Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
duy782006

Tổng hợp các lisp của Duy782006

Các bài được khuyến nghị

1. Mớ lisp này là căn cứ vào nhu cầu công việc cá nhân mà viết ra, tất nhiên khi viết mình cũng hướng đến việc dành cho nhiều người dùng nên để mức độ tùy biến cho người dùng chọn cũng tương đối linh hoạt (mình nghỉ thế).

2. Mình thuộc hệ vẫn còn dùng cad2007 nên trong mớ lisp này có những việc cad đời cao hơn đã có sẵn cũng nên, hông sao.

3. Ban đầu mình phân loại mớ lisp này tương đối mạch lạc nhưng càng viết, sửa thì nó càng dính chùm nay đã thành 1 mớ rối beng nên ko có khả năng tách ra từng lisp riêng nửa.

4. Mình đã chạy thử nó từ cad2007 đến 2022 thì điều ok, tuy nhiên có một số máy vì lý do bí ẩn nào đó load nó hông lên và mình cũng chưa tìm ra nguyên nhân nên nếu bạn ko dùng được thì cũng hông có gì bất ngờ.

5. Cách dùng thì bạn load file này về, giải nén ra thư mục lisp rồi chép nó vào đâu cũng được miễn đường dẩn đừng có tiếng Việt có dấu, xong load hết các lisp này lên là dùng thôi.

6. Thiệt ra mình cũng hông cách nào nhớ hết các lệnh lisp và công dụng nên có làm một menu và một hộp thoại cho việc này.

-Hộp thoại thì bạn dùng lệnh THL nó sẽ ra hộp thoại, có tên lệnh và tác dụng (tiếng Việt có dấu) nhấn vào lệnh nào thì thực hiện lệnh đó. 

-Menu thì khi load lisp xong bạn gỏ lệnh TMMN nó sẽ tạo menu có tên duy782006 (tiếng Việt không dấu).

7. Xuyên suốt mớ lisp này mình có 2 lệnh bao cân là lệnh EDT và EDB:

-Lệnh EDB dùng edit block. Trong nhiều lệnh mình dùng một số block (tự sinh bằng lisp) nếu 1 số block đặc thù thì lệnh EDB sẽ edit theo cách riêng mà mình mong muốn, còn các block khác thì chỉ edit các thông số như lệnh edit block bình thường.

-Lệnh EDT dùng edit các đối tượng như text, att. nếu chọn các block cần tính toán giá trị thì sẽ cập nhật theo cách riêng mà mình mong muốn, còn các text, att khác thì chỉ edit các thông số như lệnh edit text bình thường.

8. Nay như vậy đã từ từ mình sẽ giới thiệu từng lệnh và ứng dụng cụ thể trong công việc. 

lisp.rar

 

437864241_2295710020634157_1997919589326437915027_2295710007300825_5729464702684

437859547_2295710017300824_1358881183826

  • Like 5
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Có 1 bác cao thủ lisp lisp phát biểu một số ý (đại khái không nguyên văn) như này:

a. Hãy để cad2007 nghỉ yên.

b. Bây giờ ai còn viết lisp thư viện và thống kê nửa.

Mình viết lisp cũng thuộc lớp lâu năm và đã già, tất cả những ý trên mình điều đang vẫn còn làm thiệt là dị mặt nên lisp thư viện mình ráng banh thêm cho nó chức năng rải block theo line và theo hình chử nhật.

2. Trong mớ lisp này có mấy lisp thư viện lận nhưng cái tổng hợp nhứt là TVR.

-Về hiển thị ảnh block trong hộp thoại thì mình đã mò và nhìn chung có mấy hướng như này.

+Cùi bắp nhứt là hiển thị 1 cái ảnh sld. (cái này mình hay dùng thì có nhược điểm là phải tạo ảnh sld cho từng file. Cái này mình ứng dụng cho 3 lệnh thư viện TV, TVND, và TVR)

+Cách nửa là hiển thị các block trong bản vẽ bằng cách đọc và chuyển thành vectơ. (cái này mình đã chôm được hàm con của bác LEEMAC và chỉ hiển thị được ảnh của các block đã chèn vào bản vẽ. Mình ứng dụng cho lệnh thư viện là TVT).

+Cách hiển thị cái ảnh của 1 file cad bất kỳ dù chưa chèn vào bản vẽ. (Cái này mình cũng chôm của LEEMAC nhưng nhược điểm là có file nó không lên được hình, và cái màu nền của ảnh nó theo cái gì í chứ hông theo ý mình. Mình ứng dụng cho lệnh TVTH).

-Vì đã viết nên mình để nguyên đấy cho khỏi tiếc nhưng giờ dùng TVR là chính nên chỉ giới thiệu cụ thể về nó.

Cách dùng như sau:

-Nhập lệnh TVR (thư viện rải)

-Ban đầu chưa chỉ cho nó cái thư mục nguồn nào thì nó ra bảng như này.

