Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
theluong_kt

cách tính ván khuôn và giáo chống trong thi công thực tế

Các bài được khuyến nghị

em mới ra trường đang đi thi công chịu trách nhiệm về mảng ván khuôn và bê tông !đang thiếu kinh nghiệm thực tế!

em muốn hỏi cách tính khối lượng ván khuôn và cây chống cho các cấu kiện cột dầm sàn trong thực tế ! để thuê về công trường !

cách nào nhanh và thuận lợi cho các bác công nhân khi lắp dựng !

mong anh em chỉ giáo cho !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em mới ra trường đang đi thi công chịu trách nhiệm về mảng ván khuôn và bê tông !đang thiếu kinh nghiệm thực tế!

em muốn hỏi cách tính khối lượng ván khuôn và cây chống cho các cấu kiện cột dầm sàn trong thực tế ! để thuê về công trường !

cách nào nhanh và thuận lợi cho các bác công nhân khi lắp dựng !

mong anh em chỉ giáo cho !

Có rất nhiều loại vật liệu làm ván khuôn và cột chống... vấn đề anh chọn loại nào...?

Nhiều công trình xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay sử dụng biện pháp thi công ván khuôn có thuật ngữ công truờng là thi công ván khuôn hai tầng rưỡi hay thi công chống lại. Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi là trong thời điểm đổ bê tông dầm sàn tại chỗ, ván khuôn ở tầng dưới kế tiếp vẫn giữ nguyên còn tầng dưới nữa thì thay thế bằng ván khuôn và cột chống đã tháo bằng các cột chống lại. Hệ thống chống lại giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn nhanh để luân chuyển. Biện pháp chống lại cho phép giảm thiểu lượng ván khuôn mà vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn cho công trình.

Để áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi, cần giải quyết các vấn đề sau:

a. Lựa chọn loại cột chống dùng để chống lại và xác định mật độ chống lại;

b. Điều kiện về chất tải khi thi công chống lại;

c. Độ ổn định của cột chống khi chống lại.

d. Lựa chọn biện pháp thi công chống lại đơn giản, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

Đi tìm lời giải cho những vấn đề nêu trên, trên cơ sở lựa chọn hệ kết cấu dầm sàn điển hình của nhiều nhà cao tầng được khảo sát, sử dụng chương trình tính toán SHARP hay KP để tính toán độ võng của sàn và nội lực trong các thanh giáo chống lại, có thể đưa ra những đề xuất sau:

1. Hệ thống cột chống sử dụng để chống lại.

- Hệ cột chống có d=40mm, δ = 3 ÷ 4mm, khi sử dụng để chống lại cần bố trí hệ giằng ngang ở giữa cột theo 2 phương. d: đường kính ống giáo; δ: chiều dày ống giáo.

- Các trụ chống đơn có điều chỉnh chiều cao Symons; Decken; Outinord; Mills; Hoà Phát… có d= 50mm; δ = 5 ÷ 6mm khi dùng chống lại không cần có hệ giằng ngang.

- Khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, hai tầng giáo chống phía trên phải đảm bảo mật độ 1,2mx1,2m, các cột chống phải có hệ giằng ngang theo 2 phương nếu dùng cột chống đơn.

2. Mật độ chống lại

- Khi thi công nhà cao tầng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, trường hợp sàn có chiều dày ≤ 10cm, nếu áp dụng phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, thời gian đổ bê tông mỗi tầng cách nhau phải > 7 ngày. Khoảng cách cột chống lại là 1,2m theo 2 phương và có ít nhất một hệ giằng ngang ở giữa cột chống lại.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 7,5m, chiều dày sàn ≤ 15cm sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 9,0m, chiều dày sàn ≤ 20cm khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi , thời gian đổ bê tông mỗi tầng cách nhau phải > 7 ngày. Khoảng cách cột chống lại là 1,2m theo 2 phương và có ít nhất một hệ giằng ở giữa cột chống lại.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 6,0m, chiều dày sàn từ 15 – 20cm khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, khoảng cách cột chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 7,5m, chiều dày sàn từ 20-30cm, thì khoảng cách cột chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 9,0m, chiều dày sàn từ 25-30cm, thì khoảng cách cột

chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên. Từ các kết quả trên, có thể lập bảng tra để thuận tiện cho sử dụng:

