Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
dokiet95

Ai Giúp Mình Chứng Minh Với Vẽ Lực Tác Dụng Lên Cờ-Lê Với

Các bài được khuyến nghị

mình đang bí câu hỏi vì sao đầu của cờ-lê lại bố trí nghiêng đi một góc mà ko bố trí thẳng. mìn từng nghĩ đến là liên quan tới moment hay gì đó... và ai giúp mình vẽ sơ đồ phân tích lực tác dụng với.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi không phải dân cơ khí, nhưng câu chuyện này của rustbolt có lẽ là lý do trên

 

Tại sao đầu bu lông và đai ốc thông thường có hình lục giác?
Xin đừng trả lời rằng “Tiêu chuẩn quy định như vậy”. Giống như với câu hỏi “Tại sao người ta có 2 tai, 2 mắt và 1 mồm?” thì đừng trả lời “Trời sinh ra con người như vậy” mà hãy trả lời “Có 2 tai để nghe cho rõ, có 2 mắt để nhìn cho kỹ, nhưng chỉ có 1 mồm là để nói ít thôi”!

“Lý thuyết ngược” phân tích cái mũ bu lông như sau:
1) Dụng cụ thô sơ nhất để vặn bu lông được rustbolt hình dung có dạng như cái cờ lê miệng bây giờ (đầu bên trái, hình dưới), nghĩa là có 2 cái má song song nhau. Do đó, số cạnh mũ bu lông phải là số chẵn. Số 2 bị loại vì không thể là “nhị giác”, các con số khả dĩ là 4, 6, 8, 10, 12…
2) Giả sử là bát giác thì sao? Mũ bu lông gần gần như hình tròn, e rằng khi cặp cái miệng cờ lê vào vặn nó sẽ “trớt quớt”, nhất là với các cờ lê chất lượng… dỏm, miệng cứ toác ra theo hình chữ V! Như vậy, cả đám 8, 10, 12… cũng bị loại.
3) Còn lại 2 “ứng cử viên nặng ký” là 4 và 6. Nhưng tại sao không phải là 4? Vấn đề là ở chỗ thao tác tháo lắp. Nếu là 4, bạn phải quay cờ lê đi 90 độ thì mũ bu lông mới đến được vị trí tương tự kế tiếp. Trong các máy móc thông thường, khá nhiều bu lông nằm ở các vị trí chật hẹp, cờ lê không thể quay được 90 độ vì vướng đủ thứ, chẳng hạn như thành máy. Khi đó, bạn không thể đưa cờ lê vào cặp cạnh kế tiếp được.
Kết luận: hình dáng hợp lý của mũ bu lông là lục giác đều, với khoảng trống tối thiểu để quay cờ lê (khái niệm này không biết có thuật ngữ không?) là 60 độ.
Trên thực tế, có nhiều chỗ chật hẹp hơn, vẫn không thể quay cờ lê đi 60 độ được, người ta mới nghĩ ra cái đầu cờ lê vòng (đầu bên phải hình dưới), được tạo thành do 2 cái lỗ lục giác lệch nhau 30 độ -> khoảng trống tối thiểu chỉ cần 30 độ là bạn có thể tháo lắp được bu lông.

 

19626_cle.jpg

 

Nguồn: http://www.meslab.org/mes/threads/3773-Bolts-n-Wrenchs-nhung-cau-chuyen-ve-bulon-va-co-le.html?s=63d0b8645c99c755e34825cc5442ff76
Trong trang https://en.wikipedia.org/wiki/Wrenchcó giải thích

A one-piece wrench with a U-shaped opening that grips two opposite faces of the bolt or nut. This wrench is often double-ended, with a different-sized opening at each end. The ends are generally oriented at an angle of around 15 degrees to the longitudinal axis of the handle. This allows a greater range of movement in enclosed spaces by flipping the wrench over.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi không phải dân cơ khí, nhưng câu chuyện này của rustbolt có lẽ là lý do trên

 

Tại sao đầu bu lông và đai ốc thông thường có hình lục giác?

Xin đừng trả lời rằng “Tiêu chuẩn quy định như vậy”. Giống như với câu hỏi “Tại sao người ta có 2 tai, 2 mắt và 1 mồm?” thì đừng trả lời “Trời sinh ra con người như vậy” mà hãy trả lời “Có 2 tai để nghe cho rõ, có 2 mắt để nhìn cho kỹ, nhưng chỉ có 1 mồm là để nói ít thôi”!

“Lý thuyết ngược” phân tích cái mũ bu lông như sau:

1) Dụng cụ thô sơ nhất để vặn bu lông được rustbolt hình dung có dạng như cái cờ lê miệng bây giờ (đầu bên trái, hình dưới), nghĩa là có 2 cái má song song nhau. Do đó, số cạnh mũ bu lông phải là số chẵn. Số 2 bị loại vì không thể là “nhị giác”, các con số khả dĩ là 4, 6, 8, 10, 12…

2) Giả sử là bát giác thì sao? Mũ bu lông gần gần như hình tròn, e rằng khi cặp cái miệng cờ lê vào vặn nó sẽ “trớt quớt”, nhất là với các cờ lê chất lượng… dỏm, miệng cứ toác ra theo hình chữ V! Như vậy, cả đám 8, 10, 12… cũng bị loại.

