Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Happyfeet

KHI TA GỬI ĐI 2 NỤ CƯỜI

Các bài được khuyến nghị

CÁI BẪY KHỈ

 

Châu Phi, người ta dùng một thứ rất thú vị để bẫy khỉ trong rừng. Tuy nhiên, họ phải bẫy làm sao để khỉ không bị thương chút nào, vừa vì mục đích nhân đạo, vừa vì sau đó khỉ còn được đưa về các vườn thú ở Mỹ.

 

Những người săn khỉ dùng những cái chai rất nặng, cổ chai dài và hẹp, chỉ đủ để khỉ thò tay vào một cách khó khăn. Trong chai, thợ săn bỏ những hạt lạc tẩm đường có mùi rất thơm, rất quyến rũ. Họ đặt những cái chai ấy nhiều chỗ trong rừng và có nhiều khỉ mắc bẫy.

 

Chuyện đó diễn ra như thế nào? Những con khỉ ngửi thấy mùi thơm của lạc tẩm đường nên chạy đến chỗ những cái chai. Chúng cố gắng thọc tay qua cổ chai dài và hẹp, nắm lấy thật nhiều lạc. Rồi chúng không thể rút tay ra được vì bàn tay nắm nhiều lạc quá mà cổ chai lại nhỏ. Nhưng bọn khỉ cũng không chịu thả tay ra để bỏ lại lạc trong chai dù đó là cách duy nhất để khỉ rút tay ra khỏi chai. Mà những cái chai thì rất nặng, khỉ cũng không thể vác chai đi khắp nơi. Thế là chúng mắc bẫy.

 

Chúng ta có thể cười nhạo và cho rằng bọn khỉ thật ngốc. Nhưng có bao giờ chúng ta, cũng như những con khỉ ấy, không chịu bỏ những điều lợi tức thời để cứ nhắm mắt mà kẹt trong hàng đống vấn đề khó khăn, y như bọn khỉ nắm chặt lạc tẩm đường? Và rồi chúng ta cứ vác "cái chai" đựng đầy những khó khăn đó đi khắp nơi, tự làm tội nghiệp mình và mong muốn người khác thông cảm cho mình. Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự giúp mình bằng cách bỏ qua những "hạt lạc" nhỏ nhặt ấy!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

TẠI SAO PHẢI ĐỌC SÁCH

 

Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, có một ông cụ già sống với người cháu trai của

 

mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ dậy rất sớm đọc sách. Có những cuốn ông đã đọc rất nhiều lần, đến mức sờn

 

cũ, nhưng lúc nào đọc ông cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Người cháu bắt

 

chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

 

- Ông ơi, cháu cũng đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu,

 

nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế?

 

Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:

 

- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!

 

Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng nước đã chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

 

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười vang và nói:

 

- Nước chảy hết rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

 

Rồi ông bảo cậu bé quay lại sông lấy một giỏ nước nữa. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một

 

lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng: "không

 

thể đựng nước vào cái giỏ", rồi đi lấy một cái xô để đựng nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

 

- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ! Cháu làm dược đấy, chỉ có điều cháu

 

chưa cố hết sức thôi!

 

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ

 

được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng chảy hết ra khỏi giỏ trước

 

khi cậu về đến nhà. Thế là cậu lại đi lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ

 

lại trống rỗng. - Ông xem này - cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!

 

- Cháu nghĩ nó vô ích ư? - ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

 

Cậu bé nhìn lại cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trong khác hẳn ban đầu. Nó không

 

còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rữa sạch sẽ.

 

- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc nhớ được mọi

 

thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia

 

vậy.

 

:bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
TẠI SAO PHẢI ĐỌC SÁCH

 

Rồi ông già chỉ xuống chân cháu trai nói tiếp: Cháu hãy xem đôi chân của cháu nữa, bây giờ nó đã bằng chân anh Đức với anh Mách rồi đấy. Khi đọc sách cháu không những có được nhiều thứ mà cháu còn có được thể lực do lật nhiều trang sách.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

11 BƯỚC ĐỂ SỐNG TỐT VỚI MỌI NGƯỜI

 

1. Trước khi bạn nói chuyện gì đó với ai đó, hãy tự hỏi mình 3 câu:

 

- Điều đó có đúng đắn không?

 

- Điều đó có tử tế lắm không?

 

- Điều đó có cần thiết không?

 

2. Hãy tiếc kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời.

 

3. Đừng để mất một cơ hội nào động viên người khác.

