Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
hongvan208

Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11

Các bài được khuyến nghị

Sắp tới ngày 20/11 rồi mà thấy diễn đàn dạo này k có không khí gì vui vẻ hết, mình có đề xuất này, chúng ta hãy cùng chơi trò. “Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11”. Mời các bạn đưa ra những ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô và được bình chọn là hay nhất thì người đó sẽ thắng,

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sắp tới ngày 20/11 rồi mà thấy diễn đàn dạo này k có không khí gì vui vẻ hết, mình có đề xuất này, chúng ta hãy cùng chơi trò. “Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11”. Mời các bạn đưa ra những ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô và được bình chọn là hay nhất thì người đó sẽ thắng,

Không thầy đố mày làm nên.........

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Tiên học lễ, hậu học văn

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy chẳng tầy học bạn

- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ

- Một kho vàng không bằng một nang chữ

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Ăn vóc, học hay

- Ông bảy mươi học ông bảy mốt

- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết

- Người không học như ngọc không mài

- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

-Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Con thầy, vợ bạn.

@bạn hongvan208: Cơ cấu giải thưởng?

Câu cuối : "Con thầy, vợ bạn" khó giải nghĩa bác nào biết giải thích thử xem?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Câu cuối : "Con thầy, vợ bạn" khó giải nghĩa bác nào biết giải thích thử xem?

Câu này đầy đủ là : "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" bác ạh

Dường như đó là những đối tượng mình không nên "đụng" đến. "Con thầy" thì khỏi nói rồi. Nếu mình va chạm với nó thì khác gì đụng chạm đến ông thầy ! :D . "Vợ bạn" thì miễn bàn, ai dại gì mà tăm tia đến làm chi. "Gái cơ quan" thì sao ấy nhỉ ...? Đến chổ này thì mình lại quên béng đi mất :tongue2: . Dĩ nhiên chỉ là câu đùa vui mang tính ước lệ

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sắp tới ngày 20/11 rồi mà thấy diễn đàn dạo này k có không khí gì vui vẻ hết, mình có đề xuất này, chúng ta hãy cùng chơi trò. “Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11”. Mời các bạn đưa ra những ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô và được bình chọn là hay nhất thì người đó sẽ thắng,

Nghe hấp dấn đấy. Nhưng đã có cuộc thi là phải có giải thưởng đúng ko các bác. Giải thưởng sẽ làm tăng tính hấp dẫn của cuộc thi. Vậy có cuộc thi này có giải thưởng ko và giải thưởng là gì?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

 

Cả làng có một thầy đồ

Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều

Thương thầy, trò cũng muốn theo

Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi

Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

 

Bồng bồng mẹ bế con sang

Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo

Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!

 

Con ơi ham học chớ đùa

Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo

 

Con cậu cậu nuôi thầy cho

Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu

Có bản khác: Con cậu cho học nho

Con chim chích choè

Nó đậu cành chanh

Tôi ném hòn sành

Nó quay lông lốc

Tôi làm một chốc

Được ba mâm đầy

Ông thầy ăn một

Bà cốt ăn hai

Cái thủ (đầu), cái tai

Tôi đem (Đem về) biếu chúa

Chúa hỏi thịt gì

Thịt Con chim chích chòe…

Xem bài Chọi chim Choị Chim

 

Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

 

Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

 

Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui

 

Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

 

Con cóc là cậu ông Trời

Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho

Con cóc là cậu thầy nho

Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

 

Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho "cách vật trí tri"

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông

 

Không thầy đố mầy làm nên

Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu cạn thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu

 

Không thèm ăn gỏi cá mè

Không thèm nói với một bè trẻ ranh

Không thèm ăn gỏi cá muông

Không thèm nói với những phường ươn thây

Không thèm ăn gỏi cá chầy

Không thèm nói với thằng thầy mầy đâu!

