Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
thaiquyenck

đề Đồ án chế tạo máy

Các bài được khuyến nghị

Chào bạn thaiquyenck,

Chi tiết của bạn làm bằng vật liệu gì???

Nguyên công tạo phôi của bạn là nguyên công gì???

Vì sao bạn lại phay mặt phẳng nghiêng trước khi phay hai mặt đầu???

Khoét và doa lỗ phi 42 trên thiết bị nào và phương pháp thực hiện???

Nếu sử dụng phôi đúc, bạn cần có nguyên công kiểm tra phôi và làm sạch phôi trước khi gia công.

Vật liệu chi tiết là GX 15-32 ( hình như trên bản vẽ có ghi mà).chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát, lõi bằng kim loại, làm khuôn bằng máy.

Em phay mặt đáy trước khi phay 2 mặt đầu để chọn nó làm chuẩn tinh chính.các bề mặt yêu cầu độ bóng và chính xác càng cao thì được gia công sau.

Khoét + doa lỗ phi 42 trên máy doa ngang ( 1265 ), khi gia công thì lắp nắp gối đỡ vào để gia công.( khi lắp nắp vào thì lỗ thành lỗ tròn chứ không phải nửa lỗ nữa )

Nguyên công làm sạch phôi đúc không trình bày trong đồ án

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ô` nguyên công 2 bắt buộc phải khoét mới được, vì đây là lỗ bậc mà anh.không thể dùng mũi khoan để gia công lỗ bậc được. Còn nguyên công 8 thì khi gia công ta phải lắp nắp gối đỡ vào và thực hiện khoét+doa trên máy doa ngang luôn,còn nếu khoét ko thì không đạt được yêu cầu về độ bóng.Vì chi tiết nói trên chỉ là thân gối đỡ, sản phẩm này gồm 2 chi tiết là thân và nắp, em chỉ được gia nhiệm vụ làm thân thôi.Cám ơn anh đã trả lời !

 

Chắc là bạn Ngovinh không đọc kỹ, nhưng khoan và khoét bạn đưa vào một nguyên công thao tác thành hai bước là thất sách. Vì phải thay mũi khoan và mũi khoan trong một nguyên công một lần gá chi tiết. Bạn thử so sánh giữa việc thay đổi mũi khoan và mũi khoét vói thay đổi chi tiết khi gá cái nào lợi hơn? Chia nhỏ nguyên nguyên công trong chế tạo cơ khí vẫn là phương án tối ưu nên chọn.

 

Như vậy là đã hai năm rõ mười một... đề bài bản chỉ đưa ra nửa thân dưới của gối đỡ, không có nắp trên đã gây ra sự hiểu nhầm của mọi người khi góp ý.

Chi tiết đúc là gang không để bán kính góc lượn là giao tuyến giữa các mặt là phi thực tế.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chắc là bạn Ngovinh không đọc kỹ, nhưng khoan và khoét bạn đưa vào một nguyên công thao tác thành hai bước là thất sách. Vì phải thay mũi khoan và mũi khoan trong một nguyên công một lần gá chi tiết. Bạn thử so sánh giữa việc thay đổi mũi khoan và mũi khoét vói thay đổi chi tiết khi gá cái nào lợi hơn? Chia nhỏ nguyên nguyên công trong chế tạo cơ khí vẫn là phương án tối ưu nên chọn.

 

Như vậy là đã hai năm rõ mười một... đề bài bản chỉ đưa ra nửa thân dưới của gối đỡ, không có nắp trên đã gây ra sự hiểu nhầm của mọi người khi góp ý.

Chi tiết đúc là gang không để bán kính góc lượn là giao tuyến giữa các mặt là phi thực tế.

Đúng là không để bán kính góc lượn là phi thực tế thật. nhưng đó chilả bản vẽ, trên thực tế khi đúc các cạnh sắc vẫn phải được bo để đảm bảo tính công nghệ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đúng là không để bán kính góc lượn là phi thực tế thật. nhưng đó chilả bản vẽ, trên thực tế khi đúc các cạnh sắc vẫn phải được bo để đảm bảo tính công nghệ

Về nguyên tắc, bắt buộc người thiết kế phải ghi R đối với các sản phẩm thiết kế. Phôi đúc, phôi rèn, phôi uốn gập... vân vân và vân vê đều phải ghi trên bản vẻ, tùy theo khả năng công nghệ của các nguyên công tạo phôi có thể đạt được. Bán kính R lượn phải đảm bảo yêu cầu là R min nhỏ nhất để tiết kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo khả năng công nghệ có thể đạt được. Mục tiêu cuối cùng để sản phẩm đạt được năng suất cao nhất, đương nhiên giá thành thấp nhất đủ sức cạnh tranh....trên thị trường.