436200123_2295959577275868_5183049694645

-Ở đây nếu bạn đã có thư mục chứa thư viện gồm file *.DWG và *.SLD tương ứng thì chọn nút "Chọn đường dẩn" và chọn thư mục chứa thư viện (lưu ý đường dẫn và tên file không dùng tiếng Việt có dấu và khoảng trắng).

-Trường hợp thư mục thư viện của bạn mới có chứa file *.DWG thì phải tiến hành chụp ảnh để tạo *.SLD. Bạn mở bản vẽ mới keng chưa có đối tượng nào rồi chọn nút "Chụp ảnh thư mục" ngồi chờ chút nó sẽ chụp ảnh cái thư mục đó cho bạn, xong bạn làm lại bước trên nó sẽ thêm đường dẩn đến thư mục đó và hiển thị lên cho bạn.

-Bên mục các thư viện hiện có sẽ hiển thị danh sách các thư mục, bạn chọn thư mục nào thì hiển thị các block trong thư mục đó, bạn có thể thêm, bớt, sắp xếp danh sách này tùy thích. Lưu ý xóa đường dẫn nghĩa là xóa nó khỏi danh sách hiển thị của thư viện này chứ ko phải xóa mất cái thư mục đó, yên tâm.

-Cách dùng thì chọn cái hình mình ưng rồi có nút "chèn" insert bình thường, ngó qua bên phải có một lô xích xông các thông số trong đó phục vụ việc rải theo line và rectang, chịu khó thử là dùng được.

436611304_2295959587275867_7036713046892

-Trong trường hợp cái block có nhiều chi tiết na ná nên cần dòm cái ảnh một cách kỹ càng hơn chút thì  chọn nút "xem lớn"  nó sẽ làm cho phát ảnh to chành bành dòm đã đời nhé.

436149730_2295963670608792_9717668905531

  • Like 2
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Chức năng chèn các thiết bị điện vào phòng hình chữ nhật.

-Tên lệnh VD. hộp thoại chính như này.

436310312_2296908917180934_3360468379133

-Thiết bị điện lisp tạo sẳn cho mình: Tuýp 1200, đèn 300*1200, quạt tường, ổ cắm, công tắc quạt, công tăc đèn. Các thiết bị đang mặc định tại các ô tương ứng hàng dưới cùng, người dùng có thể chọn block thiết bị của chính mình (danh sách trong từng ô định nghĩa thiết bị sẽ hiển thị toàn bộ block có trong bản vẽ)

-Bảng lệnh chính sẽ có các thông sô chung như layer dây điện, layer thiết bị điện, số lượng khoảng cách các công tắc và ổ cắm tại từng cụm.

-Khu vực phía trên bên phải có 4 hình thể hiện 4 cách rải thiết bị, chọn hình nào sẽ ra bảng định các thông số cụ thể của từng kiểu.

436418150_2296908897180936_5448936459931

-Bên trái là dãy các nút lệnh trong đó có rải block theo line và rải block theo rectag, ứng dụng linh hoạt để rải thiết bị điện, nước rất ok, sẽ làm riêng bài về 2 anh này. (gọi đơn lẽ 2 lệnh này không cần thông qua lệnh VD vẫn được). Nút gọi thư viện ngoài chính là gọi cái lệnh TVR giới thiệu phía trên.

-Các ảnh trong bảng này mình dùng 2 loại, 1 loại là đọc ảnh của các block có trong bản vẽ thành vectơ để hiển thì, các ảnh làm nút gọi lệnh thì được định nghĩa cố định trong lisp dùng vẽ thành vectơ.

-Trình hộp thoại của mình bị hạn chế nên khi chọn block nó sẽ nháy 1 phát rồi mới chuyển ảnh nhìn hơi xốn con mắt 1 chút.

 

 

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Về cái lệnh rải block theo line và theo rectang í thì ban đầu mình coi trên net thấy có cái lisp của anh nào í nó bố trí thiết bị vệ sinh, thiết bị nội thất của nhiều loại phòng rất là ngon lành bằng vài cái bấm chuột. Trình mình thì linh hoạt như thế không nổi nhưng mình hay phải chơi trò xếp hình với khu vệ sinh trong 1 không gian rất hạn chế vì mình phải thiết kế theo tiêu chuẩn diện tích rất thiếu thốn.

-Ban đầu mình bịa ra 1 cái hàm con dùng rải block theo line xác định bằng pick 2 điểm, nghỉ ra các trò từ chèn, rải, canh, quay cái block và các kiểu ứng dụng.

-Tiếp sau là dùng cái hàm rải line đó bịa tiếp 1 cái hàm con dùng rải block theo rectang xác định bằng pick 2 điểm. Thiệt ra là từ 2 điểm chéo góc quy ra 4 đường thẳng sau đó lồng hàm bên trên vào.

-Xong các bước thì làm 2 lệnh rải theo line và rải theo rectang có hộp thoại chọn block và các thông số cho nó chạy độc lập.

