Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
THE HIEP

Những con số thần bí

Các bài được khuyến nghị

NHỮNG CON SỐ THẦN BÍ

142857

Những chữ số nhìn rất bình thường, vậy tại sao gọi nó là rất thần kỳ ? Chúng ta lấy nó nhân từ 1 đến 6 thử xem.

 

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142

 

Chử số cũng như thế, chỉ hóan đổi vị trí khi xuất hiện. Vậy ta lấy nó nhân cho 7 là bao nhiêu ? Chúng ta sẽ phát hiện đáp số làm cho mọi người kinh ngạc là: 999999 .

 

Nếu mà : 142 + 857 = 999

14 + 28 + 57 = 99

 

Sau cùng, chúng ta lấy 142857 nhân với 142857, đáp số là 20408122449 lấy 5 chữ số trước + với 6 chữ số sau ta được số là bao nhiêu ?

 

20408 + 122449 = 142857

 

Giải đáp sự thần kỳ trong chữ số 142857

 

Chữ số thần kỳ này được phát hiện trong Kim tự tháp Ai Cập, nó là một tổ hợp số thần kỳ, nó chứng minh một tuần có 7 ngày, nó tự tăng lũy tiến 1 lần từ 6 chữ số của nó, theo tuần tự nó luân chuyển trị 1 lần, đến ngày thứ 7, chúng sẽ nghỉ, do số 999999 thay thế, chữ số càng tăng càng lớn, mỗi lần vượt quá chu kỳ một tuần, mỗi chữ số đều phải phân thân 1 lần, bạn không cần dùng máy tính, chỉ cần biết phương pháp phân thân của nó, là có thể biết đáp số lũy tiến tiếp theo của nó. Nó còn những chổ thần kỳ hơn nữa đang chờ các bạn khám phá ! Có lẽ nó là mật mã của vũ trụ, nếu bạn phát hiện được sự bí mật thần kỳ chân chính…………….

 

142857 x 1 = 142857 ( nguyên chữ số)

 

142857 x 2 = 285714 ( trị luân chuyển)

 

142857 x 3 = 428571 ( trị luân chuyển)

 

142857 x 4 = 571428 ( trị luân chuyển)

 

142857 x 5 = 714285 ( trị luân chuyển)

 

142857 x 6 = 857142 ( trị luân chuyển)

 

142857 x 7 = 999999 ( ngày nghỉ do số 9 đại diện)

 

 

142857 x 8 = 1142856 ( số 7 phân thân, phân ở đầu một chữ số là 1 chữ số đuôi là 6, trong tổ hợp số mất đi số 7 )

 

142857 x 9 = 1285713 ( chữ số 4 phân thân)

 

142857 x 10 = 1428570 ( chữ số 1 phân thân)

 

142857 x 11 = 1571417 ( chữ số 8 phân thân)

 

142857 x 12 = 1714284 ( chữ số 5 phân thân)

 

142857 x 13 = 1857141 ( chữ số 2 phân thân)

 

142857 x 14 = 1999998 ( chữ số 9 cũng phải phân thân biến lớn)

 

Tiếp tục tính . . . . Các số trên cộng đơn số kết quả là 9

Có khả năng chứa đựng một bí mật lớn . Đơn cử chữ số thần

bí của Kim tự tháp trên 1 + 4 + 2 + 8 + 5 + 7 = 27 = 2 + 7 = 9

Bạn xem xem. Kết quả đơn số nó là 9 .

 

Theo suy luận như vậy, các chữ số thần bí trên, đơn số hợp lại là 9 ; lạ cũng không là lạ ! (số đôi 27 cũng là 3 tam thừa) Trong vô số sự trùng hợp tất cũng phải có xác suất, trong vô số sự ăn khớp tất phải có quy luật.

 

Như thế nào gọi là quy luật ? Trật tự của tự nhiên quy định ! Khoa học là sự tổng kết thực chất của sự vật, từ đó tìm ra quy luật.

 

 

Vừa rồi mới đi Ai Cập một chuyến, vào Kim tự Tháp nhìn thấy mấy con số đem về nghiên cứu thì thấy vậy :cheers:

  • Vote tăng 6

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những con số thần bí

(MYSTIC NUMBERS)

của WILLIAM KNIGHT

Bản Dịch Chơn Như 2006

(In lại từ Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 5, năm 1926)

Từ thời sơ khai, những con số đã làm cho con người ngây ngất, chúng đã phát triển thành ra những biểu tượng của cuộc sống ở đây và ở trên cõi trên, chúng đã liên hệ số phận của con người với những vì sao.

