Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
vanduong

World Cup2010 + CADViet và Beer

Các bài được khuyến nghị

Pha làm bàn duy nhất của Andres Iniesta trong quãng cuối hiệp phụ thứ hai giúp Tây Ban Nha giành chiến thắng 1-0 lịch sử trong trận chung kết nghẹt thở và kỳ lạ hôm qua :D . Một chiến thắng tôn vinh thêm lối bóng đá đẹp, cống hiến. Một lần nữa chúc mừng chiến thắng của Tây Ban Nha, chúc mừng những cổ động viên của những chú bò tót, ... :cheers:

Tây Ban Nha trở thành tân vương World Cup

Hề hề hề,

Tây ban nha chiến thắng, Hà Lan lại một lần nữa ngậm ngùi nhận chiếc cúp bạc. Mừng cho Tây Ban Nha và tiếc cho Hà Lan, một trong những kẻ bại trận vĩ đại.

Hề hề hề,...

Hết World cup rồi . chắc lại tới Caphe cup các bác nhể.....

Hề hề hề,....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác đã quên giả nhời câu hỏi của em:

"Dân gian có câu:

Sinh con rồi mới sinh cha

Sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông

Vậy theo bác ông bà có trước hay con cháu có trước?!"

 

Đáp án đây:

"Sinh con rồi mới sinh cha..."

hay là triết lý nhị nguyên của dân Việt

LÊ ANH DŨNG

 

Trên tạp chí Thông tin khoa học & công nghệ số 2 (32)-2001, Huế, tr. 27, mở đầu bài Khế chua, khế ngọt Giáo sư Võ Quang Yến (hiện ở Pháp) tóm tắt hai chuyện cổ tích liên quan đến khế, mà chuyện thứ hai có nhắc câu Sinh con rồi mới sinh cha,\Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Giáo sư viết: “Truyện thứ hai nầy cũng luân lý tuy phần siêu nhiên nổi trội hơn.” Chúng tôi ước ao rằng trong một dịp nào đó, Giáo sư sẽ cho đăng một bài viết về phần siêu nhiên hàm chứa trong câu chuyện ấy, chắc chắn sẽ rất lý thú như những bài viết rất hay của Giáo sư đã đăng trên tạp chí Thông tin khoa học & công nghệ nhiều năm qua.

Trở lại với chuyện Sinh con rồi mới sinh cha, từ lâu chúng tôi cũng chú ý chuyện này: một phần vì sự tích ly kỳ; một phần vì hai câu lục bát chứa đựng một nghịch lý dường như mời gọi người sau thử một lần giải mã.

Rõ ràng đây là một chuyện cổ rất lý thú của người Việt cho nên phần đông những nhà nghiên cứu thường không quên đưa vào các tuyển tập của mình. Chẳng hạn, ngoài bản của Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam, nxb Văn nghệ Thành phố, 1993, tập II, tr. 73-135), như Giáo sư Võ đã dẫn, còn có một chuyện khác, nhan đề Con sinh trước cha, in trong Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên (Sài Gòn: nxb Tiếng phương Đông, 1973, tr. 385-386), v.v...

Tạm gọi tên hai nhân vật chính là Giáp và Ất, cũng như tạm bỏ qua những so le tiểu tiết không tránh khỏi trong các văn bản, chúng ta có thể lược thuật chuyện cổ tích này như sau:

Giáp và Ất là đôi bạn chí thân, ở hai làng cách nhau con sông. Giáp mượn Ất 10 lạng bạc làm ăn, đã lâu không trả, cũng không lui tới với Ất. Nghĩ rằng Giáp có điều tủi hổ vì không trả được nợ, Ất từ giã vợ con sang sông thăm bạn, và mang theo 5 lạng bạc để phòng khi cần thì giúp thêm lần nữa.

Đến nơi thấy nhà Giáp bề ngoài có vẻ khá giả, Ất thầm mừng cho bạn, bèn giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng rồi đi vào. Ngỡ Ất sang đòi nợ, vợ chồng Giáp bàn nhau thết tiệc rồi phục rượu giết đi, xác vùi ở gốc khế sau vườn.

Nhiều năm trôi qua, cây khế rất tươi tốt, nhưng chỉ ra một quả lớn khác thường. Lúc có thai, thèm chua, vợ Giáp bèn hái ăn, rồi sinh một trai mặt mũi khôi ngô, nhưng ba, bốn tuổi vẫn chẳng biết nói. Vợ chồng Giáp van vái tứ phương thì một hôm thằng bé hốt nhiên mở miệng, nằng nặc đòi phải mời quan huyện tới.

Gặp quan, thằng bé xưng tên là Ất, kể rõ đầu đuôi vụ án. Theo lịnh quan, lính ra đào gốc cây khế, quả nhiên tìm được bộ xương người; moi trên nóc cổng, hãy còn đủ 5 lạng bạc.

