Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
huongchi2000

Giá trị của nghịch cảnh

Các bài được khuyến nghị

Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để se chỉ, dệt vải).

 

Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

 

Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa từng trồng – cây đâu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ của hai năm trước.. kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

 

Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố ghi công “những con sâu bọ”. Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.

 

Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám được những giá trị quý báu.

 

cám ơn các bạn đã xem bài.Nếu thấy bài viết hay, hy vọng các bạn đem về đăng ở blog hay ở các diễn đàn khác mà các bạn biết, mình thành thật cám ơn.

Nick của mình nè angle_dethuong74 , chat với mình nha

Đây là mail của mình nguoibanmoi2009@gmail.com

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lợi ích của nghịch cảnh, thất bại, đau buồn

Mỗi nghịch cảnh, mỗi thất bại và mỗi nỗi đau buồn đều chứa đựng một mầm mống lợi ích tương đương. Từ trước tới nay mọi người thường quen nhìn nhận đến khia cạnh u ám và tiêu cực của nghịch cảnh, thất bại hay đau buồn. Nhưng thưc ra mỗi nghịch cảnh, mỗi thất bại hay mỗi nỗi đau buồn đều có lơi ích của nó. Điều quan trong là phải biết nhìn nhận ra những lợi ích đó để tận dụng nó.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giá trị của những nỗi đau

Bài sưu tầm

Nguồn: Huy Minh - Blog SAS

 

Nội dung:

 

Khi bạn vô ý cắn vào lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy, đối với một vết rộp ở ngón chân cái - có ai muốn một bàn chân đau nhức chứ?

 

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm nước nóng?

 

Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu nhằm ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi những gì bạn đang làm kìa".

 

Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng hạn như: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi".

 

Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất, thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xảy ra thường xuyên thì có thể thông điệp ấy là:

 

"Đừng có muốn kiểm soát người khác."

 

"Đừng có muốn người khác suy nghĩ như ta."

 

"Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc."

 

Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ còn duy trì sự đau đớn như cũ.

 

(Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu).

 

Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày, dù đôi giày có đẹp thế nào.

 

Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp trong bộ não - lời nhắn thông thường là: Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.

 

Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giá trị của nghịch cảnh

 

Một đêm tháng 12 năm 1914 toàn bộ phòng thí nghiệm của Thomas Edison đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Mặc dù thiệt hại hơn 2 triệu USD, nhưng tòa nhà chỉ đóng bảo hiểm 238.000USD bởi chúng được xây dựng bằng bê-tông và mọi người nghĩ rằng chúng sẽ không bị cháy nên không đóng tiền bảo hiểm nhiều làm gì. Toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu của Edison đã đi theo đám cháy đêm tháng 12 năm đó.

 

Trong lúc ngọn lửa đang bốc cao, Charles - cậu con trai 24 tuổi của Edison - hoảng hốt đi tìm cha của mình giữa những đống đổ nát và khói mịt mù. Cuối cùng cậu cũng tìm được ông, đang bình thản đứng nhìn toàn bộ quang cảnh hỗn loạn trước mặt, mái tóc bạc phơ của ông bay bay trước gió.

Charles nói:

 

- Tim tôi đau nhói vì cha của tôi. Ông ấy đã 67 tuổi - không còn là một người đàn ông trẻ trung nữa - và mọi thứ đều tiêu tan trong ngọn lửa. Khi nhìn thấy tôi, ông hét lớn: ‘Charles, mẹ của con đâu?”. Khi tôi trả lời rằng tôi không biết, ông nói: “Đi tìm mẹ con đi. Nói mẹ con hãy lại đây. Mẹ con sẽ chẳng bao giờ có cơ hội nhìn thấy những gì xảy ra hôm nay trong suốt quãng đời còn lại của bà”.

 

Sáng hôm sau, Edison nhìn vào đống đổ nát và nói:

 

- Có một giá trị lớn trong thảm kịch này, đó là tất cả những sai lầm của chúng ta đều đã được thiêu hủy. Tạ ơn Chúa chúng ta có thể bắt đầu mới lại.

Ba tuần lễ sau trận hỏa hoạn đó, Edison đã cho ra đời chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông!

The Soewr’s Seeds

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×