Ý nghĩa thần bí của những con số và nhất là của những con số đặc biệt đã được các huyền bí gia biết tới trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, đối với đại đa số người ta thì những con số chẳng có gì khác hơn là những con số, ảnh hưởng tinh vi và đôi khi vươn ra xa tít mù của những con số đối với những số phận cá nhân và những sự kiện liên quan tới sự tiến hóa của vũ trụ khiến cho ta không biết rõ lắm.

Mục đích của bài viết ngắn gọn này không phải là để giải thích ý nghĩa huyền bí của những con số, điều này vốn vượt ngoài tầm hiểu biết của nhân loại trong giai đoạn tiến hóa hiện nay. Nó chỉ có mục đích là vạch ra một vài sự kiện kỳ lạ và thú vị mà tôi không thể giải thích được; song le theo ý của tôi thì nó ít nhất cũng mở ra một phạm vi khảo cứu huyền bí vô cùng thú vị mà mãi về sau này, nó mới có thể cung cấp cho ta cái mắt xích còn thiếu giữa nhiều điều mà ta còn chưa biết nối liền với những sự kiện và biến cố trong cõi hồng trần này của ta mà có vẻ như hoàn toàn không liên hệ với nhau, trong khi thật ra thì chúng đều tuân theo những định luật nhịp điệu và hài hòa mà ta chưa từng biết tới.

Hệ thống thập phân hiện nay của ta dưới dạng hoàn chỉnh kể cả con số không, đã được truyền lại cho chúng ta từ người Ấn Độ truyền qua người Ả Rập vào thế kỷ thứ 8. Từ Ả Rập cuối cùng nó đã tìm đường sang Âu Châu vào thế kỷ 12.

Những con số chẳn 2, 4, 6, 8, vì có thể chia chẳn cho 2 nên chưa bao giờ thú vị lắm và được coi là địa số, còn những con số lẻ 3, 5, 7, 9 có tính hấp dẫn về mặt thần bí và được gọi là thiên số.

Số 1 luôn luôn được coi là sự khởi đầu, cội nguồn và gốc rễ của những con số. Pythagore coi 3, 5 và 7 là những con số thú vị nhất trong mọi con số. Vào thời Chúa Ki Tô 3, 4, 7 và 12 có được ý nghĩa thần bí. Số 3 tượng trưng cho Tam Vị Nhất Thể Linh Thiêng. Số 4 tượng trưng cho bốn góc trần thế, còn tổng của chúng là số 7 tượng trưng cho những đức tính chủ yếu; và 12 vốn chia chẳn cho cả 3 lẫn 4; các con số tạo thành số 12 khi được cộng lại với nhau thì tạo ra con số 3 (bằng 1 cộng 2), đó là con số của các vị Tông đồ.

Trải qua mọi thời đại, số 1 và số 10 đã được coi là những con số linh thiêng vì giống như Thượng Đế, chúng là khởi đầu và kết thúc, trong khi số 9 luôn luôn hấp dẫn được óc tưởng tượng vì đó là cội nguồn của năng lượng huyền bí vô tận và là biểu tượng của sự thường trụ. Mặt khác, số 8 đã được coi là biểu tượng của sự suy đồi.

Để minh họa tại sao số 9 được coi là con số của sự thường trụ, nếu chúng ta viết bảng cửu chương từ 2 tới 10 của con số 9, rồi cộng các con số là thành phần của nó lại trong kết số đó, thì chúng ta ắt thấy rằng đáp số bao giờ cũng vẫn là 9:

2 X 9 = 18 ; 9

3 X 9 = 27 ; 9

4 X 9 = 36 ; 9

5 X 9 = 45 ; 9

6 X 9 = 54 ; 9

7 X 9 = 63 ; 9

8 X 9 = 72 ; 9

9 X 9 = 81 ; 9

10 X 9 = 90 ; 9

Và để minh họa tại sao số 8 lại được coi là con số của sự suy thoái, ta cũng dùng tiến trình nêu trên với con số 8 thay cho số 9;

