Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
bEan

Em có thắc mắc về cách bố trí van trong trạm bơm cấp 2

Các bài được khuyến nghị

Em đang làm đồ án công trình thu trạm bơm, có thắc mác là:

1. Tại sao lại bố trí 2 đường ống hút chung và 2 đường ống đẩy chung, bố trí 3 đường ống có đc ko?

2. Theo sách sổ tay máy bơm của cô dung ghi là van 1 chiều nhất thiết phải nằm giữa van 2 chiều và bơm. tại sao lại thế?

Cám ơn mọi người đã xem!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Anh có thể gửi sơ đồ nguyên lý làm việc của việc "bố trí 2 đường ống hút chung và 2 đường ống đẩy chung" lên đây được không??? :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Untitled_zps32f9e200.png

 

Đây a ơi, e mới học năm 4 thôi, ko biết bác bao nhiêu tuổi chắc là hơn tuổi e!

Theo mình biết thì tank nước thường có ít nhất 2 ngăn, mục đích chính là để vệ sinh 1 tank, 1 tank vẫn dùng bình thường, hoặc có hư 1 tank thì dùng 1 tank để sửa chữa. do đó có 2 đường hút và có đường cân bằng 2 tank.

Hai ống đẩy có thể do sử dụng ở 2 khu vực khác nhau.

Van 1 chiều đặt giữa bơm và van chặn để van 1 chiều có bị hư ( thường dễ hư van này do lỗi sản xuất) thì khóa van chặn lại để nước không dốc ngược về, van chặn đặt ở ngoài cùng để khóa dòng nước ngược về để có thể tháo bơm và các van khác trong việc sửa chữa bảo trì.

Có người hỏi nếu van chặn hư thì làm sao. Thì xin trả lời luôn là trường hợp này bắt buộc nên chúng ta phải xả toàn bộ nước có thể ngược về bơm trong hệ thống, bằng cách mở van xả cho nước về tank hoặc xả ra ngoài.

Thân!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Untitled_zps32f9e200.png

 

Đây a ơi, e mới học năm 4 thôi, ko biết bác bao nhiêu tuổi chắc là hơn tuổi e!

 

Chắc là chị hơn tuổi em :) :) :)

Em có thể tham khảo hình vẽ sau:

 

114276_22222.png

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em xem mà ko hiểu gì hết, đây là đồ án gi thế chị

 

Không phải là đồ án, anh ạ! Nó là công trình thực tế, với hình trên anh chỉ cần quan tâm tới đường ống mầu vàng nó gần giống  với đồ án của anh!

Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm:

 

114276_ha_1.png

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nước từ mỗi bề qua đường ống màu vàng và 1 cái van cổng để nếu 1 bể hỏng hay vệ sinh thì khóa 1 bể lại và dùng nước ở bể kia thôi.Như vậy cả 2 bơm có thể cùng hút nước từ 1 bể, mỗi bể có 1 van xả tràn và 1 van xả đáy. Xem bài bác Hoằn lâu nay mới bít bác Hoằn là phụ nữ.hihi

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đang làm đồ án công trình thu trạm bơm, có thắc mác là:

1. Tại sao lại bố trí 2 đường ống hút chung và 2 đường ống đẩy chung, bố trí 3 đường ống có đc ko?

2. Theo sách sổ tay máy bơm của cô dung ghi là van 1 chiều nhất thiết phải nằm giữa van 2 chiều và bơm. tại sao lại thế?

Cám ơn mọi người đã xem!

 

Có thể bố trí một đường 1, 2...đến 6 đường ống hút và ống đẩy đều được, vấn đề ở đây là phải chọn đường kính ống nhánh và ống gom là bao nhiêu cho hợp lý..??? (rất tiếc sơ đồ nguyên lý làm việc của anh lại không ghi kích thước ống)

Bố trí ít đường ống có lợi là tốn ít diện tích  mặt bằng và đỡ tốn cả đường ống nữa ....ngắn hai dài một....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng, em rõ rồi ạ. Tiện đây cho e hỏi luôn : Tại sao khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?

hehe

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng, em rõ rồi ạ. Tiện đây cho e hỏi luôn : Tại sao khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?

hehe

 

Thông thường các loại máy nén khí, áp suất hút và áp suất đẩy sự chênh lệnh lớn. Người ta thường lắp thêm một van nối giữa đường hút và đường đẩy, khi khởi động sẽ khóa van đẩy, mở van nối giữa đường đẩy và hút để giảm tải cho động cơ...khi tốc độ động cơ đủ lớn , người ta mới mở van đẩy và khóa van nối giữa đầu đẩy và đầu hút...