 

Gió đánh cành đa

Thầy tưởng rằng ma

Thầy ù thầy chạy

Ba thằng ba gậy

Đi đón thầy về

Bắt con lợn sề

Cho thầy chọc tiết

Bắt con cá diếc

Cho thầy bóc mang

Bát con tôm càng

Cho thầy bóc vỏ

Lấy đôi đũa đỏ

Cho thầy gải lưng

Bóc đồng bánh chưng

Cho thầy chấm mật

 

Gió đập cành đa

Gió đánh cành đa

Thầy tưởng rằng ma

Thầy ù thầy chạy

Ba thằng ba gậy

Đi đón thầy về

 

Gió nam ào ạt gốc cây nằm mát

Chẻ lạt đứt tay, đi cày trâu húc

Đi xúc phải cọc, đi học thầy đánh

Đi gánh đau vai, nằm dài nhịn đói

.......

 

CÒN NHIỀU LẮM SỢ ANH EM ĐỌC NHIỀU LẠI CHÁN.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sắp tới ngày 20/11 rồi mà thấy diễn đàn dạo này k có không khí gì vui vẻ hết, mình có đề xuất này, chúng ta hãy cùng chơi trò. “Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11”. Mời các bạn đưa ra những ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô và được bình chọn là hay nhất thì người đó sẽ thắng,

Công cha, Nghĩa mẹ, chui thầy (ý...wên) chữ thầy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Công cha, Nghĩa mẹ, chui thầy (ý...wên) chữ thầy

Công cha, Nghĩa mẹ, ơn thầy

 

Cụm từ thật đơn giản, nhưng càng đọc, càng tỉnh tâm suy ngẫm, ta càng cảm nhận được một ý nghĩa sâu xa về một đạo đức làm người được đúc kết từ xa xưa tổ tiên mình. Có thể thấy cụm từ "Công cha", "Ơn thầy" tựa hai đầu của chiếc đòn gánh cho mỗi đời người. Điểm trung gian của chiếc đòn gánh ấy chính là cụm từ "Nghĩa mẹ".

 

Trước hết, con phải "biết ơn cha", vì có công cha lao khổ nuôi dạy mới nên người. Đồng thời con phải ghi nhớ "nghĩa mẹ", vì nhờ có mẹ thường xuyên đùm bọc, chăm bẳm, thương yêu mới trưởng thành. Nhưng con người chỉ có sự tự tin vào cuộc đời, vào con đường thành công của sự nghiệp khi có sự dạy bảo của người thầy giáo, vì trong các quan hệ xã hội thì người thầy giáo là người giúp cho ta có được vốn tri thức toàn diện để làm người. Người xưa đã dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế - "Nhân bất học bất tri lý". Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:

 

Chiều chiều ra đứng hiên sau

Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Nói về công ơn cha mẹ, ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.

 

Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người. Nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy bảo của người thầy giáo - "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".

 

Từ "thầy giáo" ở đây theo quan niệm của thuở xa xưa không những là người thầy trên trường lớp, mà còn là những người cao tuổi đứng ở ngôi trưởng lão, những người già, những thợ cả dẫn dắt cộng đồng bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, hiểu được những hiện tượng thiên nhiên thay đổi v.v...

 

Sự truyền đạt kinh nghiệm thông qua nhiều con đường: Do mỗi người tự chắt lọc trong cuộc sống, do được người đời chỉ dẫn hoặc được học qua trường lớp. Những người muốn thành đạt trong cuộc sống, nhất thiết phải trải qua quá trình "tầm sư học đạo". Hoàng đế Quang Trung khi đã lên ngôi mà vẫn một tuần dành ra một buổi để nghe một viên quan giỏi sử sách phụ đạo về lịch sử nước Tàu và lịch sử nước Việt, đặc biệt vị Hoàng đế áo vải này rất biết trọng dụng người tài. Trong lần kéo đại binh ra Bắc dẹp giặc, vua đã ghé vào vấn an bậc đại trí sĩ Nguyễn Thiếp, mặc dù ông này không mấy mặn mà với triều đại Tây Sơn. Ở Việt Nam, có không ít những tấm gương biết trọng đạo lý "Kính thầy". Chu Văn An - người thầy giàu trí tuệ và lòng nhân ái được cả nước tôn vinh, khi qua đời được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