-Tiếp sau thiết kế 2 lệnh vẽ điện VD (đã giới thiệu) và lệnh vẽ nước VN. Thiệt ra thì 2 lệnh này ứng dụng 2 làm rải trên trong đó được định dạng sẳn block và lặp lại nhiều lần thay đổi block và thông số tạo ra kết quả theo ý đồ.

 

1.Lan man hơi nhiều giờ đi vào cụ thể lệnh rải block theo line: Nhược điểm là nếu trong bản vẽ chưa có cái block nào thì nó lỗi không hiển thị mình cũng chưa khắc phục vì trường hợp này hiếm khi xảy ra.

-Tên lệnh RL. Ra hộp thoại

436565416_2297230017148824_3191259450863

-Trong đó có danh sách các block hiện có trong bản vẽ, chọn cái nào thì nó dùng cái đó để rải.

-Phần số lượng rải và khoảng cách rải thì mình nhập vào theo nhu cầu. Tùy thuộc cách rải mà nó dùng đồng thời 2 số liệu trên hoặc chỉ dùng 1 số liệu, cái còn lại sẽ tự tính.

-Các lựa chọn rải bao gồm:

+Rải đuổi 1 phía theo số lượng nhân khoảng cách không tính thiếu đủ. Nó sẽ rải theo hướng từ điểm thứ nhất đến điểm thứ 2, vượt qua điểm 2 nó cũng rải miễn đủ số lượng và khoảng cách thôi.

+Rải đuổi 1 phía theo khoảng cách, số lượng tự tính sao cho không vượt qua điểm thứ 2

+Rải từ giữa theo số lượng nhân khoảng cách không tính thiếu đủ.

+Rải từ giữa theo khoảng cách số lượng tự tính sao cho không vượt qua 2 điểm.

+Rải từ giữa theo số lượng, khoảng cách tự chia điều trong khoảng 2 điểm.

-Mục chèn block cách line, đang mặc định =0 nếu bạn muốn block dịch cách line theo phương vuông góc 1 khoảng /=0 thì nhập vào, vì thì mà có hướng nên sau khi hỏi chọn 2 điểm rải nó còn hỏi điểm chỉ hướng chính là cái hướng này đó.

-Mục chèn block cách điểm đầu thì nó sẽ bỏ bớt 1 đoạn từ đầu mút không tính.

-Các mục khác thì chắc là dể hiểu thôi hông giải thích.

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2.Lệnh rải block theo rectang: Nhược điểm là nếu trong bản vẽ chưa có cái block nào thì nó lỗi không hiển thị mình cũng chưa khắc phục vì trường hợp này hiếm khi xảy ra.

-Tên lệnh RRT. Ra hộp thoại

439770386_2297243290480830_5902422531146

-Trong đó có danh sách các block hiện có trong bản vẽ, chọn cái nào thì nó dùng cái đó để rải.

-Phần số lượng rải và khoảng cách rải thì mình nhập vào theo nhu cầu. Tùy thuộc cách rải mà nó dùng đồng thời 2 số liệu trên hoặc chỉ dùng 1 số liệu, cái còn lại sẽ tự tính.

-Trong lệnh này thì các block điều được rải cân đối từ giửa cạnh chứ ko đuổi 1 đầu nửa.

-Các lựa chọn rải bao gồm:

+Rải 4 block vào 4 góc rectang

+Rải 4 block vào điểm giữa 4 cạnh rectang

+Rải 4 block vào 4 góc rectang và điểm giữa 4 cạnh rectang

+Rải cả cạnh dài và cạnh ngắn theo số lượng nhân khoảng cách không tính thiếu đủ.

+Rải cả cạnh dài và cạnh ngắn theo số lượng, khoảng cách tự tính cho từng cạnh.

+Rải cạnh dài theo số lượng, tự tính khoảng cách áp dụng cho cạnh ngắn.

+Rải cạnh ngắn theo số lượng, tự tính khoảng cách áp dụng cho cạnh dài.

-Các lựa chọn khác tương tự rải theo line nhưng không hỏi hướng nửa mà mặc định là từ cạnh hướng vào tâm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có lần đứa em mới vào cơ quan thấy cái lisp này của mình nó nể quá phải thốt lên hời ơi cái này mà anh cũng viết cốt nửa hử anh trai. Ờ cái giống gì phục vụ sự nghiệp làm biếng thì anh mày chả viết.

-Lệnh VVT. Dùng Lôi các nội dung text hay dùng để gán dô bản vẽ để đỡ phải gỏ hị hị.

437898835_2297575700447589_6984282041891

-Có 3 cách để có nội dung mẫu:

+Gỏ bên trên rồi bấm vào nút lưu vào danh sách nó sẽ lưu dòng đó xuống danh sách bên dưới.

+Nhấn nút đọc text của bản vẽ, chọn các text hiện có trong trong bản vẽ nó đọc xong lưu tuốt dô cái danh sách, trường hợp sợ nhiều quá nội dung nó bị trùng thì nhấn nút lọc nội dung trùng cho nó tìm xóa bớt các dòng có nội dung trùng.

