Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
haanh

Nguyên tắc nối thép chịu lực trong kết cấu dầm cột bê tông cốt thép

Các bài được khuyến nghị

Chiều nay em vừa cãi nhau với tốp thợ . Sau khi ép cọc... độ cao phần thừa của cọc ko đều nhau cái cái cao cái thấp

Họ đã hàn nối thép rồi đổ bê tông nối thêm cọc cho tất cả các cọc cao bằng nhau. họ ko hàn so le vị trí hàn cao thấp

khác nhau mà bằng làn như vậy có đúng nguyên tắc ko???. Em cần hỏi các bác về nguyên tắc nối cốt thép cho dầm

và cột chịu lực nối buộc thép và nối hàn ứng dụng trong từng trường hợp . Em thấy người ta bảo bên nước ngoài

họ ko cho hàn thép chịu lực dầm và cột có đúng ko???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chiều nay em vừa cãi nhau với tốp thợ . Sau khi ép cọc... độ cao phần thừa của cọc ko đều nhau cái cái cao cái thấp

Họ đã hàn nối thép rồi đổ bê tông nối thêm cọc cho tất cả các cọc cao bằng nhau. họ ko hàn so le vị trí hàn cao thấp

khác nhau mà bằng làn như vậy có đúng nguyên tắc ko???. Em cần hỏi các bác về nguyên tắc nối cốt thép cho dầm

và cột chịu lực nối buộc thép và nối hàn ứng dụng trong từng trường hợp . Em thấy người ta bảo bên nước ngoài

họ ko cho hàn thép chịu lực dầm và cột có đúng ko???

Theo mình biết thì không cần phải hàn so le, chỉ cần chiều dài đường hàn đảm bảo là được. Nếu hàn cả 2 phía thì chiều dài đường hàn bằng 5D, hàn 1 phía thì chiều dài đường hàn = 10D (D là đường kính thép). Sau khi nối thì được xem như là một thanh liền. Nhiều nơi họ chuộng nối thép bằng buộc hơn hàn (tất nhiên là chiều dài nối sẽ lớn hơn hàn) vì buộc không làm thay đổi tính chất của thép (hàn vì nhiệt, đã làm thay đổi ít nhiều tính chất thép).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi hàn nối thì phải chú ý là trục của 2 thanh thép phải trùng nhau. Nếu lệch thì phải làm lại. Ngoài 2 cách hàn và buộc hiện nay, tại các công trình lớn còn dùng phương pháp Nối dùng ống nối (mới dược áp dụng tại Việt Nam), theo phương pháp này, thép càn nối được tiện hay taro ren, ông nối được sản xuất trong nhà máy. Việc nối thép được thực hiện tại công trường.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khi hàn nối thì phải chú ý là trục của 2 thanh thép phải trùng nhau. Nếu lệch thì phải làm lại. Ngoài 2 cách hàn và buộc hiện nay, tại các công trình lớn còn dùng phương pháp Nối dùng ống nối (mới dược áp dụng tại Việt Nam), theo phương pháp này, thép càn nối được tiện hay taro ren, ông nối được sản xuất trong nhà máy. Việc nối thép được thực hiện tại công trường.

Nối L=35D khi thép chịu kéo và L=20D khi thép chịu nén .Không nối quá 50% số thanh thép chủ trên một mặt cắt--> nối so le.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em cần hỏi các bác về nguyên tắc nối cốt thép cho dầm

và cột chịu lực nối buộc thép và nối hàn ứng dụng trong từng trường hợp . Em thấy người ta bảo bên nước ngoài

họ ko cho hàn thép chịu lực dầm và cột có đúng ko???