 

4. Không nói xấu người khác, đừng ngồi lê đôi mách và đừng nghe những chuyện ngồi lê đôi mách.

 

5. Biết tha thứ. Bạn hãy tin rằng hầu hết mọi người đã cố hết sức rồi.

 

6. Giữ cho đầu óc "mở" và thật tỉnh. Thảo luận, bàn bạc nhưng đừng cãi cọ.

 

7. Đừng đếm đến 10 mà hãy đếm tới 1000 trước khi làm gì đó hoặc nói gì đó mà bạn nghĩ có thể làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

 

8. Không phải kể về những ưu điểm hay tính tốt của bạn, hãy để chúng tự thể hiện.

 

9. nếu như ai đó phê phán bạn, hãy xem trong đó có gì là đúng, là sự thật không. Nếu là có, hãy biết thay đổi

 

cái sai của mình. Nếu không có gì là sự thật, hãy lờ đi và sống sao cho chẳng ai tin vào lời phê phán đó.

 

10. Nuôi nấng và chăm sóc khả năng hài hước của bạn. Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa những con người.

 

11. Đừng đòi hỏi phải được an ủi như là mình đã an ủi người khác: đừng đòi hỏi được hiểu như là mình đã hiểu

 

người khác: và đừng đòi hỏi yêu thương như mình đã yêu thương người khác. :bigsmile:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

HẤT NÓ XUỐNG VÀ BƯỚC LÊN TRÊN

 

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm con lừa bị rơi xuống giếng

 

và đau đớn kêu la thống thiết. Sau khi cẩn thận đánh giá tình hình, rất thương cảm cho con lừa, người nông dân đã quyết

 

định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa.

 

Lúc đầu con lừa bị kích động vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng xuổng từng xuổng đất nối tiếp rơi trên

 

vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: cứ mỗi lần đất rơi xuống vai, nó sẽ lắc cho đất rơi xuống và bước lên trên !

 

Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một. "Hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống

 

và bước lên trên" - Con lừa lập đi lập lại để tự cổ vũ mình. Mặc cho sự đau đớn phải chịu sau mỗi xuổng đất, mặc cho sự bi

 

đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, và tiếp tục theo

 

đúng phương châm "Hất nó xuống và bước lên trên".

 

Không mất nhiều thời gian, cuối cùng con lừa già, dù bầm dập và kiệt sức, đã hoan hỉ và đắc thắng bước ra khỏi cái giếng.

 

Những gì tưởng như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó..., đều là nhờ cái cách con lừa đối mặt với nghịch

 

cảnh của mình.

 

Cuộc sống là như vậy đó. Nếu chúng ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực, khước từ sự hoảng loạn, sự cay

 

đắng và tự thương hại..., những nghịch cảnh tưởng sẽ chôn vùi chúng ta sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không

 

ngờ tới. Hãy "hất nó xuống và bước lên trên", để ra khỏi những "cái giếng" mà bạn gặp phải!

 

:bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
HẤT NÓ XUỐNG BƯỚC LÊN TRÊN

Cuộc sống là như vậy đó. Nếu chúng ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực, khước từ sự hoảng loạn, sự cay

đắng và tự thương hại..., những nghịch cảnh tưởng sẽ chôn vùi chúng ta sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không

ngờ tới. Hãy "hất nó xuống và bước lên trên", để ra khỏi những "cái giếng" mà bạn gặp phải!

:bigsmile:

Nghịch cảnh của con lừa trên cũng giống như của con chim trong câu chuyện dưới đây:

 

Một chú chim non đang bay về phương Nam để trú đông. Trời rất lạnh đến nỗi làm đông cứng cả người và nó bị rớt xuống đất, giữa một cánh đồng. Trong lúc đang nằm ở đó thì có một con bò đi đến và ỉa vương vãi phân lên người nó. Nằm trong đống phân bò nóng hổi, sau một lúc nó bắt đầu cảm thấy tan cái buốt giá và thật là ấm áp dễ chịu. Nó cảm thấy sung sướng và hạnh phúc đến độ bắt đầu cất tiếng hót véo von. Không may cho nó là có một con mèo đi ngang qua đó, nghe thấy tiếng chim hót nên đã mò tới. Con mèo lôi chú chim non ra khỏi đống phân bò và ăn thịt nó.