+Gọi 1 file *.dvt dữ liệu đã lưu bằng cái nút hình open thư mục. Lưu ý gọi file thì các nội dung đang hiển thị nó sẽ hô biến mất tiêu nên có ưng cái nội dung đang có thì nhớ lưu lại thành file bằng nút có hình cái đĩa A ý nhé., nó sẽ lưu ra 1 file có đuôi là *.dvt (thiệt ra nó là file txt mình đặt cái đôi dậy cho nó khỏi lẫn lộn định dạng chơi vậy thôi.

-Chọn dô dòng nào trong danh sách thì nó sẽ lôi nội dung dòng này ném lên ô nội dung dòng text sẽ viết xong có ưng viết thêm hay sửa gì thì làm trực tiếp trong đó rồi xuất dô bản vẽ có mấy lựa chọn xuất đó coi ưng sao thì ưng.

 

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1.Lệnh: ND.

-Tác dụng copy nội dung của text, dim nguồn qua nhiều text, dim đích.

2.Lệnh: NDT

-Tác dụng copy nội dung của text, att trong block nguồn qua 1 text, att trong block đích. 

3.Lệnh: MAA

-Tác dụng copy nội dung của att trong block nguồn qua  att cùng tag trong nhiều block đích. 

-Khi chọn block nguồn sẽ ra hộp thoại trong đó chứa list các tag và giá trị của tag bạn chọn cái nào thì áp dụng cho tag đó. (Đây cũng là kịch bản làm việc chung của các lisp làm việc với tag att của mình sau này sẽ không giải thích về bước chọn tag nửa).

439880629_2298485663689926_1965816673575

 

4.Lệnh: CST
-Tác dụng chỉnh sửa nội dung text, tag att hiện có được chọn tăng giảm, có lựa chọn thêm tiền tố, hậu tố. Do người dùng nhập và được nối vào giá trị thay đổi
-Thứ tự thay đổi theo bảng lựa chọn bên dưới.
-Giá trị bắt đầu do người dùng nhập. Ví dụ A
-Giá trị thay đổi do người dụng nhập. Ví dụ -2
-Lisp không tự nhận dạng mà có 2 nút riêng cho text và tag att.

439740256_2298490760356083_5740474619648

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1.Lệnh: NOT

-Nối thêm nội dung vào trước, sau của text, tag att, att.

-Phần nội dung nối có thể tự gỏ vào ô, có thể lựa chọn đọc từ đối tượng trong bản vẽ.

-Đối tượng nối không tự nhận dạng mà được quyết định bởi 3 nút chọn.

439874632_2298497930355366_2116068158826

 

2.Lệnh: REPT

-Thay thế một phần hoặc toàn bộ nội dung vào trước, sau của text, tag att, att.

-Phần nội dung thay thế có thể tự gỏ vào ô, có thể lựa chọn đọc từ đối tượng trong bản vẽ.

-Đối tượng thay thế không tự nhận dạng mà được quyết định bởi 3 nút chọn.

440161089_2298499597021866_5694368011234

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1.Lệnh: CPT

-Copy đối tượng và tăng giảm giá trị hiện có của text, tag att, (có thêm tiền tố, hậu tố).

-Bước tăng hoặc giảm người dùng nhập vào (mặc định là 1).

-Đối tượng nối không tự nhận dạng mà được quyết định bởi 2 nút chọn.

-Bước chọn đối tượng copy theo nghĩa là ngoài đối tượng vừa copy vừa thay đổi giá trị bạn có muốn copy thêm cái gì không, không cần thì enter để bỏ qua bước này.

440012701_2298504190354740_8806497374932

 

2.Lệnh: TGT

-Biến thiên giá trị hiện có của text, tag att, att.

-Phép biến thiên gồm có: Cộng, trừ, nhân, chia.

-Giá trị biến thiên người dùng tự nhập.

-Đối tượng biến thiên không tự nhận dạng mà được quyết định bởi 3 nút chọn.

440150414_2298506463687846_4012222421820

 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Từ khi xin được từ cadviet hàm đọc và sửa giá trị tag att mình kỳ cạch viết cả mớ ứng dụng dùng tới cái block att này xài khá là ưng cái bụng. Thường thì mình viết kiểu tổng quát cho nhiều người dùng như các lhện giới thiệu phía trên.

-Mình có làm cả quy hoạch nên viết 1 cái cụ thể để tính qhsdd cho tiện. Thường các block cần trong lisp thì mình tạo trong lisp luôn nhưng riêng cái block ký hiệu lô đất này vì lý do bí ẩn nào đó mà tạo bằng lisp toàn bị lổi nên block này bạn phải tự tạo và cũng không cần theo nguyên tắc tên gì cả nhưng tốt nhứt là đặt các tên tag khác nhau.