Tuỳ từng trường hợp, nếu là nút khung (giữa cột, dầm): - vùng chịu kéo nối >=30d

- Vùng chịu nén nối >15d

xem thêm ở đây về cấu tạo nối, hàn theo nguyên lý cấu tạo: http://www.cadviet.com/upfiles/c3.pdf

http://www.cadviet.com/upfiles/Chuong_203.pdf

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

30092009.jpg

Cảm ơn các bác đã chia sẻ cột nhà em làm để đỡ thiết bị trong nhà xưởng, chỉ chịu lực nén đúng tâm
Thiết bị hình tròn đửờng kính 5.5 mét có tải trọng 180 tấn . Thiết bị đặt trên 12 cột bê tông cốt thép chịu lực, trên cột sẽ là giằng cột có kết cấu hình tròn. Phương châm của nhà em khi làm bao giờ cũng đặt mức an toàn lên cao nhất: CẦU NHÂN 3 PHÀ NHÂN 2. Bởi thế nên nhà em đã ép cọc trung bình mỗi cọc chịu lược 30 tấn x 12 = 360 tấn. ( Diện tích Piston cm^2 x Áp suất thuỷ lực kg/cm^2...= ...kg)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lần đầu tiên mới thấy một mặt bằng ép cọc nhiều như vậy.

Theo kinh nghiệm của các tiền nhân và của bản thân học được thì khi làm nền cho nhà xưởng thì để tiết kiệm thì nên phân chia thành hệ lưới vuông axb hoặc hệ lưới tam giác và ép cọc tai những điểm giao của lưới.

 

 

------------

Ps: xin hỏi 1 câu ngoài lề công trình này ở đâu vậy?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Công trình này ở Miền Bắc (Việt Nam) anh ạ!Anh nói đúng lần đầu tiên anh thấy qua ảnh và cũng là lần đầu tiên em thấy tại công trình. Thiết bị lắp trên đó là lò nung chân đỡ của nó có kết cấu thép hình trụ có chân đế hình vành khăn rộng 300 xây gạch chịu nhiệt phía trong.

Toàn bộ lò nung có khối lượng 180 tấn đặt lên 12 cột chịu lực như ảnh chụp. Theo anh thì nên làm thế nào cho giá thành hạ và vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Em chỉ là thợ vẽ ( vẽ theo bản vẽ phác thảo bằng tay)theo đúng nghĩa của nó, em ko học khối kỹ thuật nên ko hiểu ý nói của anh đâu>

Rất mong đựơc sự giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm của các bác trên diễn đàn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

sfhhsdhjtrjh.jpg

 

Lần đầu tiên em nhìn thấy cột có kết cấu trên to dưới bé. Các bác có thấy vô ..."duyên" ko???????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Lần đầu tiên em nhìn thấy cột có kết cấu trên to dưới bé. Các bác có thấy vô ..."duyên" ko???????

Chuyện bình thường trong nhà khung thép mà Hà anh,

 

Sau này khi khung lắp hoàn chỉnh thì mình mới thấy cái có lý của nó. Tức là tại gối (chỗ tiếp giáp móng + tiếp giáp đỉnh mái) có momen =0 thì tiết diện chỉ cần nhỏ. Nhưng tại điểm khuỷu của khung thì momen lớn nên tiết diện cũng phải lớn.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

DSKJKJ.jpg

Đây là công trình nhà em thi công và lắp dựng theo thiết kế của bên B". Cho em hỏi có thể thay đổi kết cấu cột trên to dưới nhỏ bằng kết cấu cột trên dưới bằng nhau nhưng phía trên có ke đỡ (con sơn) được ko ???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đây là công trình nhà em thi công và lắp dựng theo thiết kế của bên B". Cho em hỏi có thể thay đổi kết cấu cột trên to dưới nhỏ bằng kết cấu cột trên dưới bằng nhau nhưng phía trên có ke đỡ (con sơn) được ko ???

 

Cái chính là sợ Mômen đầu cột lớn, tiết diện ngay dưới con sơn không chịu được :cheers:

Nếu như bạn làm cột trên dưới bằng nhau và bằng tiết diện trên do họ đã thiết kế thì chẳng sao.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu tính theo diện tải 180/5.5^2/3.14= 1.895 (T/m2) thì cũng không phải lớn lắm ( tải trọng tương đương với nhà 5-6T)

Vả lại sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào các lớp đất bên bên dưới + dk cọc + chiều dài cọc trong lớp đất tựa vào.