Bài học rút ra từ câu chuyện này là:

1. Không phải ai ỉa lên đầu ta cũng là kẻ thù của ta.

2. Không phải ai lôi ta ra khỏi đống phân cũng là bạn của ta.

3. Khi đang ở trong đống phân thì nên ngậm miệng lại.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là 1 bài thơ đạt giải hay nhất năm 2005 do 1 em bé Châu Phi viết :

 

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen.

 

Khi tôi lớn lên, tôi màu đen.

 

Khi tôi đi dưới nắng, tôi màu đen.

 

Khi tôi sợ, tôi màu đen.

 

Khi tôi bệnh, tôi màu đen.

 

Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen.

 

Còn bạn, hỡi người da trắng.

 

Khi bạn sinh ra, bạn màu hồng.

 

Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng.

 

Khi bạn đi dưới nắng, bạn màu đỏ.

 

Khi bạn lạnh, bạn màu xanh.

 

Khi bạn sợ, bạn màu vàng.

 

Khi bạn bệnh, bạn màu xanh (lá).

 

Và khi bạn chết đi, bạn màu xám.

 

Thế mà bạn gọi tôi là da màu ư ???

 

:bigsmile:

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

LẠC ĐƯỜNG

 

- Chắc chắn là thằng bé kia bị lạc - Một người phụ nữ nói.

 

- Chạy ra hỏi nó xem - Một người khác đáp lại.

 

Tôi cũng có thể chắc chắn như thế, vì chỉ cần nhìn vào mặt nó là biết ngay. Hẳn bạn cũng từng trãi qua hoàn cảnh đó. Tôi cũng vậy. Không phải chỉ khi hồi còn nhỏ, mà ngay cả bây giờ, khi đã lớn.

 

Tôi không nói tới vẻ mặt ngơ ngẩn mà chúng ta thể hiện khi chúng ta không biết mình đang ở đâu và cũng không biết hỏi ai. mà tôi nói tới các cảm giác sợ hãi, hoảng hốt khi ở một mình, mà không biết mình ở đâu.

 

Đứa trẻ đó trông đúng như thế !

 

Nó đứng trơ trọi, nhìn loanh quoanh xem có gương mặt nào quen thuộc không. Nó đang ở giữa ranh giới của việc "Rồi sẽ ổn thôi" và "Hu hu... chết mất! Mẹ ơi!!!".

 

Khi hai người phụ nữ lại gần cậu bé, chưa kịp hỏi gì thì mẹ cậu bé đã xuất hiện. Bạn nghĩ là mẹ cậu bé sẽ làm gì?

 

Cô ấy ôm chầm lấy đứa con, hôn lên tóc và mặt nó hàng trăm lần.

 

Nhìn cảnh ấy tôi chợt nghĩ bị lạc cũng thật xứng đáng!

 

Tôi nghĩ đến những lần tôi bị lạc, khi đã là người lớn. Đó là cảm giác trống rỗng, bị bỏ rơi, không ai quan tâm tới. Không có những cái ôm, hôn, hay thậm chí là bày tỏ sự mừng rỡ.

 

Khi hai mẹ con cậu bé đã đi xa, tôi đứng nhìn theo và chợt thấy mỗi người vẫn còn rất hạnh phúc khi bị lạc mà có người nhớ tới mình. Tôi cứ đứng cho tới khi có một người đi qua:

 

- Em ổn cả chứ? Một chị hỏi tôi - Trông em có vẻ như đang cần giúp đỡ. Em đang tìm cái gì à? Hay là bị lạc?

 

Tôi lắc đầu và mỉm cười:

 

- Em đang tìm một câu trả lời, và chị đã đem nó tới rồi đấy!

 

:bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CẢM ƠN SỰ TÔN TRỌNG

 

Cuối cùng Minh đã cưới Xuân. Ngày kết hôn, anh nói với cô ấy một bí mật: "Mãi mãi anh không thể quên một cụ già". Minh nói: "Chính nhờ sự giúp đỡ của cụ, mà anh mới có cơ hội quen em".

"Cơ hội gì?" - Xuân tủm tỉm cười hỏi.

 

"Anh đã từng nhờ một ông cụ, khi chỉ có hai chúng ta ở trong thang máy, nhờ ông hãy dừng thang máy 5 phút, để anh có thể nhìn kỹ em".

"Cụ già đó lập tức đồng ý với anh, và còn tắt cả đèn nữa". Xuân nói.

"Sao em biết?" - Minh ngạc nhiên.

 

"Đó là ông của em. Chính em đã nhờ ông tắt đèn, em muốn thử, xem anh có nhân lúc tối mà hôn trộm em hay không".