 

Bạn nên rút kinh nghiệm khi đưa ra câu hỏi phải thật đầy đủ, chính xác để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc. ( Câu hỏi ban đầu bạn đưa ra không nói đến nắp gối đỡ)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vật liệu chi tiết là GX 15-32 ( hình như trên bản vẽ có ghi mà).chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát, lõi bằng kim loại, làm khuôn bằng máy.

Em phay mặt đáy trước khi phay 2 mặt đầu để chọn nó làm chuẩn tinh chính.các bề mặt yêu cầu độ bóng và chính xác càng cao thì được gia công sau.

Khoét + doa lỗ phi 42 trên máy doa ngang ( 1265 ), khi gia công thì lắp nắp gối đỡ vào để gia công.( khi lắp nắp vào thì lỗ thành lỗ tròn chứ không phải nửa lỗ nữa )

Nguyên công làm sạch phôi đúc không trình bày trong đồ án

Chào bạn thaiquyenck,

Bạn nhầm câu hỏi của mình rồi, Mình muốn hỏi bạn lý do bạn chọn phay mặt phẳng nghiêng (chứ không phải mặt chuẩn ở đáy) trước khi phay hai mặt đầu cơ mà???

Việc bạn chọn như vậy là chưa hợp lý đâu, vì cái mặt phảng nghiêng này cần phải vuông góc với hai mặt đầu. Nếu bạn gia công mặt phẳng nghiêng trước rồi mới gia công hai mặt đầu coi chừng kẻo hết lượng dư đó. Bạn hãy thử kiểm tra lại xem nhé.

Chúc bạn thành công với đồ án này.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
nguyên công 2 nếu chỉ khoan thô thì có đạt được Rz40 ko?. Còn nguyên công 8 thì khi gia công ta phải lắp nắp gối đỡ vào và thực hiện khoét+doa trên máy doa ngang luôn,còn nếu khoét ko thì không đạt được yêu cầu về độ bóng.Vì chi tiết nói trên chỉ là thân gối đỡ, sản phẩm này gồm 2 chi tiết là thân và nắp, em chỉ được gia nhiệm vụ làm thân thôi.Cám ơn anh đã trả lời !

Bản chất của khoan là nguyên công gia công thô . Bạn hỏi chỉ khoan thô có đạt được Rz40 ko? Đáp án là cờ o co sắc ...

Bạn viết " Nguyên công 2 : Khoan 4 lỗ phi 9 ( khoan thô +tinh)" sai cơ bản vì không có khái niệm khái niệm khoan thô, khoan tinh trong ngành chế tạo máy!

Một khi bạn thích khoan thô + tinh bạn nên viết:

Nguyên công 2 : GIA CÔNG THÔ LỖ: Khoan 4 lỗ phi 9. (đúng ngữ nghĩa hơn)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn thaiquyenck,

Bạn nhầm câu hỏi của mình rồi, Mình muốn hỏi bạn lý do bạn chọn phay mặt phẳng nghiêng (chứ không phải mặt chuẩn ở đáy) trước khi phay hai mặt đầu cơ mà???

Việc bạn chọn như vậy là chưa hợp lý đâu, vì cái mặt phảng nghiêng này cần phải vuông góc với hai mặt đầu. Nếu bạn gia công mặt phẳng nghiêng trước rồi mới gia công hai mặt đầu coi chừng kẻo hết lượng dư đó. Bạn hãy thử kiểm tra lại xem nhé.

Chúc bạn thành công với đồ án này.

Cám ơn anh đã nhắc nhở, đây chỉ là phương án em đưa ra thôi mà, mọi người cùng bàn luận.mà anh có thể giải thích dùm em tại sao gia công mặt phẳng nghiêng trước rồi mới gia công hai mặt đầu coi chừng kẻo hết lượng dư ? vì 2 mặt phẳng này vuông góc với nhau mà, lượng dư khi gia công mặt phẳng này đâu ảnh hưởng đến mặt kia

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Về nguyên tắc, bắt buộc người thiết kế phải ghi R đối với các sản phẩm thiết kế. Phôi đúc, phôi rèn, phôi uốn gập... vân vân và vân vê đều phải ghi trên bản vẻ, tùy theo khả năng công nghệ của các nguyên công tạo phôi có thể đạt được. Bán kính R lượn phải đảm bảo yêu cầu là R min nhỏ nhất để tiết kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo khả năng công nghệ có thể đạt được. Mục tiêu cuối cùng để sản phẩm đạt được năng suất cao nhất, đương nhiên giá thành thấp nhất đủ sức cạnh tranh....trên thị trường.

