Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
falco

ace cho mình hỏi chi tiết này với

Các bài được khuyến nghị

có mà bác. bán kinh bằng 2. giờ em mới có 2 phương án

1 là phay lỗ 52.4 sau đó gia công biên dạng trong lỗ bằng máy cắt dây ( năng suất khá cao)

 2 là làm như bác

bác cho em bt ưu nhược điểm của 2 pp trên đcj không ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

có mà bác. bán kinh bằng 2. giờ em mới có 2 phương án

1 là phay lỗ 52.4 sau đó gia công biên dạng trong lỗ bằng máy cắt dây ( năng suất khá cao)

 2 là làm như bác

bác cho em bt ưu nhược điểm của 2 pp trên đcj không ạ

Có cái gì????

R2 là bán kinh của góc lượn cho kích thước 17+/- 0.5 chứ không phải của hố hình chữ nhật 70 x 110. Cái hố này mà không có góc lượn thì không dễ chơi đâu nhé.

Cắt dây hay cắt bằng cái chi thì trước hết phải hiểu nó đã, không hiểu thì cắt thế quái nào được......

Ưu điểm chung là chơi khá đẹp, mát mắt và tha hồ lấy le với người ...... không đẹp.

Nhược điểm chung là giá gia công không rẻ. Con nhà nghèo khó với.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

sản lượng 15.000 cũng khá lớn. loạt lớn hàng khối nên gia công tốn kém cũng đc. vi tính ổn định của sản phẩm khá cao.

http://www.4shared.com/photo/kwaYfmVf/bn_v_chi_tit_cng_ngh.html

bác xem qua bản vẽ hộ em với. đúng là chỗ đó không có góc lượn

bác cho em hỏi là với các kich thước đã cho em nên chon phôi nào 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

sản lượng 15.000 cũng khá lớn. loạt lớn hàng khối nên gia công tốn kém cũng đc. vi tính ổn định của sản phẩm khá cao.

http://www.4shared.com/photo/kwaYfmVf/bn_v_chi_tit_cng_ngh.html

bác xem qua bản vẽ hộ em với. đúng là chỗ đó không có góc lượn

bác cho em hỏi là với các kich thước đã cho em nên chon phôi nào 

Bản vẽ chi tiết còn thiếu nét thể hiện các mép vát trên hình chiếu chính.

Cần kiểm tra lại dung sai các kích thước theo tiêu chuẩn.

Nên tạo góc lượn cho hố chữ nhật. Bán kính góc lượn này cần xác định theo chi tiết đối ứng soa cho phù hợp.

Có thể hình dung như đây là một chi tiết nắp hộp được lắp với thân hộp bởi 4 vít M6. Các lỗ phi 8 có thể dùng để lắp hộp với các bộ phận khác của cơ cấu..

Với kết cấu chi tiết như vầy thì có thể miệng thân hộp sẽ đút lọt vào trong cái hố 70 x 110 ấy nên bạn cần kiểm tra chi tiết này để xác định bán kính góc lượn cho phù hợp, Nếu không làm xong sẽ vứt đi vì không dùng được.

Nếu sử dụng máy CNC để gia công thì nên chọn phôi thép tấm để giảm lượng dư gia công và đỡ mất công tạo chuẩn thô.

Nếu sử dụng máy phay thông thường để gia công thì có thể chọn phôi là phôi rèn hay phôi dập nóng.....

Phần lỗ phi 52.4 và các hốc liên quan có thể dùng cắt dây hoặc phay biên dạng. Tuy nhiên nếu cắt dây thì phải gia công vát mép lại cũng chả nhanh hơn phay được mà khá tốn kém chứ chả phải đùa.

Nếu dùng máy CNC bạn có thể học thêm được việc sử dụng masterCam trong quá trình thiết kế cũng là điều nên làm.

Tùy theo cái sự muốn của bạn mà chọn lựa. Miển sao có thể giải thích và bảo vệ được việc bạn chọn khi giáo viên cắc cớ hỏi thăm....

Chúc thành công.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bản vẽ chi tiết còn thiếu nét thể hiện các mép vát trên hình chiếu chính.

