasudoho!" (à, ra thế!) và vỗ đùi sung sướng.

 

Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?"

 

Tôi cảm thấy nóng gáy. Tất nhiên không chỉ để tìm ra câu trả lời về phản ứng của người Việt chúng ta. Trong các liệt kê ở đây không có người Việt, có nghĩa là chúng ta vẫn bị xem như một xứ nhược tiểu.

 

Tính cách dân tộc của chúng ta không đủ mạnh cũng như tầm vóc của chúng ta chưa đủ lớn để có thể liệt kê với các dân tộc khác trên thế giới. Song, dù thế nào chúng ta cũng phải có một phản ứng trước vật thể lạ kia nếu chẳng may trên đường đi chúng ta bắt gặp chứ! Vậy thì người Việt sẽ làm gì? Ðây là suy đoán của tôi:

 

Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng.

 

Nếu vật kia là vật chất, trên thị trường sẽ có rất nhiều hàng giả, giống như thật nhưng không dùng được. Nếu vật kia là siêu hình, một học thuyết hoặc một tư tưởng, một chủ trương nó sẽ được áp dụng rất thô bạo và sai lệch bởi vì điều quan trọng nhất: "Nó là cái gì?" thì người Việt Nam thường tỏ ra kém năng khiếu khi giải thích bản chất sự vật. Chúng ta đã có bao nhiêu bài học vì sự sai lệch này?

 

Và điều mà chúng tôi vẫn muốn quan tâm là: theo bạn, người Việt Nam chúng ta sẽ làm gì?

 

* Thảo Hảo. Ở nước ta, bản thân việc nhặt được vật lạ chưa phải là tốt hay xấu, mà phải đợi cho có kết luận của cơ quan chức năng sau khi xem xét mới biết là rủi hay may. Chính điều này nhiều khi làm ta lưỡng lự khi bất chợt thấy một vật lạ trên đường.

 

"Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi. Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia.

 

Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.

 

Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được.

 

Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.)

 

Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.

 

Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!

Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...

 

Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.

 

Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.

Sưu tầm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cuộc đời là một vở kịch dài!

Cuộc đời là một màn kịch. Mà ở đó mỗi người chúng ta là 1diễn viên. Cuộc sống hàng ngày chính là sân khấu. Chỉ khác là vở kịch này không có Biên kịch, không có Đạo diễn. Mỗi 1 "diễn viên" tự "sắm" cho mình 1 vai diễn và diễn theo khả năng, nhận thức của mình. Vì vậy sẽ có người diễn xuất rất đạt, còn có người diễn lại quá tệ. Thậm chí có những "diễn viên tài năng" sẽ đóng nhiều vai khác nhau trong vở kịch này, từ vai chính diện đến vai phản diện, từ vai hài kịch đến vai bi kịch_đây chính là những diễn viên chuyên nghiệp, có thể họ sinh ra đã có năng khiếu diễn kịch hoặc cũng có thể do "trường đời" đã đào tạo, huấn luyện họ.

Ai trong chúng ta dám khẳng định rằng : chưa từng một lần trong đời "đóng kịch".

Từ khi còn đi học mẫu giáo, đến giờ ngủ trưa, nhiều khi vì lí do nào đó ta ko thể ngủ được (có thể vì hôm nay nhỏ bạn kia mặc váy đẹp hơn mình, có thể cậu bạn kia hôm nay nhường cho mình nhiều thức ăn hơn, vân vân và vân vân). Nhưng vì quy định giờ ngủ trưa thì phải nhắm mắt ngủ, nên dù thật lòng mắt chẳng muốn nhắm tẹo nào vẫn phải giả vờ lim dim, ko khéo cô giáo bắt được thì "toi". Một ví dụ đơn giản để thấy rằng chúng ta đã biết diễn kịch từ khi còn rất nhỏ, nhỏ đến mức chúng ta cũng ko ý thức được mình đang là một "diễn viên" (giống như cô bé trong câu chuyện này chẳng hạn).

Đến khi lớn hơn một chút, vào tiểu học. Ít nhất cũng phải có vài ba lần chúng ta_những đứa nhỏ vẫn còn ở tuổi ham chơi quên ko làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Vô tình bị cô giáo "túm gáy" kiểm tra, thì sẽ có hàng loạt lí do đưa ra: nào thì em đau bụng, nhà em mất điện, gia đình có việc gì đó..hoặc có những lí do "hồn nhiên" như chính lứa tuổi chúng ta lúc đó vậy: em đang học bài thì bút hết mực, mà muộn quá nên không đi mua được...Có 1001 lí do có thể đưa ra theo đầu óc tưởng tượng của những đứa bé láu lỉnh nghĩ mình đủ khôn ngoan che mắt được những thầy cô từng chải. Nhưng chắc chắn 100%, không ai nói thẳng lí do rằng mình mải chơi quá quên không làm bài tập. Nếu có ai đó thì chỉ có thể là--- Hihi.===>Như vậy nghĩa là chúng ta đang bắt đầu ý thức được khả năng "đóng kịch" của mình.

Vào cấp 2_Khi chúng ta đang ở cái tuổi "dở dở, ương ương", "trên chưa tới, dưới chẳng thông". Có đôi lần, vì nguyên nhân đột xuất nhà trường cho nghỉ tiết giữa chừng. Đám thiếu niên mới lớn lại rủ nhau đi loanh quanh đâu đó: những công viên rợp bóng mát, những vườn cây trái sum suê...Chúng tụ tập nô đùa, trò chuyện. Tuy chẳng có gì to tát nhưng đó lại là những cuộc vui đáng nhớ, là dấu ấn đẹp đẽ về 1 thời ấu thơ. Dù chẳng gây ra lỗi gì lớn hay ít nhất cũng không làm hại đến ai. Nhưng hỏi mấy ai về nhà dám kể với bố mẹ. Vẫn tỏ ra hôm nay là một ngày bình thường như mọi ngày, đi học->hết giờ->về nhà.=====> Khả năng "đóng kịch" đang được "trau dồi, rèn luyện".