 

Bạn nên rút kinh nghiệm khi đưa ra câu hỏi phải thật đầy đủ, chính xác để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc. ( Câu hỏi ban đầu bạn đưa ra không nói đến nắp gối đỡ)

em thấy chị NGOVINH phân tích rất chính xác!em xin bổ xung chút đỉnh:Với các phôi đúc ,rèn rập...trong quá trình chế tạo phôi các R của phôi còn do các R của khuôn nữa.vì khuôn chế tạo các góc cạnh của khuôn không có là R là qúa khó!mà đôi khi ngưòi ta con tạo R để giảm ứng suất,làm giảm cạnh sắc đỗ gây nguy hiểm cho người sử dụng......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh đã nhắc nhở, đây chỉ là phương án em đưa ra thôi mà, mọi người cùng bàn luận.mà anh có thể giải thích dùm em tại sao gia công mặt phẳng nghiêng trước rồi mới gia công hai mặt đầu coi chừng kẻo hết lượng dư ? vì 2 mặt phẳng này vuông góc với nhau mà, lượng dư khi gia công mặt phẳng này đâu ảnh hưởng đến mặt kia

Chào bạn thaiquyenck,

Bạn hãy hình dung như sau:

Khi phay mặt phẳng nghiêng, do hai mặt đầu chưa gia công, tức là chưa có thể dùng làm chuẩn, vì một lý do nào đó, cái mặt nghiêng này bị xoay đi 15 độ theo mặt phẳng đáy của bạn.

Khi đó việc gia công hai mặt đầu vuông góc với mặt phẳng nghiêng sẽ có thể bị thiếu lượng dư và gia công không hết được vết do kích thước phôi đã được xác định.

Theo ý kiến mình nên gia công hai mặt đầu này trước đảm bảo cho nó vuông góc với đường trục của lỗ rồi mới sử dụng một trong hai bề mặt này làm chuẩn gá để gia công cái mặt phẳng nghiên bạn ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn thaiquyenck,

Bạn hãy hình dung như sau:

Khi phay mặt phẳng nghiêng, do hai mặt đầu chưa gia công, tức là chưa có thể dùng làm chuẩn, vì một lý do nào đó, cái mặt nghiêng này bị xoay đi 15 độ theo mặt phẳng đáy của bạn.

Khi đó việc gia công hai mặt đầu vuông góc với mặt phẳng nghiêng sẽ có thể bị thiếu lượng dư và gia công không hết được vết do kích thước phôi đã được xác định.

Theo ý kiến mình nên gia công hai mặt đầu này trước đảm bảo cho nó vuông góc với đường trục của lỗ rồi mới sử dụng một trong hai bề mặt này làm chuẩn gá để gia công cái mặt phẳng nghiên bạn ạ.

Ý kiến của anh thật hay, giờ em hiểu rồi, cảm ơn anh, em sẽ sửa đổi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em thiết kế khuôn đúc thế này các bác xem rồi cho em ý kiến nha ?

khuon_ducmodel.jpg

Còn đấy là nguyên công khoét, doa lỗ và vát mép lỗ phi 42 :

sododinhvi_nc8model.jpg

Nguyên công vát mép lỗ này em chưa hiểu lắm, anh nào có thể giải thích dùm em được không ? còn con dao doa em vẽ thế được không ( từ trước giờ chưa được thấy dao doa ! :D )

Còn đây là bản vẽ nguyên công 1 , các bác xem rồi cho ý kiến nha :

http://www.cadviet.com/upfiles/2/nc1.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn phải vẽ bản vẽ vật đúc, trong đó thể hiện phần lượng dư gia công cơ.

- Chọn mặt phân khôn như bạn sẽ không rút được mẫu.

Lõi hình trục không có bậc sẽ không đúc được lỗ hình vẽ chi tiết

- Bạn thử ngâm cứu phương án dùng 3 hòm khuôn thử xem. mặt phân khuôn phải dưới phải đi qua tâm lỗ...các thành dựng đứng phải có góc nghiêng thoát khuôn.

- Việc ra công rãnh nghiêng và gia công hai mặt đầu lỗ, chọn hai cái trước h sau đều được miễn là bạn phải chọn chuẩn định vị hợp lý.