 

Với máy bơm nước, thú thực là em chưa phải ứng xử với trường hợp   áp suất hút và  áp suất đẩy chênh lệch nhau quá nhiều đến mức : "cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại"

Nếu giả thiết có trường hợp như thế, thì cách tươi đẹp nhất là trên ống đẩy trước van chặn, anh phải bố trí thêm 1 van xả nước về bể....nhằm mục đích giảm tải cho động cơ bơm nước khi khởi động...

Nếu khóa van đẩy mà không có van xả hồi nước về bể thì chẳng có ý nghĩa gì... vì khi khóa van hút... áp suất đẩy sẽ đột biến tăng lên trong giây lát , sẽ cháy máy bơm trong giây lát...khi chưa kịp mở van đẩy là cái chắc... :) :) :)

 

Chốt lại: anh phải sửa lại sơ đồ nguyên lý làm việc, để như hình vẽ của anh như trên sẽ không thể chơi kiểu "khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?" là cái chắc rồi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thông thường các loại máy nén khí, áp suất hút và áp suất đẩy sự chênh lệnh lớn. Người ta thường lắp thêm một van nối giữa đường hút và đường đẩy, khi khởi động sẽ khóa van đẩy, mở van nối giữa đường đẩy và hút để giảm tải cho động cơ...khi tốc độ động cơ đủ lớn , người ta mới mở van đẩy và khóa van nối giữa đầu đẩy và đầu hút...

 

Với máy bơm nước, thú thực là em chưa phải ứng xử với trường hợp   áp suất hút và  áp suất đẩy chênh lệch nhau quá nhiều đến mức : "cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại"

Nếu giả thiết có trường hợp như thế, thì cách tươi đẹp nhất là trên ống đẩy trước van chặn, anh phải bố trí thêm 1 van xả nước về bể....nhằm mục đích giảm tải cho động cơ bơm nước khi khởi động...

Nếu khóa van đẩy mà không có van xả hồi nước về bể thì chẳng có ý nghĩa gì... vì khi khóa van hút... áp suất đẩy sẽ đột biến tăng lên trong giây lát , sẽ cháy máy bơm trong giây lát...khi chưa kịp mở van đẩy là cái chắc... :) :) :)

 

Chốt lại: anh phải sửa lại sơ đồ nguyên lý làm việc, để như hình vẽ của anh như trên sẽ không thể chơi kiểu "khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?" là cái chắc rồi!

Đoạn chữ đỏ kia  hình như chị ghi nhầm,e nghĩ là khóa van đẩy mà ko có van xả hồi thì áp suất đẩy sẽ tăng đột biến

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Nếu khóa van đẩy mà không có van xả hồi nước về bể thì chẳng có ý nghĩa gì... vì khi khóa van hút... áp suất đẩy sẽ đột biến tăng lên trong giây lát , sẽ cháy máy bơm trong giây lát...khi chưa kịp mở van đẩy là cái chắc..."

 

Đúng là em đã nhầm nhọt CHƯA  KỊP OÁNH DẤU CHẤM CÂU ĐÃ TAM SAO THẤT BẢN , anh ạ! :) :) :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đang làm đồ án công trình thu trạm bơm, có thắc mác là:

1. Tại sao lại bố trí 2 đường ống hút chung và 2 đường ống đẩy chung, bố trí 3 đường ống có đc ko?

2. Theo sách sổ tay máy bơm của cô dung ghi là van 1 chiều nhất thiết phải nằm giữa van 2 chiều và bơm. tại sao lại thế?

Cám ơn mọi người đã xem!