2 X 8 = 16 ; 7

3 X 8 = 24 ; 6

4 X 8 = 32 ; 5

5 X 8 = 40 ; 4

6 X 8 = 48 ; 12

7 X 8 = 56 ; 11

8 X 8 = 64 ; 10

9 X 8 = 72 ; 9

10 X 8 = 80 ; 8

Đây là điều mà số 9 có thể tự thân nó làm được:

9 X 9 = 81

99 X 99 = 9801

999 X 999 = 998001

9999 X 9999 = 99980001

99999 X 99999 = 9999800001

999999 X 999999 = 999998000001

Có một sự mỹ lệ nào đó về mặt đối xứng khi ta dùng số 9 làm số nhân, những con số từ 1 tới 10 được cộng thêm với kết số mà ta có thể thấy trong bảng dưới đây

9 X 0 + 1 = 1

9 X 1 + 2 = 11

9 X 12 + 3 = 111

9 X 123 + 4 = 1111

9 X 1234 + 5 = 11111

9 X 12345 + 6 = 111111

9 X 123456 + 7 = 1111111

9 X 1234567 + 8 = 11111111

9 X 12345678 + 9 = 111111111

9 X 123456789 + 10 = 1111111111

Và để minh họa thêm nữa tính chất suy thoái của con số 8:

9 X 0 + 8 = 8

9 X 9 + 7 = 88

9 X 98 + 6 = 888

9 X 987 + 5 = 8888

9 X 9876 + 4 = 88888

9 X 98765 + 3 = 888888

9 X 987654 + 2 = 8888888

9 X 9876543 + 1 = 88888888

9 X 98765432 {± 0 = 888888888

9 X 987654321 - 1 = 8888888888

Ngoài ra những con số 8 và 9, chúng ta cũng thấy rằng số 3 và số 6 cũng có được những sự tổ hợp thú vị tương tự như những tổ hợp nêu trên. Vậy là nhấn mạnh tới một mối liên kết thần bí nào đó nối liền những con số này với những con số khác. Hơn nữa, chúng ta thấy số 5 đóng vai trò quan trọng tương đương với số 9 trong tương quan với những con số khác, và mối tương quan này còn hiển nhiên hơn nữa khi ta đối chiếu ngày tháng của những biến cố quan trọng trong lịch sử tiến hóa của thế giới, nhất là những biến cố thiên văn học.

Ngày tháng xác định đầu tiên trong lịch sử của Tân Thế giới (theo chứng minh của Tiến sĩ Herbert J. Spinden, Quản thủ viện Bảo tàng Harvard chuyên về khảo cổ học Mễ Tây Cơ) là ngày mùng 6 tháng 8 năm 613 trước Công nguyên, khi người Maya bắt đầu hằng ngày ghi thêm những con số liên tiếp và bảo lưu được sử liệu chính xác về những biến cố trên trời. Vào ngày đông chí năm 580 trước Công nguyên người ta sáng chế ra niên lịch và cuối cùng nó đã được trật tự từ khoảng giữa năm 538 tới 530 trước Công nguyên.

Nó được gọi là lịch Kim Tinh và chủ yếu được dùng cho những công việc của giới tăng lữ và việc nghiên cứu về chiêm tinh vốn là nền tảng của học thuật cổ truyền Yucatan.

Lịch Kim Tinh dựa trên việc quan sát được sự kiện Kim Tinh sẽ trở lại cùng một pha trong khoảng 584 ngày. Nếu chúng ta xem xét sự kiện 5 lần 584 bằng 8 lần 365 (vốn là số ngày trong dương lịch thời nay) thì một lần nữa ta lại thấy tác dụng tinh vi của những con số thần bí.

Ở đây ta có thể đề cập tới nhiều sự kiện lịch sử tương tự có bản chất giống như vậy, tuy nhiên ta không thể rút ra được bằng chứng nào từ những sự kiện như thế về bất kỳ định luật vật lý xác định nào giải thích được tác động bí nhiệm của những con số thần bí.