 

Thời gian trôi qua nhanh, cha mẹ nuôi con không quản nhọc nhằn, thầy giáo dạy bảo học trò không quản khó khăn. Thầy giáo là người cha, là người mẹ thứ hai có công khai trí cho lớp lớp người kế tiếp nhau. Mỗi dịp xuân về, dân gian ta có tục lệ ơn thầy, ơn cha mẹ:

 

"Mồng một tết cha

Mồng ba tết thầy".

 

Tết thầy không cầu kỳ, rất đơn giản - chỉ đôi bánh chưng xanh, tượng trưng cho trời đất và sự sống; với trầu tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp đầu năm chúc thầy trường thọ dạy bảo nên người. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng khi trở thành người hữu ích hoặc may mắn đều cảm nhận được đạo lý "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình.

 

Nhắc đến thầy cô, chúng ta nên nhắc đến cha mẹ của mình. Cha mẹ chính là người thầy giáo, cô giáo đầu tiên của chúng ta, dạy dỗ cho chúng ta nên người, và mái nhà thân yêu chính là tổ ấm là mái trường đầu tiên trong mỗi cuộc đời của mỗi con người chúng ta.

:tongue2: :D :D :D :D :D

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CÔNG CHA, NGHĨA MẸ, ƠN THẦY

“Công Cha như núi Thái sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra ”

Ơn thầy biển rộng bao la

Ơn Thầy - nghĩa Mẹ - công Cha cao vời

Giúp con khôn lớn nên người

Cho con từng bước đường đời vững chân

Thương Cha vị quốc vong thân

Thương Mẹ lam lũ tảo tần nuôi con

May sao đời vẫn vuông tròn

Nhớ ơn Người dựng cho con ngôi trường

Đưa con đến trước cổng trường

Mẹ vui nước mắt rưng rưng nghẹn lời

Mẹ mừng Mẹ bảo : “ con ơi !

Cố mà chăm học nghe lời Thầy Cô

Thầy Cô dậy dỗ học trò

Như Cha như Mẹ chăm lo con mình “

Con đi qua tuổi học sinh

Trường con to đẹp đầy tình yêu thương

Bảy năm đèn sách trong trường

Thầy Cô tận tụy mến thương học trò

Bao nhiêu kiến thức truyền cho

Hậu sinh chăm chỉ chuyên lo học hành

Khi con khôn lớn trưởng thành

Nhớ về trường cũ thấu tình Thầy Cô

Nhớ ơn người đã đưa đò

Sáng chiều vun đắp chăm lo cho mình

Xa rồi lứa tuổi học sinh

Nhưng lòng vẫn nặng ân tình Thầy Cô

Chúng con những đứa học trò

Suốt đời vẫn nhớ đến Cô đến Thầy

CÔNG CHA - NGHĨA MẸ - ƠN THẦY

NÚI CAO BIỂN LỚN CHẤT ĐẦY CÔNG ƠN

 

