Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
thedanhla85

chiều ren đai ốc

Các bài được khuyến nghị

Ren phải và ren trái cũng giống như lề đường phải hoặc trái...chỉ là quy ước cách gọi tên, bản chất của việc tạo đường xoắn như nhau

Ren phải thường được dùng nhiều hơn ren trái. Ren trái thường ... bị dùng ít hơn nên gọi là ren trái...

dd_zps02b42c69.png

Một đường bao (hình tam giác, hình thang, cung tròn) chuyển động xoắn ốc trên mặt trụ hoặc mặt côn sẽ tạo thành một bề mặt gọi là ren (mặt phẳng của đường bao chứa trục của mặt trụ hay mặt côn).

Đường bao đó (mặt cắt ren) gọi là prôfin ren.

Nếu ren được tạo thành do đường bao chuyển động theo chiều kim đồng hồ theo hướng xa rời người quan sát thì gọi là ren phải (Hình 2a). Nếu ren được tạo thành do đường bao chuyển động ngược chiều kim đồng hồ theo hướng xa rời người quan sát thì gọi là ren trái (Hình 2b).

Trong thực tế ren được hình thành theo quy luật chuyển động của đường xoắn Ốc. Ví dụ khi tiện ren, mũi dao tiện chuyển động thẳng đều dọc theo trục của chi tiết, còn chi tiết thì quay tròn quanh trục của nó. Kết hợp hai chuyển động đó tạo thành chuyển động xoắn ốc. Như vậy mũi dao tiện sẽ cắt thành ren trên mặt cắt chi tiết.

Anh hãy tưởng tượng bộ nồi trục giữa xe đạp thì sẽ hiểu:

Nồi phải (nằm ở phía chân bên phải), nồi bên phải ren phải khi đạp xe sẽ  không bị nới lỏng được

Nồi trái (nằm ở phía chân bên trái), nếu nồi bên trái cũng làm ren phải khi đạp xe sẽ bị nới lỏng vì thế người ta phải làm ren trái

Vì sao ổ trục giữa xe đạp phải dùng nồi phải ren phải (vặn chặt theo chiều thuân...) và dùng nồi  trái ren trái (vặn chăt theo chiều nghịch....)Chắc anh hiểu rồi chứ! :) :) :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@hoằn dùng xe đạp loại gì thế ? Những chiếc xe đạp mình từng biết có nồi trái ren phải hoằn ah

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@hoằn dùng xe đạp loại gì thế ? Những chiếc xe đạp mình từng biết có nồi trái ren phải hoằn ah

 

Đố anh Hiệp biết ĐÙI PHẢI REN PHẢI HAY REN TRÁI!///???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:D :D :D

Cách xử lý của 2 lúa: Không có ren thì không phải quan tâm phải trái. :D

:D :D :D

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bàn đạp phải ren trái, bàn đạp trái ren phải thì phải.

Đã lâu ko tân trang xe đạp nên ko nhớ rõ :D

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_273%C3%B9i_xe_.jpg

 

Đùi trái ren trái anh Hiệp ạ! :) :) :)

Quy ước ren phải không phải ghi chú gì thêm, còn ren trái thì ghi rõ chữ ren trái hoặc ghi LH (left  - hand).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vậy nếu trục quay cùng chiều thì dùng ren phải đúng không bạn Hoằn?

Vậy sao núm giữ cánh quạt người ta lại dùng ren trái trong khi cánh quạt quay cùng chiều kim đồng hồ???

http://www.lamntn.com/2014/05/13/huong-dan-ve-sinh-quat-dien/

(có ghi là:Tháo núm chốt giữ cánh quạt bằng cách vặn ngược theo chiều thông thường tức là vặn xuôi chiều kim đồng hồ.)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình hiểu thế này đúng không nhỉ?

Với xe đạp thì mình dùng lực đạp vào bàn đạp.

Bên phải thì lực đạp vào bàn đạp sẽ cùng chiều kim đồng hồ nên dùng ren phải mới siết vào

Bên trái thì ngược lại

Nhưng với quạt bàn thì núm giữ không có lực siết vào (như khi ta đạp xe) nhưng khi quạt ngừng thì cánh quạt nặng hơn nên quán tính lớn hơn quán tính của núm vặn nên nếu núm vặn dùng ren phải thì sẽ bị nới lỏng ra....

Không biết có phải đúng không nhỉ????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có 1 trục cán xoay cùng chiều kim đồng hồ thì đai ốc lắp trên trục dùng ren thuận hay ren nghịch?

thanks

daiocvavachmay2.jpg

Hề hề hề,

Chuyện ren phải hay ren trái còn tùy thuộc vào nguyên lý hoạt động của cái trục cán bạn ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

trong máy mài 2 đá, ren ở 2 đầu trục không đồng chiều, 1 trái 1 phải. Áp dụng vào trục như trên hình, đai ốc đó phải là ren trái. Hiểu nôm là thế này: nếu cố tình giữ đai ốc lại, nó càng bị vặn chặt vào. Nhưng ở ô tô tải, cụ thể là ở bộ bu lông tắc kê, chiều ren lại khác, ngược lại với lập luận trên. Bu lông tắc kê ở các bánh bên phải là theo chiều phải, ở các bánh bên trái là chiều trái. Điều này được giải thích là nếu phanh gấp mô men quán tính làm cho các đai ốc càng xiết chặt thêm. tất nhiên trong trường hợp khởi động, khi tăng tốc thì bu lông tắc kê sẽ bị lỏng ra, nhưng điều này ít, hoặc hầu như không xẩy ra

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×