Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
KKM

Yếu tố cần thiết để trở thành kỹ sư thiết kế cơ khí

Các bài được khuyến nghị

Xin chào cả nhà!

 

Mình tốt nghiệp trường Đại học Công  Nghiệp Hà Nội (Nhổn) Hệ cao đẳng khoa chế tạo máy nhưng kiến thức về cơ khí rất yếu.

Sau mấy năm ra trường mình làm bên bóc tách bản vẽ xây dựng cho 1 cty Nhật (3 năm) làm QC cty Nhật khác được 2 năm và đến nay là công ty thứ 3 với chức danh kỹ thuật. 

Với chút tiếng Nhật ( N3) mình được công ty cử đi sang Nhật học về thiết kế máy 3 năm! Quá là hoảng vì tự thấy rằng bản thân vừa yếu vừa thiếu kiến thức về cơ khí căn bản chứ còn chưa nói đến hai chữ "Thiết Kế" 

Mình viết mấy dòng để trao đổi với các bậc tiền bối trên CADViet mong được chỉ dẫn với đối tượng như mình thì nên bắt đầu học lại cơ khí như thế nào ? Những tài liệu nào thiết yếu cần cho một kỹ sư thiết kế máy.

 

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN, 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lo chứ bạn mèo! Mình phải chuẩn bị background tốt để nhanh chóng tiếp thu được cái mới , hạn chế ảnh hưởng của dào cản ngôn ngữ chứ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dưới đây là câu trả lời của một đàn anh đi trước từ Meslab mình chia sẻ lên đây để ai đó cần có thế tham khảo

 

1. Bản vẽ cơ khí: Nếu muốn có thể phấn đấu lên 1 kyuu(機械製図). bản vẽ, dung sai, cách tạo 1 bản vẽ đúng chuẩn. hàng năm đều có 1 kì thi.

2. Vật liệu:
 Cách đọc thông số của vật liệu
 Đặc tính khác biệt
 Kích thước mẫu thép bán ngoài thị trường phổ biến là bao nhiêu 
 Thép hình theo jis ra sao 
 Các kiểu ren hệ mét, inch,  
 Tên các kiểu xử lý nhiệt 
 Xử lý bề mặt vật liệu xem nó tương đương tiếng việt là gì 
 Một số vật liệu đặc biệt như POM, MC linon, peek, ss400 migaki, sus migaki ra sao... 
 Chọn vật liệu gì, độ dày ra sao, độ nhám bao nhiêu thì vừa, 
 Các kiểu xử lý bề mặt/ nhiệt như 無電解ニッケル、タフトライド、焼入れ焼戻し、窒化、浸炭焼き、焼き付き塗装、アルマイト、bala bala xem chi tiết ở đây:
https://www.kamata-surface.com/表面処理技術一覧/
hoặc ở đây
https://cp.misumi.jp/tech/tech29.html

3. Các yếu tố máy móc: Trục, then, nối trục, ổ lăn, Lò xo, bánh răng, xích, cam, motor, chọn motor ra sao, cylinder ra sao, chọn robot ra sao, 
  Sản phẩm mua tìm ở đâu, 
  Cách đọc mã đồ mua của cãng hãng nổi như SMC, Koganei, CKD, THK, Yamaha, iai, pisco, Keyence, omron, panasonic, 
  Các kiểu động cơ tính chọn ra sao, hộp giảm tốc, các kiểu cảm biến, camera

4. Các kiểu gia công để phục vụ vẽ bản vẽ lẫn thiết kế chi tiết

5. Lực học(Vô cùng quan trọng). Hoán đổi giữa các đơn vị, tính moment, năng lượng, ma sát, quán tính...vv phục vụ khi tính chọn các thiết bị như cylinder, motor, robo...

6. Sức bền vật liệu: tính ứng lực, bền, mỏi, hệ số an toàn, kéo nén, xoắn, ứng lực tập trung, tính 2jimoment

7. Khí áp: tính toán chọn cylinder, bộc lọc đầu vào, khí hút, điều khiển hướng khí nén, đọc & vẽ bản vẽ khí nén, chọn thiết bị tùy theo môi trường làm việc như môi trường Clean, pin, y dược, thực phẩm...

8. Vẽ timechart: để tính toán 1 cycletime cho máy, hoặc thông tin cho bên điều khiển hiểu được, có ích cho thiết kế cam.

Trang full tài liệu (tiếng nhật) về mấy cái mục 1 đến 7 trên kia. nếu nhuốt hết được chỗ này thì cũng tàm tạm gọi là có chút hiểu biết "làm nghề thiết kế cần gì"
http://kousyoudesignco.dip.jp/INDEX.html

https://dovanhoc.wordpress.com/
 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×