Đến tuổi dậy thì_Học cấp 3_Cái tuổi nhiều mộng mơ, dễ rung động, nhiều cảm xúc, buồn vui vu vơ bất chợt, bắt đầu muốn khám phá thế giới xung quanh đầy thú vị. Ở tuổi này, thì tính cách đang được hoàn thiện rõ ràng nhất và cũng là một giai đoạn cực kì quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Chính vì thế nên các bậc phụ huynh thường chú ý và có phần "kiểm soát" con mình hơn. Còn các cô cậu chúng ta thì sao? Tất nhiên ko ai lại coi đó là rào cản để chúng ta "thể hiện cái tôi" của mình (ngựa non háu đá mà). Hôm nay sinh nhật đứa bạn, xúi quẩy là không phải rơi vào cuối tuần ngày nghỉ. Biết làm sao giờ? Chắc sẽ là bữa tiệc đông vui lắm đây. Mà mọi người đều đi chẳng lẽ ta không đi. Vậy là lại một "cảnh" trong "vở kịch dài" diễn ra: "Tối nay con phải học nhóm bên nhà bạn X", "Cô giáo nhờ con đến ghi sổ", "Thầy (Cô) Y bị bệnh, lớp con tổ chức đi thăm"; "Con đi nhà sách mua tài liệu tham khảo"..., nếu cho thêm phần tin cậy của phụ huynh, thậm chí nhờ cả mấy đứa bạn (đương nhiên phải có "uy tín") đến để "ca bài xin xỏ"====>Khả năng "đóng kịch" bắt đầu bài bản, có chuẩn bị.

Khi đã trưởng thành hơn (từ 20-khoảng 25 tuổi). Sau một thời gian "học tập", "tu dưỡng", thưc tế. Lúc này có thể nói là thành "diễn viên" (chuyên nghiệp hay nghiệp dư hoặc quần chúng gì đó). "Lịch diễn" của chúng ta nhiều hơn, "vai diễn" cũng đa dạng hơn. Trong gia đình_nơi ta có thể sống thật là chính mình nhất thì có lúc nào đó ta cũng phải "đóng kịch", "vai diễn" ở đây mang tính chất "chính diện", chúng ta "diễn" vì không muốn người thân của mình phải phiền lòng hay suy nghĩ, không muốn họ chứng kiến những nỗi buồn, thất vọng, khó khăn của mình. Người "diễn viên" ở trong bối cảnh này đã phải "hy sinh mình vì Nghệ thuật". Trong quan hệ với bạn bè, với mọi người xung quanh nhiều khi ta đã giả dối, nói những lời hay có những hành động không chân thành. Có lúc bị làm điều không hài lòng, phật ý nhưng ta không thể tỏ thái độ đúng tâm trạng được mà phải "diễn" một gương mặt khác. Nhiều khi gặp, trò chuyện với người mình không có thiện cảm vẫn tươi cười như không có chuyện gì xảy ra vậy. Đi đến một nơi mình không thích, ăn một món ăn không hợp khẩu vị, làm những việc không mong muốn nhưng vẫn phải chấp nhận và có thể còn hoàn thành tốt "vai diễn" là đằng khác....Còn rất nhiều, rất nhiều vai diễn khác trong "màn kịch dài" này. Đó chính là điều thú vị và bất ngờ của "Vở kịch" có tên gọi "Cuộc sống".

Chỉ mong rằng, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa "Nghệ thuật diễn" với "Nghệ thuật sống". Hãy tháo bỏ chiếc "mặt nạ" đó và sống với nhau chân thành nhất trong hoàn cảnh có thể. Đặc biệt trong tình yêu, thì "người diễn viên thành công nhất" lại là người thất bại nhất. Vì chỉ có những tình cảm chân thật xuất phát từ trái tim mới được đền đáp lại từ trái tim.

Note: Trước mặt tôi, hãy là một diễn viên nghiệp dư nhé (nếu là quần chúng càng tốt)!

Phan Hương's Blog

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cuộc đời là một vở kịch dài!

Cuộc đời là một màn kịch. Mà ở đó mỗi người chúng ta là 1diễn viên. Cuộc sống hàng ngày chính là sân khấu. Chỉ khác là vở kịch này không có Biên kịch, không có Đạo diễn. Mỗi 1 "diễn viên" tự "sắm" cho mình 1 vai diễn và diễn theo khả năng, nhận thức của mình. Vì vậy sẽ có người diễn xuất rất đạt, còn có người diễn lại quá tệ. Thậm chí có những "diễn viên tài năng" sẽ đóng nhiều vai khác nhau trong vở kịch này, từ vai chính diện đến vai phản diện, từ vai hài kịch đến vai bi kịch_đây chính là những diễn viên chuyên nghiệp, có thể họ sinh ra đã có năng khiếu diễn kịch hoặc cũng có thể do "trường đời" đã đào tạo, huấn luyện họ.

Ai trong chúng ta dám khẳng định rằng : chưa từng một lần trong đời "đóng kịch".

