Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Hieuss

Các thông số cầu thang nhà ở

Các bài được khuyến nghị

Số bậc phải là lẻ thì bước đầu tiên và bước cuối cùng mới cùng là chân thuận được chứ nhỉ?

Tìm sách mà đọc đi ông ban không thì hỏng hết xôi thịt đấy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tìm sách mà đọc đi ông ban không thì hỏng hết xôi thịt đấy.

 

Chả hiểu xôi thịt nào hỏng chứ tôi chưa thấy có sách nào nói là số bậc thang chẵn thì bậc thứ nhất và bậc cuối cùng là chân thuận cả. Tôi chỉ dựa vào thực tế thì thấy số bậc phải là lẻ thì mới thuận cả hai chứ. :undecided:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chả hiểu xôi thịt nào hỏng chứ tôi chưa thấy có sách nào nói là số bậc thang chẵn thì bậc thứ nhất và bậc cuối cùng là chân thuận cả. Tôi chỉ dựa vào thực tế thì thấy số bậc phải là lẻ thì mới thuận cả hai chứ. :cheers:

 

@abcd : bác đọc cái dòng chữ đỏ của bác kieumanh chưa thật kỹ rồi .Ý bác kieumanh nói là số bậc thang giữa 2 sàn là chẵn .Còn khi tính bậc cầu thang ta tính số lẻ là bao gồm cả sàn trên mà :undecided:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

theo ý kiến của em thì làm số bậc lẻ là hợp lý theo 2 lẽ:

-đa số mọi người thuận chân phải,nếu cầu thang có số bậc lẻ thì khi đi lên đến sàn tầng khác sẽ lên bằng chân phải và đến bước cuối cùng là chân phải,tránh chuyện ngã do chân trụ yếu

- theo em là sinh - bệnh - lão - tử thì có lý,vì con người sinh ra,mắc bệnh rồi già đi và chết,với lại,nếu theo quan niệm bậc lẻ thì sẽ rơi vào 2 cung là sinh và lão,có lý hơn là sinh và bệnh (trong sinh lão bệnh tử)

đó là góp ý theo ý kiến của em ^^

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
theo ý kiến của em thì làm số bậc lẻ là hợp lý theo 2 lẽ:

-đa số mọi người thuận chân phải,nếu cầu thang có số bậc lẻ thì khi đi lên đến sàn tầng khác sẽ lên bằng chân phải và đến bước cuối cùng là chân phải,tránh chuyện ngã do chân trụ yếu

- theo em là sinh - bệnh - lão - tử thì có lý,vì con người sinh ra,mắc bệnh rồi già đi và chết,với lại,nếu theo quan niệm bậc lẻ thì sẽ rơi vào 2 cung là sinh và lão,có lý hơn là sinh và bệnh (trong sinh lão bệnh tử)

đó là góp ý theo ý kiến của em ^^

Không hẳn như thế vì ko ai chọn được bước chân đầu tiên khi bước lên cầu thanh, giải thiết bạn ở tầng hai, hôm nay bạn đi làm về dắt xe máy vào chỗ quy định rồi đi lên phòng mình xem thử bước đầu tiên là chân trái hay chân phải? rồi ngày mai và ngày kia xem thử? Khi bạn đến lớp học có hôm thì chân trái bước vào trước có hôm chân phải bước vào trước...Chỉ có trong võ thuật đá đối phương người ta mới cần thuận chân hay không còn việc đi lại thì hai chân như nhau

Theo mình thì bậc lẻ nhiều người đã làm, kinh nghiệm dân gian là thế mình cứ theo có thờ có thiêng có kiêng có lành bạn ạ!