-Ví dụ cụ thể đây mình có 6 block ký hiệu lô đất trong đó gồm có: Tên khu đất, stt lô đất và diện tích lô đất. Ở đây mình cần tổng hợp diện tích từng khu dựa trên diện tích và tên khu đất. Lưu ý tên khu đất mình nên đặt dạng CX-1, hoặc TDC-1. Nói chung là trong tên nên thể hiện chức năng và số thứ tự của khu ngăn cách bằng dấu trừ.

-Ở đây mình chọn giá trị cần chọn là diện tích lô đất và điều kiện lọc là tên khu đất, và lọc theo toàn bộ nội dung tag.

439849550_2298515240353635_5917509045039

-Xong chọn toàn bộ block cần thống kê lúc này có 2 lựa chọn xuất kết quả:

+Xuất theo danh sách.

+Xuất theo block sử dụng đất (trong quá trình làm quy hoạch mình có thiết kế tới 2 block sử dụng đất nên để cả đây, bây giờ dùng cái mới nên chọn block sdd mới)

439952987_2298518267019999_3197717725026

-Lisp sẽ xem trong các block lô đất có bao nhiêu ký hiệu khu. Ở đây mình có 3 ký hiệu khu. Thống kê ra từng khu gồm có bao nhiêu lô và tổng diện tích các lô trong khu.

-Trường hợp block sdd của mình còn lại 3 giá trị cần nhập gồm có tỉ lệ xây dựng trên khu đấ, số tầng cao tối đa và hệ số sử dụng đất. Vì hệ số sử dụng đất thì bằng tỉ lệ nhân tầng cao nên như đã khoe thì nếu bạn dùng lệnh EDT thần thánh để chỉnh giá trị att trong block này lisp sẽ tự nhân và điền cái hệ số sử dụng đất cho bạn.

-Chưa xong còn ứng dụng ra tổng hợp nửa..........................

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tiếp cái lệnh CAN.
-Sau khi có các ký hiệu khu đất ở đây mình ví dụ 6 block như này, nhớ cái dụ đặt tên mình đã lưu ý. Như đây mình thêm khu CC-1, XC-1, GD-1.
-Lựa chọn lúc này mình chọn giá trị cần chọn là diện tích khu đất và điều kiện lọc là tên khu đất, và lọc theo nội dungn trước dấu - tag. (khác biệt chổ này nhé nó chỉ xem xét trước dấu - thì 3 cái block TDC-2, TDC-2, TDC-3 coi như thì 1 loại là TDC thôi)

439928489_2298527773685715_8773087493504
-Và kết quả như này. Bạn xách số liệu này nép dô bảng cân bằng sử dụng đất là xong.

439966754_2298527847019041_9195686882721

 

  • Like 1
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các lệnh đo diện tích:

1. Lệnh DTC: Đo diện tích đối tượng được chọn.

2. Lệnh DTP: Đo diện tích bằng cách pick 1 điểm trong vùng khép kín.

3. Lệnh 2D: Đo diện tích bằng cách pick 2 điểm chéo góc của hình chữ nhật.

4. Lệnh DTND: Đo diện tích bằng cách pick các điểm biên (kiểu vẽ pline vậy á)

5. Lệnh CV: đo chi vi của đối tượng được chọn.

6. Lệnh DTCV: Đo diện tích và chu vi của đối tượng được chọn.

-Hộp thoại chính của các lệnh tương tự nhau và dùng chung các thông số. Xuất kết quả có nhiều kiểu thích kiểu gì chọn kiểu đó, kiểu xuất ra block lô đất đang bị không tạo được block nên đừng dùng. Lựa chọn dim cạnh hình như mình cũng soạn sẳn chứ chưa cho nó thực hiện.

440150758_2299846516887174_8849721925861

 

-Trong các lựa chọn xuất kết quả mình hay dùng nhất là xuất ra block 2 giá trị. Tại mình dùng cho thống kê.

Ví dụ mình vẽ cải tạo sân bê tông thì mình sẽ có các vị trí phá sân hiện có, các vị trí làm mới bê tông, chiều dài bồn hoa làm mới, chiều dài bồn hoa phá bỏ.

+Mình dùng lệnh đo chu vi và diện tích xuất kết quả bằng block 2 giá trị thì nó ra dạng L=xxx và S=xxx. Trong đó S= và L= là 1 tag, giá trị diện tích và chiều dài là 1 tag.

+Mình dùng lệnh CAN giới thiệu hôm trước chọn 1 phát để tính ra diện tích bao nhiêu, chiều dài bao nhiêu thì sinh ra vấn đề là nó ko cần biết cái nào là phá cái nào là xây mới nên cái lisp CAN nó đã có chức năng thống kê theo layer nửa. Các block của việc khác nhau mình để trong layer khác nhau thì nó sẽ thống kê riêng ra. kết quả nó sẽ theo cái layer đó cho mình dể dòm luôn.

+Ví dụ mình trong đám block thống kê mình có 2 layer xây mới và phá dỡ thì nó sẽ thống kê các block của layer phá dỡ riêng và xuất kết quả ra layer phá dỡ, tương tự với layer xây mới cũng vậy. Bao nhiêu layer thì nó sẽ làm cho bấy nhiêu cái hông lo nhé.