Từ khi còn đi học mẫu giáo, đến giờ ngủ trưa, nhiều khi vì lí do nào đó ta ko thể ngủ được (có thể vì hôm nay nhỏ bạn kia mặc váy đẹp hơn mình, có thể cậu bạn kia hôm nay nhường cho mình nhiều thức ăn hơn, vân vân và vân vân). Nhưng vì quy định giờ ngủ trưa thì phải nhắm mắt ngủ, nên dù thật lòng mắt chẳng muốn nhắm tẹo nào vẫn phải giả vờ lim dim, ko khéo cô giáo bắt được thì "toi". Một ví dụ đơn giản để thấy rằng chúng ta đã biết diễn kịch từ khi còn rất nhỏ, nhỏ đến mức chúng ta cũng ko ý thức được mình đang là một "diễn viên" (giống như cô bé trong câu chuyện này chẳng hạn).

Đến khi lớn hơn một chút, vào tiểu học. Ít nhất cũng phải có vài ba lần chúng ta_những đứa nhỏ vẫn còn ở tuổi ham chơi quên ko làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Vô tình bị cô giáo "túm gáy" kiểm tra, thì sẽ có hàng loạt lí do đưa ra: nào thì em đau bụng, nhà em mất điện, gia đình có việc gì đó..hoặc có những lí do "hồn nhiên" như chính lứa tuổi chúng ta lúc đó vậy: em đang học bài thì bút hết mực, mà muộn quá nên không đi mua được...Có 1001 lí do có thể đưa ra theo đầu óc tưởng tượng của những đứa bé láu lỉnh nghĩ mình đủ khôn ngoan che mắt được những thầy cô từng chải. Nhưng chắc chắn 100%, không ai nói thẳng lí do rằng mình mải chơi quá quên không làm bài tập. Nếu có ai đó thì chỉ có thể là--- Hihi.===>Như vậy nghĩa là chúng ta đang bắt đầu ý thức được khả năng "đóng kịch" của mình.

Vào cấp 2_Khi chúng ta đang ở cái tuổi "dở dở, ương ương", "trên chưa tới, dưới chẳng thông". Có đôi lần, vì nguyên nhân đột xuất nhà trường cho nghỉ tiết giữa chừng. Đám thiếu niên mới lớn lại rủ nhau đi loanh quanh đâu đó: những công viên rợp bóng mát, những vườn cây trái sum suê...Chúng tụ tập nô đùa, trò chuyện. Tuy chẳng có gì to tát nhưng đó lại là những cuộc vui đáng nhớ, là dấu ấn đẹp đẽ về 1 thời ấu thơ. Dù chẳng gây ra lỗi gì lớn hay ít nhất cũng không làm hại đến ai. Nhưng hỏi mấy ai về nhà dám kể với bố mẹ. Vẫn tỏ ra hôm nay là một ngày bình thường như mọi ngày, đi học->hết giờ->về nhà.=====> Khả năng "đóng kịch" đang được "trau dồi, rèn luyện".

Đến tuổi dậy thì_Học cấp 3_Cái tuổi nhiều mộng mơ, dễ rung động, nhiều cảm xúc, buồn vui vu vơ bất chợt, bắt đầu muốn khám phá thế giới xung quanh đầy thú vị. Ở tuổi này, thì tính cách đang được hoàn thiện rõ ràng nhất và cũng là một giai đoạn cực kì quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Chính vì thế nên các bậc phụ huynh thường chú ý và có phần "kiểm soát" con mình hơn. Còn các cô cậu chúng ta thì sao? Tất nhiên ko ai lại coi đó là rào cản để chúng ta "thể hiện cái tôi" của mình (ngựa non háu đá mà). Hôm nay sinh nhật đứa bạn, xúi quẩy là không phải rơi vào cuối tuần ngày nghỉ. Biết làm sao giờ? Chắc sẽ là bữa tiệc đông vui lắm đây. Mà mọi người đều đi chẳng lẽ ta không đi. Vậy là lại một "cảnh" trong "vở kịch dài" diễn ra: "Tối nay con phải học nhóm bên nhà bạn X", "Cô giáo nhờ con đến ghi sổ", "Thầy (Cô) Y bị bệnh, lớp con tổ chức đi thăm"; "Con đi nhà sách mua tài liệu tham khảo"..., nếu cho thêm phần tin cậy của phụ huynh, thậm chí nhờ cả mấy đứa bạn (đương nhiên phải có "uy tín") đến để "ca bài xin xỏ"====>Khả năng "đóng kịch" bắt đầu bài bản, có chuẩn bị.

Khi đã trưởng thành hơn (từ 20-khoảng 25 tuổi). Sau một thời gian "học tập", "tu dưỡng", thưc tế. Lúc này có thể nói là thành "diễn viên" (chuyên nghiệp hay nghiệp dư hoặc quần chúng gì đó). "Lịch diễn" của chúng ta nhiều hơn, "vai diễn" cũng đa dạng hơn. Trong gia đình_nơi ta có thể sống thật là chính mình nhất thì có lúc nào đó ta cũng phải "đóng kịch", "vai diễn" ở đây mang tính chất "chính diện", chúng ta "diễn" vì không muốn người thân của mình phải phiền lòng hay suy nghĩ, không muốn họ chứng kiến những nỗi buồn, thất vọng, khó khăn của mình. Người "diễn viên" ở trong bối cảnh này đã phải "hy sinh mình vì Nghệ thuật". Trong quan hệ với bạn bè, với mọi người xung quanh nhiều khi ta đã giả dối, nói những lời hay có những hành động không chân thành. Có lúc bị làm điều không hài lòng, phật ý nhưng ta không thể tỏ thái độ đúng tâm trạng được mà phải "diễn" một gương mặt khác. Nhiều khi gặp, trò chuyện với người mình không có thiện cảm vẫn tươi cười như không có chuyện gì xảy ra vậy. Đi đến một nơi mình không thích, ăn một món ăn không hợp khẩu vị, làm những việc không mong muốn nhưng vẫn phải chấp nhận và có thể còn hoàn thành tốt "vai diễn" là đằng khác....Còn rất nhiều, rất nhiều vai diễn khác trong "màn kịch dài" này. Đó chính là điều thú vị và bất ngờ của "Vở kịch" có tên gọi "Cuộc sống".

