Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Mũn xinh

Dự án tàu cao tốc

Các bài được khuyến nghị

Theo blog Phung Thanh Hoa.

 

Đây là bài phỏng vấn với anh Hòa, không là chuyên gia gì hết, nhưng vì chúng tôi hết người phỏng vấn nên đành phỏng vấn anh.

 

Q: Anh có ủng hộ chuyện Việt Nam xây dựng đường sắt cao tốc hay không?

 

A: Có chứ, rất nhiều là khác.

 

Q: Anh có thể cho biết lý do tại sao?

 

A: Vì tôi thấy đường sắt cao tốc có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, khi xây xong, tôi có thể buồn bưồn ra Hà Nội, Huế chơi mà không cần mua vé sớm trước 1 tháng, vì tui nghĩ lượng người đi sẽ không đông. Hơn nữa, đi đường tôi có thể nhìn được cảnh quan hai bên, không như máy bay, chỉ nhìn thấy mây và mây, chán lắm!

 

Lợi ích thứ hai, đường sắt cao tốc sẽ kích thích nền kinh tế nước nhà. Nói bên lề một chút, anh thấy mấy người dung máy ảnh chuyên nghiệp không? Anh đang xài Nikon D60 à, nên chuyển sang Nikon D3 đi, mua cái đó tự nhiên hình sẽ đẹp lung linh. Máy xịn là hình tự nhiên đẹp à. Mà máy ảnh thì có liên quan gì tới đường sắt, có chứ. Trên thế giới, chỉ nước giàu mạnh mới có đường sắt cao tốc. Hình như hiện tại chỉ có Nhật là có bullet train chạy 350 km/h. Mỹ và Trung Quốc đang xây dựng hoặc sắp xây thì phải. Nói chung là, chúng ta cứ làm đường sắt cao tốc đi, tự nhiên đất nước sẽ giàu lên như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản thôi, giống như mình mua DSLR xịn nhất, thì tự nhiên hình chụp sẽ rất đẹp. Và lúc đó, tôi có thể khoe với tụi Brunei, Malaysia rằng: “Mày thấy không, nước tao dù nợ ngập đầu, nhưng mà có bullet train đó, nước mày làm sao bằng được!”

 

Q: Anh nghĩ liệu chúng ta có thể hoàn trả được số nợ?

 

A: Tất nhiên là được, chỉ là thời gian thôi. Theo như một bài tính toán vui trên vnexpress, thì đường sắt này cần trên 50 năm sẽ trả hết nợ. Lúc đó thì tôi cũng cao tuổi rồi, đâu có gì phải lo. Mà tôi thấy cách tính trên bài viết đó vẫn còn hơi bi quan. Anh ta phải thấy rằng đường sắt cao tốc là mode thời thượng, nên mọi người sẽ không đi xe khách, máy bay nữa, mà sẽ đi đường sắt cao tốc. Nó nhanh gần 1/3 vận tốc máy bay, mà giá chắc khoảng 80% giá của máy bay thôi.

 

Q: Anh thấy có công bằng không, khi đường sắt cao tốc chỉ phục vụ đối tượng trung và thượng lưu, trong khi cả nước phải chịu khoản nợ này? Phần lớn dân số Việt Nam là nông dân nghèo.

 

A: Anh nghĩ nhiều quá đấy, giao thông Việt Nam là giao thông dành cho người giàu mà. Anh thấy không, đường 3 tuyến, thì 2 tuyến dành cho ô tô 4 bánh, còn 1 tuyến còn lại vừa là chỗ đậu xe của các xe 4 bánh, vừa dành cho xe máy, xe đạp, xe 3 bánh, người bán hàng rông, xe quét rác, v.v… Họ xây lô cốt làm tắc đường thì người đi xe 2 bánh hít bụi, chịu nóng. Người giàu đi xe hơi, có máy lạnh, đâu sợ chuyện đó.

 

Q: Anh biết gì về opportunity cost? Liệu dùng khoảng tiền lớn thế này vào việc xây đường sắt cao tốc sẽ làm mất đi những khoảng đầu tư vào trường học cho trẻ em nghèo, vùng sâu vùng xa, xây dựng cầu đường, phát triển nông thôn, v.v...

 

A: Chuyện này tôi có nghĩ tới, nhưng các công trình đó, ta có thể vay mượn tiếp, với danh nghĩa xóa đói giảm nghèo, nên anh không cần lo lắng. Và tôi cũng thấy nhiều sinh viên nước ngoài có các hội từ thiện đi về các vùng nghèo của Việt Nam xây trường, dạy học. Chuyện xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, hãy để người nước ngoài giúp đỡ. Chính phủ sẽ không cần dùng đến số tiến 56 tỷ USD để cải thiện đời sống người dân nghèo.

 

Q: Đây là câu hỏi cuối: anh có thấy Việt Nam tư duy chưa đủ lớn để làm một công trình to tác như vậy, như lời ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói?