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn Duy hướng dẫn sớm món TKT giúp với. 

Ngắn gọn thôi cũng được. Đại loại là dùng lệnh nào trước, lệnh nào sau ấy.

 

Xin cảm ơn, tớ dùng Tip nhưng mà căn chỉnh không tiện lắm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thống kê thép.

-Tên lệnh: TKT

-Ra hộp thoại như sau. Gồm 3 phần chính:

439899971_2299939446877881_6587447638839

+Thống kê: Có lựa chọn bắt đầu và tiếp tục. Anh bắt đầu nhiều hơn anh tiếp tục cái bảng tiêu đề này đây. Chọn 1 trong 2 anh tùy nhu cầu sẽ ra hộp thoại bước 2.

439823602_2299939443544548_3390756526033

+Chỉnh sửa: Chủ yếu là dùng chức năng tổng hợp thép. Chức năng chỉnh sửa số đơn thì như đã khoe là lệnh EDT thần thánh gỏ lệnh nhanh hơn khỏi vào bảng này để nhấn.

+Thông số nối thép: vì mình gặp 1 vài trường hợp có sản xuất thanh thép dài hơn 11,7m và yêu cầu nối >30D , nên làm mục này bạn nào gặp thì gỏ vào đây.

439901857_2299939440211215_6294842115460

-Hộp thoại bước 2 như này.

+Hàng bên trái mình quan tâm tới nút bảng cấu kiện, nhấn dô sẽ chèn ra bảng cho nhập tên cấu kiện và số lượng cấu kiện và set số thứ tự thanh thép về 0, các dòng bên dưới sẽ theo số cấu kiện của anh này và thứ tự cộng thì nhảy thêm 1 giá trị.

+Bên phải có bảng 23 hình dáng thép (mình chỉ chuẩn bị 23 hình dạng phổ biến còn khác nửa thì …). Muốn thống kê hình dáng nào thì chọn trực tiếp vào cái hình đó nó sẽ chèn hình dáng đó ra và hỏi các thông số cần thiết bạn coi nó hỏi gì thì nhập vào xong một số giá trị nó tự tính điền vào và tiếp tục hiện cái bảng hỏi hình dáng. (lưu ý phần nhập số thanh trong cấu kiện nó nói là có thể nhập dạng biểu thức nghĩa là bạn có thể nhập 21000/200+1 xong enter nó sẽ tính ra và làm tròn thành số thanh cho bạn. (Đó là mình nói cho ngơm chứ có hồi nó hông tính quách chi hết và lỗi thoát lisp, do trong phần này mình dùng hàm cal của cad để tính và mình cũng lồng đoạn gọi hàm CAL này vào lisp ở chổ nào đó rồi nhưng có lúc nó hông chịu, trường hợp này bạn thực hiện lệnh cal của cad 1 lần ví dụ trong cad bạn gỏ CAL enter, gỏ 1+1 enter xong là thực hiện lệnh TKT của mình được trơn tru ngay, thiệt là cùi bắp).

+Trường hợp bạn có cái hình dáng nào đó mà không nằm trong 23 cái hình mình làm sẳn thì ngó xuống dưới chút (cũng bênb phải) có cái nút thì rằng là “chèn block số giá trị” nghĩa là mình chuẩn bị sẳn 8 cái block hông có hình dáng chi hết mà tại ô hình dáng chỉ có các att để bạn điền giá trị sau đó hình dáng bạn tự vẽ vào theo ý thích.

+Khi bạn chọn nút này nó sẽ hỏi bạn

Số lượng giá trị của hình dáng thép [1/2/3/4/5/6/7/8] bạn cần bao nhiêu giá trị thì nhập vào, nó chỉ giới hạn số lượng từ 1 tới 8 thôi tại mình nghỉ 8 giá trị là dư xài rồi.

+Khi thống kê hết số hiệu thép của 1 cấu kiện muốn chuyển qua cấp kiện khác thì lại nhấn nút “Chèn bảng cấu kiện” rồi cứ thế mà tiếp.

+Một số mục khác thì mình làm sẳn vài tổ hợp các thanh thép theo kiểu đơn giản như lan tô ovang… cái này từ từ nói.

-Thống kê xong thì phần tổng hợp thép mình lại gỏ lệnh TKT, chọn nút tổng hợp, chọn toàn bộ phần ưng tổng hợp rồi chỉ chổ cho nó chèn bảng tổng hợp ra, Mình tổng hợp theo từng loại pi.