Untitled111.jpg

+ Các trường hợp “không đảm bảo” ở bảng 1: do chiều dày sàn nhỏ, thời gian thi công mỗi tầng ngắn, mác bê tông đạt thấp nên EJ, EF của tiết diện nhỏ dẫn đến độ võng của sàn chống lại vượt quá độ võng cho phép.

+ Các trường hợp không xác định ----- ở bảng 1 và bảng 2: vì kích thước và chiều dày tương ứng của sàn không có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà cao tầng.

+ Các trường hợp “>7” ở bảng 2: vì chiều dày sàn nhỏ, cần tăng khoảng cách thời gian thi công mỗi tầng > 7 ngày khi áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi.

3. Ở vị trí có cột chống lại.

Cần đảm bảo vị trí của cột chống tầng giáo chống phía trên trùng với vị trí cột chống lại. Yêu cầu này nhằm đảm bảo sự làm việc ổn định của sàn bê tông chống lại khi chịu các ứng suất cục bộ do cột chống lại gây ra.

Một số kiến nghị sử dụng:

+ Tuổi của sàn bê tông khi áp dụng biện pháp thi công hai tầng rưỡi cần đảm bảo. Trường hợp đặc biệt do thời tiết, khí hậu nhiệt độ quá thấp… có thể ảnh hưởng đến tốc độ ninh kết của bê tông, trước khi quyết định tháo dỡ ván khuôn để chống lại cần kiểm tra mác của bê tông các sàn.

+ Trước khi tiến hành chống lại, cần kiểm tra hệ thống các cột chống và hệ giằng hoặc các trụ chống đơn. Các trường hợp cột chống bị bẹp, trục ren, ô ren bị sứt mẻ, các thanh giằng bị cong cần loại bỏ không sử dụng để chống lại.

+ Thời điểm chống lại.

- Tiến hành tháo ván khuôn, cột chống ở tầng chống lại trong từng phân đoạn và chống lại ngay. Trong quá trình chống lại, tầng trên cùng tại phân đoạn đó đã được đổ bê tông xong để tránh các hoạt tải do thi công, đảm bảo không chất tải thêm khi chống lại. Đối với các kết cấu dầm sàn ở tầng chống lại, khi tháo ván khuôn đến đâu cần chống lại đến đó ngay. Vị trí chống lại đầu tiên nên là giữa dầm hoặc sàn.

- Đối với một số trường hợp chiều dày sàn quá nhỏ so với kích thước cạnh sàn như:

+ Chiều dày sàn 10cm, kích thước cạnh sàn khoảng 6cm, tỷ lệ 1/60;

+ Chiều dày sàn 15cm, kích thước cạnh sàn khoảng 7,5m, tỷ lệ 1/50

+ Chiều dày sàn 20cm, kích thước cạnh sàn khoảng 9m, tỷ lệ 1/45.

Với các trường hợp này, áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi không đạt được hiệu quả rõ rệt, nên áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng giáo chống cả hai tầng

đều giữ nguyên ván khuôn và cột chống.

Kết luận

Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi đáp ứng yêu cầu vè tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn, cho phép giảm giá thành xây dựng, phù hợp với trình độ và trang thiết bị thi công nhà cao tầng ở nước ta. Các đề xuất và kiến nghị sử dụng trình bày trong bài này được rút ra trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tiễn. Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi là biện pháp có ý nghĩa thực tiễn trong công nghệ thi công nhà cao tầng ở Việt Nam.