Chỉ mong rằng, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa "Nghệ thuật diễn" với "Nghệ thuật sống". Hãy tháo bỏ chiếc "mặt nạ" đó và sống với nhau chân thành nhất trong hoàn cảnh có thể. Đặc biệt trong tình yêu, thì "người diễn viên thành công nhất" lại là người thất bại nhất. Vì chỉ có những tình cảm chân thật xuất phát từ trái tim mới được đền đáp lại từ trái tim.

Note: Trước mặt tôi, hãy là một diễn viên nghiệp dư nhé (nếu là quần chúng càng tốt)!

Phan Hương's Blog

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đừng buồn khi chuyện tình tan vỡ

Hãy mừng vì nó đã xảy ra

About me

Tặng ai đã từng đi qua những mối tình. Hãy chấp nhận và vươn lên, chúc mọi người sẽ tìm thấy ánh sáng sau màn đêm...

 

Khi yêu ai chẳng mong muốn một tình yêu đẹp và nhận được những kết cục có hậu nhưng cuộc sống khó khăn nhiều khi lại kéo tình yêu đó ra xa những gì chúng ta hằng mong ước. Bạn nghĩ sao nếu điều đó xảy ra? Còn tôi có lẽ câu trả lời của tôi là: chấp nhận!

 

Có thể bạn cho rằng tôi quá bi quan, suy nghĩ một chiều, không dám vượt qua những khó khăn. Vâng có thể đúng là như thế. Nhưng khi bị ngã sấp, nếm trải những cát bụi của đời thường, được cuộc sống dạy cho những kinh nghiệm, suy nghĩ của tôi phần nào đã trôi dạt theo hướng đó. Tôi không ích kỷ, tôi nghĩ cho người đó nhiều hơn tôi và tôi đã quyết định như thế. Thật lòng tôi vẫn muốn đến bên người ấy, được ôm người ấy vào lòng nhưng có lẽ đó đã là những dĩ vãng thật xa xôi...

 

Bạn biết đấy, khi yêu nhau, ai ai cũng muốn điểm tô cho tình yêu của mình những màu hồng với ảo cảnh thiên đường và những điều xa hơn nữa thật đẹp. Với máu nóng của tuổi trẻ, của những đôi tim nhiệt thành, của những trái tim khao khát yêu và mong muốn được đáp lại tình yêu, thì tình yêu ở tuổi mới vào đời luôn nhiệt thành như thế đấy. Nhưng đôi khi, sự khập khiễng tồn tại trong chính chúng ta khiến mọi thứ dần dần mờ ảo và thiếu hiện thực đi rất nhiều. Sự khác nhau về văn hóa sống, sự cảm nhận cuộc sống, sự phai mờ do các yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan đã vô tình tạo nên một hố sâu ngăn cách giữa hai con người. Khoảng cách vô hình ngày một lớn dần và rồi chúng ta chỉ có thể cảm nhận nó khi nó đủ để cảm nhận thấy mà thôi. Biển vẫn lặng, nhưng hai bên đã dần rời xa nhau. Những con sóng ngầm luôn đầy hiểm nguy và cạm bẫy, có thể đánh gục tình yêu kia bất cứ lúc nào. Sự đau đớn là kéo theo của tình yêu tan vỡ.

Có người đã nói với tôi:

"Đừng buồn khi chuyện tình tan vỡ

Hãy mừng vì nó đã xảy ra"

Lần đầu nghe nó, tôi phần nào cảm thấy mông lung và cho rằng người đó thật thiếu niềm tin vào cuộc sống. Nhưng khi chính mình rơi vào hoàn cảnh như thế tôi mới thấy được sự trải nghiệm của tác giả. Phải chăng tất cả đó đã là quy luật là những điều vốn nó phải thế? Ảo ảnh của tình yêu luôn phủ kín những tâm hồn đang yêu một xúc cảm đơn thuần và có lẽ dần dời xa thực tế. Yêu là sự thăng hoa và đồng điệu trong tâm hồn nhưng âu sao nó cũng vẫn là trạng thái của cuộc sống. Khi nó đã tồn tại trong cuộc sống này thì ảnh hưởng của khách quan đến nó là không thể tránh khỏi. Giờ đây tôi cảm thấy mọi thứ khó có thể xây dựng chỉ bằng niềm tin, nó còn cần cái hiện thực để có thể thành công. Tất nhiên với niềm tin bạn sẽ dễ dàng thành công hơn nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để mang lại thắng lợi. Chính mối quan hệ xã hội xung quanh sẽ tác động đến yếu tố thành bại của "cuộc chơi" này. Và nên chăng mỉm cười với những gì đã qua, hãy lắng nghe giai điệu của cuộc sống, cất sâu tình yêu vào một ngăn ký ức? Chẳng nên cố níu kéo những gì đã không thuộc về ta. Dù sao nếu tình yêu đã tan vỡ thì cũng hẳn có nguyên do của nó. Sự trở lại sẽ gây ra khó khăn hơn khi ta cố dung hòa những cái vốn đã sinh ra không dành cho nhau.