Gia công rãnh nghiêng trước hợp lý hơn vì phải ghép nắp vào mới gia công lỗ.

Con dao doa chưa hợp, lưỡi doa không nhọt hoắt như lưỡi cưa. lượng dư doa rất nhỏ chứ không dầy bự như hình bạn vẽ.

_ Chọn chuẩn định vị của bạn vừa thừa vừa thiếu, vừa sai và phương lực kẹp như của bạn không đảm bảo độ chính xác gia công :

- Chọn 2 lỗ khoan để định vị là sai cơ bản.

Mặt định vị chính để gia công lỗ phải là mặt đầu lỗ (3 bậc tự do, phương lực kẹp theo phương của đường tâm lỗ)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thiết kế khuôn đúc thế này các bác xem rồi cho em ý kiến nha ?

khuon_ducmodel.jpg

Còn đấy là nguyên công khoét, doa lỗ và vát mép lỗ phi 42 :

sododinhvi_nc8model.jpg

Nguyên công vát mép lỗ này em chưa hiểu lắm, anh nào có thể giải thích dùm em được không ? còn con dao doa em vẽ thế được không ( từ trước giờ chưa được thấy dao doa ! :D )

Còn đây là bản vẽ nguyên công 1 , các bác xem rồi cho ý kiến nha :

http://www.cadviet.com/upfiles/2/nc1.dwg

Đúng như anh Hoanghaiyp nói khuôn đúc của bạn sẽ không rút mẫu được.

- Trong sản xuất đơn chiếc nên kết hợp, khoét, doa vát mép. Nhưng sản xuất loạt ta phải chia nhỏ ra là 3 nguyên công sẽ cho năng suất cao hơn. (Thời gian để tháo lắp, chỉnh sửa dụng cụ lâu, yêu cầu phải có thợ tay nghề cao)

- Vát mép lỗ có tác dụng dễ lắp ráp , dùng dao xoáy chuyên dụng hoặc mũi khoan làm cũng vát mép được nguyên công này không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thiết kế khuôn đúc thế này các bác xem rồi cho em ý kiến nha ?

khuon_ducmodel.jpg

Còn đấy là nguyên công khoét, doa lỗ và vát mép lỗ phi 42 :

sododinhvi_nc8model.jpg

Nguyên công vát mép lỗ này em chưa hiểu lắm, anh nào có thể giải thích dùm em được không ? còn con dao doa em vẽ thế được không ( từ trước giờ chưa được thấy dao doa ! :D )

Còn đây là bản vẽ nguyên công 1 , các bác xem rồi cho ý kiến nha :

http://www.cadviet.com/upfiles/2/nc1.dwg

Chào bạn thaiquyenck,

Về khuôn đúc, bạn nên lưu ý ý kiến mọi người đã góp ý. Mình gợi ý bạn có thể chọn mặt phân khuôn khác sẽ thuận lợi hơn cho việc rút khuôn. Ví dụ chọn mặt đầu của lỗ phi 42, tất nhiên khi đó bạn sẽ phải có thêm các lõi treo để tạo các gân tăng cứng bạn ạ.

Khuôn đúc của bạn chưa thể hiện các đậu rót, đậu ngót, các rãng dẫn và các rãnh thoát hơi,.....

Việc vát mép lỗ ngoài các cách như bạn Ngovinh đã nói, bạn cũng có thể gia công trên máy tiện.

Về bản vẽ nguyên công, nếu không phiền bạn có thể gửi ở dạng Cad2000 hoặc cad2004, như vậy sẽ có nhiều ý kiến đóng góp hơn vì hiện tại còn rất nhiều người sử dụng CAD2004, đặc biệt là những người cũ, bạn ạ.

Mình chỉ lưu ý thêm là do việc gia công lỗ phi 42 bạn gia công đồng thời với nắp ổ nên bạn cần có thêm định vị giữa nắp ổ và thân ổ. Rãnh định vị hiện tại của bạn mới chỉ định vị được 5 bậc tự do thôi.

Chúc bạn thành công.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn thaiquyenck,

Về khuôn đúc, bạn nên lưu ý ý kiến mọi người đã góp ý. Mình gợi ý bạn có thể chọn mặt phân khuôn khác sẽ thuận lợi hơn cho việc rút khuôn. Ví dụ chọn mặt đầu của lỗ phi 42, tất nhiên khi đó bạn sẽ phải có thêm các lõi treo để tạo các gân tăng cứng bạn ạ.