Cần kiểm tra lại dung sai các kích thước theo tiêu chuẩn.

Nên tạo góc lượn cho hố chữ nhật. Bán kính góc lượn này cần xác định theo chi tiết đối ứng soa cho phù hợp.

Có thể hình dung như đây là một chi tiết nắp hộp được lắp với thân hộp bởi 4 vít M6. Các lỗ phi 8 có thể dùng để lắp hộp với các bộ phận khác của cơ cấu..

Với kết cấu chi tiết như vầy thì có thể miệng thân hộp sẽ đút lọt vào trong cái hố 70 x 110 ấy nên bạn cần kiểm tra chi tiết này để xác định bán kính góc lượn cho phù hợp, Nếu không làm xong sẽ vứt đi vì không dùng được.

Nếu sử dụng máy CNC để gia công thì nên chọn phôi thép tấm để giảm lượng dư gia công và đỡ mất công tạo chuẩn thô.

Nếu sử dụng máy phay thông thường để gia công thì có thể chọn phôi là phôi rèn hay phôi dập nóng.....

Phần lỗ phi 52.4 và các hốc liên quan có thể dùng cắt dây hoặc phay biên dạng. Tuy nhiên nếu cắt dây thì phải gia công vát mép lại cũng chả nhanh hơn phay được mà khá tốn kém chứ chả phải đùa.

Nếu dùng máy CNC bạn có thể học thêm được việc sử dụng masterCam trong quá trình thiết kế cũng là điều nên làm.

Tùy theo cái sự muốn của bạn mà chọn lựa. Miển sao có thể giải thích và bảo vệ được việc bạn chọn khi giáo viên cắc cớ hỏi thăm....

Chúc thành công.

bác ơi. 4 lỗ phi 6 không phải lỗ ren. bác cho em biết công dụng của nó đc không ? 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

sản lượng 15.000 cũng khá lớn. loạt lớn hàng khối nên gia công tốn kém cũng đc. vi tính ổn định của sản phẩm khá cao.

http://www.4shared.com/photo/kwaYfmVf/bn_v_chi_tit_cng_ngh.html

bác xem qua bản vẽ hộ em với. đúng là chỗ đó không có góc lượn

bác cho em hỏi là với các kich thước đã cho em nên chon phôi nào 

 

 

4Ø9,5 và 4Ø6 là lỗ bắt vít, có thể là vít xẻ rãnh hoặc vít chìm 4 hoặc 6 cạnh.  Lỗ mà ghi dung sai kiểu ±0.1 vô lý lắm! (Có thể chi tiết nhựa thì có lý , còn với thép 45 ghi dung sai như thế hơi bị buồn cười vì khoan lỗ rộng lớn hơn hoặc bằng  .9.5 dễ, chứ khoan lỗ nhỏ hơn <9.5 là hơi bị khó, thực tế là không khoan được nếu dùng mũi khoan 9.5. Nếu là lỗ lắp bu lông chỉ cần ghi kích thước tự do 4Ø9,5 và 4Ø6 là đẹp rồi không cần phải ghi dung sai cho tốn mực!

Anh nên úp file.dwg lên địa chỉ nào dễ loát nhất >>> Em rất ngại, và rất sợ khi loát những chỗ phải mất thời gian đăng nhập và làm các thủ tục loằng ngoằng ....

Không có hình anh vẽ em, em nhìn tạm ảnh có vài lời góp ý:

- Em đã xem sổ tay rèn dập nóng, chi tiết của anh không phải là dạng điển hình. Nó không có vấu lồi  để cho kim loại biến dạng dẻo phình ra, nếu tạo phôi bằng rèn dập sẽ tốn kém. >>> Nên chọn phôi đúc, nếu gia công bằng các phương tiện gia công đại chúng

- Biên dạng của cái lỗ méo không thể gia công bằng các máy thông thường.  Gia công  bằng máy cắt dây thì có thể gia công được nhiều chi tiết xếp chồng lên nhau …sẽ cho năng suất cao và đạt độ chính xác đến 0,01 không khó khăn gì!