Thực tế chẵn với lẻ chỉ hơn kém nhau có 1 bậc cũng chả giải quyết được gì về kinh tế

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi ngoại đạo về kiến trúc, yêu thích nên giờ là tay ngang trong ngành kiến trúc. (Có nghĩa là làm kiến trúc mà không có bằng cấp và đào tạo chuyên môn ấy). Bài học đầu tiên mà tôi bước vào nghề kiến trúc là quyển sách: Lỗ Ban tiên sinh dụng xích pháp"-Phép dùng thước của thầy Lỗ Ban. Cũng như leolas đã nêu trên: Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Kiếp-Hại-Bản (theo thước rút ở chợ Sắt tôi mua : Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Nạn-Hại-Mạng). Hai cái này nó na ná như nhau và nói chung giống như leolas đã nói, cung đẹp là: 1,4,5,8+nx8 (Số bậc đếm giữa hai sàn, tính cả chiếu ngghỉ nếu chiếu nghỉ không phải là sàn) .

Theo một tài liệu mà tôi sưu tầm được từ thầy dạy Thái Cực Quyền của tôi, Thuớc Lỗ Ban Tàu lại gồm mười cung được tổ hợp từ các quẻ: "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" và "Đinh-Vượng-Khổ-Hại-Nghĩa-Quan-Tử-Hưng-Thất-Tài". Tôi thấy "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" (Sinh ra-Lớn lên-Già lão-Về Cực Lạc-Sinh ra) nó phù hợp với quan điểm xưa của thuyết âm dương, nó lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu sự vật khách quan, sự tuần hoàn của sự sống. Chứ cái quan điểm: "Sinh-Lão-Bệnh-Tử" tôi thấy nó lưu truyền nhiều lắm, gần như đâu đâu cũng thấy nói tới. Nhưng nhiều không có nghĩa là đã đúng, ít không có nghĩa là đã sai. Biết đâu ông tổ nghề kiến trúc xưa lại làm thợ mộc hay thợ nề đấy chứ. Tôi thấy ông thợ mộc và thợ nề nào cũng thuộc cái câu này.

Bản thân tôi đi thiết kế nhà, khi đụng đến mỗi cái cầu thang chỉ theo nội quy chuẩn khoa học 2h+b=600 và thước Lỗ Ban (mà có phải một loại đâu, dăm bảy loại) cũng đủ mệt óc lắm rồi, được cái này mất cái kia, khó mà cân đối được hết các yêu cầu. Mà tôi cũng chỉ nghiên cứu cho biết thôi để đề phòng mấy chủ nhà tính cẩn thận thì mình làm. Chứ bản thân tôi không mấy tin cái kích thước kia lại có thể ảnh hưởng đến cuộc đời mỗi con người. Nên chú ý: Phong thuỷ và Lỗ Ban là hai vấn đề tách biệt mà tôi mới chỉ nói đến Thước Lỗ Ban chứ không đánh đồng hai cái là một.

Với tôi thiết kế nhà nói chung trong dân dụng 2h+b=600; Số bậc giữa hai sàn là bậc chẵn để khi đi trên cầu thang, bước đầu tiên và cuối cùng đều là chân thuận; Cổ bậc 16-17,5cm, trong khoảng 14-17 bậc phải có chiếu nghỉ. Quan trọng nhất chiếu nghỉ phải vuông chứ không phải loại cầu thang xoắn không có chiếu nghỉ (Đây là tiêu chuẩn châu Âu của nhạc phụ tôi đề xuất khi tôi thiết kế nhà cho nhạc phụ đấy-Theo ông thì cầu thang xoắn, dẻ quạt chỉ đẹp thôi chứ tiêu chuẩn comfortable không thể bằng cầu thang vuông).

Rất vui được góp ý cùng anh em!

ông anh nói nhầm rồi, bước lẻ thì khởi đầu và kết thúc mới là chân thuận

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
mình nghĩ chiều cao các bậc thang nên giảm dần khi lên cao, như vậy đi sẽ đỡ mệt hơn. Nhà có điều kiện ( mà ko điều kiện cũng dc :s_big: ) thì mình thấy thang ko nên làm sát tường rồi chừa lỗ giữa mà nên cách xa tường một 1 khỏang :s_big:

 

còn sinh lão bệnh tử thì ko biết giải thix sao :cheers:

 

