Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
leolas

Bài toán dựng hình

Các bài được khuyến nghị

cách này lại gặp phải một vấn đề là: làm sao để chia được đoạn thẳng thành n phần bằng nhau?

Chia cũng đã gặp sai số, vẽ còn gặp tiếp sai số, sai số + sai số lại sợ bằng kết quả sai mất!

Tôi nhất trí với những nhận xét của bác Nguyen Hoanh,vấn đề là làm sao chia được đoạn AB thành một tỉ số AE/AB = 2/n đây.Tôi nghĩ đã là cách dựng hình thì chỉ sử dụng những công cụ đơn giản chỉ là thước đo , compa và eke mà vẫn có thể dựng được những hình theo đúng yếu cầu với độ chính xác tuyệt đối."Tuyệt đối" ở đây có nghĩa là dùng toán học ta có thể chứng minh được yêu cầu bài toán.Cón nếu dùng đến máy tính thì không mâu thuẩn với dựng hình rồi,ngày xưa làm gì có mây tính mà bấm.Tôi nêu ra một ví dụ nhỏ để minh họa : ta thấy căn bậc hai của 2 rõ ràng là một số vô tỉ đúng không => không thể xác định chính xác kêt quả đúng không.Nhưng nếu dùng 2 đoạn thẳng có độ dài đơn vị + định lý Pitago thì rõ ràng chúng ta có thể vẽ "nghĩa là dựng" được đoạn thẳng này. Đó mới là cái hay của dựng hình.

Nếu mà làm theo cách của tác giả đã giải thì có lẻ không cần tới ông người Nga gì đó đâu.

Theo tôi bài toán chia đường tròn thành n cung bằng nhau sẽ không có cách tổng quát .Bởi lẻ nếu n= một số nguyên tố bất kì sẽ có rất nhiều cách khác nhau.Vì lúc đó không thể đưa về một bài toán con của nó được."Số nguyên tố thì đâu chia hết cho số nào ngoài 1 và chính nó" .Theo tôi là không có cách dựng tổng quát cho n bất kì mà kết quả theo đúng nghĩa của bài toán dựng hình mà tôi đa nó ở trên.

Tôi đang thi bận quá chứ không gới cho mấy bác vài địa chỉ về toán học nổi tiếng . Lâu quá không vào quên hết link rồi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhất trí với cách dựng của hai bạn Nguyen Hoanh và Nộ Thiên. :) :)

Một điểm nằm trên đường tròn chỉ có thể dựng được duy nhất một đường thẳng tiếp xúc đường tròn. Điều này có đúng với hình Ellipse không?

Dùng lệnh Trim trong Aut Cad có thể khẳng định vị trí của đường thẳng: tiếp xúc, không tiếp xúc và cắt đường tròn tại 2 điểm...???!!! :)

(Gửi bạn Nộ Thiên, bạn có thể xén bớt phần thừa của hình minh họa cho dễ xem được không? (Để khung hình vẽ lớn, cửa sổ trang tin này bị nằm ngoài màn hình, muốn đọc toàn cảnh phải kéo thanh trượt.)

Xin lỗi vì kg biết.

máy mình thì view đc hết nên kg để ý. (1400x1050)

Lần sau sẽ rút kinh nghiệm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có 1 bài toán này đôi lúc cũng cần (nhưng ACAD không có sẵn):

Cho 1 hình ellipse và 1 điểm trên nó. Hãy dựng 1 đường thẳng đi qua điểm đó và tiếp xúc với hình ellipse đã cho.

Lời giải đố:- Có bạn nào có cách dựng khác không

Untitled-2.jpg

:) :)

vetieptuyen.gif

Vì chẳng ai quan tâm đến chủ đề dựng hình nữa, nên phải công bố đáp án thôi.