Ít nhất thì ta cũng có thể rút ra được những định luật nào có thể thỏa mãn cho một tâm trí khách quan. Chỉ có đầu óc trực giác mới có thể cảm thấy được sự tồn tại của một định luật hoặc những định luật hài hòa và nhịp điệu giữa những con số thần bí và những sự kiện trong sinh hoạt hằng ngày. Bài viết ngắn gọn này được viết ra nhằm mục đích nếu có thể khơi dậy được sự đáp ứng trực giác trong tâm trí của chỉ một độc giả thôi, thì nó đã hoàn thành mục đích rồi.

---------------------------------------

Sự thật vốn ở trong chúng ta;

Nó không bắt nguồn từ những sự việc ở bên ngoài,

Cho dù bạn có thể tin như vậy.

Ở tất cả mọi chúng ta đều có một trung tâm sâu kín bên trong,

Mà sự thật viên mãn ở nơi đó và xung quanh,

Nó hết bức vách này tới bức vách khác,

Cho tới khi xác thịt thô trược viền quanh nó,

Cái tri giác toàn bích và minh mẫn đó – chính là sự thật.

Robert Browning

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý nghĩa về các con số ....

• Số 1 – Số sinh

 

Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người.

 

• Số 2 – Con số của sự cân bằng

 

Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.

 

• Số 3 – Con số Thần bí

 

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân).

 

• Số 4 – Nhiều quan điểm khác nhau

 

Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt , con số 4 lại được sử dụng khá nhiều, biểu trưng cho những nhận định:

 

- Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, Bắc). Thời tiết có bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc).

- Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa). Về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục). Tứ thi (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút, Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chít)

- Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ). Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh). Tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí).

 

• Số 5 – Điều bí ẩn (cũng là số sinh)

 

Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) – Người quân từ có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) – Cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Số 5 còn là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). Ngũ luân (Vua tôi, Cha con, Vợ chồng, Anh em, Bạn bè).

 

• Số 6 và 8 = Con số thuận lợi và vận may

 

Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát – mệnh lớn, số 6 là số lộc ), thì lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt. Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà.

Ngoài ra lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục long, Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu.

 

• Số 7 – Số ấn tượng

 

Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian (Đông, Tây, Nam, Bắc). Thời gian (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai). Thất bửu (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não).

Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.

 

• Số 9 - Biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy

 

Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt (Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao). Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.

Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết lý cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình cùng dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu, Cửu đỉnh.

Sưu tầm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Con số hay nhất chính là con số "0"

Những sự trùng hợp kỳ lạ

Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ là trò chơi của sự ngẫu nhiên hay khoa học có những lý thuyết khác về vấn đề này?

Ngày 28/7/1900, Vua Italy Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng.

Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chính phủ bắn chết. Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm 2 người chết ở những nơi khác nhau.

Vào năm 1944, vài ngày trước khi quân đồng minh đổ bộ lên Normandy, trên tờ Daily Telegraph ở Anh có in một trò đoán ô chữ “vô hại”, nhưng đáp án của nó là mã của chiến dịch mấu chốt trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí cả tên của chiến dịch nhảy dù Overlord. Tình báo Anh đã phải sửng sốt: chiến dịch có thể sẽ hoàn toàn đổ vỡ. Tuy nhiên, người ta tìm hiểu được là các ô chữ này do một thầy giáo phổ thông không liên quan gì tới vấn đề quân sự lập ra.

Vào năm 1896, nhà văn viễn tưởng Morgan Robertson đã xuất bản ở London cuốn tiểu thuyết Cái chết của Titan về chuyến đầu tiên và cũng là cuối cùng của chiếc tàu thủy chở khách lớn nhất thế giới, đã lâm nạn vì đụng vào núi băng trôi. Chiếc tàu hư cấu “Titan” và chiếc “Titanic” có trên thực tế, bị chìm vào năm 1912, giống nhau cả về vẻ ngoài và các điểm đặc trưng của tàu, thậm chí giống cả về số nạn nhân. Chiếc “Titan” được viết trong sách cũng lâm nạn vào tháng 4/1912...

Ngày 6/8/1978, vào 21h40, chiếc đồng hồ báo thức yêu thích của Giáo hoàng Paolo VI bỗng nhiên rung chuông. Nó đã hoạt động suốt 55 năm mà không hỏng hóc gì và vẫn được đặt vào 6h sáng, nhưng chính vào thời điểm đó chủ nhân của nó đã kết thúc cuộc sống trên thế gian.

