Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Linh12

Chữa bệnh mắt cá chân thế nào

Các bài được khuyến nghị

Bệnh mắt cá là bệnh gì?
Đây là một bệnh dày sừng khu trú ở bàn chân. Nhìn bằng mắt thường, mắt cá là khối sừng nhỏ, ít khi nổi cao hơn bề mặt da, bề mặt trơn bóng hoặc bong vẩy.
Bệnh hình thành do các nguyên nhân:
Do giẫm, đạp phải dầm, gai, đầu đinh, vật nhọn,…nhưng không lấy ra, hoặc lấy ra không hết. Sau một thời gian dài, vùng da xung quanh bàn chân bị xơ hóa, dẫn đến hình thành mắt cá. Có thể ví von mắt cá chân giống như viên ngọc trai, vì quá trình hình thành về cơ bản là giống nhau.
Mắt cá đôi khi xuất phát từ mụn cóc ở bàn chân. Sau một thời gian bị đè nén, mụn cóc bị ấn sâu vào trong và hình thành một lớp sừng dày phía ngoài.
Ngoài ra, thói quen đi giày quá chặt cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh mắt cá chân.
  Mắt cá chân không phải là chai chân
Không như ngộ nhận của nhiều người, chai chân và bệnh mắt cá là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.
Chai chân cũng là một bệnh dày sừng khu trú ở bàn chân. Vị trí nốt chai chân cũng tương tự như mắt cá, thường xuất hiện ở những vùng da bị ma sát, tỳ đè, dễ tiếp xúc như mười đầu ngón chân, gót, mu bàn chân, khớp bàn  chân, đốt ngón chân…
Tuy nhiên, chai chân là những đám sừng dày màu ngà hoặc hơi ngã vàng, hơi nổi lên, hình tròn hay bầu dục , sờ vào thấy cứng nhưng không có nhân bên trong. Khi ấn vào không có cảm giác đau.
Trong khi đó, mắt cá chân gây đau khi đi lại hoặc có sự va chạm. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhói. Còn bản thân vết chai chân không gây đau. Nhưng vùng ranh giới của nốt chai chân với da lành có thể bị rạn nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn.

Những lưu ý trong khi điều trị mụn cóc- mắt cá chân – vết chai chân
Mắt cá chân không có khả năng sinh sản như mụn cóc. Tuy nhiên, nếu mắt cá có nguyên nhân từ mụn cóc, nó sẽ có khả năng sinh sôi. Lúc này, nếu nhân mắt cá không được lấy ra hết, nó sẽ tiếp tục phát triển và hình thành một mắt cá mới.
Cách trị bệnh mắt cá chân phổ biến hiện nay:
Điều trị bằng axit salicylic để làm tiêu sừng.
Đốt điện hoặc đốt laser.
Chấm Ni-tơ lỏng.
Tiểu phẫu để lấy toàn bộ nhân mắt cá (dị vật). 
Sau khi phẫu thuật, bạn nên giữ vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, dùng thuốc sát trùng Povidine sát khuẩn tại chỗ và đến bệnh viện để được kiểm tra. Để phòng ngừa tái phát, bạn có thể dùng đệm lót lên vùng bị mắt cá để làm giảm áp lực. Bạn có thể liên hệ bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và điều trị.
Hiện nay việc điều trị mụn cóc bằng thuốc điều trị có chứa thành phần hoạt chất axit salicylic được ưu tiên lựa chọn hàng. Bởi Acid Salicylic an toàn cho da, cách sử dụng đơn giản , tiết kiệm thời gian  (người bệnh có thể tự điều trị tại nhà vì thế hoàn toàn chủ động được thời gian của mình thay vì phải đến trung tâm y tế hay bệnh viện,..), giá thành rẻ hơn so với các phương pháp khác và đặc biệt không gây đau, không để lại sẹo sau khi điều trị.
Xem thêm: trị mụn cóc | thuốc trị mụn cóc | cách chữa mụn cóc | mụn cóc ở chân | mụn cóc ở tay | chữa mụn cóc

Chỉnh sửa theo Linh12
sai lỗi chính tả

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×