Viết ngày Tri Ân Thấy Cô

Sàigòn 24/11/2007

THIÊN LÝ. Q71

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tháng 11 ùa về với những cơn gió lạnh đến xao động trong lòng mỗi con người.Tháng 11 cũng có một ngày mà cả nước nghiêng mình tôn vinh những người vẫn hằng ngày miệt mài đèn sách giảng dạy cho lớp lớp thế hệ học trò-ngày 20/11.Với một dân tộc có truyền thống hiếu học,vai trò của người thầy trong xã hội ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bởi đó là những người truyền thụ kiến thức mà còn là những người dạy chữ “Nhân”,chữ “Đức”,dạy kinh nghiệm sống ở đời.Đó là hình ảnh những ông đồ nho giảng bài bên khung cửa nhà tranh với lũ học trò đầu trái xoan lơ thơ má hồng chúm chím.Là hình ảnh những người thầy vừa dạy học vừa che chở học sinh bên hòm trú bom,là những người thầy khoác ba lô lên đường giành độc lập cho Tổ quốc để rồi họ trở lại mái trường quê rất có thể chỉ còn là: “Những vết chân tròn trên cát”.Đó còn là hình ảnh những người thầy sáng cặn kẽ giảng bài,chiều tất bật hối hả tăng gia sản xuất với lũ trò trong những ngày khó khăn nhất của thời bao cấp,để rồi tối đến,trong sân kí túc trường lại vang lên tiếng đàn hát của thầy trò.Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc,sự chuyển biến của xã hội trong thời buổi kinh tế thị trường,nghề “gõ đầu trẻ” vẫn là “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”(Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).Cũng bởi thiên chức cao quý ấy mà với một dân tộc mà một nét chữ quý hơn cả kho vàng người Thầy vẫn luôn luôn được xã hội tôn vinh và kinh trọng.Có phải thế không mà xưa dân gian vẫn răn dạy thế hệ sau:

 

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

flower.jpg

Có phải thế không mà nhà giáo Chu Văn An vẫn dẫn môn đồ kính cẩn đến vái lạy thầy của mình như người chỉ đường mở lối cho cuộc đời,cũng là để tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp tự ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.Và có phải thế không mà ngày 20/11 tuy không phải ngày quốc lễ nhưng nhà nhà,người người đều hướng lòng mình tới các thầy các cô đã và đang giảng dạy trong cuộc đời mình.Đó là sự tri ân những người khai sáng,là sự biết ơn thành kính với những người vẫn ngày đêm gieo hạt,đem mùa xuân cho cuộc đời và đất nước.Những người lặng thầm bồi đắp phù sa cho bến bờ cuộc đời nhưng nếu thiếu họ lịch sử sẽ chỉ còn là trang giấy trắng.

 

IMG_6492.jpg

 

triannguoikhaisang.jpg

 

Mùa tri ân năm nay là một mùa đặc biệt.Đó là mùa mà những học sinh Nguyễn Trãi thân yêu chúng tôi có một ngôi nhà chung để bày tỏ tình cảm lòng biết ơn của mình đến các thầy các cô,sẻ chia với bè bạn với anh em những kỉ niệm buồn vui thuở đến trường,bị các thầy các cô mắng,kỉ niệm về những ngày làm báo tường,ngày kéo co,nhảy bao cùng vô vàn những hoạt động chào mừng ngày nhà giáo 20/11.Trong số chúng tôi,ngày mai,có người về được để thăm lại các thầy các cô,có người còn tất bât đi làm vì gánh nặng mưu sinh cuộc đời nhưng tôi hiểu họ vẫn luôn hướng tới các thầy các cô,tự thẳm sâu trong đáy lòng vẫn mang tiếng “cảm ơn” sâu sắc tới các thầy các cô đặc biệt là các thầy cô giáo đã và đang công tác tại mái trường Nguyễn Trãi-những người có ảnh hưởng quan trọng nhất với chúng tôi trước ngưỡng cửa cuộc đời.Sẽ không thể có đủ những mĩ từ để nói về công ơn của các thầy các cô,xin cho chúng em nói lời cảm ơn chân thành nhất với các thầy các cô,cho chúng em kính gửi bài hát : “Người thầy” để nói hết những điều em muốn nói.

 

 

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam!Chúc các thầy các cô vẫn luôn mạnh khỏe thành đạt trong công tác và hạnh phúc bên gia đình.

 

(Tiểu Vũ - www.nguyentraiandme.net)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tự Thú Với Thầy...

 

Em lạ lẫm bước chân vào Đại học.

Mặc áo sinh viên ngơ ngác giảng đường.

Mắt kiếm tìm giữa bè bạn bốn phương.

Bóng dáng thân thương bạn mình ngày ấy.

 

Tìm đâu được, một mình, thôi thì vậy.

Em tự tin kiêu hãnh, buổi ban đầu.