Khuôn đúc của bạn chưa thể hiện các đậu rót, đậu ngót, các rãng dẫn và các rãnh thoát hơi,.....

Việc vát mép lỗ ngoài các cách như bạn Ngovinh đã nói, bạn cũng có thể gia công trên máy tiện.

Về bản vẽ nguyên công, nếu không phiền bạn có thể gửi ở dạng Cad2000 hoặc cad2004, như vậy sẽ có nhiều ý kiến đóng góp hơn vì hiện tại còn rất nhiều người sử dụng CAD2004, đặc biệt là những người cũ, bạn ạ.

Mình chỉ lưu ý thêm là do việc gia công lỗ phi 42 bạn gia công đồng thời với nắp ổ nên bạn cần có thêm định vị giữa nắp ổ và thân ổ. Rãnh định vị hiện tại của bạn mới chỉ định vị được 5 bậc tự do thôi.

Chúc bạn thành công.

Đúng là chọn mặt phân khuôn như vậy thì sẽ không rút được mẫu, nhưng nếu chọn mặt đầu của lỗ phi42 làm mặt phân khuôn thì sao rút được mẫu hả anh ? chẳng phải là có bậc phía dưới hay sao. Em chọn mặt phân khuôn như vậy nhằm mục đích khi lắp 2 hòm khuôn sẽ dễ dàng hơn, không bị lệch khuôn, nhưng lại ko rút được mẫu rồi , khổ thật.

Còn việc lắp nắp ổ vào thì đã có 4 bulông định vị chưa đủ hả anh ?

Còn anh hoanghaiyp hình như chưa xem kỹ bản vẽ của em thì phải, em dùng 2 mẫu lõi mà, 1 mẫu hình trụ có bậc đặt phía dưới còn 1 lõi hình hộp đặt phía trên, hình chiếu bằng chỉ thấy được lõi hình trụ thôi.

anh nào có sáng kiến gì về mặt phân khuôn không cho em nha.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xét về mặt kinh tế gia công hạ bậc mặt nghiêng để định vị không kinh tế. Thay mặt hạ bậc trên mặt nghiêng bằng 2 chốt định vị nhanh hơn dễ đảm bảo độ chính xác gia công hơn. (Gia công rãnh đạt độ chính xác khó hơn gia công lỗ định vị)

Về lõi bậc bạn thể hiện sai trên hình cắt bằng chỉ thể hiện hình trụ không có bậc.

Bạn hỏi bác Bình:"Việc lắp nắp ổ vào thì đã có 4 bulông định vị chưa đủ hả anh ?". Câu trả lời là đủ kẹp chặt để gia công lỗ và mặt đầu vì bạn đã có mặt định vị hạ bậc trên mặt phẳng nghiêng. Bạn nói 4 bu lông định vị là sai cơ bản.

Như thế sẽ rất khó lúc lặp đặt vì mặt đầu của hai lắp sẽ bị dịch chuyển theo rãnh bậc, làm cho mặt đầu không đồng phẳng, nên ta phải khoan và đóng hai chốt định vị sau khi lắp chặt 4 bu lông.

Về khuôn đúc để lấy mẫu bạn phải làm 3 hòm khuôn như mình đã phân tích ở bài viết trước.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bác nào đã làm đồ án chế tạo máy giúp em chi tiết này với,hay các pro giúp em hình vẽ này :

than_goi_do.jpg

đây là file gốc của nó(em chỉ vẽ thể hiện thôi) :http://www.cadviet.com/upfiles/2/than_goi_do.dwg

em chiếu nó ra hình này đã đúng chưa ?

than_goi_do_3dmodel.jpg

đây là file gốc :http://www.cadviet.com/upfiles/2/than_goi_do_3d.dwg

giúp em với nha em đang cần gấp lắm, bác nào có bản đồ án này gửi cho em với nha.email của em là thaiquyenck@yahoo.com.vn

các bản vẽ của em đều dùng CAD07

Hỏi bạn 'thaiquyenck' một phát:

- Câu hỏi bạn đưa ra rất mập mờ, cách hỏi và cách trả lời của bạn cũng mập mờ đánh lận con đen từ suốt hôm bạn hỏi đến giờ...tốn khá nhiều thời gian của mọi người.

Để mọi người có thể góp ý nhanh và đúng trọng điểm, không dài lòng thòng văn tự kiến nghị bạn tiết lộ một bí mật quan trọng sau:

1- Cái gối đỡ của bạn chịu tải trọng gì, đúng tâm hay lệch tâm?