Ông muốn chiều cao bậc giảm dần thì đi mà vẽ còn tui thì chịu thôi, không có hơi sức mà vẽ từng bậc một.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
đợt trước e còn gặp một vụ chủ nhà ko hiểu đi xem ở đâu bắt e tính số bậc thang từng tầng phải sinh rồi số bậc thang tổng các tầng cũng phải sinh mà ông ý làm 3 tầng.E cho mỗi tầng cao 3,6m 21 bậc tính tổng ra 63---->>bệnh rồi thế mới nhục cuối cùng cãi nhau mãi quyết đc tầng 1và tầng 2 22 bậc còn tầng 3 21 bậc

ko hiểu cái đấy có đúng ko vì em thấy thường thì chỉ tính riêng từng tầng chưa nghe thấy vụ tính tổng bao giờ

 

 

ông này giống tui nè, giải thích là lên tới sàn sử dụng là bỏ tính lại từ đầu là ổn thôi. còn chủ nhà vẫn cãi thì nói tính tổng cũng được nhưng máy tầng dưới ko được sử dụng ông dám hem là lão im ngay thoai

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi đi tư vấn, nếu bạn ko át vía đc chủ nhà

thì chắc chắn bạn không thể cãi nổi họ rồi...

Mà muốn át vía chủ nhà đc, thì bạn phải có

kiến thức thật sự về phong thuỷ thì mới át đc họ

 

Tổng số bậc cầu thang trong nhà kể cả tam cấp sẽ "Sinh, lão, bệnh, tử" với chủ nhà

hay ng mượn tuổi xây nhà

Tổng số bậc của 1 tầng sẽ "Sinh, lão, mệnh, tử" với ng sống ở tầng đó.

 

Chính vì vậy sẽ xảy ra trường hợp chủ nhà ở tầng 2 với số bậc cầu thang là Sinh

Nhưng tổng số bậc cầu thang trong nhà lại vào Bệnh hoặc vào tử thì

chỉ có 1 cách phòng tránh duy nhất là Chủ nhà không bao giờ đc phép đi lên tầng thượng

hay cụ thể là không đc bước hết số bậc cầu thang trong nhà.

Đây cũng chính là cách hoá giải đối với trường hợp mà các bạn đang gặp phải.

 

Hy vọng, với kiến thức nho nhỏ mà tôi đã đc học sẽ giúp ích đc cho các bạn

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

theo ý kiến của em thì làm số bậc lẻ là hợp lý theo 2 lẽ:

-đa số mọi người thuận chân phải,nếu cầu thang có số bậc lẻ thì khi đi lên đến sàn tầng khác sẽ lên bằng chân phải và đến bước cuối cùng là chân phải,tránh chuyện ngã do chân trụ yếu

- theo em là sinh - bệnh - lão - tử thì có lý,vì con người sinh ra,mắc bệnh rồi già đi và chết,với lại,nếu theo quan niệm bậc lẻ thì sẽ rơi vào 2 cung là sinh và lão,có lý hơn là sinh và bệnh (trong sinh lão bệnh tử)

đó là góp ý theo ý kiến của em ^^

 

 

các bạn nghĩ gì về nhịp điệu của đôi chân nhỉ,như âm nhạc chẳng hạn,số bậc lựa chọn hợp lí lại tạo sinh khí cho người đi...(lời

khuyên là khi đi cầu thang nên tránh ngẫu hứng kiểu như...chạy),*****nhịp bước hơi thở và dòng máu của ta*****

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhân tiện các bạn trên diễn dàn bàn luận về cầu thang và so bậc cũng như cách tính. Tui mạn phép được tham gia chút

Tui là dân thiết kế và được học hỏi và ứng dụng cầu thang nhiều. Tui thường áp dụng cách đếm và tính số bậc thang nhu sau:

1. Cách t ính bậc thang

Số lượng cầu thang trong dãy số được xác đinh trong giới hạn của hai tấm sàn theo nguyên tắc tinh từ dưới lên

- Những bậc nghỉ lớn (chiếu nghỉ lớn) thì coi như một sàn nhà. Nó không còn là chức năng bậc chuyển tiếp nữa thì bậc đó coi như sàn.