"Nhưng anh không dám hôn. Mà chỉ nói một câu: "Cô gái đừng sợ, đã có tôi"."

"Cũng chính là câu nói này đã thể hiện sự tôn trọng của anh. Vì nó mà em mới quyết định bước đến gần anh". Nói rồi Xuân hôn lên mắt Minh.

Hóa ra cái "quả" của sự tôn trọng lại ngọt đến như vậy!

 

* Lời bình

Những cô gái đoan trang bao giờ cũng muốn tìm được một chàng trai lịch sự.

 

:bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CẢM ƠN SỰ TÔN TRỌNG

 

Cuối cùng Minh đã cưới Xuân. ngày kết hôn, anh nói với cô ấy một bí mật: "Mãi mãi anh không thể quên một cụ già". Minh nói: "Chính nhờ sự giúp đỡ của cụ, mà anh mới có cơ hội quen em".

"Cơ hội gì?" - Xuân tủm tỉm cười hỏi.

 

"Anh đã từng nhờ một ông cụ, khi chỉ có hai chúng ta ở trong thang máy, nhờ ông hãy dừng thang máy 5 phút, để anh có thể nhìn kỹ em".

"Cụ già đó lập tức đồng ý với anh, và còn tắt cả đèn nữa". Xuân nói.

"Sao em biết?" - Minh ngạc nhiên.

 

"Đó là ông của em. Chính em đã nhờ ông tắt đèn, em muốn thử, xem anh có nhân lúc tối mà hôn trộm em hay không".

"Nhưng anh không dám hôn. Mà chỉ nói một câu: "Cô gái đừng sợ, đã có tôi"."

"Cũng chính là câu nói này đã thể hiện sự tôn trọng của anh. Vì nó mà em mới quyết định bước đến gần anh". Nói rồi Xuân hôn lên mắt Minh.

Hóa ra cái "quả" của sự tôn trọng lại ngọt đến như vậy!

 

* Lời bình

Những cô gái đoan trang bao giờ cũng muốn tìm được một chàng trai lịch sự.

 

:bigsmile:

Sau ngày kết hôn, Minh buồn bã nghĩ thầm: giá mà mình không gặp phải ông già làm gián điệp hai mang thì mình đâu đến nỗi thế này.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sau ngày kết hôn, Minh buồn bã nghĩ thầm: giá mà mình không gặp phải ông già làm gián điệp hai mang thì mình đâu đến nỗi thế này.

 

Hi pác Nguyễn Hoành!

 

Cho Happyfeet thắc mắc chút nhé ! :undecided:

1. "giá mà mình không gặp phải ông già làm gián điệp hai mang", vợ là do mình chọn sao lại đổ lỗi cho hoàn cảnh cho người khác ?

2. Đến nỗi thế này là đến nỗi nào ạ ?

 

:bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

TRÂN TRỌNG

 

Mỗi buổi sáng ở một ngôi trường nọ, thường có bốn em học sinh đảm nhiệm vụ trực nhật đứng ở cổng trường. Mỗi lần thầy cô giáo vào trường, bốn em học sinh này sẽ đồng thanh chào: "Chúng em chào cô (thầy)!". Theo quy định, chỉ có những em học sinh ngoan ngoãn, học giỏi mới được làm người trực nhật như vậy. Cho nên, những em được chọn làm nhiệm vụ này đều cảm thấy rất tự hào.

 

Một câu bé được chọn làm học sinh trực nhật, quần áo đồng phục, khăn quàng đỏ đều đã chỉnh tề, cả đến đôi giày cũng được lao bóng loáng. Sau khi đưa con trai đến trường, nhìn thấy con trang nghiêm đứng bên cạnh cổng trường, mặt tươi phơi phới, người bố cũng cảm thấy tự hào về nó.

 

Nhưng thật bất ngờ, buổi trưa, vừa về nhà, đứa con trai khóc ào lên, hóa ra giáo viên chủ nhiệm đã hủy bỏ nhiệm vụ trực nhật của nó, bởi vì nó không đồng ý cùng các bạn trực nhật khác khi hô "chúng em chào cô (thầy)!"

 

"Lúc đầu, con cũng đều hô chào các cô thấy mỗi khi cô thầy vào trường, nhưng không có thầy cô nào để ý, trả lời chúng con, họ như là không nghe thấy vậy, thì việc gì con phải chào hỏi lại chứ..."

 

Người bố không nói được gì!