2- Tải tốc độ quay của trục, tải trọng lớn nhất tác dụng lên trục?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đúng là chọn mặt phân khuôn như vậy thì sẽ không rút được mẫu, nhưng nếu chọn mặt đầu của lỗ phi42 làm mặt phân khuôn thì sao rút được mẫu hả anh ? chẳng phải là có bậc phía dưới hay sao. Em chọn mặt phân khuôn như vậy nhằm mục đích khi lắp 2 hòm khuôn sẽ dễ dàng hơn, không bị lệch khuôn, nhưng lại ko rút được mẫu rồi , khổ thật.

Còn việc lắp nắp ổ vào thì đã có 4 bulông định vị chưa đủ hả anh ?

Còn anh hoanghaiyp hình như chưa xem kỹ bản vẽ của em thì phải, em dùng 2 mẫu lõi mà, 1 mẫu hình trụ có bậc đặt phía dưới còn 1 lõi hình hộp đặt phía trên, hình chiếu bằng chỉ thấy được lõi hình trụ thôi.

anh nào có sáng kiến gì về mặt phân khuôn không cho em nha.

Chào bạn thaiquyenck,

Chính vì có cái bậc vai ở gân tăng cứng nên bạn mới cần phải có lõi treo như mình đã nói ở bài trước. Lẽ đương nhiên cái lõi treo này cũng phải được thiết kế sao cho phù hợp với việc tạo khuôn.

Việc sử dụng ba hòm khuôn như bác hoanghaivp đã nói cũng là một giải pháp tốt cho vấn đề rút khuôn của bạn.

Về các kết cấu khuôn đúc có lẽ bạn nên tham khảo thêm thầy hướng dẫn, bạn bè, và tài liệu tham khảo để có được quyết định đúng. Vấn đề ở đây là cái khuôn phải làm việc được (nghĩa là có thể đúc ra được cái chi tiết) còn việc nó tối ưu hay chưa thì ta khoan hẵng bàn. Điều này ngoài lý thuyết còn cần khá nhiều kinh nghiệm thực tế nữa. Cái đó không thể một sớm một chiều mà có ngay được.

Bạn cần phân biệt rõ hai quá trình định vị và kẹp chặt. Định vị là để đảm bảo vị trí của chi tiết đúng với yêu cầu kỹ thuật khi gia công, khi làm việc sau này. Còn Kẹp chặt là chỉ để nhằm giữ vững việc định vị đó trong quá trình gia công và làm việc.

Do vậy nếu không có định vị thì việc kẹp chặt là vô nghĩa. Vì nếu kẹp chặt chi tiết ở vị trí sai mà gia công sẽ cho ra sản phẩm sai, còn kẹp chặt chi tiết ở vị trí sai trong quá trình làm việc sẽ dẫn tới quá trình làm việc của chi tiết bị cản trở, gây hỏng hóc bạn ạ.

Cũng chính vì vậy mà thực tế người ta ít dùng các chi tiết kẹp chặt làm định vị (Bởi trong quá trình kẹp chặt, chi tiết kẹp chặt phải chuyển động làm cho việc định vị trở nên mất chính xác)

Trong chi tiết của bạn, rãnh bậc chỉ có tác dụng định vị 4 bậc tự do. mặt vai có tác dụng định vị 1 bậc tự do, vì thế còn thiếu một bậc tự do nữa chính là chuyển động trượt giữa nắp ổ và thân ổ theo phương của rãnh bậc. Vì thế bạn cần thêm một chốt định vị nữa là đủ. Tất nhiên chốt này phải bố trí sao cho có tác dụng ngăn chặn chuyển động tự do cuối cùng này.

Trong trường hợp bạn muốn sử dụng bu lông định vị thì khi đó kết cấu các lỗ lắp bu lông của bạn phải hoàn toàn thay đổi chứ không thể đơn giản như bạn đã vẽ được. Kết cấu này có trong sổ tay thiết kế chi tiết máy bạn ạ.

Chúc bạn thành công với đồ án này

PS: Bạn có thể gửi lại cái bản vẽ nguyên công ở dạng CAD2004 không? Có thể mình sẽ tìm ra lỗi của bạn ở trong đó.