3) Còn lại 2 “ứng cử viên nặng ký” là 4 và 6. Nhưng tại sao không phải là 4? Vấn đề là ở chỗ thao tác tháo lắp. Nếu là 4, bạn phải quay cờ lê đi 90 độ thì mũ bu lông mới đến được vị trí tương tự kế tiếp. Trong các máy móc thông thường, khá nhiều bu lông nằm ở các vị trí chật hẹp, cờ lê không thể quay được 90 độ vì vướng đủ thứ, chẳng hạn như thành máy. Khi đó, bạn không thể đưa cờ lê vào cặp cạnh kế tiếp được.

Kết luận: hình dáng hợp lý của mũ bu lông là lục giác đều, với khoảng trống tối thiểu để quay cờ lê (khái niệm này không biết có thuật ngữ không?) là 60 độ.

Trên thực tế, có nhiều chỗ chật hẹp hơn, vẫn không thể quay cờ lê đi 60 độ được, người ta mới nghĩ ra cái đầu cờ lê vòng (đầu bên phải hình dưới), được tạo thành do 2 cái lỗ lục giác lệch nhau 30 độ -> khoảng trống tối thiểu chỉ cần 30 độ là bạn có thể tháo lắp được bu lông.

 

19626_cle.jpg

 

Nguồn: http://www.meslab.org/mes/threads/3773-Bolts-n-Wrenchs-nhung-cau-chuyen-ve-bulon-va-co-le.html?s=63d0b8645c99c755e34825cc5442ff76

Trong trang https://en.wikipedia.org/wiki/Wrenchcó giải thích

A one-piece wrench with a U-shaped opening that grips two opposite faces of the bolt or nut. This wrench is often double-ended, with a different-sized opening at each end. The ends are generally oriented at an angle of around 15 degrees to the longitudinal axis of the handle. This allows a greater range of movement in enclosed spaces by flipping the wrench over.

cảm ơn bạn,

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi đã đọc được về thông tin Rusblot lâu lắm rồi, hồi đó ức chế lắm, nhân khơi dậy thì thấy thế này:

- Không chấp nhận lý do đầu bulon có hình lục giác bằng câu trả lời "Tiêu chuẩn quy định như vậy". Đúng!

- Không chấp nhận lý do người có 2 tai/mắt bằng câu trả lời "Trời sinh ra con người như vậy". Đúng!

- Nhưng tại sao lại chấp nhận bulon có hình lục giác là vì cờ lê có 2 cạnh song song? Không thuyết phục!

Tại sao cờ lê có 2 cạnh đối diện lại song song nhau? Liệu chúng ta có đang giải thích 1 vấn đề (bulon) dựa trên 1 vấn đề khác (cờ lê) chưa có cơ sở vững vàng? 

Hiện, tôi đang thắc mắc giữa bulon 5 cạnh và 6 cạnh thì cái nào ưu điểm nhiều hơn? 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ Bác Doan Van Hà :

1/ Thú thực, là em mới được đọc bài viết của tác giả  Rusblot, em cũng cảm thấy hơi bị buồn cười về cái gọi là “Lý thuyết ngược”. Giá mà tác giả chỉ gói gọn lại như phần bác Ndtvn trích dẫn ...đằng này lại câu view đến tận dài đến tận 4 trang.

Vấn đề tác giả đưa ra không có gì  mới và tiếc là cái mà người thảo luận cần thì lại chẳng thấy tác giả đả động gì đến:

11837_22222.png

 

2/ Thắc mắc của bác "giữa bulon 5 cạnh và 6 cạnh thì cái nào ưu điểm nhiều hơn?"

Câu trả lời của em là : Nếu giữa chìa vặn và đai ốc có khe hở lớn bằng nhau và khoảng cách cánh tay đòn không thay đổi, vặn đai ốc 5 cạnh sẽ dễ hơn đai ốc 6 cạnh.

mình đang bí câu hỏi vì sao đầu của cờ-lê lại bố trí nghiêng đi một góc mà ko bố trí thẳng. mìn từng nghĩ đến là liên quan tới moment hay gì đó... và ai giúp mình vẽ sơ đồ phân tích lực tác dụng với.

 

11837_456123.png

Chìa vặn nghiêng 15°C  hoặc thẳng thì vẫn phải đảm bảo khoảng cách cánh tay đòn như nhau, vì thế không liên quan và ảnh gì đến ...mon men, anh ạ!

Nó chỉ giúp cho việc  dễ tháo lắp đai ốc ở góc hẹp nhỏ nhất là 30°C (Phải vặn tăng bo 2 lần mới xoay được 30°C)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Search gg nhưng chưa tìm ra nhưng theo tôi:

Nếu cờ lê có 2 mặt không song song, khi vặn sẽ xuất hiện thêm 1 lực dọc treo trục cờ lê nên rất dễ bị tuột => chỉ có thể dùng cờ lê vòng để có ít nhất 3 mặt tiếp xúc đai ốc. Khi đó mỏ lết sẽ phức tạp hơn nhiều để có thể giữ chặt 2 mặt tiếp xúc đai ốc.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×