 

A: Tôi phải nói là Việt Nam ta trong qua khứ và hiện tại có nhiều sai sót trong việc sửa chữa và xây dựng. Ví dụ như sân vận động Mỹ Đình xây xong mới 1 năm đã có vết nứt; Thành Phố Hồ Chí Minh bị triều cường liên tục do phát triển và quy hoạch trên vùng đất thấp, thay vì vùng đất cao; chuyện sửa chửa vỉa hè quanh hồ Gươm, sơn lại khu phố cổ ở Hà Nội có nhiều tranh cãi; đường xá xây xong, không bao lau đã xuống cấp trầm trọng; chuyện lô cốt mọc lên khắp nơi ở TP HCM và nằm bất tỉnh ở đó cả năm trời, và nhiều chuyện nữa.

 

Nhưng đó là quá khứ. Vì mơ ước được ngồi trên tàu cao tốc chạy băng băng qua các đồi cát khô cằn không trồng trọt được ở miền Trung, qua những vùng trẻ em nghèo không thể đến trường, tôi tin rằng dự án to lớn này sẽ hoàn hảo, không sai sót gì. Chúng ta hãy sống bằng niềm tin!

 

Q: Cám ơn anh vì buổi phỏng vấn thú vị này!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài trên blog Tam.

 

56,000,000,000 USD là số tiền Việt Nam dự định đi vay để làm tuyến đường tàu hỏa cao tốc Bắc Nam [1]. Số tiền này:

 

= 1,435 tấn vàng (một ngàn bốn trăm ba mươi lăm tấn vàng): là số vàng 56 tỉ USD có thể mua được, tỉ giá vàng thế giới ngày 29 tháng 5 năm 2010 là 39,024 USD/kg vàng [2]. Số vàng này nặng bằng 23,916 nam thanh niên VN 60 kg.

 

= 52,830,188 năm: là số năm mà một người VN phải làm việc để trả đủ 56 tỉ USD, không ăn uống và mỗi năm kiếm được 1.060USD [3], hay tương đương 1,320,754 người khỏe mạnh làm việc suốt đời (40 năm).

 

 

Nếu tính bằng tờ tiền 100 USD [4], 56 tỉ USD:

 

= 560 tấn: là khối lượng cân được (1 triệu đô nặng đúng 10 kg), nặng bằng 11,200 cô gái VN 50kg.

 

= 717m3: là thể tích của 56 tỉ USD, chiếm bằng 2 căn nhà rộng 70m2 và cao 5m.

 

= 87,335km: nếu nối các tờ tiền theo chiều dài (100USD dài 15.6cm), hơn gấp đôi chu vi trái đất là 40,000km.

 

= 37,124km: nếu nối các tờ tiền theo chiều rộng (100USD rộng 6.6cm).

 

= 69.4km: nếu chồng các tờ tiền lên nhau (100USD dày 124 micron).

 

= 5.8km2: nếu xếp các tờ tiền cạnh nhau (= 580 héc ta ruộng).

 

 

56 tỉ USD mua được:

 

= 168 tàu ngầm Kilo lỗ đen của Nga (VN đã đặt mua 6 chiếc = 1.8 tỉ USD [5]).

 

= 373 máy bay tàng hình F22 tối tân nhất của Mỹ (150 triệu USD/chiếc [6]).

 

= 10,980 máy bay riêng của ông Ðoàn Nguyên Ðức, chủ Hoàng Anh Gia Lai (loại Beechcraft King Air 350, giá mua 5.1 triệu USD [7])

 

= 166 máy bay Airbus 380, loại lớn nhất thế giới và có thể chở tới 853 khách (337.5 triệu USD/chiếc [8])

 

= 3,636 trực thăng Apache AH-64 (15.4 triệu USD/chiếc [9]).

 

Nếu vay 56 tỉ USD, mỗi người VN, từ trẻ mới sinh ra cho tới già yếu sắp chết (tổng cộng 86 triệu người [3]), sẽ tự nhiên bị nợ nước ngoài 651 USD. Số tiền này:

 

= 12,375,510 đồng (theo tỉ giá trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, 1USD = 19,010 đồng).

 

= 4.5 chỉ vàng SJC (theo giá vàng trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, chỉ mua vào = 2,765,000 đồng).

 

Xin lưu ý là tuy đã mang nợ 4.5 chỉ vàng (4 chỉ rưỡi), bạn vẫn phải trả tiền vé tương đương 80% vé máy bay để được leo lên tàu [10].

 

Chú thích nguồn:

 

[1] http://tuanvietnam.net/2010-05-27-duong-sa...c-va-dung-cach-

 

[2] http://goldprice.org/gold-price-per-kilo.html

 

[3] http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam

 

[4] http://answers.google.com/answers/threadview?id=441929

 

[5] http://www.defencetalk.com/russia-to-build...-vietnam-18232/

 

[6] http://en.wikipedia.org/wiki/F-22_Raptor

 

[7] http://www.hagl.com.vn/index.php?l=vn&...id=1&id=109

 

[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Airbus_A380

 

[9] http://en.wikipedia.org/wiki/AH-64_Apache

 

[10] http://www.tuanvietnam.net/2010-05-25-duon...toc-danh-cho-ai

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có lẽ anh Hòa nói đúng các bác ahj, chúng ta phải sống bằng niềm tin thôi. Buồn lắm, chán lắm, nản lắm, nhưng biết phải làm sao bây jờ :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×