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thiết kế khuôn đúc thế này các bác xem rồi cho em ý kiến nha ?

khuon_ducmodel.jpg

Còn đấy là nguyên công khoét, doa lỗ và vát mép lỗ phi 42 :

sododinhvi_nc8model.jpg

Nguyên công vát mép lỗ này em chưa hiểu lắm, anh nào có thể giải thích dùm em được không ? còn con dao doa em vẽ thế được không ( từ trước giờ chưa được thấy dao doa ! :D )

Còn đây là bản vẽ nguyên công 1 , các bác xem rồi cho ý kiến nha :

http://www.cadviet.com/upfiles/2/nc1.dwg

Hỏi bạn thaiquyenck một phát:

Vì sao bạn chọn 2 bậc tự do ở đáy + 1 bậc tự do ở phần đúc lõm mà không chọn nguyên 3 bậc tự do ở đáy?!

Lỗ của anh chỉ khoan, không khoét doa, không thể định vị được đó là sự thật!

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đây là sơ đồ NC1 em mới vẽ xong , anh kiểm tra dùm em nha. ( ok lần này lưu CAD2000 lun khỏi lo ko mở được )

http://www.cadviet.com/upfiles/2/so_do_nc1.dwg

Chào bạn Thaiquyenck,

Cái bản vẽ này chưa thể xong được bạn ạ.

Nó còn thiếu và sai sót rất nhiều.

Nếu như thế này mà bạn gọi là xong thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội làm lại một hay vài lần nữa.

Trước hết nói về cái nguyên tắc bản vẽ nguyên công đã.

1/- Trên sơ đồ này bạn mới chỉ định vị được 5 bậc tự do, còn thiếu 1 bậc định vị nữa. Tất nhiên đây là nguyên công phay mặt phẳng nên trong thực tế có thể chấp nhận việc thiếu định vị này, nhưng khi bạn làm đồ án thì nên hiểu cặn kẽ và lý giải tốt cho vấn đề này.

2/- Bạn hoàn toàn chưa có bản thể hiện các thông số công nghệ gia công của nguyên công này. Ví dụ : loại máy gia công, dụng cụ gá lắp, loại dao cắt, chế độ cắt, thời gian gia công, các bước nguyên công (chuẩn bị, gá, kẹp, gia công thô, gia công tinh, vệ sinh, kiểm tra chất lượng gia công.....), dụng cụ đo kiểm,

.....

3/- Khung tên của bản vẽ???

4/- ......

Tiếp đó là về cách thể hiện bản vẽ:

1/- Bản vẽ chưa thể hiện đầy đủ các kết cấu lắp của đồ gà.( ví dụ: Kết cấu lắp của các chốt định vị, kết cấu lắp giũa đế gá và hai gối đỡ, ....)

2/- Nhiều chỗ vẽ sai hoàn toàn về kỹ thuật. Ví dụ: tại sao trên hình chiếu bằng, bu lông lại thể hiện là ngũ giác đều chứ không phải lục giác đều như thể hiện trên hình chiếu đứng??? Tại sao có nét của bề mặt tiếp xúc cắt qua thân blôngở vị trí mắt cắt riêng phần,??? V... v ....

3/- Trên hình chiếu đứng, thể hiện sai hoàn toàn phần đế và thân ở chỗ mà bạn muốn nó lõm vào để giảm tiết diện tiếp xúc với bàn máy.

4/- Thiếu các kích thước tổng thể và kích thước lắp ráp.

5/- Kết cấu đầu tỳ tự lựa của vít kẹp hoàn toàn không phù hợp, cần thiết kế lại

6/- Nên xem lại kết cấu kẹp giữ chốt định vị bằng vít đầu bằng xẻ rãnh, bởi vì như vậy lực xiết sẽ rất thấp không chịu nổi sức kẹp của vít kẹp chặt.

7/- .....

 

Một vài góp ý như vậy, mong bạn hãy kiểm tra và hoàn thiện lại trước khi đưa nộp.

Chúc bạn thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn Thaiquyenck,

Cái bản vẽ này chưa thể xong được bạn ạ.

Nó còn thiếu và sai sót rất nhiều.

Nếu như thế này mà bạn gọi là xong thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội làm lại một hay vài lần nữa.

Trước hết nói về cái nguyên tắc bản vẽ nguyên công đã.

kẹp giữ chốt định vị bằng vít đầu bằng xẻ rãnh, bởi vì như vậy lực xiết sẽ rất thấp không chịu nổi sức kẹp của vít kẹp chặt.

7/- .....

 

Một vài góp ý như vậy, mong bạn hãy kiểm tra và hoàn thiện lại trước khi đưa nộp.

Chúc bạn thành công.