 

Đáp án bài toán dựng hình tiếp tuyến của Ellipse tại điểm A:

1. Tìm 2 tiêu điểm của Ellispe bằng cách tìm giao của đường tròn tâm B và có bán kính bằng bán kính lớn của Ellipse (lệnh Circle + Move)

2. Vẽ 2 đường thằng AF1 và AF2 (lệnh Xline)

3. Vẽ đường phân giác ngoài của góc F1-A-F2 là tiếp tuyến cần tìm (lệnh Xline tham số Bisect).

Đây là 1 cách giải khác:

Dựa vào ý tưởng tiếp tuyến của đường elip và đtròn tạo thành mp tiếp xúc với mặt trụ đc tạo bởi đtròn và đelip đó.

(elip chính là hình chiếu của đtròn lên mặt phẳng nghiêng)

elipvq4.jpg

Nhờ Bác Hòanh kiểm tra giúp có đúng kg?

Nguyen Hoanh đã đưa ra một câu đố khá hay! Cách giải của hai bạn Nguyen Hoanh và Nộ Thiên có thể dễ dàng chứng minh bằng hình học. Còn cách giải của tôi lại dễ dàng chứng minh bằng..."Auto Cad"B)ùng lệnh Trim trong Aut Cad có thể khẳng định vị trí của đường thẳng: tiếp xúc, không tiếp xúc và cắt đường tròn tại 2 điểm.

Theo phương trình tiếp tuyến của hình Ellipse (mà "tổng thống" B... đã ghi lại ở trang 1) , rõ ràng :Một điểm nằm trên đường Ellipse chỉ có thể dựng được duy nhất một đường thẳng tiếp xúc đường Ellipse.

 

Untitled-4.jpg

 

Nhìn hình vẽ ta thấy nếu copi đường thẳng tiếp xúc với hình ellispe nhỏ đặt vào vị trí của đường thẳng tiếp xúc với hình ellispe lớn thì đường thẳng xúc với hình ellispe nhỏ sẽ cắt hình ellispe lớn tại hai điểm...

Tôi đã dựng hình theo cách dựng của Nguyen Hoanh và Nộ Thiên, rồi đùng lệnh Trim cắt thử. như vậy bài toán dựng đường thẳng tiếp xúc với hình Ellipse có 3 cách giải.

:) B)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

KIUMITN27-10.jpg

 

Giả sử bạn đang dùng kiểu mũi tên 1, sếp uống rượu say bắt bạn phải dùng kiểu mũi tên 2; khi đưa cho sếp xem, sếp bảo kiểu này tốn mực lắm; yêu cầu bạn phải đổi thành kiểu mũi tên 3.

Chỉ cần dùng 2 lệnh là bạn có thể biến kiểu mũi tên 2 thành kiểu mũi tên 3 , đó là lệnh gì? Bạn nào rỗi thời gian, thử thư giãn xem.

( lưu ý là không dùng đến lệnh X để phá vỡ đối tượng và đương nhiên là không dùng đến các lệnh C, LAR)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bác, nhân tiện cho em hỏi cách dựng hình elip tiếp xúc 2 đoạn thẳng vuông góc nhau (cái này giống như vẽ cái quả bóng bầu dục để dưới đất nhưng lại dựa vào vách tường ấy)

 

Em mò mãi mà chẳng ra

 

Cái hình nó gần như thế này này nhưng phải thật chính xác

Untitled.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh gửi file bản vẽ lên em sẽ vẽ cho dễ lắm! Coi như đây là câu đố, mọi người cùng thư giãn nào!

(Vẽ được chính xác tuyệt đối)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình đang có nhu cầu giải bài toán dưng hình sau đây:
Cho trước đường tròn (O1, R1), đường thẳng a (cắt hoặc không cắt đường tròn) và điểm A nằm trên đường thẳng a.
 
Yêu cầu: Dựng đường tròn (O2, R2) tiếp xúc với đường thẳng a tại A và tiếp xúc với tròn (O1, R1).
 
(Mình không upload được ảnh, vui lòng xem ở đây:http://www.mediafire.com/view/0bsby5sjsnsgs06/LamToanDungHinh.JPG)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×