 

Một ngày kia hai bố con đi xe buýt, một người phụ nữ bế con lên xe, tất cả những người trên xe không ai nhường chỗ, chỉ có cậu bé không chần chừ gì đứng lên nói: "Cô ơi, cô ngồi vào đây này!".

 

Sau khi xuống xe, đứa con trai hỏi bố: "Bố, làm sao cô ấy lại không có một lời cảm ơn vậy?"

 

"Có thể cô ấy có cảm ơn, nhưng con không nghe thấy".

 

"Không, cô ấy tuệt đối không có lời cảm ơn, con nghe rất rõ". Đứa con trai khẳng định. Một lúc sau, đường như đã hiểu ra điều gì đó nó bổ xung thêm: "Uh, con biết rồi, chả trách trên xe không có ai nhường chỗ".

Đương nhiên người bố hiểu kết luận của con trai là không chính các, nhưng lần này thì ông thật sự không biết giải thích như thế nào.

 

Lúc có thì không biết quí trọng, lúc mất rồi thì mới biết cái quí giá của nó. Người bố vẫn luôn nhìn những cái tốt đẹp của con trai bị mưa gió vô tình dập vùi như vậy và cũng chỉ biết than: "Ôi, người lớn..."

 

* Lời bình

 

Chúng ta đều ghét sự lạnh nhạt, nhưng rốt cuộc thì ai là người đã giết chết sự nhiệt tình và lòng lương thiện?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hi pác Nguyễn Hoành!

 

Cho Happyfeet thắc mắc chút nhé ! :undecided:

1. "giá mà mình không gặp phải ông già làm gián điệp hai mang", vợ là do mình chọn sao lại đổ lỗi cho hoàn cảnh cho người khác ?

2. Đến nỗi thế này là đến nỗi nào ạ ?

 

:bigsmile:

Thì bác Hoành nhà mình đang hối hận mà, nhưng theo mình để ý cứ 2 ngày thứ 7 và chủ nhật là Nguyen Hoanh mất tích,chắc mọi người biết nguyên nhân rùi :bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CÁI BẪY KHỈ

 

Châu Phi, người ta dùng một thứ rất thú vị để bẫy khỉ trong rừng. Tuy nhiên, họ phải bẫy làm sao để khỉ không bị thương chút nào, vừa vì mục đích nhân đạo, vừa vì sau đó khỉ còn được đưa về các vườn thú ở Mỹ.

 

Những người săn khỉ dùng những cái chai rất nặng, cổ chai dài và hẹp, chỉ đủ để khỉ thò tay vào một cách khó khăn. Trong chai, thợ săn bỏ những hạt lạc tẩm đường có mùi rất thơm, rất quyến rũ. Họ đặt những cái chai ấy nhiều chỗ trong rừng và có nhiều khỉ mắc bẫy.

 

Chuyện đó diễn ra như thế nào? Những con khỉ ngửi thấy mùi thơm của lạc tẩm đường nên chạy đến chỗ những cái chai. Chúng cố gắng thọc tay qua cổ chai dài và hẹp, nắm lấy thật nhiều lạc. Rồi chúng không thể rút tay ra được vì bàn tay nắm nhiều lạc quá mà cổ chai lại nhỏ. Nhưng bọn khỉ cũng không chịu thả tay ra để bỏ lại lạc trong chai dù đó là cách duy nhất để khỉ rút tay ra khỏi chai. Mà những cái chai thì rất nặng, khỉ cũng không thể vác chai đi khắp nơi. Thế là chúng mắc bẫy.

 

Chúng ta có thể cười nhạo và cho rằng bọn khỉ thật ngốc. Nhưng có bao giờ chúng ta, cũng như những con khỉ ấy, không chịu bỏ những điều lợi tức thời để cứ nhắm mắt mà kẹt trong hàng đống vấn đề khó khăn, y như bọn khỉ nắm chặt lạc tẩm đường? Và rồi chúng ta cứ vác "cái chai" đựng đầy những khó khăn đó đi khắp nơi, tự làm tội nghiệp mình và mong muốn người khác thông cảm cho mình. Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự giúp mình bằng cách bỏ qua những "hạt lạc" nhỏ nhặt ấy!

 

Câu chuyện có hay. Nhưng không thật chút nào.

1.Con khỉ đập bể cái chai dể òm.

2.Con khỉ đổ đậu ra dể òm.

:cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Những người săn khỉ dùng những cái chai rất nặng, cổ chai dài và hẹp, chỉ đủ để khỉ thò tay vào một cách khó khăn. Trong chai, thợ săn bỏ những hạt lạc tẩm đường có mùi rất thơm, rất quyến rũ. Họ đặt những cái chai ấy nhiều chỗ trong rừng và có nhiều khỉ mắc bẫy.

 

 

Câu chuyện có hay. Nhưng không thật chút nào.

1.Con khỉ đập bể cái chai dể òm.

2.Con khỉ đổ đậu ra dể òm.

:cheers:

 

Chào bạn :lol: !

 

Thứ nhất những con khỉ không thể đập bể những cái chai này, chúng rất dày rất nặng, bản thân các con khỉ cũng rất vất vả để lôi mấy cái chai này đi (tất nhiên không thể leo trèo gì cả luôn) -> Bị bắt dễ dàng !!!

 

Thứ hai là những hạt lạc này tẩm đường, chúng dính vào nhau và dính vào đít chai. Những con khỉ chỉ có thể nắm cả nắm lạc chứ không thể nắm từng hạt hay trút chúng ra :blush: -> Chiếc bẫy ngọt ngào !!!

 

Rất vui khi nghe bạn thắc mắc ;)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gần hai trăm năm trôi qua nhưng bức thư của tổng thống Abra-ham Lincoln* vẫn còn nguyên giá trị xã hội, giá trị nhân văn, giá trị trí tuệ của nó.Thiết tưởng tất cả chúng ta nên đọc qua và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm và chiêm nghiệm, sẽ vô cùng bổ ích. Không chỉ trong công tác giáo dục, nuôi dạy con cái, học trò mà nó còn vô giá ngay cho tự bản thân mỗi con người chúng ta. :cheers:

 

Kính gửi Thầy

 

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

 

Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đồng kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đồng nhặt được trên hè phố.

 

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

 

Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.

 

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thủa của cuộc sống: đàn chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

 

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận trong thi cử.

 

Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

 

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

 

Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp...

 

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

 

Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

 

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

 

Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.

 

Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng rắn.

 

Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm.

 

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

 

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy

con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn!

 

 

(trích thư của anh Tư trong xóm tôi gửi thầy giáo tiểu học của con mình)

..........................

 

Xin thầy hãy dạy cháu không nên tung hô quá ồn ào câu chuyện anh cảnh sát từ chối tiền mãi lộ hoặc cô phóng viên (trên phim) dũng cảm đương đầu với các thế lực xấu, vì đó là chuyện đương nhiên.

 

Rằng bên cạnh vài người phẩy tay mua xe hơi trăm tỉ cũng có nhiều triệu người chỉ mơ đến chiếc Wave Tàu. Rằng không chỉ có cảnh chen nhau mua căn hộ cao cấp mà còn cảnh xếp hàng nhiều ngày mua vé tàu về quê ăn tết.

 

Xin giúp cháu có thời gian đi đó đây để khám phá thiên nhiên kỳ diệu, giúp cháu có đủ kiến thức để suy tư về bí ẩn của cuộc sống thị thành: phố biến thành dòng sông uốn quanh và nước trong vòi vàng đậm phù sa.

 

Xin dạy cho cháu hiểu rằng hết tiền chưa chắc là cùng đường, mất người yêu có thể không phải là bi kịch, nhưng cúp điện liên tục thì đúng là thảm họa.

 

Xin dạy cho cháu biết cách cười khi coi hài kịch, khóc khi xem diễn viên nội địa diễn cảnh bi và thổn thức lúc nghe nhạc trẻ.

 

Xin thầy nhắc cho cháu nhớ rằng Hoàn Châu cách cách chưa bao giờ là công chúa xứ ta, Phù Đổng Thiên Vương chẳng phải là nhân vật phim Tàu và chiếc nỏ thần của An Dương Vương không nhập về từ bên Nhật.

 

Rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho công ty ra giá cao nhất, có thể bán đất hương hỏa cho nhà kinh doanh bất động sản nào trả giá ngon lành nhất, có thể bán cổ phiếu khi sàn giao dịch xanh nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và hai quả thận của mình.

 

Cũng đừng quên dạy cháu những điều căn bản nhất: qua đường đúng cách, đi vệ sinh đúng nơi, xả rác đúng chỗ và viết thư tình đúng chính tả.

 

Hãy trấn an cháu rằng những người ngủ gật và “buôn dưa” qua điện thoại trong cuộc họp không phải là những người soạn sách giáo khoa mà cháu phải học hằng ngày. Hãy dạy cháu tin tưởng vào chương trình cải cách để cháu có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống giáo dục.

