Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
thanhvu241

Cách Tính Áp Lực Nước Trong Đường Ống

Các bài được khuyến nghị

Em xin chào các Pro. Em là mem mới của gruop Cadviet
Có một bài toán như sau nhờ các cao thủ giải đáp giúp.

Một bể chữa cháy 90m3 đặt trên đỉnh đồi cao so với nhà máy thủy điện là 30m, khoảng cách giữa bể và nhà máy là 85m.

Em thiết kế chữa cháy cho công trình là dùng 2 đường ống cấp nước CC D100 sữ dụng bằng áp lực ko (ko sử dụng máy bơm)

Hỏi: Phía chủ đầu tư yêu cầu giải trình bằng tính toán (công thức tính toán). Với 2 đường ống D100 cấp nước có đủ áp lực cung cấp chữa cháy cho toàn công trình. Ống được thiết kế công trình là: ống chính D100, ống nhánh D80 và cuối là D50.

Em xin công thức tính toán áp lực nước trong đường ống để thỏa nước chữa cháy không bị yếu.

Xin cảm ơn các Pro ạ!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn mở tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 sẽ có hướng dẫn cách tính áp lực bị hao hụt trên đường ống và tại vị trí nối.

 

Cách tính toán như sau:

1. Bạn cần biết áp lực tư do đầu ống. Bằng cách tra trong tiêu chuẩn phòng cháy (vd là 6m nước với họng nước vách tường)

2. Bạn cần biết vận tốc nước trong từng đoạn ống. Vận tốc nước tính (m/s) bằng lưu lượng (m3/s) chia cho diện tích ống (m2). Với ống phòng cháy, v<10m/s

3. Bạn cần biết một đường đi bất lợi nhất của nước từ bể xuống đến đầu phun gồm những ống tiết diện nào, dài bao nhiêu. Nếu bạn không chắc chắn thì bạn phải tính cho tất cả các đường đi.

4. Với dữ liệu từ 3 mục trên, áp dụng công thức trong TCVN 4513, bạn sẽ tính được độ giảm áp (do ma sát) trên dọc đường ống và tại vị trí đấu nối (Tê cút) cho từng vị trí.

5. Cộng các độ giảm áp của mục 4 lại với nhau, bạn sẽ có áp lực (tính theo mét nước) của toàn bộ. So sánh áp lực này với chênh cao bể và họng nước bạn sẽ biết có đảm bảo không.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn mở tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 sẽ có hướng dẫn cách tính áp lực bị hao hụt trên đường ống và tại vị trí nối.

 

Cách tính toán như sau:

1. Bạn cần biết áp lực tư do đầu ống. Bằng cách tra trong tiêu chuẩn phòng cháy (vd là 6m nước với họng nước vách tường)

2. Bạn cần biết vận tốc nước trong từng đoạn ống. Vận tốc nước tính (m/s) bằng lưu lượng (m3/s) chia cho diện tích ống (m2). Với ống phòng cháy, v<10m/s

3. Bạn cần biết một đường đi bất lợi nhất của nước từ bể xuống đến đầu phun gồm những ống tiết diện nào, dài bao nhiêu. Nếu bạn không chắc chắn thì bạn phải tính cho tất cả các đường đi.

4. Với dữ liệu từ 3 mục trên, áp dụng công thức trong TCVN 4513, bạn sẽ tính được độ giảm áp (do ma sát) trên dọc đường ống và tại vị trí đấu nối (Tê cút) cho từng vị trí.

5. Cộng các độ giảm áp của mục 4 lại với nhau, bạn sẽ có áp lực (tính theo mét nước) của toàn bộ. So sánh áp lực này với chênh cao bể và họng nước bạn sẽ biết có đảm bảo không.

Chào anh:

Em đã tính toán theo công thức của anh tính ra lưu lượng đường ống= Vận tốc nước (v<10m/s) X diện tích ống (D100, S=0.49 m2) = 4.9 m3/s

Cho độ giảm áp gần bằng không vì đường ống cấp không đi qua Co và Tê.

Vấn đề là áp lực của bể V=90m3 có đủ áp lực để cấp cho 2 đường ống D100 với lưu lượng đã tính như trên là 4.9m3/s (cho em xin cách tính)

Em post thêm cao trình ống chữa cháy từ bể nước chứa đến công trình. Nhờ anh chia sẽ thêm kinh nghiệm ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cần tính cụ thể từng đoạn như này không bạn?

http://www.cadviet.com/upfiles/6/121691_sprinkler_pump_1.pdf

Tài liệu này tính toán cho hệ thống Spinkler và máy bơm, tiếng anh nhiều quá em cũng ko hiểu lắm. Anh có tài liệu tiếng Việt ko cho em xin làm tham khảo.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tài liệu này tính toán cho hệ thống Spinkler và máy bơm, tiếng anh nhiều quá em cũng ko hiểu lắm. Anh có tài liệu tiếng Việt ko cho em xin làm tham khảo.

Bạn phải biết nhu cầu về lưu lượng (vd với vách tường cần 1 họng hay hai họng, lưu lượng 1 họng là 2.5l/s hay 5l/s), áp suất tối thiểu tại đầu ra lăng phun ( với ví dụ lưu lượng là 2,5l/s lăng phun loại 13mm thì áp phải >=25mH2O).

Bạn tính từ chỗ lăng phun bất lợi nhất (vd  tại đây lưu lượng 2,5l/s P=25mH2O) tính lùi về bể nước, khi tính qua lăng phun thứ 2 vì lăng này không bất lợi hơn cái tính trước đó nên nó sẽ phun ra 1 lưu lượng lớn hơn.

Mình không có bản tiếng việt, bạn xem tiêu chuẩn NFPA 13 có phần hướng dẫn tính 1 ví dụ cụ thể.​

Theo kinh nghiệm của mình với chênh cao 30m thì chỉ cấp đủ cho cuộn vòi chữa cháy (2 cuộn x 2,5l/s) nếu đường ống không quá xa thôi. Coi như hai lăng phun đều ra 2,5l/s ta có lưu lượng 5l/s. Vận tốc trong ống d100 là gần 0.6m/s. Tổn thất trong 100m ống d100 mình tính được khoảng 5mH2. Bạn có thể tự tính theo công thức HAZEN-WILIAM:

P=6.05*Q^1.85*10^5/(C^1,85*d^4,87)

P là tổn thất áp 1m ống

Q lưu lượng l/min

C hệ số hazen-wiliam, ống thép C=120 hệ ướt.

d là đường kính trong của ống

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào các bạn, mình có câu hỏi muốn các bạn trả lời giúp, mình có máy bơm sinh hoạt công suất 15KW, Q=39m3/h, H=76 . họng hút D65, họng đẩy D40 , thiết kế ống đẩy là D100 ( kẽm ) , hút là 125 kẽm, các bạn cho mình hỏi là có phương án tính toán nào hoặc bảng tra nào để lựa chọ đường ống đẩy là 100 và đường hút là 125 ko ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×