 

-Thống kê xong rồi bao lâu mặc kệ cứ ưng sửa cái gì thì dùng lệnh EDT để sửa, giá trị nào lisp tự tính thì nó sẽ báo giá trị đó hông cho bạn sửa, các gí trị khác nó sửa xong rồi tự tính và cập nhật lại hàng đó trong chớp mắt. Lưu ý sửa xong nhớ tổng hợp lại chứ nó hông link được với bảng tổng hợp nha

 

 

 

 

  • Like 1
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phía trên là lệnh TKT một cách cơ bản nhứt sau đó bạn sẽ thấy có một số mục linh tinh khác thì là mình mới kỳ cạch thêm vào. Ví như bảng 2 bên phải ngoài 23 hình dáng thép và “chèn block số giá trị” thì còn nút “từ block thép lẽ” thì là trước đó trong bản vẽ các ký hiệu thanh thép đã được vẽ bằng các block do mình thiết kế, chỉ cần chọn hết khu vực các ký hiệu này nó sẽ thống kê 1 cái ầm ra là xong hông phải gỏ gì nửa. Tất nhiên trước đó mình đã nhập hết trong các ký hiệu đó rồi.

-Các ký hiệu thép lẽ được tạo bằng lệnh KHT.

-Tên lệnh KHT:

439873792_2299949066876919_7758899863843

-Ra hộp thoại như này: Trong này gồm 23 hình dáng và nút block số giá trị y chang các mục trong phần thống kê. Toàn cảnh cái ký hiệu này giống hình dưới cái hộp thoại đó. Bạn yên tâm hình dáng thép và các giá trị độ dài thuộc layer không in nên khi in sẽ thấy ký hiệu như bình thường thôi.

-Tất cả hình dáng thép điều có 2 kiểu định dạng là “số lượng thanh, đường kính thép ví dụ 3 pi 20” và “đường kính thép, khoảng cách rải thép ví dụ pi 6 a 200” bạn muốn dạng nào thì chọn trong mục chọn phía dưới hộp thoại.

-Chèn ra rồi thì nó hỏi thông số gì thì nhập dô, như trong phần ký hiệu có khoảng rải thì sẽ hỏi chiều dài rải rồi lấy nó chia cho khoảng rải + 1 để ra số thanh. Thèn này cũng chỉnh được bằng anh EDT thần thánh.

-Khi thống kê các block này nó sẽ xếp từ trên xuống theo thứ tự tăng dần của số thứ tự.

-Các block ký hiệu và block trong bảng thống kê nếu muốn chỉnh qua hình dáng khác thì dùng tiếp 1 lệnh thần thánh của mình là EDB.

 

 

-Như đã khoe mình rất lười nên còn có cả mục "thống kê từ block mặt cắt" và "thống kê từ block dầm dọc" nửa mình cũng nể cái độ làm biếng của mình thiệt. Do nó dính tới các block mà hông hiểu sao đám này tạo bằng lisp lỗi hoài nên hôm nào mình up file block lên rồi tán luôn thể.

 

  • Like 1
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Với code lấy hình ảnh 1 file cad, yêu cầu file cad format version: 2007 hoặc 2010.

- Trường hợp format2007, nếu muốn nền màu đen cần dùng cad đời cao saveas xuống 2007, dùng cad2007 xuất ra sẽ có màu trắng...

image.thumb.png.9e81c5dd3d8400b0a1175d278d230e53.png

  • Like 2
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi thống kê thép mình có 1 thiết kế 1 số block chỉ cần chọn nó phát thì thống kê luôn hiện nay chia làm 3 loại.

-Loại mặt cắt ngang đơn giản có cốt thép không thay đổi suốt chiều dài: Loại này 1 mặt cắt  sẽ kèm theo 1 hoặc nhiều chú thích tên, dùng block “duy_tv_kc_daiso” block này thể hiện tên cấu kiện, chiều dài cấu kiện, số lượng cấu kiện.

-Loại tấm đan. Loại này 1 mặt cắt  sẽ kèm theo 1 hoặc nhiều chú thích tên, dùng block “duy_tv_kc_so” block này thể hiện tên cấu kiện, số lượng cấu kiện.

-Loại mặt cắt dọc của 1 dầm (cũng tương đối đơn giản thôi). Loại này chú thích tên nằm chung trong block cắt dọc rồi.

-Mình up file nén chứa các block đã thiết kế, bạn tải về giải nén ra 1 thư mục rồi dùng TVR của mình gọi cái thư mục này lên chèn cho nó trực quan còn hông thì chèn bình thường bằng lệnh của cad. Có block rồi thì sửa các thông số bằng lệnh EDT, cái nào lisp tự tích nó sẽ báo hông cho bạn sửa.

-Thống kê thì TKT rồi chọn bắt đầu hay tiếp tục để vào hộp thoại trong.

-Loại 1 và 2 thì dùng chức năng “thống kê từ block mặt cắt” chọn 1 mặt cắt xong nó sẽ hỏi chọn vùng chứa cấu kiện cần thống kê, mình chọn hết các block chú thích xong enter là nó thống kê ra.

-Loại 3 thì dùng chức năng “thống kê từ block dầm dọc” Chọn tất cả các block dầm dọc nó sẽ thống kê ra.

ct_kc_duy782006.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-In hàng loạt.

