Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
vanduong

CADViet Idol

Các bài được khuyến nghị

http://sannhac.com/r1586871/Sau-le-bong-sweet_lies.htm

http://sannhac.com/r1586794/Sao-danh-xa-em-sweet_lies.htm

nghe em hát xong chắc mấy bac' loại em ngay từ vòng gởi xe :mellow:

chúc mấy bác ngủ ngon !!!!

( nghe hat ma bun ngu wa :mellow: )

Quá tuyệt

Hãy cố gắng lên

he hé

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thấy bác hợp với chức danh phê bình nghệ thuật hơn. Phải nói là ..... :mellow:

Các cụ lão trưởng trong âm nhạc có câu: biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe... đừng bắt người ta nghe cái ….mình thích!

Khi còn là sinh viên trường nhạc mình đã biết được những điều sau:

- Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả thiên nhiên, cuộc sống, tư tưởng tình cảm của con người. Âm nhạc được chia làm 2 loại thanh nhạc và khí nhạc.

 

Các thể loại âm nhạc chính trên thế giới:

 

Một thể loại âm nhạc (hay dòng nhạc) - là 1 phạm trù, trong đó bao gồm những phong cách âm nhạc giống nhau hoặc “có chung ngôn ngữ âm nhạc cơ bản”. Âm nhạc còn có thể được phân loại dựa trên những tính chất phi âm nhạc, chẳng hạn như phân chia dựa vào vùng miền, đặc điểm địa lý của nơi xuất phát dòng nhạc đó.

 

Một dòng nhạc được phân chia dựa trên các tính chất: kỹ thuật, phong cách, ngôn ngữ, và chủ đề (nội dung).

 

Ta có các thể loại sau:

 

Classical Music: Nhạc cổ điển

Gospel: Nhạc thánh ca

Nhạc Jazz

Nhạc Latin

Nhạc Blues

Nhạc Rhythm and Blues (R’n’:mellow:

Nhạc Funk

Nhạc Rock

Nhạc Pop

Nhạc Country

Nhạc điện tử

Melodic Music

Nhạc Ska, Reggae, Dub,và những thể loại liên quan.

Nhạc Hiphop/Rap

Nhạc Châu Phi đương đại

 

Các thể loại Tân nhạc Việt Nam (theo Wikipedia):

 

Nhạc Tiền Chiến

Nhạc Đỏ

Tình Khúc 1954-1975

Nhạc Vàng

Nhạc Trẻ

Nhạc Hải Ngoại

 

 

thế cho mình đăng kí 1 chân nhạc sến.... như con hến nhá :cheers:

Nhạc sến là nhạc gì bạn?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
http://sannhac.com/r1586871/Sau-le-bong-sweet_lies.htm

http://sannhac.com/r1586794/Sao-danh-xa-em-sweet_lies.htm

nghe em hát xong chắc mấy bac' loại em ngay từ vòng gởi xe :s_big:

chúc mấy bác ngủ ngon !!!!

( nghe hat ma bun ngu wa :s_big: )

 

 

Nhân danh ta, sweet_lines và thánh thần>>>>>> Amen

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhạc Hải Ngoại

Nhạc sến là nhạc gì bạn?

Phản hồi từ bài báo "Nhạc sến là gì"

Chủ nhật, 04 Tháng chín 2005, 09:47 GMT+7

Tiếp tục về chủ đề “ Nhạc “sến” là gì?” sau khi đọc Thanh Niên ra ngày 23.8.2005 và ngày 29.8.2005 tôi xin đóng góp một số ý kiến của riêng tôi. Từ lâu tôi đã ấp ủ về vấn đề này nhưng không thể nói ra cho ai cả vì sợ mọi người cho rằng mình là một đối tượng lập dị chăng? Nhưng sau hai bài của các tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan và đạo diễn Lê Văn Duy tôi cũng xin nói lên cảm nghĩ của mình về “Nhạc sến”.

Tôi là một thanh niên thuộc thế hệ 8X thế nhưng trong sở thích nghe nhạc của mình không hề giống những thanh niên cùng trang lứa. Tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” mà chỉ xin phát biểu chút ý kiến thôi để phản hồi sau khi Thanh niên đăng một loạt bài ở trang 14 – Báo Thanh Niên ngày 29.8 vừa qua.