 

Xin giải thích cho bạn thế này:

 

1. Việc bố trí 2 đường ống hút chung: giải thích như bạn trumlenmang là hợp lý. Khi tính toán bể chứa nước sạch, thường chọn tối thiểu 2 bể (khi dừng để rửa bể hoặc sửa chữa vẫn có 1 bể hoạt động) nên sẽ có 2 đường ống hút đến 2 bể là vậy. Trên thực tế thì có thể chỉ làm 1 bể cho tiết kệm thì chia bể làm 2 ngăn nên cũng có 2 ống hút đến từng ngăn.

Tại sao có 2 hoặc 3 đường ống đẩy? Vấn đề này liên quan đến an toàn trong cấp nước khi có sự cố. Bạn sẽ phải tính toán số đoạn nối giữa 2 ống đẩy từ TB2 đến điểm bắt đầu vào mạng lưới để đảm bảo an toàn khi cấp nước. 2 hoặc 3 tuyến ống đẩy ra là do bạn chọn, (3 tuyến thì an toàn hơn).

2. van 1 chiều nhất thiết phải nằm giữa van 2 chiều và bơm: Vấn đề này bạn trumlenmang có giải thích nhưng không đúng. Trước hết, tác dụng của van 1 chiều là khi mất điện hoặc dừng bơm đột ngột vì lý do nào đó, nước sẽ chảy ngược lại (trong trường hợp cao độ của mạng lưới cao hơn TB2, thường là thế), van 1 chiều sẽ đóng lại lập tức không cho nước chảy vào máy bơm làm cho bánh xe công tác của bơm quay ngược -> hỏng bơm, sau đó mới đóng van cổng. Trường hợp độ chênh cao trình giữa máy bơm và mạng lưới quá lớn, có thể phải tính đến việc bố trí thêm van chống nước va (water hummer) hoặc thiết bị chống nước va.

3. Tại sao khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?: Vấn đề này bạn Hoằn có giải thích nhưng cũng không đúng. Vấn đề ở đây là làm cho bơm hoạt động đúng đường đặc tính của bơm đã chọn, phải đóng van trên ống đẩy để Qo=0, khi đó bạn mới có thể đưa áp lực Ho theo đường đặc tính bơm và bơm mới hoạt động đúng điểm làm việc.

Bạn nên tham khảo đọc sách Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước để hiểu thêm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Xin giải thích cho bạn thế này:

 

1. Việc bố trí 2 đường ống hút chung: giải thích như bạn trumlenmang là hợp lý. Khi tính toán bể chứa nước sạch, thường chọn tối thiểu 2 bể (khi dừng để rửa bể hoặc sửa chữa vẫn có 1 bể hoạt động) nên sẽ có 2 đường ống hút đến 2 bể là vậy. Trên thực tế thì có thể chỉ làm 1 bể cho tiết kệm thì chia bể làm 2 ngăn nên cũng có 2 ống hút đến từng ngăn.

Tại sao có 2 hoặc 3 đường ống đẩy? Vấn đề này liên quan đến an toàn trong cấp nước khi có sự cố. Bạn sẽ phải tính toán số đoạn nối giữa 2 ống đẩy từ TB2 đến điểm bắt đầu vào mạng lưới để đảm bảo an toàn khi cấp nước. 2 hoặc 3 tuyến ống đẩy ra là do bạn chọn, (3 tuyến thì an toàn hơn).

2. van 1 chiều nhất thiết phải nằm giữa van 2 chiều và bơm: Vấn đề này bạn trumlenmang có giải thích nhưng không đúng. Trước hết, tác dụng của van 1 chiều là khi mất điện hoặc dừng bơm đột ngột vì lý do nào đó, nước sẽ chảy ngược lại (trong trường hợp cao độ của mạng lưới cao hơn TB2, thường là thế), van 1 chiều sẽ đóng lại lập tức không cho nước chảy vào máy bơm làm cho bánh xe công tác của bơm quay ngược -> hỏng bơm, sau đó mới đóng van cổng. Trường hợp độ chênh cao trình giữa máy bơm và mạng lưới quá lớn, có thể phải tính đến việc bố trí thêm van chống nước va (water hummer) hoặc thiết bị chống nước va.

3. Tại sao khi bắt đầu vận hành bơm thì cần phải đóng hết van trên ống đẩy đợi khi đủ áp lực mới được mở lại?: Vấn đề này bạn Hoằn có giải thích nhưng cũng không đúng. Vấn đề ở đây là làm cho bơm hoạt động đúng đường đặc tính của bơm đã chọn, phải đóng van trên ống đẩy để Qo=0, khi đó bạn mới có thể đưa áp lực Ho theo đường đặc tính bơm và bơm mới hoạt động đúng điểm làm việc.