- Đồng thời những bậc nghỉ lớn (chiếu nghỉ lớn) không có chức năng làm sàn thì nó coi như là một bậc trong nhịp thang.

- Khi xác định số bậc thang cần lưu ý đến bậc cuối cùng trong dãy số đếm giữa hai tấm sàn phải thuộc về các cung tốt sau:

Tài -nghĩa- Quan -Bản

- về ý nghĩa các bạn có thể tham khảo phần trên có nói đến.

 

Sàn

(8)

Bản

(7)

Hại

(6)

Kiếp

(5)

Quan

(4)

Nghĩa

(3)

Ly

(2)

Bệnh

(1)

i

Sàn

Về thuyết : sinh -lão - bệnh- tử:

chỉ áp dụng cho bậc tam cấp thôi:

Mà bậc tam cấp không ai để trong nhà cả. Các bạn lưu ý khi áp dụng nhé.

Còn về thứơc đo: các bạn áp dụng cho đúng.

-thước 390 mm áp dụng đo thổ (đất)

- Thước 429mm áp dụng đo mộc (chưa có cơ sở xác định - bàn mục này ở phần khác)

- Thước 520mm Tôi vẫn áp theo thước này (thước đo mộc)

thước này cũng tính cho phần nội thất và đo các kích thược của nhà ( phần rỗng + phần đặc).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
zậy có ai giải thích giủm tại sao các đài đón vua chúa lại kêu là tam cấp ko zậy. 3 bậc ==> bệnh :cheers:

tôi gặp người có quan niệm " phúc - lộc - thọ "

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

xin hỏi thăm với nhà lệch tầng thì tính thế nào các bác.

 

Ví Dụ:

 

từ trệt lên Lầu 1 là 25 bậc

Từ trệt lên lửng là 17 bậc,

Nếu ta đếm tiếp 18,19, 20, 21, 22, 23, 24 đến 25 là lên đến Lầu 1 . 25 bậc là số đẹp nhé.

 

Như vậy số bậc từ 18 đến 25 là 8 bậc.

 

Giả sử ta đang ngồi chơi ở lửng. Rổi ra đi lên lầu 1 thì nó chỉ có 8 bậc. Kết quả là không thuận chân khi kết thúc.

 

Xin giải giúp với

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thuỷ học.

 

Mình cũng đọc được nhiều bài viết về thông số, cách thi công cầu thang, ví dụ như http://cauthangkinh.net/index.php/kinh-a-c...v-cu-thang.html cũng thú vị...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xây 2 tầng, số bậc thang được bố trí như sau:

Từ trệt lên đến chiếu nghỉ là 11 ( bệnh ) và lên đến tầng I là 21 ( sinh )

Lên chiếu nghỉ tiếp theo là 32 ( tử ) và lên đến tầng II là 41 ( sinh)

Vậy các bác cho em hỏi bố trí như vậy có được không? và có phạm gì không? vì 2 chiếu nghỉ đều đứng vào chữ xấu ( bệnh - tử )

xin cám ơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em xây 2 tầng, số bậc thang được bố trí như sau:

Từ trệt lên đến chiếu nghỉ là 11 ( bệnh ) và lên đến tầng I là 21 ( sinh )

Lên chiếu nghỉ tiếp theo là 32 ( tử ) và lên đến tầng II là 41 ( sinh)

Vậy các bác cho em hỏi bố trí như vậy có được không? và có phạm gì không? vì 2 chiếu nghỉ đều đứng vào chữ xấu ( bệnh - tử )

xin cám ơn.

 

:( Lại chuyện Phong thủy!

Việc này do chủ nhà và thầy phong thủy quyết bạn ạ.

 

Theo quan điểm của tôi thì việc bạn bố trí Tổng số bậc cầu thang (điểm thấp nhất- điểm cao nhất) rơi vào Sinh là ok rồi

Cũng giống như khi làm nhà người ta thường coi ngày (Ngày đào móng và ngày gác đòn đông - Tức là điểm thấp nhất và điểm cao nhất)

Nhưng cũng có người cứ đổ bê tông sàn thì lại coi ngày.