Nghệ sĩ nổi tiếng Antony Hopkins, khi nhận vai trong phim Những cô gái ở đường Petrovka, đã không sao tìm mua được cuốn tiểu thuyết này, nhưng ông lại nhặt được trên chiếc ghế ngoài đường chính cuốn sách như vậy với lời đề tặng của tác giả dành cho đạo diễn phim.

Làm sao có thể giải thích sự trùng hợp ngẫu nhiên số phận bi thảm của các tổng thống Mỹ được bầu lên trong những năm có số kết thúc bằng số 0? Các tổng thống Lincoln (1860), Garfield (1880), McKinley (1900), Kennedy (1960) đều bị giết, Harrison (1840) chết vì viêm phổi, Roosevelt (1940) chết vì viêm tủy xám, Harding (1920) bị nhồi máu nặng. Tổng thống Reagan bị mưu sát vào năm 1980.

Trong năm 2000 ông Bush bước vào Nhà Trắng. Số phận đã bảo vệ bản thân ông, nhưng chính trong thời gian ông cầm quyền, tại Mỹ đã xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Theo An Ninh Thủ Đô

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
:cheers:

Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.[1][2]. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác Đài ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự nhóm không tặc.

 

http://wapedia.mobi/vi/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB...11_th%C3%A1ng_9

 

Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 7)

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truo...n-bao-so-7.aspx

 

Lời nguyền từ chiếc xe của James Dean

Tháng 9/1955, tài tử điện ảnh James Byron Dean tử nạn ngay trong chiếc xe hơi thể thao Porsche 550 Spyder. Ngay sau tai nạn này, con xế yêu thích của chàng diễn viên nổi tiếng liên tục gây ra thảm họa cho bất kỳ ai động chạm tới nó:

 

- Khi người ta di rời chiếc xe ra khỏi hiện trường để chuyển đến ga-ra sửa chữa, động cơ bất thần trượt ra ngoài, rơi trúng chân một thợ máy và biến anh này thành tàn phế suốt đời.

 

- Một ông bác sĩ mê đua xe Troy McHenry cuối cùng đã mua động cơ xui rủi này về lắp vào xe đua, và rồi sớm bỏ mạng trên đường đua cùng với chính chiếc xe đó. William Eschrid - một tay mê đua xe khác mua lại chiếc trục truyền động với giá rẻ như bèo, rốt cuộc cũng chung số phận trong cùng cuộc đua ngày hôm ấy.

- Lần thứ hai đem “con” Porsche của James Dean ra sửa chữa, chẳng hiểu vì sao ga-ra bốc lửa và bị thiêu rụi hoàn toàn.

- Sau đó chiếc xe đáng nguyền rủa vẫn cứ được đem ra trưng bày ở trường trung học Sacramento. Lần này nó trượt ra khỏi bục và may thay, chỉ làm vỡ xương hông của 1 khách tham quan nhỏ tuổi.

 

- Ở Oregon, toa moóc chở chiếc xe bất ngờ tuột móc kéo và cứ thế đâm sầm vào một cửa hiệu, vỡ tan tành.

 

- Cuối cùng vào năm 1959, không ai lý giải nổi vì sao chiếc xe bỗng dưng vỡ thành 11 phần trong khi nó vẫn nằm trên giá đỡ bằng thép.

Sưu tầm

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

(Theo SGGP )

Ngày xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng nhất lịch sử Mỹ là 11-9: 9 + 1 + 1 = 11.

Ngày 11-9 là ngày 254 trong năm 2001: 2 + 5 + 4 = 11.

Sau ngày 11-9, năm 2001 còn lại 111 ngày.

Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại thế giới là Flight 11.

Bang New York, nơi vụ khủng bố xảy ra, là bang thứ 11 của Mỹ.

“New York City” có 11 mẫu tự. “Afghanistan” có 11 mẫu tự. Lầu Năm Góc (“The Pentagon”) có 11 mẫu tự.

“Ramzi Yousef” – kẻ đánh bom Trung tâm Thương mại thế giới năm 1993 – có 11 mẫu tự. “George W. Bush” có 11 mẫu tự.

Chuyến bay Flight 11 có 92 hành khách: 9 + 2 = 11.

Chuyến bay Flight 77 có 65 hành khách 6 + 5 = 11…

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×