Vợ chồng Giáp bị quan trị tội; thằng bé trở về làng cũ. Bấy giờ con trai Ất cũng đã sinh con, thành thử khi gia đình đoàn tụ thì ông và cháu suýt soát nhau, con trai Ất lại già tuổi hơn Ất. Làng xóm nực cười, bảo: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.”

Do câu chuyện được bố cục theo thứ lớp như vậy, người ta dễ nghĩ xuôi rằng đây là một “điển cố” giải thích ý nghĩa câu Sinh con rồi mới sinh cha... Nhưng chúng ta vẫn có thể nghĩ ngược rằng chính từ câu Sinh con rồi mới sinh cha... mà người xưa đã sáng tác ra chuyện vụ án giết bạn quỵt nợ kể trên để làm phương tiện chứa đựng một nội dung nghịch lý.

Để giải mã câu nói tưởng như nghịch lý ấy, trước hết nên phân biệt bốn động từ sinh trong câu ca dao mang hai ý nghĩa khác nhau như sau:

- động từ sinh [trong “sinh con”; “sinh cháu”] có nghĩa là sinh đẻ.

- động từ sinh [trong “sinh cha”; “sinh ông”] có nghĩa là trở nên, trở thành, thành ra.

Thử xét một anh chàng nào đó tên là Tý, chúng ta thấy:

(1a) Lúc chưa sinh con (chưa có con), Tý không được gọi là cha, vì chưa có quan hệ đối đãi.

(1b) Khi Tý sinh ra Sửu rồi thì Tý mới trở thành cha, vì bấy giờ đã có con (Sửu) làm đối đãi của cha (Tý).

Đó chính là sinh con [có con] rồi mới sinh cha [trở thành cha].

(2a) Nhưng Tý cũng chỉ mới được làm cha, chưa được làm ông vì Sửu chưa đẻ con.

(2b) Chừng nào Sửu sinh ra Dần thì Tý mới trở thành ông của cháu Dần. (Cháu là đối đãi của ông.)

Đó chính là sinh cháu [có cháu] rồi mới sinh ông [trở thành ông].

Trước sau cũng chỉ là anh chàng Tý, nhưng tùy thuộc ở quan hệ đối đãi mà anh ta hoặc trở thành cha, hoặc trở thành ông.

Trong cuộc sống đời thường vẫn đang hiển bày vô vàn những cặp đối đãi: cha-con; ông-cháu; vợ-chồng; thù-bạn; đêm-ngày; sáng-tối; đen-trắng; thiện-ác; sướng-khổ; khôn-dại; có-không; giàu-nghèo; xấu-tốt; được-mất; thành-bại; vuông-tròn, v.v... Những cặp đối đãi ấy cho thấy tính nhị nguyên (duality) của cuộc sống thế gian.

Người Trung Quốc thời xưa dùng phạm trù âm-dương để khái quát hóa lý nhị nguyên (dualism). Cũng vậy, Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) của người Ba Tư cổ đại gọi phần “dương” (chính, thiện...) là Ahura Mazda; gọi phần “âm” (tà, ác...) là Angra Mainyu.

Suy ra câu chuyện cổ tích kể trên không nhằm giải thích xuất xứ câu ca dao “Sinh con rồi mới sinh cha...”. Trái lại, người Việt Nam đã khéo dùng cổ tích để chuyển tải triết lý nhị nguyên của dân tộc.

LÊ ANH DŨNG

(Tháng 10-2001)

 

Hề hề hề...

Ối giời ơi,

Bác Huong 259 đố cái cao siêu như vầy thì mình chịu là phải rồi. Mí lại bác trích dẫn sai nên lại càng khó nữa. Người ta giải thích là sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông chứ có phải là sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông đâu????

Đành là nó cũng na ná như nhau theo cái cách giải thích mà bác cho, song nó vẫn có cái khác là thêm cả bà vào nữa, mà phụ nữ thì vốn đã khó hiểu rồi....

Hề hề hề.....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Pha làm bàn duy nhất của Andres Iniesta trong quãng cuối hiệp phụ thứ hai giúp Tây Ban Nha giành chiến thắng 1-0 lịch sử trong trận chung kết nghẹt thở và kỳ lạ hôm qua :D . Một chiến thắng tôn vinh thêm lối bóng đá đẹp, cống hiến. Một lần nữa chúc mừng chiến thắng của Tây Ban Nha, chúc mừng những cổ động viên của những chú bò tót, ... :cheers:

Tây Ban Nha trở thành tân vương World Cup

Xứ sở bò tót này sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt thật. Giải Tenis cũng vô địch luôn (Nadal cây vợt số 1 thế giới)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tây Ban Nha hóa giải mọi lời nguyền: Chức vô địch lịch sử

 

Tây Ban Nha mới lần đầu vô địch World Cup. Nhưng đó là chức vô địch thế giới vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá. “Vị Vua mới” không chỉ vượt qua các chướng ngại vật tại Nam Phi thật đẹp mắt và thuyết phục mà còn xóa bỏ nhiều lời nguyền của quá khứ. NHM có lẽ chưa bao giờ được chứng kiến một chức vô địch World Cup siêu phàm đến vậy. Dưới đây là 7 cái dớp lịch sử hãi hùng mà Tây Ban Nha vượt qua trên con đường chinh phục vinh quang.

