Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
ducchien

Cấp Thoát Nước Sân Vận Động

Các bài được khuyến nghị

Bác nào có tài liệu thiết kế hạng muc Cấp Thoát nước cho Sân Vận Độngt thì post lên cho ae coi nhé.

Hạng mục này chỉ có các công ty thiết kế chuyên sâu mới có, nên tài liệu rất hiếm và khó kiếm. :undecided:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn!

 

Thật ra thiết kế SVD cũng dể thôi, nếu bạn làm bên CTN và môi trường thì cách tính toán cũng như thế. Để mình viết tóm tắt sơ về thiết kế SVD:

1/- Liên hệ bên quy hoạch để biết những dự án cho khu vực SVD mà bạn sẽ thiết kế. Bởi vì như thế mình mới biết nhu cầu CTN hiện nay và tương lai, để không bị ảnh hưởng úng ngập như chúng ta thường gặp tại các TP lớn. Bởi vì quy hoch không đồng nhất và hợp lý.

2/- Lấy thống kê thời tiết 20 - 30 năm và dự toán thời tiết cho những năm sắp tới. Các số liệu này rất quan trọng.

3/- Liên hệ bên GTVT để biết nhu cầu và số lượng giao thông. Cũng như mật độ lưu thông trong vùng.

3/- Liên hệ PCCC để biết thêm và trao đổi với người có trách nhiệm KT.

4/- Liên hệ bên kiến trúc để biết bản vẽ về các khu vực có liên quan đến các phòng tập và văn phòng, nhà hàng v.v...

5/- Sau thì tính toán CTN như bạn thường làm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn!

 

Thật ra thiết kế SVD cũng dể thôi, nếu bạn làm bên CTN và môi trường thì cách tính toán cũng như thế. Để mình viết tóm tắt sơ về thiết kế SVD:

1/- Liên hệ bên quy hoạch để biết những dự án cho khu vực SVD mà bạn sẽ thiết kế. Bởi vì như thế mình mới biết nhu cầu CTN hiện nay và tương lai, để không bị ảnh hưởng úng ngập như chúng ta thường gặp tại các TP lớn. Bởi vì quy hoch không đồng nhất và hợp lý.

2/- Lấy thống kê thời tiết 20 - 30 năm và dự toán thời tiết cho những năm sắp tới. Các số liệu này rất quan trọng.

3/- Liên hệ bên GTVT để biết nhu cầu và số lượng giao thông. Cũng như mật độ lưu thông trong vùng.

3/- Liên hệ PCCC để biết thêm và trao đổi với người có trách nhiệm KT.

4/- Liên hệ bên kiến trúc để biết bản vẽ về các khu vực có liên quan đến các phòng tập và văn phòng, nhà hàng v.v...

5/- Sau thì tính toán CTN như bạn thường làm.

 

 

Còn về kỹ thuật kết cấu của SVD cũng giống như bên thiết kế đường, nhưng đơn giản hơn. Tóm tắt như thế này:

1/- Thay đổi lớp đất đá tại khu vực, Chiều sau thì tùy theo bên địa chất lấy mẫu thứ để biết nhu cầu độ sâu thích hợp. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến độ cao của mạch nước ngầm và có thể ảnh hưởng đến mật độ nước ngầm của khu vực, có thể ảnh hưởng đến thiết kế nhà cao tầng trong khu vực.

2/- Lớp vải chống bùn lỏng có nhiều nước v.v... những chất nầy lâu năm sẽ làm ảnh hưởng để đó lùn và thấm nước tự nhiên trên mặt sân bằng cỏ hoặc sỏi.

3/- Lớp kết cầu của sân cũng gần giống như lớp kết cầu của đường.

4/- Hệ thống ống rút nước dưới sân.

5/- Hệ thống CTN chung (Óng và ổ ga) xung quanh sân

6/- Hệ thống CTN chung phải ít nhất ở hai gốc của SVD.

7/- hệ thống thoát nước cho bãi đậu xe, nhà hàng v.v...

 

Chúc bạn thành công và một ngày cuối tuần nhieu vui vẻ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình làm về CTN trong nhà là chủ yếu, phần CTN hạ tầng mình cũng đã từng thiết kế ( CTN cho đô thị, Hệ thống CTN tiểu khu.....)

Nhưng còn về hệ thống cấp thoát nước cho mặt cỏ của SVĐ thì chưa hề có chút kinh nghiệm thết kế nào, mà sắp tới Cty nhận thầu được 1 công trình thể thao liên hợp nên sếp bảo mình kiếm tài liệu để xem trước.

Nếu bạn có bản vẽ CTN mặt sân thì có thể cho mình tham khảo được ko Thanks!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

TẬP ĐOÀN T&T

 

CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH T&T BAOERCHENG

-----------------------------------------------------------------------

ỐNG NHỰA CUỐN XOẮN U-PVC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TRÌNH

ĐƯỜNG KÍNH 300MM – 3500MM

 

 

1 - Đặc điểm:

- mặt trong nhẵn, mặt ngoài trơn hoặc gân xoắn .