 

Xin thầy...

 

 

:blush:

 

 

*Abraham Lincoln - Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kì (1861-1865) nổi tiếng là một diễn giả tài giỏi. Ngay sau khi ông qua đời ngày 15-4-1865 do bị ám sát, rất nhiều người đã tiến hành sưu tầm những bài diễn văn,bài phát biểu, những lá thư của ông. Số di cảo này giúp người đọc hiểu được nhiều sự kiện lịch sử và mang lại một hình ảnh sâu đậm về cuộc đời và sự nghiệp của Abraham Lincoln.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hãy kiên nhẫn

 

 

Đây là câu chuyện có thật xảy ra tại nước Mỹ.

 

Một người đàn ông ra khỏi nhà để ngắm nghía chiếc xe tải mới của mình…Trước sự sửng sốt của ông là hình ảnh cậu con trai ba tuổi đang hăm hở dùng búa nện vào lớp sơn bóng lộn của chiếc xe.

 

Ông chạy thẳng đến chổ thằng bé, kéo nó ra, dùng búa đập vào tay nó đến dập nát để trừng phạt.

 

Khi người cha lấy lại bình tĩnh, ông lập tức đưa con đến bệnh viện. Mặc dù bác sỹ đã dùng đủ mọi cách để giữ lại những khúc xương bị dập nát, nhưng cuối cùng thì bác sĩ buộc lòng phải cắt cụt các ngón trên cả hai bàn tay của đứa bé.

 

Khi đứa bé tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật và nhìn đôi tay băng kín của mình, nó ngây thơ nói: “Cha ơi! Con xin lỗi về chuyện chiếc xe tải của cha.” Rồi nó hỏi: “Nhưng khi nào thì những ngón tay của con sẽ mọc ra lại vậy cha?”

 

Người cha trở về nhà và tự kết liễu đời mình.

 

Hãy suy ngẫm về câu chuyện này nếu sau này có ai đó giẫm phải chân của bạn, lúc đó liệu bạn có muốn trả thù không.

 

Hãy suy nghĩ trước khi bạn đánh mất sự kiên nhẫn với người mà bạn yêu thương.

 

Chiếc xe tải hỏng có thể được sữa chữa lại, nhưng những khúc xương bị dập nát và tình cảm bị thương tổn thì thường không thể bù đắp được.

 

Thông thường chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt giữa con người và hành vi. Chúng ta quên rằng lòng vị tha thì vĩ đại hơn là sự phục thù.

 

Con người thì có sai phạm. Chúng ta được phép phạm sai lầm. Nhưng những hành động chúng ta gây ra trong cơn cuồng nộ sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời.

 

Hãy bình tâm và suy ngẫm.

 

Hãy suy nghĩ trước khi hành động.

 

Hãy kiên nhẫn

 

Hãy lượng thứ và biết bỏ qua.

 

Hãy yêu thương tất cả mọi người.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Người cưỡi ngựa

 

Đó là một đêm lạnh cóng ở phía Bắc bang Virginia rất nhiều năm về trước. Sương xuống lạnh khủng khiếp nhưng vẫn có một cụ già đứng bên đường chờ có người cho quá giang. Không biết cụ đã đợi từ bao giờ và sẽ phải đợi thêm bao lâu nữa, nhưng cụ vẫn run rẩy đứng đó, kiên nhẫn chờ đợi.

 

Có rất nhiều người cưỡi ngựa đi qua nhưng ông cụ lặng im không vẫy họ. Thậm chí cụ cũng không làm gì để gây chú ý. Từng người, từng người qua chổ cụ đứng nhưng ông cụ vẫn như một bức tượng đá.

 

Đêm khuya dần, trời càng cứa lạnh và người qua lại thưa thớt dần. Bỗng ông cụ đứng bật dậy khi có tiếng vó ngựa ngang qua:

 

- Con trai, liệu con có thể cho ta đi nhờ một đoạn đường không? Đoạn này nhiều tuyết quá, ta không đi nổi nữa…

 

Người cưỡi ngựa ghìm cương, nhảy xuống đỡ ông cụ lên ngựa. Anh ta không chỉ cho ông cụ “ đi nhờ một đoạn đường” mà còn đưa ông đến tận nhà.