Đã một thời bài luận được khen "sâu".

Phương trình toán em cho là đơn giản.

 

Kiến thức con người, đâu là giới hạn ?.

Em không tìm ra định luật bù trừ.

Nên nghĩ mình sức học hẳn còn dư.

Đâu biết được, ấy là thầy độ lượng !

 

Năm đầu tiên em ngỡ mình lạc hướng.

Bài luận văn chỉ đủ điểm là cùng.

Cảm ơn thầy, cuộc sống vẫn bao dung.

Em chưa vấp nhưng hiểu mình nông cạn...

 

Thanh Nhung

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quan hệ thầy - trò qua tục ngữ người Việt

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Ấy thế nhưng khi khảo sát Kho tàng tục ngữ người Việt, (gồm 16.098 câu) chúng tôi chỉ tìm được 20 câu tục ngữ phản ánh quan hệ thầy – trò (20/16.098, chiếm 0,12% - một tỉ lệ rất nhỏ). Phải chăng, đây là một mâu thuẫn?

Để có thể lí giải được điều này, trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu nội dung của các câu tục ngữ đó.

Tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:

- Không thầy đố mày làm nên. [1, tr.1486]

 

Đó là vai trò truyền thụ kiến thức, dạy dỗ học trò. Không có thầy thì khó có thể làm nên sự nghiệp:

- Dốt kia thì phải cậy thầy, vụng kia cậy thợ thì mày làm nên. [1, tr.905]

- Dốt nát tìm thầy, bóng bẩy tìm thợ. [1, tr.906]

 

Chịu khó học hỏi, ghi tạc lời thầy thì sẽ mau chóng nên người. Sự hiểu biết sẽ giúp ta tự tin trong cuộc sống, không phải khúm núm, sợ sệt kẻ khác:

- Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy. [1, tr.1565]

 

Và người thầy thì luôn mong muốn học trò của mình giỏi giang:

- Cha muốn cho con hay, thầy muốn cho trò khá. [1, tr.427]

 

Ở đây, cũng cần bàn rõ nghĩa của hai khái niệm thầy, trò. Không phải cứ có lớp học, có người giảng bài, có người mang sách vở tới ngồi nghe, ghi chép mới là thầy - trò. Khổng Tử nói: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên” (nghĩa là: Ba người cùng đi ắt có thầy ta ở đó). Điều đó có nghĩa là trường học ấy có thể có mặt ở bất cứ nơi đâu: trên đường đi, trên đồng ruộng, khi giao tiếp, làm lụng... Khi có người truyền cho ta những hiểu biết, những kinh nghiệm hay cách thức làm một việc gì đó cũng là khi có thầy và trò.

Người thầy có vai trò quan trọng như vậy nên nhân dân ta rất kính trọng thầy:

- Nhứt nhựt vi sư. [2, tr.2102]

(Một ngày cũng là thầy)

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. [2, tr.2073]

(Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

- Một chữ nên thầy. [2, tr.1816]

- Một chữ nên thầy một ngày nên nghĩa. [2, tr.1816]

- Có thờ thầy mới được làm thầy. [1, tr.689]

- Trọng thầy lại được làm thầy. [2, tr.2762]

- Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. [2, tr.1889]

- Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. [2, tr.1897]

 

Tuy nhiên, cũng có lúc sự kính trọng này có pha thêm chút vui đùa:

Muốn sang thì bắc cầu ô

Muốn con hay chữ gả cô cho thầy. [2, tr.1898]

 

Thầy là người có công dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho trò. Bởi vậy, mà học trò phải biết ơn thầy, ứng xử với thầy phải đúng theo lễ giáo:

- Tiên học lễ, hậu học văn. [2, tr.2625]

(Trước học lễ giáo, sau mới học kiến thức)

- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy. [2, tr.1803]

 

Có thầy, có bạn là một môi trường học tập thuận lợi. Với môi trường đó, người học trò nào chịu khó học hành ắt sẽ thành công:

- Ở đây gần bạn gần thầy, có công mài sắt có ngày nên kim. [2, tr.2209]

- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dốt. [2, tr.2728]

 

Tuy nhiên, không chỉ học ở thầy mà còn phải học cả ở bạn bè:

- Học sư bất như học hữu. [1, tr.1364]

- Học thầy chẳng tầy học bạn. [1, tr.1364].