- Chiều dài: từ 1m – 12m

- Phụ kiện: Cút, T, ...

2- Phạm vi sử dụng:

- Dùng trong hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp

- Hệ thống ống dọc, cống vượt trên các trục lộ giao thông,đường cao tốc..

- Hệ thống bảo vệ đường cáp ngầm trong ngành bưu chính, viễn thông.

- Hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.

- Và nhiều ứng dụng khác…

3- Tính năng ưu việt

- Chịu được các loại hoá chất trong nước thải

+ HCL 10%

+ HNO3 10%

+ H2SO4 10%

+ NaOH 10%

- Chịu được nhiệt độ ( thử nghiệm sau 5h x 70oC thấy bề mặt không bong rộp)

- Độ chịu nhiệt vicat : 83oC

- Không rỉ sét, chống mài mòn.

- Lòng trong nhẵn nên trở lực dòng chảy thấp.

- Khả năng chịu va đập, chịu nén tốt.

- Cuốn ống tại công trình

- Khối lượng nhẹ,vận chuyển dễ dàng.

- Lắp đặt nhanh chóng,đơn giản chi phí thấp.

- Có thể tái chế.

- Tuổi thọ của ống cao.

- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

4- Tính kinh tế

- Tiết kiệm nguyên liệu,giá thành rẻ.

- Cuốn ống tại công trình nên giảm được chi phí vận chuyển.

- Thời gian thi công nhanh.

- Tuổi thọ ống cao ( 50 Năm )

 

PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ỐNG NHỰA U-PVC ĐƯỜNG KÍNH 300MM – 3500MM

 

ĐỐI VỚI ĐẤT BÌNH THƯỜNG VÀ ĐẤT THỔ CƯ

Khi thi công đường ống nên đào móng có mặt cắt vừa phải để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công là được (có thể tham khảo hố tiêu chuẩn ở hình vẽ)

ĐỐI VỚI ĐẤT PHA SỎI, ĐÁ:

Cần xử lí áp lực bằng cách: phải khỏi mịn bằng một lớp cát đều mặt dưới ống để tránh áp lực cục bộ.

ĐỐI VỚI ĐẤT YẾU:

Tùy theo thực trạng để giải quyết, để gia cố . Sau khi gia cố chỉ cần trải một lớp cát hoặc đất mịn với độ dày tối thiểu 10 cm.

1. ĐÀO MƯƠNG, ĐẶT ỐNG:

Đường rãnh phải rộng hơn ống và đảm bảo hành lang thi công lắp nối ống thuận tiện. (Tham khảo ở bảng hướng dẫn quy cách hố đào).

2. GIA CÔNG NỀN ĐÁY:

- Xử lý bề mặt, san sửa bề mặt đáy, loại bỏ các vật có thể làm cho thân ống phải chịu tải trọng điểm như đá, sạn lớn.

- Lót bề mặt đáy rãnh bằng cát hoặc đất tơi, bề dày từ 10- 20 cm.

Cần quan sát mặt đáy của hố đào trước khi đặt ống: mặt đáy phải phẳng đều và đảm bảo đáy ống được tiếp xúc nền đáy . Tuyệt đối tránh tình trạng mặt đáy rãnh không bằng phẳng, gập ghềnh, sóng nhấp nhô.

 

 

3. THI CÔNG LẮP NỐI ỐNG:

Tùy theo loại ống sẽ có hướng dẫn thao tác nối thích hợp ( kỹ thuật lắp nối ống).

Có thể lắp từng đoạn ống đủ chiều dài từ hố ga này đến hố ga kia hoàn chỉnh trên thành hố đào rồi đưa xuống lắp đặt, hoặc đưa từng đoạn ống xuống và thực hiện viện nối ống dưới hố đào.

Hai bên sườn ống lắp cát hoặc đất tơi từng lớp chiều dài mỗi lớp khoảng 20cm. Phải đầm chặt kĩ từng lớp rồi mới lấp lớp khác, Lấp và đầm nhiều lần như vậy cho đến khi phủ đầy ống và đảm bảo đất được nén chặt giữa vách hố đào và thành ống.

Trong trường hợp thi công đường ống dài liên tục, để đảm bảo ống không bị xê dịch, nên dùng cọc tre hoặc gỗ để đóng giữ kèm hai bên thành ống, với khoản cách 1m/ ống để tránh tình ống bị xê lệch trong quá trình đầm. Sau khi hoàn thành việc lấp đất và đầm nén được 2/3 chiều cao ống, cần thiết phải nhổ cọc và lấp lỗ cọc cẩn thận trước khi thi công lấp đầy ống, lớp đất phủ trên ống tối thiểu phải có độ dày 70cm.

 

Đ/c: 43E Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội

Website: www.ongnhuaviet.com.vn

Người liên hệ: Mr Thu – Phòng kinh doanh

Mobile: 0989139829

Gmail: thuttbaoercheng@gmail.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×