 

Hãy mãi để lại tình yêu trong trái tim này. Khi ta đã làm hết sức vì tình yêu đó rồi thì sẽ không phải quá ân hận khi nghĩ về nó nữa. Đừng nên trách cứ chính bản thân ta làm gì. Sống là như vậy đó phải biết quên và chấp nhận. Hãy tìm lại ta, để ta không thấy ta buồn bã như lúc này, để tìm lại ta với hình ảnh hồi sinh đầy sức sống. Ngoài kia, cuộc sống vẫn đón chờ ta. Thời gian đi qua, và tình yêu lại đang nảy nở. Hãy cởi lòng mình, mọi thứ sẽ êm dịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và kia, chân trời mới ánh bình minh đang rực sáng

Ank001

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quy luật cuộc sống !

 

1.Luật cân bằng

 

Đây là quy luật quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các quy luật khác của cuộc sống. Diễn giải nôm na, quy luật này được phát biểu như sau: Nếu coi hạnh phúc trong cuộc đời một con người là những số dương, nếu coi đau khổ là những số âm. Thì tổng của tất cả hạnh phúc và đau khổ trong toàn bộ cuộc đời của một con người (của bất cứ ai) là bằng không.

 

2.Luật trả giá và đền đáp

 

Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.

 

3.Luật cộng sinh

 

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật cộng sinh.

 

4.Luật cường độ giảm dần theo thời gian

 

Luật cường độ giảm dần theo thời gian phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.

 

5.Luật thích nghi

 

Con người là động vật lạ lùng. Sướng bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.

 

6.Luật tuần hoàn

 

Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.

 

7.Luật thử thách

 

Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.

 

8.Luật tương ứng tương cầu

 

Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Những vật giống nhau về tính chất sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau.

 

9.Luật tự kỷ ám thị

 

Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý nghĩ đó là thât. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức tính mà mình chưa có.

 

10.Luật về sự tương tác qua lại

 

Khi vật A tác động vào vật B một lực thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hanh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hanh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.

 

11.Luật bù trừ

 

Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.

 

12.Luật vạn vật đồng nhất

 

Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.

 

13.Luật về sức mạnh của thói quen

 

Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.

 

14.Nguyên lý cho và nhận

 

Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.

 

(Theo Bài Học Cuộc Sống)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Học cách sống vô tư

 

Vô tư không đồng nghĩa với vô lo. Chỉ có điều, nó sẽ giúp cho cả bạn và những người quanh mình cảm thấy sống là một hạnh phúc.

 

Thư giãn

 

Đừng khiến bản thân căng thẳng và càng không nên cái gì cũng đem ra mổ xẻ, phân tích. Stress có thể khiến bạn mệt mỏi về tinh thần, suy nhược về thể chất và trống rỗng trong tâm hồn. Mà một trong những nguyên nhân gây stress là "lo bò trắng răng" hoặc ưu phiền về những điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

 

Nếu không thể có được một món tiền để thay cái TV cũ kỹ trong nhà thì tốt nhất là cứ để nó đấy, hoặc thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm xem nhờ LCD. Có thêm bạn, nghĩa là thêm niềm vui chứ sao.

 

2 Mỉm cười

 

Nụ cười làm thay đổi tâm trạng của bạn rất nhiều. Nếu bạn mỉm cười và cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn thì tại sao không cười thêm lần nữa? Cứ nhảy múa, ca hát và cười bất cứ khi nào có thể. Nếu không, hãy mở bảnnhạc mà bạn yêu thích, đọc hoặc xem điều gì đó khiến bạn muốn cười.

 

3 Đón nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn

 

Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành trong suốt cuộc đời mỗi người. Trong khi bạn chỉ kiếm đủ tiền ăn cho một tháng thì trên thế giới này vẫn có người không có nổi bánh mỳ mà bỏ vào bụng.

 

Hạnh phúc, với người này chỉ đơn giản là manh áo, với người kia lại là một món đồ hiệu đắt tiền. Khổ đau, với bạn là không có tình yêu, còn với người kia lại có thể là cuộc sống chung địa ngục. Thước đo hạnh phúc và khổ đau là vô hạn.

 

Nếu biết chấp nhận một chuyện xảy ra trong cuộc đời, buồn và vui, như một lẽ đương nhiên thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.

 

Hài lòng với hiện tại

 

Một nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc là học cách hài lòng với những gì mình có. Việc này nói thì dễ mà làm thì khó. Nhưng nếu bạn "AQ một chút" thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Người giàu mải kiếm tiền mà con hư, còn bạn nghèo một chút, nhưng bù lại bạn có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con nên người, đó chẳng phải bạn đã hạnh phúc hơn họ hay sao.

 

Để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, hãy hài lòng với những gì mà bạn có. Biết quên đi quá khứ, sống với hiện tại và hướng tới tương lai, bạn sẽ thấy mình là người may mắn.

 

Là chính mình

 

Chủ nghĩa lạc quan được tạo nên bởi những người không bất mãn với bản thân. Và để làm được điều này, cách duy nhất là trung thực với chính mình.

 

Hãy xác định bạn muốn gì ở cuộc sống này? Điều gì làm cho bạn thực sự hạnh phúc?

 

Bạn muốn trở thành người như thế nào? Biết yêu quý bản thân, bạn sẽ biết làm cách nào để nâng niu chính mình, và làm cho cuộc sống của mình thú vị hơn.