- Chỗ vát mép C4 theo em  không quan trọng lắm. Phần lỗ D52.4 có thể dùng mũi khoan để xoáy , phần còn lại dùng dụng cụ mài  cắt cầm tay để sửa cũng được

- Trên bản vẽ chẳng thấy ghi yêu về độ nhẵn bề mặt???

- Nên tìm hiểu kết cấu của các bộ phận máy liên quan  có  vẽ bản vẽ chi tiết có kết cấu phù hợp ( Rất có thể đây là bản vẽ của chi tiết nhựa chịu nhiệt)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

4Ø9,5 và 4Ø6 là lỗ bắt vít, có thể là vít xẻ rãnh hoặc vít chìm 4 hoặc cạnh.  Lỗ mà ghi dung sai kiểu ±0.1 vô lý lắm! (Có thể chi tiết nhựa thì có lý , còn với thép 45 ghi dung sai như thế hơi bị buồn cười vì khoan lỗ rộng lớn hơn hoặc bằng  .9.5 dễ, chứ khoan lỗ nhỏ hơn <9.5 là hơi bị khó. Nếu là lỗ lắp bu lông chỉ cần ghi kích thước tự do 4Ø9,5 và 4Ø6 là đẹp rồi không cần phải ghi dung sai cho tốn mực!

Anh nên úp file.dwg lên địa chỉ nào dễ loát nhất >>> Em rất ngại, và rất sợ khi loát những chỗ phải mất thời gian đăng nhập và làm các thủ tục loằng ngoằng ....

Không có hình anh vẽ em, em nhìn tạm ảnh có vài lời góp ý:

- Em đã xem sổ tay rèn dập nóng, chi tiết của anh không phải là dạng điển hình. Nó không có vấu lồi  để cho kim loại biến dạng dẻo phình ra, nếu tạo phôi bằng rèn dập sẽ tốn kém. >>> Nên chọn phôi đúc, nếu gia công bằng các phương tiện gia công đại chúng

- Biên dạng của cái lỗ méo không thể gia công bằng các máy thông thường.  Gia công  bằng máy cắt dây thì có thể gia công được nhiều chi tiết xếp chồng lên nhau …sẽ cho năng suất cao và đạt độ chính xác đến 0,01 không khó khăn gì!

- Chỗ vát mép C4 theo em  không quan trọng lắm. Phần lỗ D52.4 có thể dùng mũi khoan để xoáy , phần còn lại dùng dụng cụ mài  cắt cầm tay để sửa cũng được

- Trên bản vẽ chẳng thấy ghi yêu về độ nhẵn bề mặt???

- Nên tìm hiểu kết cấu của các bộ phận máy liên quan có kết cấu phù hợp ( Rất có thể đây là bản vẽ của chi tiết nhựa chịu nhiệt)

cảm ơn bạn rất nhiu

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tất cả các bề mặt lắp ghép với chi tiết khác, tùy theo nguyên lý hoạt động của nó đểu phải có độ nhẵn ở các cấp độ khác nhau. Những bề mặt không phải lắp ghép thì để thô .>>>Để vẽ đúng bản vẽ chi tiết anh cần phải hiệu được tính năng làm việc của nó. Nó lắp ghép ở chỗ nào, cái gì lắp lên nó >>> Phải có bản vẽ lắp cụm chi tiết......Không hiểu thầy giao đề tài cho anh kiểu gì???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nói thật em cũng không hiểu chi tiết lắp vào đâu. dung sai thì lớn, nhám thì không. đây là đồ án đầu tiên em làm. không biết em có chọn sai nghành không 

theo đúng bản vẽ gốc em chụp ở trên thì là nhựa. thầy giáo lại sửa thành c45

đề giáo viên đưa cho chắc họ không quan tâm đâu bác ạ. 

em nên gặp 3 lần rồi nhưng thầy toàn kêu bận

chắc đợi học lại em đc cái đề dễ tí

:D  :D  :D  :D  :D  :D  :D

bác đừng cười em nhá

chăc em cũng dốt nên thấy khó

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kể ra thì cũng buồn thật! Theo em được biết thì thường là thầy giao cho sinh viên làm 1 chi tiết sản phầm nào đó phải có đính kèm bản vẽ lắp để sinh viên hiểu được nguyên lý làm việc và tính năng kỹ thuật của chi tiết ...>>> anh phải tự tưởng tượng ra xem nó lắp vào cái gì rồi mạnh dạn vẽ bản vẽ chi tiết ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật theo cách hiểu của anh lên đây em sẽ góp ý !