 

Như vậy, qua khảo sát Kho tàng tục ngữ người Việt chúng ta thấy, người bình dân xưa không quan tâm nhiều đến người thầy, đến việc học cũng như quan hệ thầy trò. So với các vấn đề khác như kinh nghiệm lao động sản xuất, chăn nuôi, quan hệ gia đình,... chủ đề này được đề cập với tỉ lệ rất nhỏ (0,12%). Điều này có thể lí giải được bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 90% dân số là nông dân. Dưới thời phong kiến, số người được đi học rất ít. Việc học hành là mối quan tâm của thiểu số, bởi vậy, tục ngữ ít đề cập đến đề tài này. Mặc dù vậy, qua khảo sát chùm tục ngữ phản ánh quan hệ thầy – trò, chúng ta có thể thấy: tuy rằng số lượng tục ngữ thuộc chủ đề này rất nhỏ nhưng nội dung mà nó phản ánh hầu hết theo xu hướng tích cực. Đó là sự kính trọng, lòng biết ơn người thầy, sự khuyên nhủ học trò phải gắng sức học hành và biết lễ nghĩa, là đạo lí của học trò đối với với thầy.

 

Phan Hoa Lý

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1, Nxb. Văn hoá - Thông tin.

2. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 2, Nxb. Văn hoá - Thông tin

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kính tặng các thầy cô trường đại học Thủy Lợi

Lá vàng trải tiếp lá vàng

Cây chưa ngả xuống, chồi đang nảy mầm

 

Công thầy vun xới chuyên cần

Gom từng hạt giống góp phần quê hương

 

Trò đi trăm đứa, trăm đường

Kỹ sư, tiến sĩ, công trường nắng mưa

 

Đường dài, con nhớ ngày xưa

Thầy cô dạy dỗ nắng mưa quản gì

 

Ơn thầy con mãi khắc ghi

Nhà nông cần nước con đi đem về

 

Thủy điện là những nắng hè

Đón dòng nước chảy thôn quê lúa vàng

 

Thủy nông cải tạo mùa màng

Bội thu lúa tốt ta càng tiến lên

 

Lời xưa ai đó đừng quên

Ơn thầy dạy dỗ mà nên thành người

 

Đường xa lấy tiềng vui cười

Nhiệt tình sức trẻ làm người chiến binh

 

Con đi xây những công trình

Đưa dòng điện sáng quê mình thầy ơi

 

Ngại chi bước tới trăm nơi

Đã nghe nước chảy tiếng đời gọi con

 

Đèo cao những núi cùng non

Đôi chân dẫu mỏi vẫn còn niềm tin.

 

Nguyễn Thị XuânTrường Đại học Thủy Lợi

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sắp tới ngày 20/11 rồi mà thấy diễn đàn dạo này k có không khí gì vui vẻ hết, mình có đề xuất này, chúng ta hãy cùng chơi trò. "Cuộc thi liệt kê tất cả những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô nhân ngày 20/11". Mời các bạn đưa ra những ca dao, thành ngữ nói về công ơn thầy cô và được bình chọn là hay nhất thì người đó sẽ thắng,

Chúc mừng sức khỏe các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2011!

Em xin nhiệt liệt cảm ơn các bác, các anh chị em và các bạn trên diễn đàn CADViet. com, dù không phải là thầy cô giáo nhưng cũng đã có nhiệt tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ứng xử với cộng đồng những người sử dụng AutoCAD tận tâm tận lực như những thầy cô giáo !