 

Đến nay, Lý thuyết về Phong thủy chưa đồng nhất.

Những nhà Phong thủy chia 02 trường phái là "Bát trạch Minh Cảnh" và "Bát trạch Lạc Việt" cãi lộn um sùm nên chẳng biết tin ai

 

Có một điều tôi chiêm nghiệm rằng "có sinh ắt có tử"

Ai cũng muốn chọn Sinh. Nhưng để có "Sinh" thì người ta phải đi qua cửa "Tử"

 

Cuối cùng, bạn hãy xem Phong thủy như một học thuyết.

Ngay như "Thuyết tương đối" nổi tiếng cũng chỉ là tương đối thì với số bậc cầu thang bạn cũng chỉ tuân theo ở mức tương đối mà thôi

Chúc vui vẻ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em xây 2 tầng, số bậc thang được bố trí như sau:

Từ trệt lên đến chiếu nghỉ là 11 ( bệnh ) và lên đến tầng I là 21 ( sinh )

Lên chiếu nghỉ tiếp theo là 32 ( tử ) và lên đến tầng II là 41 ( sinh)

Vậy các bác cho em hỏi bố trí như vậy có được không? và có phạm gì không? vì 2 chiếu nghỉ đều đứng vào chữ xấu ( bệnh - tử )

xin cám ơn.

Chào bạn Thanglisemco,

Như vậy từ tầng một lên tầng hai là 41-21=20 bậc -> Tử -> ????? Nên hay không nên nhỉ????

Vì sao bạn không làm giống như tấng trệt lên tầng 1 nhỉ??? 32+10 = 42 -> Lão -> hình như là tốt hơn đó. Hề hề hề,....

Với quan niệm như bạn tức là xét cả số bậc tới chiếu nghỉ thì mình nghĩ là nên chọn như sau

1/- Tầng trệt đến tầng 1:

Dùng hai chiếu nghỉ , như vậy sẽ là 10 + 1 + 10 =21. Giữa hai chiếu nghỉ là 1 bậc cầu thang.

2/- Tương tự với cấu thang từ tầng 1 lên tầng 2 bạn ạ.

Như vậy sẽ chả có chổ nào bị cung xấu cả. Hề hề hề .... Tuy nhiên.........

Cái cần nhất là bạn phải có niềm tin vào chính mình chớ đừng có tin nhảm.... Vô sư vô sách, quỷ thần bất trách bạn à.

Bạn hãy chịu khó đếm các bậc thang của nhà Quốc hội xem nó rơi vào cung gì nhỉ???? Hề hề hề,......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi các đồng nghiệp! Topic này thật là thú vị !THeo quan điểm mình khi thiết kế cầu thang cần lưu ý 1 số thông số sau:

1- ĐỊnh vị vị trí cầu thang trong nhà ở!

2- Hướng đi của thang

3- Độ dốc thang

4- Số bậc thang của từng tầng và tổng số bậc thang

5-Vật liệu hoàn thiện thang

 

Cũng như tiêu chuẩn cưới vợ trên 1 số diễn đàn thì nội suy ra có thể thẩy thiết kế cầu thang cũng nên có tỉ lệ điểm đánh giá tương ứng

Mục tiêu đưa ra list để a e cùng đánh giá những tiêu chí rõ ràng hơn

1- Định vị thang Phải ở chỗ thuận tiện nhất lợi nhất về mặt giao thông nhằm tiết kiệm nhất kết nối không gian sử dụng của các tầng và phòng( Ngoại trừ 1 số trường hợp đặc biệt KTS thiết kế có ý riêng để tạo những khoảng không gian đặc biệt )

2-Hướng đi của thang: Nếu có thể được nên đi theo ngược chiều kim đồng hồ( với nhà liền kề kiểu biệt thự song lập như bên mình đã làm nhiều ) thì potay thôi vì nó đối xứng nhau

