Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Nguyen Hoanh

Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật

Các bài được khuyến nghị

Theo em đối với với bản vẽ xây dựng kiến trúc

Đối với mặt bằng tường xây Dim vào nét xây hoàn thiện, đảm bảo đủ thông tin và các đường Dim cố gắng cho thẳng hàng với nhau, không nên bắt người đọc bản vẽ lấy máy tính ra cộng dồn kích thước vào nhau mới ra kích thước cần biết thông tin

Đối với mặt cắt Dim chiều cao qua những vị trí nhiều thông tin nhất như : cửa, phào, dầm...

Đối với bản vẽ thang Dim kết cấu bản thang để có thông tin ghép cốp pha và Dim thêm vào phần kết cầu Bậc nữa: chiều cao, chiều rộng...

Đối với bản vẽ vệ sinh Dim vào tim các thiết bị lắp đặt, trục, cửa, dim tổng kích thước ốp lát gạch

...

Ps: có gì các bác đóng góp ý kiến để em hoàn thiện thêm J

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình thấy có rất nhiều các bạn đưa ra các phương án ghi kích thước, nhưng mình muốn hỏi, trên 1 bản vẽ chi tiết chuẩn có 3 hình chiếu, đứng - bằng - cạnh. vậy hình chiếu đứng ghi kích thước gì, hình chiếu bằng ghi kích thước gì và hình chiếu cạnh tương tự... có thể điều này đã có sách vở hướng dẫn, nhưng bây giờ mình không có đ.kiện để tìm đọc lại, nên mong các pro g.thích giúp!

 

Không nhất thiết phải thể hiện đủ ba hình chiếu. Tùy theo cấu tạo của chi tiết , có thể chỉ cần thể hiện  1 hoặc 2  hoặc nhiều hình chiếu + hình cắt, mặt cắt. Không ghi thừa kích thước, chỉ cần ghi đủ để người khác dựng được hình là ổn.

Lưu ý:

Ghi kích thước cho bản vẽ CƠ KHÍ, không thể tùy hứng qua cầu như bản vẽ XÂY DỰNG mà cần phải ghi kích thước theo "định hướng công nghệ" để người thợ dễ gia công đạt kích thước mong muốn... phù hợp  với chức năng làm việc của chi tiết, tham khảo:

 

 

 

39678_ghi11.jpg

 

................................................................................................................................................................................................

39678_ghi22.jpg

 

39678_ghi33.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật, Đẹp, không thừa, không thiếu. (Áp dụng nhiều cho Cơ Khí)

I- Bố cục bản vẽ thoáng đẹp:

1- Thông thường trong khung tên, hàng ghi tên người vẽ và ghi bảng kê chi tiết có độ rộng 8; chiều

cao dòng chữ 3.5. Vì thế, chiều cao số kích thước nên ghi bằng 3,5 và khoảng cách giữa hai đường kích thước cũng lấy bằng 8. Chiều dài mũi tên chọn bằng 2,5 .

2- Không ghi kích thước bao vây xung quanh một hình chiếu nào đó.

3- Bạn có thể tham khảo thêm một số bản vẽ mẫu của nước ngoài, có ngay trong Auto Cad 2007:

File > Open > Local Disk © > Program Files > Auto Cad 2007 > Sample > Tại đây có nhiều thư mục để tìm kiếm.

Ngoài việc lựa chọn chiều cao chữ, độ lớn của mũi tên, khoảng cách giữa hai đường kích thước, sao đúng với tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật, cần quan tâm đến các vấn đề sau:

II- Ghi đủ kích thước để người khác có thể dựng hình được.

 Các kích thước chỉ ghi một lần duy nhất, nếu ghi ở hình chiếu bằng, sẽ không ghi thêm ở hình chiếu khác. Tuy nhiên để người công nhân dễ lấy dấu, khi  dựng hình trên phôi liệu, người thiết kế có thể ghi thêm kích thước gọi là kích thước tham khảo.

Lưu ý: TCVN bắt buộc phải ghi trị số đường ghi kích thước trong dầu ngoặc đơn ( 30), để người đọc hiểu được đây là kích thước tham khảo. (Xem ảnh minh họa).

kchthcthamkho.jpg

 

III-Lựa chọn cách ghi kích thước sao cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đạt được ở mức cao nhất .

Để thỏa mãn yêu cầu quan trọng này người thiết kế bắt buộc phải tìm hiểu:

1-Vị trí của chi tiết gia công trong bản vẽ lắp để chọn chuẩn ghi kích thước.

- Xác định độ chính xác của vị trí tương đối giữa các bề mặt của một chi tiết.

- Xác định độ chính xác của vị trí tương đối giữa các bề mặt hoặc các đường trục của các chi tiết lắp ghép với nhau.