 

Món quà tặng các thầy cô giáo: http://tv.vtc.vn/594...n-ngay-2011.htm

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CHÚC MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

 

 

20/11, ngày hội tôn vinh những “chiến sĩ thầm lặng”

 

(Dân trí) -Hôm nay 20/11, cả nước tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong dịp này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những lời động viên, chia sẻ với đội ngũ nhà giáo cả nước. Đây cũng là dịp học trò tri tri ân các thế hệ thầy cô giáo.

>> 30 năm Ngày Nhà giáo VN

 

 

http://dantri.com.vn...lang-664666.htm

 

 

 

Muốn lành nghề chớ nề học hỏi

-Con hơn cha nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui

 

-Trâu kén cỏ trâu gầy ,trò kén thầy trò dốt

-Trọng thầy lại được làm thầy

 

sưu tầm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

80156_thayco.jpg

 

năm nay mình ko được đi thăm thầy cô nào cả !

xin được mượn diễn đàn để "dâng lên" tấm lòng tôn kính đối với tất cả thầy cô !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Tiên học lễ, hậu học văn

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy chẳng tầy học bạn

- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ

- Một kho vàng không bằng một nang chữ

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Ăn vóc, học hay

- Ông bảy mươi học ông bảy mốt

- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết

- Người không học như ngọc không mài

- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

-Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Con thầy, vợ bạn.

@bạn hongvan208: Cơ cấu giải thưởng?

Câu cuối : "Con thầy, vợ bạn" khó giải nghĩa bác nào biết giải thích thử xem?

riêng ở công ty mình còn thêm 1/3 vế nữa : "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" hic...

Cái này là "vùng cấm"

hê hê... hê... hê

(ăn cắp cái "hê" của anh Bình tí, anh đừng kiện vi phạm ban quyền nhe !)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

riêng ở công ty mình còn thêm 1/3 vế nữa : "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" hic...

Cái này là "vùng cấm"

hê hê... hê... hê

(ăn cắp cái "hê" của anh Bình tí, anh đừng kiện vi phạm ban quyền nhe !)

Lấy vợ bạn hoặc là trêu ghẹo vợ bạn là quá ư là... đểu giả, miễn bàn!

Lấy con thầy, gái cơ quan còn gì được hơn thế nữa, sao phải kiêng kỵ hả anh???

Cười được như anh Bình là khó lắm đấy, em tập mãi mà chưa được hi hi...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu này đầy đủ là : "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" bác ạh

Dường như đó là những đối tượng mình không nên "đụng" đến. "Con thầy" thì khỏi nói rồi. Nếu mình va chạm với nó thì khác gì đụng chạm đến ông thầy ! cheers.gif . "Vợ bạn" thì miễn bàn, ai dại gì mà tăm tia đến làm chi. "Gái cơ quan" thì sao ấy nhỉ ...? Đến chổ này thì mình lại quên béng đi mất iluvyousmiley.gif . Dĩ nhiên chỉ là câu đùa vui mang tính ước lệ

 

Câu này đầy đủ là : "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" bác ạh

Dường như đó là những đối tượng mình không nên "đụng" đến. "Con thầy" thì khỏi nói rồi. Nếu mình va chạm với nó thì khác gì đụng chạm đến ông thầy ! cheers.gif . "Vợ bạn" thì miễn bàn, ai dại gì mà tăm tia đến làm chi. "Gái cơ quan" thì sao ấy nhỉ ...? Đến chổ này thì mình lại quên béng đi mất iluvyousmiley.gif . Dĩ nhiên chỉ là câu đùa vui mang tính ước lệ

con thầy vợ bạn => người ta thường hay dùng để nói đến những người có cha là thầy giáo thì thường học tốt  vd " so với nó làm gì, nó là con thầy A,B<C mà " nhưng cũng có 1 câu thành ngữ châm biếm những ng học ko tốt đó là " cha nhà giáo - con đốt sách " còn về câu vợ bạn thì cũng biết rùi...vợ bạn thì lúc nào cũng ngon hơn vợ nhà...nhưng đụng vào là đầu sẹo không đấy...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×