Cám ơn anh nha. theo ý kiến đóng góp của anh em đã vẽ lại bản sơ đồ nguyên công, anh xem dùn em nha.

http://www.cadviet.com/upfiles/2/so_do_nc_tnrm.dwg

còn đây là bản vẽ chi tiết:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/truc_dotnrm.dwg

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh nha. theo ý kiến đóng góp của anh em đã vẽ lại bản sơ đồ nguyên công, anh xem dùn em nha.

http://www.cadviet.com/upfiles/2/so_do_nc_tnrm.dwg

còn đây là bản vẽ chi tiết:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/truc_dotnrm.dwg

Cách ghi dung sai phi 42 và độ rộng rãnh là cộng trừ sai lệnh trên dưới 0,05 dựa trên cơ sở nào?! Lắp ghép lỗ kiểu gì mà dung sai lỗ to đến 0,1. Bạn nên chọn dung sai theo tiêu chuẩn của hệ lỗ cơ bản.

Cơ cấu kẹp ren năng suất thấp bạn nên nghĩ đến phương án chọn cơ cấu cam kẹp thông qua đòn bẩy để tăng năng suất lao động

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh nha. theo ý kiến đóng góp của anh em đã vẽ lại bản sơ đồ nguyên công, anh xem dùn em nha.

http://www.cadviet.com/upfiles/2/so_do_nc_tnrm.dwg

còn đây là bản vẽ chi tiết:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/truc_dotnrm.dwg

Chào bạn Thaiquyenck,

Về bản vẽ sơ đồ nguyên công 1: Phay mặt phẳng đáy.

1/- Cần có cắt trích tại vị trí lắp ráp của chốt định vị theo phương ngang.

2/- Cần có kích thước tổng thể của đồ gá

3/- Hình chiếu bằng của các mũ bu lông sai

4/- Thông số về dao cắt chưa đầy đủ, loại dao, đường kính ....

5/- Sơ đồ chạy dao trên hình chiếu bằng

6/- Kiểm tra lại thời gian gia công vì trong hai bước gia công chỉ khác nhau về vận tốc quay của dao 750 và 600 v/ phút vậy mà thời gian gia công chênh lệch nhau quá lớn 1.05 và 0.63 phút ????

7/- Kết cấu đầu kẹp tự lựa chưa hợp lý, nó sẽ rơi khi tháo chi tiết???

8/- Hình chiếu bằng tại vị trí lắp hai gối đỡ với tấm đế gá chưa đúng.

9/- Vai trò của tấm kẹp phía trên gối đỡ bên phải là gì??? Vì sao phải có ???

10/- Việc định vị giữa hai gối đỡ và tấm đế giải quyết thế nào ???

 

Chúc bạn thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đồ án của anh xứng đáng được O (không điểm)!

Vì nó sai cơ bản ngay từ bản vẽ chi tiết. Chi tiết là gang đúc ko có R lượn. Kích thước rãnh bậc 65 sai lệch cộng trừ 0,05 tức là khoảng dung sai 0,1 quá lớn trong sản xuất loạt nhỏ trở lên. Nó chỉ thích hợp trong gia công đơn chiếc, gia công theo.

Mọi nỗ lực của anh để thiết kế quy trình công nghệ chỉ là công cốc!

Ồ bạn dự đoán sai mất rồi, hôm trưóc vừa bảo vệ xong đồ án, điểm tuy không cao nhưng cũng không tệ như bạn nói!!!! bản vẽ sai 1 chốt định vị ( chốt trụ ngắn lại vẽ ra chốt trám !!) thế là bị trừ 0,5 điểm.bảo vệ được 3 thế là đạt.

không hiểu sao bạn lại suy đoán lung tung vậy nhỉ ? bạn chưa thực sự hiểu đồ án chế tạo máy là như thế nào chăng ? mọi số liệu trên bản vẽ ( bản vẽ chi tiết gồm cả hình dáng, kích thước, vật liệu, dung sai) đều là do thầy giáo hướng dẫn ra đề, SV bọn mình chỉ có nhiệm vụ thiết kế quy trình gia công chi tiết, còn số liệu chi tiết hay tính công nghệ của nó thì.... không cần quan tâm, mà có quan tâm cũng không sửa được đề.cái quan trọng là việc thiết kế nguyên công công nghệ đã hợp lý chưa thôi, chính vì thế mà mình đã post bản vẽ sơ đồ nguyên công lên nhờ các bác trên diễn đàn xem dùm.thực chất là xem xem bản vẽ có bị sai về mặt công nghệ, kết cấu đồ gá đã hợp lý chưa thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×