 

Khi có ý kiến cho rằng “Nhưng đôi lúc, tôi cũng nghe những bản nhạc bolero cũ xưa” (của Huỳnh Như Vũ - Q3) tôi bèn tra từ điển để tìm hiểu xuất xứ của từ bolero. Không biết có đúng hoàn toàn không nhỉ khi từ này được nói rằng đây là một giai điệu hay nói cách khác là một điệu nhảy của xứ Tây Ban Nha. Bản thân những giai điệu của phương tây khi du nhập vào Việt Nam phần lớn đã thể hiện được tính chất “gạn đục khơi trong”, biến cái của người ta thành của mình – vốn là một điểm mạnh trong tính cách của người Việt Nam chúng ta bao đời. Tuy nhiên, tôi chỉ xin nói riêng về bolero khi đến Việt Nam hầu như được chia thành 2 xu hướng không chính thức trong phong cách sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam. Một bên là nhạc mang đậm tính dân ca truyền thống (qua những bài Ai ra xứ Huế – Duy Khánh, Thương về Miền Trung – Châu Kỳ...) và một bên mang tính kể lể tự sự, “cộng vào đó là ca từ bình dân, dễ hiểu, tả thực không cách điệu không ẩn dụ” (Huỳnh Như Vũ – Q3)

Cho phép tôi không bàn đến những bài mang âm hưởng dân ca mà chỉ nói đến những bài mà bị người ta cho là sến. Nếu nói theo phong cách kể lể tự sự vừa được tôi nhắc đến thì chưa hẳn là “sến”, bởi vì còn tuỳ vào người thể hiện hay biểu diễn ca khúc đó nữa! Đơn cử cho ý kiến của tôi là bài “Giọt lệ Đài trang” của Nhạc sĩ Châu Kỳ được sáng tác cách đây gần 60 năm. Cốt chuyện có thực để dẫn đến bài hát được ra đời được tóm tắt như sau.

Thập niên 40 của thế kỷ trước, nhạc sĩ Châu Kỳ còn là một chàng nghệ sĩ ở độ tuổi đôi mươi sống ở đất Kinh Kỳ (cố đô Huế bây giờ) ông đã có quen biết với một nàng tiểu thư Tôn Thất có tên là Công Tằng Tôn Nữ Hải Anh luôn sống trong lầu vàng gác tía nhưng mà cô nàng tiểu thư này rất chảnh vì dù sao mình cũng là dòng dõi Tôn Thất nhà Nguyễn. Một lần khi cô tiểu thư đứng chơi ở ban công nhà mình, chàng nhạc sĩ cầm đàn ghi ta đứng dưới đất vừa đánh đàn vừa tỏ tình, nhìn lên lầu của nhà Hải Anh, thì chàng nhạc sĩ Châu Kỳ bị cô nàng làm cụt hứng với một câu nói xanh rờn buông xuống “ Đồ xướng ca vô loài” và quay mặt bỏ đi vô nhà. Sau nhiều năm trôi qua, nhạc sĩ Châu Kỳ đã vào Sài gòn và tiếp tục con đường nghệ thuật sáng tác nhạc chuyên nghiệp thì tình cờ gặp lại cô Hải Anh trong bộ dạng tiều tuỵ đi trên phố Sài Gòn. Ban đầu cô ta cảm thấy mắc cỡ và cố tình lảng tránh nhạc sĩ nhưng ông vẫn bám theo và hỏi han tình hình gia cảnh hiện tại của cô thì cô nàng đã khóc và nói những câu nói tỏ ra hối hận vì ngày xưa đã thoá mạ nhạc sĩ. Trong hoàn cảnh đó cô nàng chỉ còn 5 xu ( hay 5 hào gì đó – không rõ nữa) cô không đủ tiền để mua một cái bánh lót dạ vì đã nhiều ngày nhịn đói. Sau nhiều lần hỏi thăm dò chỗ ở của cô Hải Anh, nhac sĩ đã biết được và còn đau đớn hơn khi biết cô ấy đã lâm vào con đường hút sách và qua một thời gian ngắn thì cô Hải Anh đã chết vì sốc thuốc. Bài hát Giọt lệ Đài trang được ra đời trong hoàn cảnh đó. Lời bài hát thật cảm động và đầy tính chất thương xót khi ông thể hiện trên nền nhạc Bolero. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây khi bài hát này được ca sĩ Chế Linh thể hiện ở Hải ngoại thì bị người ta hết sức phê phán ở chỗ ông này quá sức kéo dài lê thê và rên rỉ ở những chỗ có luyến láy. Qua từng câu hát người nghe có thể cảm nhận được những tiếng “ợ”, “ự” khá phô mà lẽ ra không đáng có. Theo Đạo diễn Lê văn Duy là “giới trẻ có học Sài Gòn phần đông đã tẩy chay dòng nhạc Sến” có lẽ ở chỗ đó.