-Tên lệnh: IND

-Gọi lệnh nó ra hộp thoại như này,

439815157_2300669983471494_4623770060244

Bên phải hiển thị các lựa chọn về máy in, khổ giấy in hiện hành của cad, phần hướng giấy in nó đang nói phét là tự tính nhưng thiệt ra cái này bị lỗi gì á nó hông tự tính được nên bạn phải tự set tất tật các thông số in bằng cách nhấn dô nút “Định dạng các thông số in” nó sẽ trả về lệnh in của cad bạn chọn các thứ đã đời xong nó quay lại hứng cái kết qủa đó rồi in.

-Trong phần định dạng in cũng có nhiều loại nhưng hiện nay ổn chỉ có in theo block khung tên.

-bạn chọn “bắt đầu chọn” nó sẽ hỏi bạn chọn block khung tên, chọn xong nó sẽ hiểu thị 1 hình chữ nhật màu vàng là giới hạn mà nó hiểu là cái block chiếm bấy nhiêu đó thường là nó hiểu hông xít khung như mình ưng do trong quá trình tạo block mình bị có đối tượng nào đó nằm vu vơ bên ngoài chẳng hạn, nó hỏi bạn chỉ cho nó cái hình chữ nhật bạn ưng in thôi, bạn pick 2 điểm chéo chỉ cho nó nó sẽ căn cứ theo cái hình màu vàng và cái mình mới chỉ nó sẽ áp dụng theo tỉ lệ cho tất cả block bạn chọn sau đó.

-Nó bảo bạn chọn các block muốn in, bạn chọn kiểu gì cũng được nhưng mình chưa áp dụng sắp sếp trong lệnh này nên tốt nhất bạn chọn các block theo thứ tự muốn in. Nếu in ra giấy thì ngồi chờ in xong rồi lấy, nếu in file thì bạn nên cài PDF factory pro chờ in xong rồi lưu file.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhân tiện vụ in PDF hôm trước mình có bài này nay bê nguyên xi qua đây có khi có ích với ai đang vướng.

 

Tiếp tục câu chuyện về chuyển đổi số. In bản vẽ qua file pdf thì mới hớn hở khoe con lisp in nhanh, xong hí hoáy ký số và hớn hở gửi đi và thiệt bất ngờ là bên nhận file thông báo là lỗi font. Bà mẹ máy mình thì vì có font nên nó hiện ầm ầm mà máy kia không có nên nó lỗi mà éo le là dòm trên máy mình thì hông thể biết máy kia nó sẽ lỗi chổ nào để mà sửa.

-Tối hôm qua vật lộn với các ứng dụng online, miễn phí và vân vân với mong muốn làm các text trong file pdf biến mẹ nó thành ảnh để không bị ảnh hưởng bởi font chữ nửa. Mình đã làm một việc rất cùi bắp là chuyển file pdf thành một mớ ảnh jpg, sau đó là chuyển các ảnh đó thành file pdf và nối cái đống hổ lốn đó thành 1 file pdf hoàn chỉnh. Túm lại là rối và lộn hết cả xộn.

-Sau khi đã xong gửi đi ok rồi nhưng mình vẫn cay vì cách này quá nông dân và vất hết cả vã nên mình lội net hỏi khắp nơi thì mà là rằng tui ưng chuyển file dpf dạng text sang pdf dạng image thì làm nào. Không phụ sự mong đợi bà chị cho một lô xích xông các công cụ làm cái việc ngược lại của mình hỏi ấy là chuyển file pdf dạng image thành file pdf dạng text.

-Bực bà chị quá mình vận dụng kho từ vựng tiếng anh khổng lồ của mình vật lộn với anh máy in ảo dùng in pdf của mình thì cuối củng cũng lòi ra chổ này. Chỉ cần bấm dô đó thì khi mình in ra pdf các đối tượng text sẽ thành cái ảnh ráo trọi tha hồ mà gửi cho thiên hạ mà hông sợ bị réo vụ lỗi font.

 

408407516_7366371143373327_3114579349650

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Video quá trình dùng block mặt cắt ngang và thống kê.

 

 

 

Video quá trình dùng block mặt cắt dọc dầm và thống kê.

 

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hay quá ạ, tuy em theo trường phái xài autocad đời cao nhưng vẫn ủng hộ thành quả của những tiền bối đi trước dù 1 số lisp chỉ chạy được trên autocad 2007

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong mớ này của mình hiện tại chạy trên cad2022 được hết nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lễ làm cái nội suy phục vụ quy hoạch. Tải file này về chép đè lên cái lisp của mình là có. 

 

1.Lệnh NS

-Ra hộp thoại, nhập quy mô trên, giá trị trên, quy mô dưới giá trị dưới, quy mô cần tìm xong nhấn nút nội suy là nó ra kết quả.

440091622_2303406319864527_5875846528054

 

2. Lệnh NSLD. cái này theo bảng tra mật độ xây dựng trên lô đất Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD luôn.

-Ra hộp thoại, nhập diện tích lô đất xong nhấn nội suy là nó ra kết quả.

439864401_2303406329864526_4684303953343

doud.lsp

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×