Sở dĩ hướng đi ngược chiều theo suy nghĩ của tôi do phần nhiều mọi người tỉ lệ thuận tay phải nhiều hơn tay trái cho nên khi bước lên thang thì xu thế tay phải vịn vẫn tiện hơn(nếu trẻ thì ok nhưng tầm trên 7 xị tuổi) thì cần lưu ý điều này! (Cũng như uống bia tay phải cầm cốc vẫn tiện hơn để tay trái rảnh rang hơn ...:leluoi:)Trước tôi có duyên gặp 1 cụ KTS lão làng giờ đã đi rồi có nói về thiết kế cầu thang cụ nói: Nhiều KTS hiện nay thiết kế tay vịn cầu thang ở tầng 1 ko có trụ gỗ vì họ thiết kế hiện đại bằng inox để thẳng tuột luôn là thiết kế thiếu tính nhân văn ! Sở dĩ là cầu thang thiết kế cho mọi đối tượng

từ người già trẻ em và người khiếm thị chả hạn. Với người già (mắt mờ chân chậm) và khiếm thị ngày xưa nếu đi cầu thang từ gác trên xuống điều họ nhận biết điểm kết thúc và chuẩn bị tư thế bước xuông tầng chính là trụ thang ( thường thì tất cả các nhà Pháp cổ đều có trụ thang và kể cả mỗi tầng đều có mấu thang ở bậc đầu tiên của tầng)

3- Độ dốc thang : Đa số là theo công thức 2h+b ~ 600 điều này trong tiêu chuẩn kiến trúc đã có và bộ môn nhân trắc học nói nhiều rồi

4- Số bậc thang từng tầng nếu được thì là lẻ ! Sở dĩ lẻ cũng bởi vì bước đầu tiên là chân phải thì bước chắn 246.. là chân trái và bước kết thúc cũng sẽ là chân phải sẽ hợp thuận với đa số người sử dụng.Điều này hiển nhiên được thừa nhận trong thiết kế cổ xưa của đình chua lăng tẩm... nên mới có tam cấp chứ ko bao giờ có nhị cấp tứ cấp cả!

Còn sinh lão mệnh tử là nói về các giai đoạn sinh ra phát triển và kết thúc 1 vòng của kiếp luân hồi! VIệc áp dụng vào tính số bậc của cầu thang (đa số ai chả thích rơi vào chữ sinh) cũng nhằm mục đích trên là để thiết kế số bậc lẻ cho từng tầng! Tuy nhiên theo suy nghĩ của tôi thì dần dần mọi người update thêm vào các tính tổng số bặc cho cả nhà ! Việc áp dụng" tâm lý " này mục đích chính là đạt được thiết kế bậc lẻ thuận tiện hơn cho người sử dụng mà thôi!

Ví dụ tầng 1 thiết kế tam cấp 3 bậc , tầng 1 -2 21 bậc, tầng 2 -3 21 bậc tổng sẽ là 3+21+21 = 45 số bậc các tầng vừa lẻ tổng lại là 44+ 1 vào chữ sinh! Tổng cuối cùng của 45 là 4+5 = 9 ( cửu ) đẹp thôi rồi! nhà 3 tầng số lẻ cũng đẹp trai luôn! Cứ thế thiết kế nghe ổn ổn các bác nhỉ?

5- Vật liệu hoàn thiện cầu thang: Tuy vào từng không gian tính chất không gian mà có những vật liệu hoàn thiện khác nhau với nhà ở ngonnhầt vẫn là gỗ thôi

Chúc các bác các cụ KTS có những thiệt kế cầu thang ưng ý! Trên đây chỉ là những ý nhỏ để tham khảo có gì xin các bác chỉ giáo!