 

Tập trung vào mục tiêu

 

Nếu cái sự thất nghiệp hiện tại khiến bạn bế tắc thì tốt nhất là đừng nghĩ về nó. Thay vào đó, hãy chuyển những suy nghĩ sang việc làm bạn sẽ dễ dàng có được công việc mới hơn. Đừng rằng buộc mình với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực khiến các hoá chất trong não bị đốt cháy và hình thành cảm giác lo lắng, bất an.

 

Cách tốt nhất để chế ngự những lô lắng đó là chuyển sự tập trung sang một vấn đề khác, tưởng tượng ra những tình huống, kỷ niệm, kế hoạch khiến bạn vui.

 

7 Phát triển những mối quan hệ tốt

 

Người hay buồn phiền mà làm bạn với kẻ bi quan thì chẳng khác nào họ đang vùi cuộc sống của mình trong bế tắc. Hãy kết thân với người yêu đời, để họ cho bạn nụ cười và niềm vui.

 

Hãy làm bạn với người có cùng mục đích sống với bạn, để có kẻ song hành trong cả nỗi buồn lẫn niềm hạnh phúc.

 

Còn nếu đã chọn được người tri kỷ thì đương nhiên, hãy làm mọi cách để tinh thần đó trên cả tuyệt vời. Cuộc sống, khi có những người bạn tâm đầy ý hợp, mọi chuyện âu lo, ưu phiền sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

 

Thêm "màu sắc" cho cuộc sống

 

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cuộc đời hạnh phúc là những người luôn có nhiều việc để làm cùng một lúc: công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sở thích, hoạt động xã hội, nuôi thú hay các hoạt động thể dục.

 

Nếu chuyện này buồn họ sẽ có những niềm vui từ những chuyện khác để giúp họ không bị gục ngã, và đương đầu với khó khăn.

 

Mang lại hạnh phúc cho người khác

 

Khi bạn cảm thấy bất lực để tạo nên hạnh phúc cho cuộc đời mình thì hãy làm điều gì đó cho người khác hạnh phúc.

 

Đổi lại bạn sẽ vui hơn khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt người khác. Bạn có thấy người nào luôn quan tâm đến người khác rơi vào bi kịch không?

 

Bạn chắc cũng ít thấy những người ích kỷ, luôn đòi hỏi ở người khác hạnh phúc đúng không. Cuộc sống, luôn song hành tồn tại cả hai khái niệm: cho và nhận.

 

Theo Nguyên Thắng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tư duy và văn hóa trong tranh luận

Lê Minh Phiếu

Trong mỗi cuộc tranh luận, tôi luôn tôn trọng quan điểm của mỗi người, không tấn công vào cá nhân. Nhưng, qua mỗi cuộc tranh luận, tôi thường để ý đến TƯ DUY và VĂN HÓA của mỗi người mà họ thể hiện qua thái độ và cách lập luận của họ.

Có nhiều người có bằng cấp cao, cũng có thể có trình độ cao, nhưng khi tranh luận, họ thể hiện một sự côn đồ trong tranh luận. Điều này cũng không quá ngạc nhiên, bởi lẽ, bằng cấp, trình độ, văn hóa và tiền bạc là bốn thứ k phải lúc nào cũng đi liền nhau.

Cũng có những người mà tôi không né, nhưng thật sự rất mệt, khi phải nói chuyện sâu vào 1 vấn đề. Bởi lẽ họ thể hiện một tư duy kém cỏi.

Đương nhiên, ai cũng có quyền có quan điểm khác nhau.

Nhưng ai cũng nên lưu ý đến nét VĂN HÓA và TƯ DUY trong mỗi lập luận của mình. Ngôn ngữ, lời nói là hình thức thể hiện của tư duy, của tính cách của mỗi con người.

Trong chúng ta, khi đứng trước một tình huống là: đã đưa ra một nhận định mà bị đối phương chỉ ra cái sai, chúng ta có 2 lựa chọn:

+ Tranh luận một cách thiện chí, nghiêm túc, có tư duy, có văn hóa để đạt đến sự thống nhất. Hoặc, ít ra, sự thống nhất không đạt được nhưng hai bên cũng có được sự “tâm phục khẩu phục” lẫn nhau; (1) hoặc:

+ Làm mọi cách để chứng minh rằng mình đúng, kể cả chụp mũ, cả vú lấp miệng em, tấn công cá nhân, kể cả nêu những lý do cảm tính, kể cả ngụy biện, kể cả… nói cùn… (2)

Khi nói chuyện với những bạn là người Pháp ở đây, tôi thấy người ta thường lựa chọn cách thứ (1) nêu trên.

Thà chấp nhận mình sai, nếu như mình thấy rằng mình đã lỡ sai, để rồi sau đó sửa sai, chấp nhận những ý kiến trái ngược với ý kiến của mình lúc đầu. Chấp nhận mình sai một chút để mình được người đối diện nhìn nhận, tôn trọng như là một người có văn hóa và biết tư duy;

Hay là, chỉ vì bảo vệ đến cùng một nhận định, chỉ vì một quan điểm thôi, để rồi bị người đối diện cho là thiếu văn minh và/hoặc không biết tư duy?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thích nghi với hoàn cảnh.

 

(Hiếu học). Ðể thay đổi những điều không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi. Đem mình nhào nặn lại bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.

 

 

 

Hoàn cảnh mâu thuẩn.

 

 

Mâu thuẫn giữa mình và họ, mâu thuẫn của cá thể và quần thể, mâu thuẫn của cá nhân và xã hội, chung quy là cá tính trái ngược với hoàn cảnh.