Về giải pháp thì theo hình thì không bàn đến nữa, nhưng nếu đổ thành bè móng hình tròn mình nghĩ cũng không phải là giải pháp dở.

Vấn đề là ở cái thiết bị ntn thôi?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thpsn3.jpg

 

Em ko có nghề xd em nhờ các bác giải thích:

- Em nghĩ đơn giản nhà cao tầng như cái bật lửa dựng đứng thì phải làm móng cọc , nhà thấp tầng như cái bật lửa đặt nằm ko phải làm móng cọc.

Vậy thì có hệ số tỷ lệ giữa chiều cao tòa nhà và diện tích mặt bằng để quyết định lựa chọn móng cọc ko?

- Kết cấu có một đoạn thép D=22 được luồn đoạn ống nhựa như ảnh có tác dụng gì?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em ko có nghề xd em nhờ các bác giải thích:

- Em nghĩ đơn giản nhà cao tầng như cái bật lửa dựng đứng thì phải làm móng cọc , nhà thấp tầng như cái bật lửa đặt nằm ko phải làm móng cọc.

Vậy thì có hệ số tỷ lệ giữa chiều cao tòa nhà và diện tích mặt bằng để quyết định lựa chọn móng cọc ko?

 

Việc lựa chọn phương án móng (móng đơn, băng, bè, hộp, cọc...) phụ thuộc trực tiếp vào tải trọng và sức chịu tải của nền đất. Có khi nhà chỉ một tầng mà đất xấu thì vẫn phải làm cọc trong khi đất tốt thì nhà 5 tầng vẫn có thể làm móng băng hay thậm chí móng đơn, miễn là đảm bảo điều kiện ổn định.

Quan niệm về lựa chọn móng cho công trình dựa trên lý luận cái bật lửa là chưa chính xác :bigsmile: . Mặc dù chiều cao hay thấp của công trình cũng là một yếu tố nói lên tải trọng của nó. Nhưng như đã nói ở trên, tải trọng chỉ là một nửa của vấn đề.

Hiện chưa thấy nghiên cứu hay kinh nghiệm nào đưa ra về việc lựa chọn móng theo tỉ lệ giữa chiều cao và diện tích mặt bằng vì như đã nói ở trên, tỉ số này chưa đủ làm căn cứ.

 

- Kết cấu có một đoạn thép D=22 được luồn đoạn ống nhựa như ảnh có tác dụng gì?

 

Đó là cấu tạo của khe co dãn. Bê tông được đổ với một diện tích bề mặt lớn (như sàn nhà công nghiệp), nếu không có các cấu kiện khác hỗ trợ như dầm chia nhỏ, thì cần được chia thành các phần nhỏ khác nhau để tránh các tác dụng co ngót của vật liệu. Các phần nhỏ này được tách ra bởi các khe co giãn. Các khe này thông thường được bố trí cách nhau 4-6m.

Do các phần được tách ra bởi các khe, nên thép giữa các phần cũng không liên quan đến nhau. Nhưng vì vẫn muốn có sự liên hệ: chẳng hạn không muốn các mép chuyển dịch tương đối theo phương thẳng đứng, nên thép được bố trí trong ống nhựa như trên, đảm bảo: vẫn có thể dịch chuyển theo phương ngang.