Mỗi nghề có một cái khó khăn riêng của nó, đã dấn thân vào học là phải quyết tâm và tự tin. Chúc anh gặp nhiều may mắn và thành công trong nghề nghiệp đã chọn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hài. hn em có hỏi thầy. thầy bảo chi tiết thầy lấy bừa. thầy không nhớ nó là gì cả. nản

bác hoằn cho em hỏi. lỗ phi 52.4 và các lô phi 7 ( 52 độ) gc bằng những phương pháp nào đc vậy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hài. hn em có hỏi thầy. thầy bảo chi tiết thầy lấy bừa. thầy không nhớ nó là gì cả. nản

bác hoằn cho em hỏi. lỗ phi 52.4 và các lô phi 7 ( 52 độ) gc bằng những phương pháp nào đc vậy

 

Hề hề hề,

1/- Cắt dây

2/- Phay biên dạng sử dụng dao phay ngòn có đường kính nhỏ hơn 7.

3/- Dập cắt

4/- .....

5/- ....

6/- ......

 

Hề hề hề,

Thầy mà còn bừa như vậy thì trò chắc cũng cày lơ mơ rồi. Kiểu này khó mà cày sâu bừa kỹ được nên việc thóc lép âu cũng là .......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

a ơi. hên hơn sui mà. găp thầy như tn lằng nhằng là không đc ký bảo vệ

a cho em hỏi là phay biên dạng có những máy nào vậy. em tìm hiểu qua chút về máy móc chứ em chưa gặp phay chi tiết có bề mặt phức tạp ntn bjo

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hê,

a ơi. hên hơn sui mà. găp thầy như tn lằng nhằng là không đc ký bảo vệ

a cho em hỏi là phay biên dạng có những máy nào vậy. em tìm hiểu qua chút về máy móc chứ em chưa gặp phay chi tiết có bề mặt phức tạp ntn bjo

Tất cả các máy phay có đấy đủ các chuyển động dọc ngang và lên xuống của bàn máy đếu có thể sủ dụng để phay biên dạng bạn ạ.

Để có thể phay được biên dạng bạn cần lập được quỹ đạo của tâm dao. Thường sử dụng dao phay ngón để phay biên dạng. 

Với các máy CNC ba trục thì từ quỹ đạo tâm dao này bạn sẽ phải lập trình để cho máy có thể chạy đúng theo quỹ đạo đó.

Với các máy phay đa năng thì bạn sẽ phải dựa vào quỹ đạo tâm dao này để dịch chuyển bàn máy theo các phương sao cho tâm dao chạy đúng theo quỹ đạo này.

Cái biên dạng của bạn nếu nói là phức tạp thì hơi bị điêu bởi nó thực là quá đơn giản bạn ạ. Với việc chọn dao và chế độ cắt hợp lý, bạn hoàn toàn có thể chỉ chạy dao một lần là xơi xong cái thứ chả mấy phức tạp này.

Hề hề hề....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hài. hn em có hỏi thầy. thầy bảo chi tiết thầy lấy bừa. thầy không nhớ nó là gì cả. nản

bác hoằn cho em hỏi. lỗ phi 52.4 và các lô phi 7 ( 52 độ) gc bằng những phương pháp nào đc vậy

Khi chưa có máy cắt dây và máy CNC có các phương pháp gia công cổ truyền sau:

- Lấy dấu bằng tay >> đưa lên máy xọc cái phì 52.4 bằng ụ quay 360 độ + các chỗ lõm thì dùng bước tiến dao ngang kết hợp với bước tiến dao dọc >>> Sửa nguội theo dưỡng .....Tất cả các khuôn cối rèn đập, khuôn ép nhựa các có hình dạng núi non trùng điệp đều làm nguội là chính.