2-Thực trạng máy móc thiết bị để mường tượng ra các bước gia công sản phẩm trong một nguyên công nào đó (Khả năng còn lại có thể gia công đạt cấp chính xác nào, trình độ tay nghề của người thợ, độ chính xác của các loại dụng cụ đo kiểm).

Lưu ý :trong các sổ tay thiết kế người ta thường sao y chính bản độ chính xác gia công có thể đạt được trong điều kiện máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ như ở các nước phát triển. Các thông số kỹ thuật về chế độ cắt S, V & T không thể áp dụng dụng ở ta được, mà phải xác định lại bằng thực nghiệm! Vì ở ta đa phần các loại máy vạn năng đã quá đát từ lâu.Cung cách sữa chữa thường bỏ qua khâu bảo dưỡng- tiểu tu- trung tu- đại tu; chỉ đến khi máy chết cứng, không làm ra sản phẩm mới tập trung vào sửa chữa.

-Xác định kích thước, lượng dư giữa các nguyên công, khả năng điều chỉnh của máy, gá lắp, dụng cụ và các giải pháp có liên quan đến việc đạt được độ chính xác của các chi tiết.

3- Chọn gốc kích thước: Căn cứ vào bề mặt định vị, chuẩn tinh chính, phụ, hướng kẹp phôi… để lựa chọn cách ghi kích thước sao cho sai số gá đặt và sai số tích lũy là ít nhất.

4- Giải chuỗi kích thước:

Khi đã sơ bộ lên được kích thước của từng chi tiết, ta phải tiến hành giải chuỗi kích thước để xác định khả năng có thể đạt được kích thước của khâu khép kín. Từ đó ta có thể điều chỉnh lại kích thước và sai lệch của các khâu thành phần, hoặc lựa chọn các biện pháp điều chỉnh khi giải chuỗi kích thước tùy thuộc và điều kiện cụ thể ở công ty của bạn.

Bác ơi cho em hỏi làm sao để xác định được tâm của mấy cái R70 R30 R25 vậy??? Em đang rất yếu phần này mong bác chỉ giáo cho em với..

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác ơi cho em hỏi làm sao để xác định được tâm của mấy cái R70 R30 R25 vậy??? Em đang rất yếu phần này mong bác chỉ giáo cho em với..

 

1/ Giờ này, chắc bác ấy đang ăn mày dĩ vãng ở một nơi chân trời góc bể nào đó rất xa xôi, anh ạ! :) :) :)

 

2/ Câu hỏi của anh chỉ cần kiến thức hình học  lớp 7/12:

- Hai đường tròn R25 cách nhau 1 khoảng = 65.5

- Đường tròn R70 tiếp xúc trong với đường tròn R25  >>>Tâm R70 sẽ cách tâm R25 một khoảng = 70 - 25 = 45

- Đường tròn R30 tiếp xúc ngoài với đường tròn R25 >>> Tâm R30 sẽ cách tâm R25 một khoảng  = 30+25 = 55

Hình minh họa cách xác định tâm R70 bằng thước kẻ và com-pa:

 

11837_untitled_30.png

 

3/ Vẽ hình trên AutoCAD thì không cần phải xác định tâm của R30 và R70, chỉ dùng lệnh C với sự lựa chọn tham số t (tan tan radius)

 

Command: C

CIRCLE

Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: t

Specify point on object for first tangent of circle: _tan to

Specify point on object for second tangent of circle:

Specify radius of circle <70.0000>: 30

Command:

 

Xem ảnh động:

jhgl.gif

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

1/ Giờ này, chắc bác ấy đang ăn mày dĩ vãng ở một nơi chân trời góc bể nào đó rất xa xôi, anh ạ! :) :) :)

 

2/ Câu hỏi của anh chỉ cần kiến thức hình học  lớp 7/12:

- Hai đường tròn R25 cách nhau 1 khoảng = 65.5

- Đường tròn R70 tiếp xúc trong với đường tròn R25  >>>Tâm R70 sẽ cách tâm R25 một khoảng = 70 - 25 = 45

- Đường tròn R30 tiếp xúc ngoài với đường tròn R25 >>> Tâm R30 sẽ cách tâm R25 một khoảng  = 30+25 = 55

Hình minh họa cách xác định tâm R70 bằng thước kẻ và com-pa:

 

11837_untitled_30.png

 

3/ Vẽ hình trên AutoCAD thì không cần phải xác định tâm của R30 và R70, chỉ dùng lệnh C với sự lựa chọn tham số t (tan tan radius)

 

Command: C

CIRCLE

Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: t

Specify point on object for first tangent of circle: _tan to

Specify point on object for second tangent of circle:

Specify radius of circle <70.0000>: 30

Command:

 

Xem ảnh động:

jhgl.gif

Em cảm ơn bác rất nhiều! Đúng là cái em đang rất thiếu   <3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×