Regards

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
2-Hướng đi của thang: Nếu có thể được nên đi theo ngược chiều kim đồng hồ( với nhà liền kề kiểu biệt thự song lập như bên mình đã làm nhiều ) thì potay thôi vì nó đối xứng nhau

Sở dĩ hướng đi ngược chiều theo suy nghĩ của tôi do phần nhiều mọi người tỉ lệ thuận tay phải nhiều hơn tay trái cho nên khi bước lên thang thì xu thế tay phải vịn vẫn tiện hơn(nếu trẻ thì ok nhưng tầm trên 7 xị tuổi) thì cần lưu ý điều này! (Cũng như uống bia tay phải cầm cốc vẫn tiện hơn để tay trái rảnh rang hơn ...:leluoi:)Trước tôi có duyên gặp 1 cụ KTS lão làng giờ đã đi rồi có nói về thiết kế cầu thang cụ nói: Nhiều KTS hiện nay thiết kế tay vịn cầu thang ở tầng 1 ko có trụ gỗ vì họ thiết kế hiện đại bằng inox để thẳng tuột luôn là thiết kế thiếu tính nhân văn ! Sở dĩ là cầu thang thiết kế cho mọi đối tượng

từ người già trẻ em và người khiếm thị chả hạn. Với người già (mắt mờ chân chậm) và khiếm thị ngày xưa nếu đi cầu thang từ gác trên xuống điều họ nhận biết điểm kết thúc và chuẩn bị tư thế bước xuông tầng chính là trụ thang ( thường thì tất cả các nhà Pháp cổ đều có trụ thang và kể cả mỗi tầng đều có mấu thang ở bậc đầu tiên của tầng)

Regards

 

Mình thấy ý kiến này không hợp lý lắm. Theo mình thì hướng lên cầu thang ngược chiều kim đồng hồ nó tiện ở chỗ là, khi mình mang xách đồ nặng thì tay trai sẽ vịn cầu thang, còn tay phải thì xách đồ. hướng đi xuống thì có thể xách tay trái hoặc tay phải đều đc vì không mất sức bằng đi lên. chứ không phải như bạn nói là tay phải vịn vào cầu thang đâu, vì rõ ràng tay vịn nó phải ở bên trái theo hướng đi lên chứ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình đang học họa viên kiến trúc, đang làm đồ án nhưng vướng cái thang lượn khó quá. Ai vẽ giúp mặt đứng và mặt cắt thang được không. Xin chỉ giáo cách chia và vẽ thang lượn luôn nha. Đa tạ, Đa ta, Đa tạ.

File đính kèm:

http://www.cadviet.com/upfiles/3/do_an_1.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Want To Watch Inside Job Movie Watch Full Version Life as We Know It online Arthur Online Movie Cheapest The Adjustment Bureau Movie cinematic Yamla Pagla Deewana download The Full Unstoppable Film Online download No Strings Attached movie in divx formats The Dragon Pearl Full Lenght Film In Dvd Format Black Swan Movie Pictures Hi-def Quality Inside Job Watch The Complete Man som hatar kvinnor aka The Girl with the Dragon Tattoo Movie watch It's Kind of a Funny Story the film full version Download Film The Back-up Plan Red River movie dvd Tracker Movie Stream High Quality How to Train Your Dragon Film Watch The Entire Gacy Movie Battle: Los Angeles hd download How to Train Your Dragon film to watch now Paul Movie Awards The Tourist trailer download Watch A Movie Big Mommas: Like Father, Like Son online High Quality Season of the Witch Movie The Hangover Film Photo Hereafter Movie 2009 Watch IMAX: Hubble 3D Film In High Quality TRON: Legacy movie photo True Justice aka Southern Justice film picture The Town tide video download Download The Hit List Film In Ipod Watch Full Version Of The Ladyhawke online origin film Goodnight for Justice Iron Man 2 Movie News Quotes From The Movie IMAX: Hubble 3D online Hanna Film Premier to watch the Fast & Furious 4 film Almost Famous Full Dvd Films Just Go with It The Movie To Download Halo Legends lyrics hd dvd Life as We Know It tide Now I Want To Watch The Full Film Of Megamind: The Button of Doom online Download Insidious 1 the Robin Hood trailer Full Unknown Film Hd Part Quotes From The Movie Madea's Big Happy Family online Paul Story About Killers Film Watch Tomorrow, When the War Began Movie Free The Roommate Movie Stream Ratatouille film soundtrack

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×