 

Kể những điều nói trên là tôi có ý nhấn mạnh rằng đa số những bài hát thời ấy người ta cho là sến không thể quy kết hoàn

 

toàn vào nhạc sĩ mà “có công” rất lớn của một số ca sĩ đã góp phần “nâng cao” sự lố bịch trong phong cách biểu diễn của

 

mình để những bài hát ấy như bị quy vào một “xóm nhà lá” của đời sống văn nghệ. Những kiểu hát này rất dễ ru ngủ và

 

làm mất nhuệ khí chiến đấu của dân chúng mà lực lượng chiếm tỉ lệ lớn là thanh niên đang lớn lên, bắt đầu yêu, đang yêu,

 

và sẽ yêu trong thời ấy.

 

Ngày nay tuy đã khá hơn song có rất nhiều ca sĩ bị lôi cuốn vào dòng nhạc sến kiểu mới. Nói rằng sến kiểu mới là vì ngày nay nhạc bolero đã bị những nhạc sĩ sáng tác “rên rỉ hoá” chẳng hạn như “Nhạc nhà nghèo - liên khúc nghèo”, kể lể tâm trạng thất tình khi cô gái bị ép gả cho người giàu sang, tâm trạng của những chàng trai không lo làm việc mà suốt ngày chỉ chìm đắm trong đau khổ khi người yêu đi lấy chồng…. được các ca sĩ Hải Ngoại lê thê rên rỉ như : Trường Vũ (học trò của Chế Linh), Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình, Phi Nhung, Hạ Vi, Tâm Đoan… Còn những ca sĩ trong nước cũng xuất hiện những ca sĩ kiểu chạy sô mà khi mới nghe là đã thấy sến từ cái giọng hát chưa nói đến lời bài hát. Xét đến lời bài hát thì khỏi phải nói, “Nhẫn cỏ cho em” .... thiết nghĩ đây không còn là nhạc sến nữa mà là nhạc than vãn.

....Nói theo cách nói của tác giả Trần Thanh Sơn “thời nào cũng có bản nhạc rất hay ví dụ như nhạc tiền chiến, nhạc tình trước 1975, nhạc cách mạng nhưng chỉ có nhạc trẻ hiện nay mà người ta cho là nhạc “sang” là tôi nghe không lọt lỗ tai” là rất đúng, bởi lẽ thử hỏi trên thị trường âm nhạc hiện nay có bài hát nào tồn tại được một tháng không? Trong khi những bài hát như “Tình Nghệ Sĩ”, “Cô láng giềng”, “Gái Xuân”, “Một cõi đi về” và hàng chục bài trong bộ sưu tập đĩa của tôi có được vẫn lướt cùng năm tháng và không hề lỗi thời. Ngay cả nhạc Xuân cũng vậy, những bài hát của nhạc sĩ Quốc Dũng vẫn còn là một điều rất đẹp về cuộc đời mà hàng năm cứ mỗi độ Tết đến Xuân về vẫn cảm thấy như vừa ngày nào mới đây!

Nhạc trẻ hiện nay phần lớn dựa vào dòng nhạc Slow Surf có thể nói dễ hát cũng như sáng tác chính điều này khiến cho nhà nhà sáng tác người người làm ca sĩ khiến thị trường ca nhạc trở nên hỗn độn. Nghe qua cả trăm bài hát hiện nay chúng ta chỉ thấy có một nội dung đó là cuộc tình tay ba, anh có em rồi anh mất em, suốt ngày chỉ có mấy cụm từ được “nhai lui nhai tới” nào là có nhau, mất nhau, chia tay... Chính nhạc trẻ hiện nay mới là nhạc cực sến trong cuộc sống hiện đại. Cái sến tiếp theo chính là tự mình đặt nghệ danh theo phong cách "Tàu hóa", "Hàn hóa" (Ưng, Nhật, Hàn, Kim…), phong cách ăn theo (Đàm Vĩnh Hùng đã ăn theo tên của Ca Sĩ Đàm Vĩnh Hưng), phong cách đặt tựa đề ca khúc dài kỷ lục guiness (Tại em anh mới trở nên như thế! (Lưu Chí Vỹ), Người ấy và tôi em chọn ai (AXN), Xin cho anh được sửa sai những lỗi lầm (Ưng Hoàng Phúc)... )

Lê Khắc Vĩnh (Q3 - TPHCM)

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×