 

Cái gọi là hoàn cảnh ở đây đương nhiên là hoàn cảnh xã hội. Quan hệ giữa người này với người khác trong nội bộ quần thể xã hội, trình độ đạo đức chung, pháp quy pháp luật, phong tục tập quán, văn hóa tạo thành nội dung cơ bản của hoàn cảnh xã hội.

 

Quần thể xã hội rõ ràng do các cá tính từng người khác nhau tạo nên. Do xuất thân từ giáo dục bồi dưỡng của từng người khác nhau, chịu sự tiêm nhiễm của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên hình thành cá tính khác nhau rất lớn. Sự khác biệt của cá tính có thể dùng các loại kiểm nghiệm khác nhau để đánh dấu hai cực đối ứng vô cùng.

 

Lấy việc đem thế giới nội tâm của mình và ngôn luận của bản thân làm mức độ biểu hiện đối với xã hội bên ngoài làm thước đo thì cá tính có thể phân làm hai loại: dạng kín đáo và dạng cởi mở, tức dạng hướng nội và dạng hướng ngoại.

 

 

Hướng nội – Hướng ngoại.

 

 

- Người thuộc dạng hướng nội luôn luôn đem mình đóng kín trong thế giới nội tâm của bản thân lúc nào cũng quan tâm đến ấn tượng của mình trong lòng người khác và địa vị trong đoàn thể, và luôn luôn thể nghiệm mình, kiểm thảo mình, thiết kế mình, không giỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là ở trước mặt người xa lạ, ở nơi công cộng, càng là lười mở miệng nói, hoặc ngượng mở miệng. Không muốn xuất đầu lộ diện, khi họp thì thích ngồi ở các góc. Khi bất đắc dĩ phải giao tiếp thì mặt đỏ, tim đập thùm thụp. Nói năng làm việc gì cũng thận trọng, chỉ sợ có sai sót, chỉ sợ bị người khác cười chê. Ðôi khi cũng biểu hiện lòng tự tin nhưng không đủ. Người thuộc dạng hướng nội phần nhiều say mê ảo tưởng, suy nghĩ triền miên, có thể anh ta có thế giới nội tâm cực kỳ phong phú, mà còn cực kỳ nhạy bén, thường đem xã hội nhân sinh muôn màu muôn vẻ cô đặc trong đầu óc của mình lần lượt sàng lọc và phóng ra từng cái một. Nhưng cái phong phú này xét đến cùng là có hạn, do đó thường xuất hiện ảo giác đi ngược lại với hiện thực hoặc vì thần kinh quá nhạy nên dẫn đến hiểu nhầm.

 

- Người thuộc dạng hướng ngoại tham gia vào ý thức mãnh liệt, đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý tìm hiểu tri thức. Thích xuất đầu lộ diện, bất kể ở nơi công cộng hay là trước mặt người xa lạ, đều có biểu hiện mạnh mẽ dục vọng của mình. Anh ta có thể vừa gặp người lạ như đã quen từ lâu, anh ta có thể giỏi diễn thuyết. Anh ta hầu như không quan tâm đến ấn tượng của mình trong con mắt người khác, đến địa vị của mình trong đoàn thể, luôn luôn tự mình cảm thấy tốt đẹp, tràn ngập lòng tự tin. Với anh ta khiêm tốn hay không khiêm tốn đều không sao cả, không giỏi mưu toan, tính toán trong lòng, không cẩn thận. Người thuộc dạng hướng ngoại giống như một đám lửa, đi đến đâu thì có thể thiêu cháy đến đó, thích giao kết bạn bè, cho dù thường không thể gắn bó keo sơn cũng tịnh không giảm bớt khao khát nhiệt tình giao tiếp. Người hướng ngoại đôi khi cũng do lời nói việc làm không đủ cẩn trọng mà có lỗi với người khác, nhưng người ta cũng vì bản tính của anh ta không xấu mà dễ dàng tha thứ. Vì thế quan hệ nhân tế của anh ta vẫn là không đến nỗi quá tồi. Hầu như anh ta không thể ngồi yên tĩnh để ngẫm nghĩ sâu xa, mà chỉ coi trọng ở hành động. Sự chuyển động tràn ngập toàn bộ cuộc sống của anh ta, suốt ngày bận rộn, bôn ba khắp nơi. Ðối với các loại hoạt động xã hội, như là các loại hội nghị, có hứng thú mãnh liệt. Anh ta cũng có thể lôi kéo một nhóm người thành lập một hội học thuật gì đó, hoặc một hiệp hội gì đó. Anh ta có khi sẽ trở thành tổng thư ký hoặc phó chủ tịch hội học thuật này, hiệp hội nọ. Trong cuộc sống, người thuộc dạng hướng ngoại phần nhiều biểu hiện rất hào hứng và lạc quan, người hướng ngoại đối với người khác tương đối khoan dung, cũng không tính toán nhiều đến phê bình và trách móc của người khác đối với anh ta.

 

Loại bỏ sự khác biệt của quan niệm nhân sinh và quan niệm xã hội, nói chung, người hướng ngoại tương đối thích hợp hoàn cảnh xã hội, anh ta là phần tử hoạt động trong các loại đoàn thể, tương đối dễ dàng giữ được quan hệ hài hòa với người khác, được mọi người hoan nghênh. Người thuộc dạng hướng nội chỉ thích ứng với mình, không thích hợp với xã hội, anh ta trong các đoàn thể phần nhiều không được hoan nghênh, không gây được sự chú ý của người khác, cũng sẽ không thể xuất đầu lộ diện, bạn bè của anh ta cũng ít.

 

 

Không có hướng nội hay hướng ngoại tuyệt đối.