 

TS. Trịnh Quang Vinh

  • Like 1
  • Vote tăng 6
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có rất nhiều loại vật liệu làm ván khuôn và cột chống... vấn đề anh chọn loại nào...?

Nhiều công trình xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay sử dụng biện pháp thi công ván khuôn có thuật ngữ công truờng là thi công ván khuôn hai tầng rưỡi hay thi công chống lại. Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi là trong thời điểm đổ bê tông dầm sàn tại chỗ, ván khuôn ở tầng dưới kế tiếp vẫn giữ nguyên còn tầng dưới nữa thì thay thế bằng ván khuôn và cột chống đã tháo bằng các cột chống lại. Hệ thống chống lại giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn nhanh để luân chuyển. Biện pháp chống lại cho phép giảm thiểu lượng ván khuôn mà vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn cho công trình.

Để áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi, cần giải quyết các vấn đề sau:

a. Lựa chọn loại cột chống dùng để chống lại và xác định mật độ chống lại;

b. Điều kiện về chất tải khi thi công chống lại;

c. Độ ổn định của cột chống khi chống lại.

d. Lựa chọn biện pháp thi công chống lại đơn giản, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

Đi tìm lời giải cho những vấn đề nêu trên, trên cơ sở lựa chọn hệ kết cấu dầm sàn điển hình của nhiều nhà cao tầng được khảo sát, sử dụng chương trình tính toán SHARP hay KP để tính toán độ võng của sàn và nội lực trong các thanh giáo chống lại, có thể đưa ra những đề xuất sau:

1. Hệ thống cột chống sử dụng để chống lại.

- Hệ cột chống có d=40mm, δ = 3 ÷ 4mm, khi sử dụng để chống lại cần bố trí hệ giằng ngang ở giữa cột theo 2 phương. d: đường kính ống giáo; δ: chiều dày ống giáo.

- Các trụ chống đơn có điều chỉnh chiều cao Symons; Decken; Outinord; Mills; Hoà Phát… có d= 50mm; δ = 5 ÷ 6mm khi dùng chống lại không cần có hệ giằng ngang.

- Khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, hai tầng giáo chống phía trên phải đảm bảo mật độ 1,2mx1,2m, các cột chống phải có hệ giằng ngang theo 2 phương nếu dùng cột chống đơn.

2. Mật độ chống lại

- Khi thi công nhà cao tầng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, trường hợp sàn có chiều dày ≤ 10cm, nếu áp dụng phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, thời gian đổ bê tông mỗi tầng cách nhau phải > 7 ngày. Khoảng cách cột chống lại là 1,2m theo 2 phương và có ít nhất một hệ giằng ngang ở giữa cột chống lại.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 7,5m, chiều dày sàn ≤ 15cm sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 9,0m, chiều dày sàn ≤ 20cm khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi , thời gian đổ bê tông mỗi tầng cách nhau phải > 7 ngày. Khoảng cách cột chống lại là 1,2m theo 2 phương và có ít nhất một hệ giằng ở giữa cột chống lại.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 6,0m, chiều dày sàn từ 15 – 20cm khi thi công theo phương pháp ván khuôn hai tầng rưỡi, khoảng cách cột chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 7,5m, chiều dày sàn từ 20-30cm, thì khoảng cách cột chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên.

- Sàn có kích thước 2 cạnh khoảng 9,0m, chiều dày sàn từ 25-30cm, thì khoảng cách cột

chống lại là 2,4m theo 2 phương, là bội số khoảng cách cột chống của các tầng giáo chống phía trên. Từ các kết quả trên, có thể lập bảng tra để thuận tiện cho sử dụng:

Untitled111.jpg

+ Các trường hợp “không đảm bảo” ở bảng 1: do chiều dày sàn nhỏ, thời gian thi công mỗi tầng ngắn, mác bê tông đạt thấp nên EJ, EF của tiết diện nhỏ dẫn đến độ võng của sàn chống lại vượt quá độ võng cho phép.