- Lỗ phì 52.4 có thể gia công trên máy doa đứng cũng được. (Đây là chi tiết nhỏ gia công trên máy doa ngang sẽ tốn tiền vì máy doa ngang dùng để gia công những chi tiết có kích thước lớn) . Sau khi gia công xong chuyển sang máy xọc gia công những chỗ lõm rồi sửa nguội>

- Lỗ 52.4  và cạnh vát 4 cũng có thể gia công bằng khoan, khoét và doa trên máy khoan đứng cũng được, với điều kiện phải đặt hàng vì nó không phải dao tiêu chuẩn.

- Biên dạng lỗ loằng ngoằn như thể, để tăng năng suất lao động có thể gia công bằng phương pháp  chép hình trên máy phay. Bằng cách thiết kế thêm bộ truyền dẫn thủy lực lắp lên bàn xe dao ngang...

Hiện nay máy cắt dây đã trở nên phổ biến>>>> gia công trên máy cắt dây sẽ cho năng suất cao  vì có thể gia được nhiều chi tiết bằng cách ghép chồng lên nhau

_ Nếu anh thích hoành tráng thì có thể gia công trên máy CNC cũng không sai!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng. cảm ơn bác rất nhiều. em đang không bt chỗ này

nói về phương diện khi làm sản phẩm thật thì em ưu tiên cắt dây hơn

nhưng ở góc độ bài tập thì em muốn làm trên máy vạn năng . vì nếu trên máy cnc hoặc máy cắt dây khi đi bảo vệ em đc bảo vệ riêng, máy cnc em lại biết ít

xác xuất trượt là rất cao bác ạ. em không muốn học 6 năm đâu.hihi

thank bác nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"hài. hn em có hỏi thầy. thầy bảo chi tiết thầy lấy bừa. thầy không nhớ nó là gì cả. nản"

Thấy cứ lấy chi tiết không nhớ nó là gì càng dễ làm! Đây chắc là bài tập môn học,  anh cứ mạnh chơi 2 phương án sau:

PHƯƠNG ÁN I : Chơi kiểu đi máy bay kết hợp với chạy bộ:

- Gia công lỗ phì 52.4 bằng máy cắt dây >>> xếp đè nhiều chi lên nhau gia công xong trong một lần gá

- Dùng dao xoáy lắp trên máy khoan để vát mép lỗ

- Dùng máy xọc để xọc các hốc theo vạch dấu, với bước tiến bằng tay ngang dọc

- Dùng dụng cụ cầm tay , mài sửa nguội theo dưỡng

PHƯƠNG ÁN II : Đi xe máy kết hợp với chạy bộ

- Gia công lỗ phì 52.4 trên máy phay bằng dao phay ngón gá phôi lên bàn quay >>>Xoay nghiêng đài dao để fay cạnh vát

- Dùng máy xọc để xọc các hốc theo vạch dấu, với bước tiến bằng tay ngang dọc (Dùng trên máy xọc năng suât cao hơn trên máy phay)

- Dùng dụng cụ cầm tay , mài sửa nguội theo dưỡng

PHƯƠNG ÁN III: Đi xe buýt kết hợp với  xe ôm

- Thiết kế bộ truyền dẫn thủy lực để gia công chép hình trên máy phay vạn năng

- Gá dao phay ngón thẳng đứng để gia công lỗ>>> Xoay nghiêng đài dao để gia công cạnh vát

 

114276_fay11.jpg

114276_fay2.png

114276_fay3.jpg

 

114276_fay4.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bác cho em hỏi. ở p/an 1 sao không dùng máy dây gc luôn biên dạng. vì bác đã dùng máy cắt dây để gc lỗ phi 52.4 rồi đấy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bác cho em hỏi. ở p/an 1 sao không dùng máy dây gc luôn biên dạng. vì bác đã dùng máy cắt dây để gc lỗ phi 52.4 rồi đấy

Nếu đúng đây là ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT thì sau này còn có thêm yêu cầu tính toán thuyết minh trong đó phải chọn máy, chọn dao, tính chế độ cắt....rồi còn thêm thiết kế đồ gá. Trong khi cái gì bạn cũng nghĩ tới phương án gia công bằng máy cắt dây, máy CNC.Theo tôi thì cần xem kỹ lại mục đích của đề tài này là gì???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×