 

 

Người tuyệt đối hướng nội và người tuyệt đối hướng ngoại trong cuộc sống hiện thực, hầu như không có. Người bình thường có cả hai dạng. Hoặc là thành phần hướng ngoại nặng hơn thành phần hướng nội, hoặc là thành phần hướng nội nặng hơn thành phần hướng ngoại. Hoặc là ở một trường hợp nào đó, ở một phương diện nào đó là dạng hướng ngoại, còn ở trường hợp khác, ở phương diện khác biểu hiện ở dạng hướng nội. Người dạng hướng nội có khiếm khuyết khó thích ứng với xã hội, khó sống chung với người khác, nhưng anh ta có lời nói và việc làm vững chắc thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng, tư tưởng sâu sắc mà nhạy bén, thường có thể phát hiện những vấn đề người hướng ngoại không thể phát hiện ra, đạt đến độ sâu tư tưởng mà người hướng ngoại không thể đạt được. Người hướng ngoại dễ dàng thích nghi với xã hội, làm việc cẩu thả, thích xuất đầu lộ diện, từ tự tin dễ dàng ngả sang tự phụ.

 

Ða số cuộc đời thành công đều kiêm đủ cả chỗ mạnh của hai dạng hướng nội và hướng ngoại và đều tránh được chỗ yếu của cả hai dạng đó. Bất cứ vĩ nhân nào đều không thể là một người tuyệt đối hướng nội hoặc là một người tuyệt đối hướng ngoại.

 

 

Thích nghi với hoàn cảnh.

 

 

Một người vừa nhẫn chịu được tịch mịch và cô đơn vừa lại có thể quả cảm dấn thân vào sự nghiệp oanh liệt, cá tính của họ có được sự hòa hợp trọn vẹn trên hai dạng hướng nội và hướng ngoại. Bạn không thể nói anh ta là một người hướng nội cũng là người hướng ngoại. Trong con người anh ta, giới hạn của dạng hướng nội và dạng hướng ngoại đã mất. Ðây là con người có thể thích nghi với hoàn cảnh nhất.

 

Trái lại, nếu như cá tính của bạn trái ngược với hoàn cảnh - không ăn khớp với người khác, hôm nay tranh cãi với người này, ngày mai giận dỗi với người khác, đối với nhiều người xung quanh đều có cảm giác ghét của bản năng, chỗ này cũng khinh thường, chỗ kia cũng chẳng coi ra làm sao, bất kể điều động đến đơn vị nào, bất kể phân phái đến bộ phận nào vẫn không thể sống hài hòa với xung quanh. Như thế thì, tốt nhất trước hết phải xem xét lại cá tính của mình - thuộc dạng hướng nội hay dạng hướng ngoại hoặc đều kiêm cả chỗ khiếm khuyết của hai dạng, mà không có chỗ mạnh của hai dạng?

 

Bạn có thể phát hiện ra bạn chủ yếu thiên về tính cách hướng nội, hoặc chỉ có khuyết điểm của tính cách hướng ngoại mà không có mặt tốt của tính cách hướng ngoại.

 

Cái gì thích nghi thì tồn tại. Khi cá tính trái ngược với hoàn cảnh, chỉ có hiệu chỉnh lại mình, tự mình uốn nắn lại mới là thiết kế cuộc đời đẹp nhất.

 

Không nên gảy lại điệu đàn cũ rích “núi sông dễ đổi, bản tính khó dời”. Một trong những đặc trưng lớn nhất của người hiện đại là cá tính của anh ta cũng có tính dẻo cực kỳ rộng rãi.

 

Các nhà đại danh sư triết học hiện đại cho rằng: Lúc ban đầu con người không có bất cứ quy định nào, chỉ là tồn tại, ló mặt ra, vào cuộc; về sau mới do chính anh ta quy định cho mình.

 

Con người thật ra không phải là sống ở quá khứ mà là đang sinh tồn và hướng tới tương lai. Quá khứ là cố định, đã chết rồi, còn tương lai mới tồn tại tất cả mọi khả năng. Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn cho tương lai, để thay đổi những cái trái ngược của mình không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.

 

Nếu như bạn cố thủ cá tính không tốt của mình, không dám hạ quyết tâm sửa chữa nó cho đúng, không thể từ trung tâm đóng kín của mình đi vào xã hội, đi vào đại chúng, luôn luôn không ăn khớp với hoàn cảnh xung quanh, vẫn luôn vì trái ngược với hoàn cảnh mà tách rời ra ngoài hoàn cảnh xung quanh, bạn sẽ có thể rơi vào trong nỗi giày vò đau khổ lâu dài. Ðó là đáng sợ, thê thảm. Bởi vì người khác, xã hội bên ngoài, tất cả mọi cái xung quanh thật ra không thể vì những cái vui giận bi ai của bạn, vì những cái yêu ghét, chọn bỏ của bạn mà thay đổi được. Ðó là sự tồn tại khách quan có tính quy luật tất nhiên phát sinh, phát triển tự thân của nó, bạn chỉ có nhận biết nó, thuận theo và thích nghi với nó, giữ hài hòa với nó mà thôi. Chỉ có với tiền đề như vậy, với tiền đề bạn trở thành một thành viên trong hoàn cảnh xã hội nào đó, bạn mới có thể phát huy đầy đủ tài trí thông minh của bạn, thực hiện sáng tạo của bạn, thực hiện lý tưởng và hoài bão cải tạo xã hội, cải tạo hoàn cảnh khách quan của bạn.

 

Theo: “Khoảnh Khắc Đời Người”- Trương Tự Văn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×