Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
pnt.inc

Xin chỉ dẫn về đồ gá phay chi tiết dạng càng

Các bài được khuyến nghị

Em đang làm quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng mà môn đồ gá hơi "ngu" nên nhờ các sư huynh đệ đồng môn chỉ dẩn thêm cho em biết:

Link download file cad chi tiết của em: http://www.mediafire.com/?lellybuks14i3bl

 

đây là bản vẻ cad 2d em chụp lại:

6a384aaa0900de0641206003061d477b613d05fd92ccab0dabec768dd20fb6845g.jpg

Còn đây là chi tiết dạng 3d em vẽ xong chụp lại:

 

26212c2d379788968c8f4c4ad2b8077986ce54dfa0fbc35f88e28a0a0f2251845g.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đang làm quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng mà môn đồ gá hơi "ngu" nên nhờ các sư huynh đệ đồng môn chỉ dẩn thêm cho em biết:

Link download file cad chi tiết của em: http://www.mediafire.com/?lellybuks14i3bl

 

đây là bản vẻ cad 2d em chụp lại:

6a384aaa0900de0641206003061d477b613d05fd92ccab0dabec768dd20fb6845g.jpg

Còn đây là chi tiết dạng 3d em vẽ xong chụp lại:

 

26212c2d379788968c8f4c4ad2b8077986ce54dfa0fbc35f88e28a0a0f2251845g.jpg

Hề hề hề,

Xem qua bản vẽ của bạn, mình thấy bạn đã xác định xong các bề mặt định vị. Về cơ bản việc định vị như vậy là ổn, đảm bảo khống chế đủ 6 bậc tự do của vật.

Để có thể thiết kế được đồ gá, bạn còn cần phải xác định phương án kẹp chặt nữa. Phương án này phải đảm bảo các điều kiện như sau:

1/- Lực kẹp phải đảm bảo dủ lớn để thắng được các lực phát sinh trong quá trình gia công

2/- Lực kẹp phải không phá vỡ các vị trí định vị trên đồ gá cũng như trên chi tiết.

3/- Cơ cấu kẹp chặt phải không làm cản trở việc gia công

4/- Thao tác kẹp chặt phải đảm bảo đủ nhanh tương ứng với công nghệ gia công.

Sau khi có phương án kẹp chặt bạn sẽ có thể bắt tay vào việc thiết kế đồ gá để đảm bảo các yêu cầu trên về việc kẹp chặt và đảm bảo đủ các yếu tố định vị của bạn.

Chúc bạn thành công với đồ án này.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mặt đáy định vị bằng phiên tỳ, 3 bậc. còn mặt bên định vị 2 chốt 2 bậc,nó có phân biệt mặt thô tinh, trong sách đều có ghi, đọc sách y. mặt còn lại 1 chốt mặt cầu định vị bậc chống xoay. còn hình dạnhg của mấy chốt, phiến tỳ thì đọc sách công nghệ chế tạo máy của thầy Hồ Viết Bình, hay alat đồ gá cũng đc. goodluck.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

26212c2d379788968c8f4c4ad2b8077986ce54dfa0fbc35f88e28a0a0f2251845g.jpg

Xác định 6 bậc tự do để gia công mặt phẳng đỏ của chi tiết trên là thừa nhưng cũng không sai hẳn vì chưa bị siêu định vị!

Về nguyên tắc để gia công mặt phẳng đỏ, chỉ cần dùng mặt đáy chi tiết để khống chế 3 bậc tự do là đủ.

3 bậc tự do còn lại chống dịch chuyển theo 0X, OY và xoay quanh Z không cần phải định vị. Tuỳ kết cấu cụ thể của đồ gá gia công, có thể dùng chốt hoặc phiến tỳ để dễ đưa chi tiết gia công vào vị trí đồ gá. Bề mặt bên của chi tiết gia công không không bắt buộc phải tỳ sát vào chốt tỳ hoặc phiến tỳ, có thể xê dịch từ (5-7)mm cũng không ảnh hưởng gì.

Nếu chi tiết có kích thước nhỏ bé, căn cứ vào kích thước bàn máy anh có thể thiết kết đồ gá phay 2 hoặc nhiều chi tiết trong 1 lần gá, để tăng năng suất lao động.

 

fay222.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×