  • Vote tăng 7

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nối L=35D khi thép chịu kéo và L=20D khi thép chịu nén .Không nối quá 50% số thanh thép chủ trên một mặt cắt--> nối so le.

các bác cho em hỏi thép nào là thép chịu kéo và thép nào là thép chịu nén ạ?.cảm ơn các bác

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nối L=35D khi thép chịu kéo và L=20D khi thép chịu nén .Không nối quá 50% số thanh thép chủ trên một mặt cắt--> nối so le.

e thấy bác này nói đúng chiều dài nối thép, còn công trường lớn có cả máy xoáy ren thép luôn, ko cần phải đem zô nhà máy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác cho em hỏi thép nào là thép chịu kéo và thép nào là thép chịu nén ạ?.cảm ơn các bác

thép trong vùng bê tông chịu kéo gọi là thép chịu kéo, thép trong vùng bê tông chịu nén là thép chịu nén hehe, bạn zở giáo trình BTCT 1 ra coi đi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

tùy từng loại thép mới được hàn bác nhé. có những loại thép có đặc tính đặc biệt. khi hàn thì nhiệt lớn. sẽ làm thay đổi cấu trúc của thếp. dẫn đến giòn và không có khả năng kéo nén nữa. thường thường người ta chỉ nối thép với cấu kiện chịu nén L nối buộc là 30D. còn L hàn là 15D. ít ai nối thép cấu kiện chịu kéo lắm. thêm nữa là chỗ nối bác phải bổ xung cốt đai mau hơn nữa.

thêm nữa là cọc như nhà bác. chả ai nối thêm bê tông cho cọc cả. người ta ép cọc bao giờ cũng để thừa ra 1 đoạn lớn hơn L tối thiểu. rồi phá dầu cọc. xong đan thép đài móng với thép đầu cọc thừa ra. rồi đổ bê tông cả đài móng luôn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thpsn3.jpg

 

Em ko có nghề xd em nhờ các bác giải thích:

- Em nghĩ đơn giản nhà cao tầng như cái bật lửa dựng đứng thì phải làm móng cọc , nhà thấp tầng như cái bật lửa đặt nằm ko phải làm móng cọc.

Vậy thì có hệ số tỷ lệ giữa chiều cao tòa nhà và diện tích mặt bằng để quyết định lựa chọn móng cọc ko?

- Kết cấu có một đoạn thép D=22 được luồn đoạn ống nhựa như ảnh có tác dụng gì?

cái hình này là khe co giãn. vì móng làm dối nên chọc thép sang để cho có bị sụt thì cũng không bị lệch sân. cái này chắc sàn nhà công nghiệp 1 tầng, ^^ đoán mò

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vợ chồng em định mua một căn nhà có diện tích 5000 x 1100 . Họ đã xây 3 tầng rưỡi, hiện trạng tầng nào cũng có 1 vết nứt , tầng 2 và 3 vết nứt nhìn rõ nét, tầng một về nứt mờ. Đặc điểm vết nứt nằm ở giữa nhà. vị trí vết nứt ở tường hồi giáp gianh với nhà liền kề cao 5.5 tầng . Chiều dài vết nứt kéo dài từ tường ra phía trọng tâm mặt bằng. Chiều dài vết nứt 2 mét , độ rộng vết nứt áng chừng khoảng 0,3 - 0,5 milimet. Hình dáng vết nứt loằng ngoằng như tia chớp. Cầu thang cũng bị nứt ngang theo bản trượt tại vị trí xoắn.

Đặc điểm của nhà là tự xây, không có bản vẽ thiết kế, kết cấu bê tông sắt thép do chủ thầu xây dựng sáng tác theo kinh nghiệm. Chủ nhà nói là nhà kết cấu móng băng hình chân vịt, sắt thép tương đương với nhà 5 tầng bên cạnh....Em nhờ các bác tư vấn giúp em:

- Các vết nứt em mô tả trên, kết cấu nhà có an toàn không?

- Sau này nếu khả năng kinh tế cho phép, nhà em có thể cải tạo nâng cấp từ 3.5 tầng lên 5,5 tầng có được không?

- Có phương pháp nào kiểm tra kết cấu thép của dầm , cột ví dụ như bằng siêu âm ....?