Bạn nên tham khảo đọc sách Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước để hiểu thêm.

Mình xin chỉnh lại ý thứ 2 mà bạn nói, câu hỏi ở đây là: " tại sao đặt van 1 chiều ở giữa bơm và van cổng?" chứ không phải tác dụng của van 1 chiều. Câu "van 1 chiều sẽ đóng lại lập tức không cho nước chảy vào máy bơm làm cho bánh xe công tác của bơm quay ngược -> hỏng bơm, sau đó mới đóng van cổng" của bạn theo mình chưa hợp lí. hệ thống bơm nước cấp "bình thường" xài van cổng đóng mở bằng tay, vì vậy bơm dừng van cổng  vẫn mở không đóng. Bạn vẫn chưa giải thích nếu đặt van một chiều sau van cổng thì có vấn đề gì, vẫn chống được nước chạy ngược và đóng van bình thường. Việc bố trí thêm "water hammer" thì bạn nói đúng tùy theo công trình.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

" tại sao đặt van 1 chiều ở giữa bơm và van cổng?" : Thứ nhất như mình đã giải thích ở trên, van 1 chiều đóng nhanh, không cho nước chảy ngược nhưng để tránh áp lực của nước tác dụng lên cánh van và dội trở lại mạng làm áp suất sau cánh van 1 chiều âm dẫn tới van có thể bị mở lại nên sau đó phải đóng tiếp van cổng. Thứ 2, liên quan đến câu hỏi của bạn "nếu đặt van một chiều sau van cổng thì có vấn đề gì", trường hợp trong TB2 có nhiều bơm thì sẽ có vấn đề. Phân tích qui trình khởi động lần lượt của nhiều bơm trong TB2 sẽ rõ:

Theo sơ đồ của bạn bEan, giả sử chỉ có bơm M1 đang hoạt động, lúc này van cổng trên ống hút và ống đẩy của bơm M1 mở, trên các bơm khác đóng. Nếu van một chiều sau van cổng trên ống đẩy thì lúc này tất cả các van 1 chiều trên các bơm còn lại đều đóng, do nước từ bơm M1 chảy đến. Muốn bơm M2 hoạt động, phải mở van cổng trên ống hút trước, sau đó mở van cổng trên ống đẩy của bơm M2, nhưng khi đó van 1 chiều lắp đặt sau van cổng này bị đóng do áp lực nước từ bơm M1 dẫn đến muốn nước từ bơm M2 vào được ống đẩy chung thì bơm M2 phải thắng được áp lực từ bơm M1 ép lên van 1 chiều, bơm bị quá tải, có thể hỏng. Tất cả điều đó dẫn tới:

- Không thể kiểm soát được quá trình khởi động bơm

- Tính toán các bơm khác nhau về đường đặc tính do bơm khởi động sau phải có thêm áp lực để thắng áp lực đè lên van 1 chiều.

Do vậy, nhất thiết van 1 chiều phải nằm giữa bơm và van cổng. Quy trình vận hành chuẩn để khởi động các bơm ban tham khảo thêm trong sách.

"hệ thống bơm nước cấp "bình thường" xài van cổng đóng mở bằng tay, vì vậy bơm dừng van cổng  vẫn mở không đóng": Đây là qui trình dừng bơm sai. Nguyên tắc là mở thiết bị nào trước thì đóng thiết bị đó sau.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

" tại sao đặt van 1 chiều ở giữa bơm và van cổng?" : Thứ nhất như mình đã giải thích ở trên, van 1 chiều đóng nhanh, không cho nước chảy ngược nhưng để tránh áp lực của nước tác dụng lên cánh van và dội trở lại mạng làm áp suất sau cánh van 1 chiều âm dẫn tới van có thể bị mở lại nên sau đó phải đóng tiếp van cổng. Thứ 2, liên quan đến câu hỏi của bạn "nếu đặt van một chiều sau van cổng thì có vấn đề gì", trường hợp trong TB2 có nhiều bơm thì sẽ có vấn đề. Phân tích qui trình khởi động lần lượt của nhiều bơm trong TB2 sẽ rõ:

Theo sơ đồ của bạn bEan, giả sử chỉ có bơm M1 đang hoạt động, lúc này van cổng trên ống hút và ống đẩy của bơm M1 mở, trên các bơm khác đóng. Nếu van một chiều sau van cổng trên ống đẩy thì lúc này tất cả các van 1 chiều trên các bơm còn lại đều đóng, do nước từ bơm M1 chảy đến. Muốn bơm M2 hoạt động, phải mở van cổng trên ống hút trước, sau đó mở van cổng trên ống đẩy của bơm M2, nhưng khi đó van 1 chiều lắp đặt sau van cổng này bị đóng do áp lực nước từ bơm M1 dẫn đến muốn nước từ bơm M2 vào được ống đẩy chung thì bơm M2 phải thắng được áp lực từ bơm M1 ép lên van 1 chiều, bơm bị quá tải, có thể hỏng. Tất cả điều đó dẫn tới:

- Không thể kiểm soát được quá trình khởi động bơm

- Tính toán các bơm khác nhau về đường đặc tính do bơm khởi động sau phải có thêm áp lực để thắng áp lực đè lên van 1 chiều.

Do vậy, nhất thiết van 1 chiều phải nằm giữa bơm và van cổng. Quy trình vận hành chuẩn để khởi động các bơm ban tham khảo thêm trong sách.

"hệ thống bơm nước cấp "bình thường" xài van cổng đóng mở bằng tay, vì vậy bơm dừng van cổng  vẫn mở không đóng": Đây là qui trình dừng bơm sai. Nguyên tắc là mở thiết bị nào trước thì đóng thiết bị đó sau.

Em nghĩ là bác hiểu nhầm bác trumlenmang ở câu cuối rồi, việc dừng bơm khi mất điện là không mong muốn, chứ đâu phải mình dừng bơm có chủ ý đâu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình rất ngưỡng mộ bạn Thanhlamct thật là am hiểu về kĩ thuật. Nhưng theo mình thì bơm nước cấp hiếm khi dùng cách khởi động mà đóng van đầu đẩy (mình đi làm công trình tòa nhà cao tầng chưa vận hành theo cách đó bao giờ. Trường hợp hệ thống Chiller thì lại phải dùng cách khởi động như bạn nói, và van đóng mở tự động, điều khiển bằng điện. Vấn đề đường đặc tính bơm thì (chị) Hoằn giải thích rất thuyết phục mình.

Theo mình khi khởi động bơm cao áp thì đóng van đầu đẩy, mở van đường hồi  đến khi bơm chạy đạt trạng thái ổn định (điểm làm việc trên đường đặc tính bơm)  mình sẽ mở dần từ từ van đầu đẩy đến hết và đóng dần van đường hồi đến kín thì sẽ bảo vệ bơm không bị quá tải khi khởi động. 

Các bác cứ góp ý cho mình học hỏi thêm.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo mình biết thì tank nước thường có ít nhất 2 ngăn, mục đích chính là để vệ sinh 1 tank, 1 tank vẫn dùng bình thường, hoặc có hư 1 tank thì dùng 1 tank để sửa chữa. do đó có 2 đường hút và có đường cân bằng 2 tank.

Hai ống đẩy có thể do sử dụng ở 2 khu vực khác nhau.

Van 1 chiều đặt giữa bơm và van chặn để van 1 chiều có bị hư ( thường dễ hư van này do lỗi sản xuất) thì khóa van chặn lại để nước không dốc ngược về, van chặn đặt ở ngoài cùng để khóa dòng nước ngược về để có thể tháo bơm và các van khác trong việc sửa chữa bảo trì.

Có người hỏi nếu van chặn hư thì làm sao. Thì xin trả lời luôn là trường hợp này bắt buộc nên chúng ta phải xả toàn bộ nước có thể ngược về bơm trong hệ thống, bằng cách mở van xả cho nước về tank hoặc xả ra ngoài.

