Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
kisscad

Tâm sự về nghề ACAD!

Các bài được khuyến nghị

em mới vào trang này it lâu

Em thấy có nhiều anh rất chuyên về autolisp .

Forum lại ít dân cơ khí qua

Em là sinh viên mới tốt nghiệp, em cũng hay lên mạng nhưng lại ít thấy chuyên ngành cơ khí của mình .Ngay cả trongnày cũng it

Em không biết về lisp nên mong các anh nói giúp nên học như thế nào, ứng dụng thực tế của nó ra làm sao....

EM rất muốn biết tiêu chuẩn một bản vẽ cad cơ khí của mình khác với nước ngoài những điểm nào?

Tiêu chuẩn bản vẽ quy định đường nét, layer , dim, .....trong sách vẽ kỹ thuật hình như không được áp dụng trên bản vẽ! Text trong bản vẽ theo ,,, mm, và inch ?

Em rất cần tiêu chuẩn ISO 9001-2000 về thiết kế cơ khí, thiêu chuẩn bản vẽ thuỷ lực, các phần tử thuỷ lực , điện...

Em không biết có tài liệu nào tập hợp các tiêu chuẩn ấy!

MONG CÁC ANH GIÚP ĐỠ VÀ ĐỂ CHO CÁC ANH EM CƠ KHÍ GẮN KẾT HƠN!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em mới vào trang này it lâu

Em thấy có nhiều anh rất chuyên về autolisp .

Forum lại ít dân cơ khí qua

Em là sinh viên mới tốt nghiệp, em cũng hay lên mạng nhưng lại ít thấy chuyên ngành cơ khí của mình .Ngay cả trongnày cũng it

Em không biết về lisp nên mong các anh nói giúp nên học như thế nào, ứng dụng thực tế của nó ra làm sao....

EM rất muốn biết tiêu chuẩn một bản vẽ cad cơ khí của mình khác với nước ngoài những điểm nào?

Tiêu chuẩn bản vẽ quy định đường nét, layer , dim, .....trong sách vẽ kỹ thuật hình như không được áp dụng trên bản vẽ! Text trong bản vẽ theo ,,, mm, và inch ?

Em rất cần tiêu chuẩn ISO 9001-2000 về thiết kế cơ khí, thiêu chuẩn bản vẽ thuỷ lực, các phần tử thuỷ lực , điện...

Em không biết có tài liệu nào tập hợp các tiêu chuẩn ấy!

MONG CÁC ANH GIÚP ĐỠ VÀ ĐỂ CHO CÁC ANH EM CƠ KHÍ GẮN KẾT HƠN!

 

Thực tế đáng buồn! TCVN thuộc dạng quan liêu và lạc hậu nhất thế giới, người ta không theo là phải! Tại VN hiện nay, chỉ có các Cty lớn là lập bản vẽ theo tiêu chuẩn ISO, DIN, JIS... tuỳ theo ông chủ của nó. Còn lại, ai muốn làm kiểu gì thì làm. Đành chấp nhận thôi!

Các bảng tiêu chuẩn phải mua, không ai cho không, và cũng chẳng có tài liệu nào "tập hợp" đầy đủ các tiêu chuẩn ấy. Mà cho dù có, bạn cũng đọc không nổi vì nó là một kho thông tin khổng lồ. Trong thực tế làm việc, cần đến cái gì thì sưu tầm cái đó, và chủ yếu là từ nguồn "free share" của các hãng sản xuất chứ không mấy ai nghĩ đến việc mua của ISO!

Bạn muốn tìm hiểu lisp, trước tiên phải thành thạo AutoCAD. Tham gia vào forum này, dần dần bạn sẽ hiểu thêm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em muốn hỏi kinh nghiệm của các anh kĩ sư cơ khí khi ra trường thì cần trang bị cho bản thân những gì,những gì nên học thêm?xin cảm ơn.Em muốn hỏi thêm 1 câu nữa có bậc tiền bối nào biết cách kiếm tiền từ cad không?,xin giúp đỡ,hiện nay em muốn đi làm thêm vừa để nâng cao trình độ,vừa để kiếm tiền!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em muốn hỏi kinh nghiệm của các anh kĩ sư cơ khí khi ra trường thì cần trang bị cho bản thân những gì,những gì nên học thêm?xin cảm ơn.Em muốn hỏi thêm 1 câu nữa có bậc tiền bối nào biết cách kiếm tiền từ cad không?,xin giúp đỡ,hiện nay em muốn đi làm thêm vừa để nâng cao trình độ,vừa để kiếm tiền!!!

Hình như bạn đang còn là sinh viên? Bạn học trường nào, và thuộc chuyên ngành gì? Hoan nghênh bạn về ý thức lo toan!

Theo mình, trường đại học chỉ mới trang bị cho SV những kiến thức căn bản nhất. Khi ra trường đi làm, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của Cty, bạn cần phải học thêm rất nhiều điều mới có thể làm việc được. Nếu đang còn ở trong trường, điều quan trọng nhất là tích luỹ kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có thể thích ứng nhanh chóng với mọi môi trường làm việc cụ thể trong tương lai.

Mình biết nhiều kỹ sư, đi làm đã tương đối lâu nhưng vẫn không khá lên được. Câu nói thường được viện dẫn ra là "lý thuyết khác, thực tế khác". Đó là cách nói chống chế để bào chữa cho sự kém cỏi của bản thân! Trên thực tế thì nhứng ai học hành đàng hoàng trong trường, có nền tảng kiến thức lý thuyết vững chắc của ngành, kể cả những môn cơ bản và cơ sở ngành như: cơ lý thuyết, sức bền, dung sai, nguyên lý-chi tiết máy, kim loại học.... thì khi ra trường, chỉ cần một thời gian ngắn làm quen với thực tế sản xuất là có thể trở thành kỹ sư giỏi. Ngoài kiến thức kinh điển của ngành, 2 mảng cùng cần quan tâm trau giồi thêm là tiếng Anh và CAD/CAM.