+ Các trường hợp không xác định ----- ở bảng 1 và bảng 2: vì kích thước và chiều dày tương ứng của sàn không có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà cao tầng.

+ Các trường hợp “>7” ở bảng 2: vì chiều dày sàn nhỏ, cần tăng khoảng cách thời gian thi công mỗi tầng > 7 ngày khi áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi.

3. Ở vị trí có cột chống lại.

Cần đảm bảo vị trí của cột chống tầng giáo chống phía trên trùng với vị trí cột chống lại. Yêu cầu này nhằm đảm bảo sự làm việc ổn định của sàn bê tông chống lại khi chịu các ứng suất cục bộ do cột chống lại gây ra.

Một số kiến nghị sử dụng:

+ Tuổi của sàn bê tông khi áp dụng biện pháp thi công hai tầng rưỡi cần đảm bảo. Trường hợp đặc biệt do thời tiết, khí hậu nhiệt độ quá thấp… có thể ảnh hưởng đến tốc độ ninh kết của bê tông, trước khi quyết định tháo dỡ ván khuôn để chống lại cần kiểm tra mác của bê tông các sàn.

+ Trước khi tiến hành chống lại, cần kiểm tra hệ thống các cột chống và hệ giằng hoặc các trụ chống đơn. Các trường hợp cột chống bị bẹp, trục ren, ô ren bị sứt mẻ, các thanh giằng bị cong cần loại bỏ không sử dụng để chống lại.

+ Thời điểm chống lại.

- Tiến hành tháo ván khuôn, cột chống ở tầng chống lại trong từng phân đoạn và chống lại ngay. Trong quá trình chống lại, tầng trên cùng tại phân đoạn đó đã được đổ bê tông xong để tránh các hoạt tải do thi công, đảm bảo không chất tải thêm khi chống lại. Đối với các kết cấu dầm sàn ở tầng chống lại, khi tháo ván khuôn đến đâu cần chống lại đến đó ngay. Vị trí chống lại đầu tiên nên là giữa dầm hoặc sàn.

- Đối với một số trường hợp chiều dày sàn quá nhỏ so với kích thước cạnh sàn như:

+ Chiều dày sàn 10cm, kích thước cạnh sàn khoảng 6cm, tỷ lệ 1/60;

+ Chiều dày sàn 15cm, kích thước cạnh sàn khoảng 7,5m, tỷ lệ 1/50

+ Chiều dày sàn 20cm, kích thước cạnh sàn khoảng 9m, tỷ lệ 1/45.

Với các trường hợp này, áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng rưỡi không đạt được hiệu quả rõ rệt, nên áp dụng biện pháp thi công ván khuôn hai tầng giáo chống cả hai tầng

đều giữ nguyên ván khuôn và cột chống.

Kết luận

Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi đáp ứng yêu cầu vè tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn, cho phép giảm giá thành xây dựng, phù hợp với trình độ và trang thiết bị thi công nhà cao tầng ở nước ta. Các đề xuất và kiến nghị sử dụng trình bày trong bài này được rút ra trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tiễn. Thi công ván khuôn hai tầng rưỡi là biện pháp có ý nghĩa thực tiễn trong công nghệ thi công nhà cao tầng ở Việt Nam.

 

TS. Trịnh Quang Vinh

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn vì bài viết của thầy rất nhiều. Em là một học sinh đã được trực tiếp nghe thầy giảng dậy những năm trước môn Kỹ thuật thi công.

Ngày xưa khi nghe thầy giảng cũng về vấn đề này em nhớ rất kỹ thầy đã nói: nước ngoài thi công họ đã chỉ cho Việt Nam mình cách thi công phương án ván khuôn 2,5 tầng, nhưng khoảng cách và mật độ cây chống lại như thế nào thì họ không nói làm cho em nhớ mãi và tò mò thỉnh thoảng tìm hiểu. Nay đọc được bài của thầy trên mạng em thấy rất vui. Chúc mừng thầy :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×