 Mình xin được phép bổ sung phần Van 01 chiều nằm giữa van khóa và bơm như sau:

1. Dự án của bạn có tất cả 04 bơm và 02 đường ống hút khác kháu. Suy ra:

  - Bể chứa có 02 ngăn. Để tiện cho việc giải thích mình ký hiệu như sau:

    + Ống hút 1: kết nối với Bơm 1.1 và Bơm 1.2

    + Ống hút 2: kết nối với Bơm 2.1 và Bơm 2.2

  - Sử dụng bơm 01 chạy + 01 dự phòng, sử dụng chung 01 đường ống hút: chế độ hoạt động là luân phiên.

2. Tất cả các avn trên đường ống hút và đường ống đẩy đều là van thường mở (NO) - ngoại trừ van cách ly.

3. Do đó:

    + Nếu 1 trong 2 cụm bơm hoạt động thì nước sẽ không chảy ngược về các bơm còn lại. VD: bơm 1.1 hoạt động thì dòng nước sẽ không chảy ngược về các bơm 1.2; bơm 2.1; bơm 2.2.

    + Bơm của bạn sử dụng là bơm trung chuyển dùng để đẩy nước lên bể nước mái/ hoặcđẩy nước vào mạng lưới thì tránh tình trạng nước bị dội ngược về bơm khi bơm không hoạt động. Vì trong đường ống dẫn nước luôn luôn có nước.

 4. Nếu như có sự cố bơm hư, thì chúng ta phải khóa van chặn ở 2 đầu bơm mới tiến hành tháo bơm.

     Còn van cách ly hư thì cũng thao tác tương tự là phải khóa cả 2 van chặn ở 2 đầu của bơm.

     Bất dắc dĩ trong quá trình sử dụng nếu 01 trong 02 van kháo ở 01 trong 02 đầu bơm bị hư thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng bơm nước như bình thường (gọi là chế độ by pass), nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn nên lắp đặt đầy đủ thiết bị như trong sơ đồ là an toàn và vận hành tốt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 Mình xin được phép bổ sung phần Van 01 chiều nằm giữa van khóa và bơm như sau:

1. Dự án của bạn có tất cả 04 bơm và 02 đường ống hút khác kháu. Suy ra:

  - Bể chứa có 02 ngăn. Để tiện cho việc giải thích mình ký hiệu như sau:

    + Ống hút 1: kết nối với Bơm 1.1 và Bơm 1.2

    + Ống hút 2: kết nối với Bơm 2.1 và Bơm 2.2

  - Sử dụng bơm 01 chạy + 01 dự phòng, sử dụng chung 01 đường ống hút: chế độ hoạt động là luân phiên.

2. Tất cả các avn trên đường ống hút và đường ống đẩy đều là van thường mở (NO) - ngoại trừ van cách ly.

3. Do đó:

    + Nếu 1 trong 2 cụm bơm hoạt động thì nước sẽ không chảy ngược về các bơm còn lại. VD: bơm 1.1 hoạt động thì dòng nước sẽ không chảy ngược về các bơm 1.2; bơm 2.1; bơm 2.2.

    + Bơm của bạn sử dụng là bơm trung chuyển dùng để đẩy nước lên bể nước mái/ hoặcđẩy nước vào mạng lưới thì tránh tình trạng nước bị dội ngược về bơm khi bơm không hoạt động. Vì trong đường ống dẫn nước luôn luôn có nước.

 4. Nếu như có sự cố bơm hư, thì chúng ta phải khóa van chặn ở 2 đầu bơm mới tiến hành tháo bơm.

     Còn van cách ly hư thì cũng thao tác tương tự là phải khóa cả 2 van chặn ở 2 đầu của bơm.

     Bất dắc dĩ trong quá trình sử dụng nếu 01 trong 02 van kháo ở 01 trong 02 đầu bơm bị hư thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng bơm nước như bình thường (gọi là chế độ by pass), nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn nên lắp đặt đầy đủ thiết bị như trong sơ đồ là an toàn và vận hành tốtBạn 

Bạn ơi, mình có thắc mắc như sau:

1. Hình mình đưa ra là có 5 máy bơm, ko phải 4 nhé.

2. Tại sao van trên cả đường hút và mở lại thưởng mở vậy và van cách ly là gì ?

3. 

    + Theo mình hiện tượng nước bị dội ngược lại bơm là nước va, và cách khắc phục thì phải có van chống va.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×