Bạn muốn làm thêm bằng vốn liếng CAD thì hơi khó. Nếu muốn làm thêm, vừa kiếm tiền vừa học hỏi thì nghiên cứu các phần mềm CAD/CAM. Bạn có thể chọn Pro/E hoặc MasterCAM, tuỳ thuộc vào địa bàn cư trú hiện nay của bạn.

Chúc bạn thành công trong cuộc sống và sự nghiệp!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ hotbac :

Thật sự thì trình độ của bạn hiện nay chưa thể kiếm tiền từ cad được ( chỉ là suy nghĩa cá nhân mình thôi ) . Với lại ít có công ty nào tuyển người vào , đào tạo rồi để họ quay lại trường đại học cả ! Nếu bạn muốn làm thêm bằng cad , mình nghĩ tốt nhất là bạn nên lật sách chuyên ngành của bạn ra , xem kỹ các chi tiết , cụm máy rồi vẽ lại bằng cad , càng nhanh , đẹp , gọn gàng càng tốt . Bạn đang làm thêm cho chính mình , nó giúp bạn nâng cao kỹ năng dùng cad và kiến thức chuyên môn , khi đi làm bạn sẽ thấy kết quả . Một cụm máy bạn tưởng là biết rành rồi , nhưng khi vẽ lại thì có nhiều vấn đề lắm .

Chúc bạn thành công .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hic em học cad còn thấy dễ hiểu nhưng không hiểu sao hoc Pro/E thì em thấy nó tỉ mỉ và khó hơn cad nhiều.Hy vọng các anh cho em một ít kình nghiệm để họcPro/E.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đăng kí lâu rồi nhưng hôm nay Yo mới vào spam một srie luôn.

Đúng cad nó thật sự rất rộng chúng ta cần gì thì sẽ dùng đến cái đó thôi.

thân tất cả mọi người bây giờ thời hiện đại rồi tác phong công nghiệp thực dụng luôn đòi hỏi con người ta chuyên môn hoá cao. bản thân đang là sinh viên thôi tôi mới năm thứ 4 mà, nhưng ý thức đc vấn đề về chuyên môn hoá cá nhân tôi đang cùng hoạt động một nhóm làm việc mỗi người sẽ làm và đi theo một hướng sở trưởng bản thân mỗi người ngoài khả năng sở trường thì nên trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu bản thân thích và đam mê công nghệ nên chú trọng rất nhiều về công nghệ ccad hay các phần mêm hỗ trợ cần gì dùng nấy không nên chạy theo học hết cái này đến cái khác cuối cùng chẳng vào đâu với đâu cả.

List thì dân cơ chúng ta chưa thấy mấy ai giỏi cả, vì nó phục vụ cho mục đích chúng ta rất ít nên có tìm hiểu cúng để cho vui mà thôi tìm hiểu rồi để đấy thì hiểu làm gì cho mệt đầu phải không ạ.

Vấn đề dân cơ là vấn đề về tư duy côg nghệ các phần mềm chỉ là giúp cho quá trình tư duy nhanh hỗ trợ thiết kêt tính toán ngày xưa các tổ sư gia về nghề cơ đâu có biết dùng autocad hay in gi đâu mà sao họ giỏi đến thế

BMV ,TOYOTA ...HONDA cứ phát triển ầm ầm đó thôi.

Tuy nói vậy nhưng những cái sử dụng tối thiểu chúng ta cần thành thạo là đủ cần đến đâu thì ta hỏi học đến đó đó là chia sẻ cộng đồng mà...

xin cảm ơn những kiến thức của các bạn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hình như bạn đang còn là sinh viên? Bạn học trường nào, và thuộc chuyên ngành gì? Hoan nghênh bạn về ý thức lo toan!

Theo mình, trường đại học chỉ mới trang bị cho SV những kiến thức căn bản nhất. Khi ra trường đi làm, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của Cty, bạn cần phải học thêm rất nhiều điều mới có thể làm việc được. Nếu đang còn ở trong trường, điều quan trọng nhất là tích luỹ kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có thể thích ứng nhanh chóng với mọi môi trường làm việc cụ thể trong tương lai.

Mình biết nhiều kỹ sư, đi làm đã tương đối lâu nhưng vẫn không khá lên được. Câu nói thường được viện dẫn ra là "lý thuyết khác, thực tế khác". Đó là cách nói chống chế để bào chữa cho sự kém cỏi của bản thân! Trên thực tế thì nhứng ai học hành đàng hoàng trong trường, có nền tảng kiến thức lý thuyết vững chắc của ngành, kể cả những môn cơ bản và cơ sở ngành như: cơ lý thuyết, sức bền, dung sai, nguyên lý-chi tiết máy, kim loại học.... thì khi ra trường, chỉ cần một thời gian ngắn làm quen với thực tế sản xuất là có thể trở thành kỹ sư giỏi. Ngoài kiến thức kinh điển của ngành, 2 mảng cùng cần quan tâm trau giồi thêm là tiếng Anh và CAD/CAM.

Bạn muốn làm thêm bằng vốn liếng CAD thì hơi khó. Nếu muốn làm thêm, vừa kiếm tiền vừa học hỏi thì nghiên cứu các phần mềm CAD/CAM. Bạn có thể chọn Pro/E hoặc MasterCAM, tuỳ thuộc vào địa bàn cư trú hiện nay của bạn.

Chúc bạn thành công trong cuộc sống và sự nghiệp!

bac ssq nói quá dúng luôn.- rất hợp với ý em. thanhk you vinamill !!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×