Đây không phải là đố vui, em cần được tư vấn gấp. Rất mong được sự giúp đỡ của các bác, em xin cảm ơn nhiều nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vợ chồng em định mua một căn nhà có diện tích 5000 x 1100 . Họ đã xây 3 tầng rưỡi, hiện trạng tầng nào cũng có 1 vết nứt , tầng 2 và 3 vết nứt nhìn rõ nét, tầng một về nứt mờ. Đặc điểm vết nứt nằm ở giữa nhà. vị trí vết nứt ở tường hồi giáp gianh với nhà liền kề cao 5.5 tầng . Chiều dài vết nứt kéo dài từ tường ra phía trọng tâm mặt bằng. Chiều dài vết nứt 2 mét , độ rộng vết nứt áng chừng khoảng 0,3 - 0,5 milimet. Hình dáng vết nứt loằng ngoằng như tia chớp. Cầu thang cũng bị nứt ngang theo bản trượt tại vị trí xoắn.

Đặc điểm của nhà là tự xây, không có bản vẽ thiết kế, kết cấu bê tông sắt thép do chủ thầu xây dựng sáng tác theo kinh nghiệm. Chủ nhà nói là nhà kết cấu móng băng hình chân vịt, sắt thép tương đương với nhà 5 tầng bên cạnh....Em nhờ các bác tư vấn giúp em:

- Các vết nứt em mô tả trên, kết cấu nhà có an toàn không?

- Sau này nếu khả năng kinh tế cho phép, nhà em có thể cải tạo nâng cấp từ 3.5 tầng lên 5,5 tầng có được không?

- Có phương pháp nào kiểm tra kết cấu thép của dầm , cột ví dụ như bằng siêu âm ....?

Đây không phải là đố vui, em cần được tư vấn gấp. Rất mong được sự giúp đỡ của các bác, em xin cảm ơn nhiều nhiều!

 

Bạn không post hình nên khó hình dung để phán đoán được nguyên nhân!

Việc cải tạo nâng tầng khả thi hay không xuất phát từ hệ kết cấu có sẵn, cần điều tra kỹ lưỡng mới quyết định được. Tuy nhiên, nhiều sách cho rằng có thể nâng 1,5 lần số tầng hiện có.

Siêu âm có thể dò được vị trí cốt thép, tuy nhiên ngay cả bộ môn thí nghiệm công trình của Đại học xây dựng cũng nói rằng phương pháp này khó đạt kết quả chính xác.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

dsfsdfse.jpg

 

Em cảm ơn bác nhiều! Hôm trước em quên không chụp ảnh . Hình em vẽ theo trí nhớ. Trần nhà tầng 1,2 và 3 đều nứt cùng phía.

Vết nứt mầu đỏ, cầu thang hình chữ U nứt tại vị trí xoắn. Xung quanh tường không có vết nứt

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vết nứt như trên có thể là do lún lệch, nguyên nhân có thể là do khi xây dựng nhà 5 tầng, và nhà của bạn đã bị lún nhiều hơn tại góc phía trên bên trái.

Nếu đúng là do lún lệch, có thể thấy rằng:

- Móng nhà bạn có thể là móng băng nhỏ

- Nền đất dưới nhà bạn không tốt lắm

- Sàn mỏng và dầm thấp (với tư tưởng sử dụng tường chịu lực kết hợp)

Tường nhà bạn không thấy vết nứt có thể là do đã được trát lại

Có thể nói, khi kết cấu bị phá hoại nhưng đã đạt trạng thái ổn định, kiểm tra thấy vết nứt không tiếp tục phát triển, thì kết cấu vẫn đảm bảo khả năng chịu lực

Tuy nhiên không dám chắc là khi bạn nâng tầng thì kết cấu vẫn đảm bảo an toàn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em muốn hỏi bác, khi có vết nứt như thế , nếu giả thiết tường cũng bị nứt thì dầm (giằng tường) có bị nứt thớ dưới không, hay nó chỉ nằm trong phạm vi của giới hạn đàn hồi?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×