 

 

 

Thua trận đầu

 

Khi Tây Ban Nha ra quân và thất trận trước Thụy Sỹ, những nhà thống lịch sử World Cup lắc đầu ngán ngầm tiếc thương cho số phận của Bò tót. Trong 18 kỳ World Cup trước đây, 80 năm lịch sử giải đấu, chưa có đội bóng nào lên ngôi vô địch khi để thua trong trận xuất quân. Để rồi, không ít người chẳng ngần ngại gạch tên ƯCV số một Tây Ban Nha ra khỏi cuộc đua tới Cúp Vàng.

 

ƯCV Vô địch số một

 

Sau khi Tây Ban Nha thua Thụy Sỹ, NHM càng có lý do để tin vào cái dớp ƯCV vô địch số một sẽ phải đối mặt với định mệnh hẩm hiu vốn đã ứng nghiệm ở một loạt kỳ World Cup gần đây. Thực tế, rào cản vô hình đó cứ đeo bám Tây Ban Nha ở suốt hành trình sau đó. Họ chỉ vượt qua vòng bảng sau 2 chiến thắng vô cùng nhọc nhằn trước Honduras (2-0) và Chile (2-1).

 

Ít bàn thắng

 

Khi Tây Ban Nha đã hoàn tất sứ mệnh tại Soccer City, NHM mới nhận ra rằng để giành chức vô địch World Cup, một đội bóng không nhất thiết phải ghi quá nhiều bàn thắng. Từ trận thua Thụy Sỹ cho tới khi đánh bại Hà Lan, Bò tót mới ghi được 8 bàn. Trong lịch sử World Cup, chưa có nhà vô địch nào có ít bàn thắng đến thế. Lưu ý, tại Nam Phi 2010, Tây Ban Nha còn phủ nhận một chân lý của bóng đá: chơi đẹp không nhất thiết phải ghi thật nhiều bàn thắng.

 

“Vua đoán ngược” Pele

 

Với chức vô địch World Cup 2010, Tây Ban Nha đã phá luôn cái dớp dự đoán ngược của “Vua bóng đá” Pele. Trước giải, huyền thoại bóng đá người Brazil tuyên: Tây Ban Nha là ƯCV vô địch số một. Bò tót sa sầm mày mặt, còn HLV Del Bosque cuống cuồng họp báo khước từ “ân huệ” của Pele. Từ trước tới nay ai cũng biết, bất cứ dự đoán nào mà Pele đưa ra đều có kết quả ngược lại.

 

Chung kết mặc áo phụ

 

Trong 18 kỳ World Cup trước, những đội bóng phải mặc áo thi đấu phụ trong trận chung kết đều không thể giành chiến thắng. Hai ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Argentina ở World Cup 1990 và Pháp tại World Cup 2006. Hay nói cách khác, tất cả các nhà vô địch thế giới đều mặc đồng phục truyền thống tại trận chung kết. Nhưng ở Nam Phi 2010, Tây Ban Nha với sức mạnh không thể ngăn cản đã vượt qua được cái bẫy vụn vặt song ma mãnh của lịch sử.

 

Vua châu Âu lụn bại

 

Chức vô địch của Tây Ban Nha còn kỳ diệu hơn nếu biết, trong lịch sử mới chỉ có một nhà ĐKVĐ châu Âu giành được Cúp Vàng 2 năm sau đó. Đó là khi Đức liên tiếp lên ngôi tại EURO 1972 và World Cup 1974. Trong suốt 36 năm sau đó, các vị vua châu Âu đều không thể hoàn tất sứ mệnh chinh phạt thế giới, thậm chí còn thường chịu thất bại đau đớn như trường hợp của Hy Lạp 2004 (không lọt qua vòng loại).

 

Nam Mỹ và châu Âu luân phiên

 

Chiếc Cúp Vàng của người Tây Ban Nha cũng phủ nhận luôn cả 2 quy luật luật tưởng như bất di bất dịch tại World Cup: châu Âu không thể vô địch bên ngoài lãnh địa; châu Âu và Nam Mỹ phải thay nhau vô địch thế giới. Trước Tây Ban Nha, chưa có đội bóng châu Âu nào đăng quang World Cup bên ngoài Lục địa Già. Và kể từ năm 1962, với dấu mốc là chức vô địch của Brazil, châu Âu và Nam Mỹ luôn phải luân phiên đoạt Cúp Vàng danh giá.

Theo BaoBongDa.com.vn

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×