 

Trước khi ông cụ vào nhà, người cưỡi ngựa tò mò hỏi:

 

- Ông ạ, con thấy ông đã đứng ở đó từ lâu rồi. Tại sao ông không đi nhờ sớm hơn? Đường này nhiều người qua lại lắm mà. Tại sao ông cứ đứng chờ trong khi trời tối và lạnh như vậy?

 

Ông cụ nhìn vào mắt người cưỡi ngựa, và trả lời:

 

- Con trai, ta ở vùng này đã lâu rồi. Ta có thể nhìn vào mắt một con người và phán đoán được về người đó. Khi những người cưỡi ngựa trước đi qua, họ liếc nhìn thấy ta rồi quay đi ngay. Trong ánh mắt đó không hề có sự quan tâm hay tình cảm. Nên ta nghĩ dù ta có vẫy họ thì họ cũng chẳng để ý đâu. Nhưng khi con đi tới, từ đằng xa, con đã nhìn ta và không rời mắt khỏi ta. Trong ánh mắt đó, ta nhìn thấy sự cảm thương và lo lắng. Và ngay lúc ấy, ta biết con muốn giúp đỡ ta.

 

Những lời đó thật sự làm cho người cưỡi ngựa cảm động:

 

- Con rất cảm ơn ông đã nói những lời đó. Hy vọng rằng con sẽ không bao giờ quá bận rộn đến mức không nhìn thấy những người khác khi họ cần giúp đỡ…

 

Và ngay lúc đó, Thomas Jefferson quay ngựa lại về hướng Nhà Trắng.

 

(Thomas Jefferson là Tổng thống thứ 3 của Mỹ, người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776)

 

:cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Người cưỡi ngựa

....

 

Câu chuyện thì hay, Nhưng.... ai kể câu chuyện này nhỉ?

 

Thử phân tích xem, ông già chắc là không kể rồi, vì ông đâu có biết chàng trai là tổng thống. Còn tổng thống? nếu ông ấy kể thì chắc là ông ấy không làm (kiểu như làm từ thiện là phải ẩn danh, còn đã nêu danh thì không phải là làm từ thiện).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Câu chuyện thì hay, Nhưng.... ai kể câu chuyện này nhỉ?

 

Thử phân tích xem, ông già chắc là không kể rồi, vì ông đâu có biết chàng trai là tổng thống. Còn tổng thống? nếu ông ấy kể thì chắc là ông ấy không làm (kiểu như làm từ thiện là phải ẩn danh, còn đã nêu danh thì không phải là làm từ thiện).

 

Câu hỏi quá đúng ! Bản thân tôi cũng có cùng thắc mắc như thế :blush: Tổng thống không thể nào tự mình kể ra câu chuyện này nếu không thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng tôi tự lý giải thế này: Chắc có lẽ lúc đó tổng thồng không đi một mình. Ông cùng một hai người bạn hay ai đó theo bảo vệ ông và những người đó đã kể lại chuyện này ! Câu chuyện cũng không nói chàng trai đi một mình, chỉ nói "ông cụ đứng bật dậy khi có tiếng vó ngựa ngang qua" tiếng vó ngưa này của một người hay của một đoàn người thì không biết, chỉ biết ông cụ chỉ nhìn thấy mỗi chàng trai chú ý đến ông mà thôi. Chỉ mỗi ánh mắt đó hướng về ông. Thế đó, theo tôi là thế ! :cheers: , đồng ý không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Gần hai trăm năm trôi qua nhưng bức thư của tổng thống Abra-ham Lincoln* vẫn còn nguyên giá trị xã hội, giá trị nhân văn, giá trị trí tuệ của nó.Thiết tưởng tất cả chúng ta nên đọc qua và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm và chiêm nghiệm, sẽ vô cùng bổ ích. Không chỉ trong công tác giáo dục, nuôi dạy con cái, học trò mà nó còn vô giá ngay cho tự bản thân mỗi con người chúng ta. :cheers:

(trích thư của anh Tư trong xóm tôi gửi thầy giáo tiểu học của con mình)

..........................

Xin thầy hãy dạy cháu không nên tung hô quá ồn ào câu chuyện anh cảnh sát từ chối tiền mãi lộ hoặc cô phóng viên (trên phim) dũng cảm đương đầu với các thế lực xấu, vì đó là chuyện đương nhiên.

 

Rằng bên cạnh vài người phẩy tay mua xe hơi trăm tỉ cũng có nhiều triệu người chỉ mơ đến chiếc Wave Tàu. Rằng không chỉ có cảnh chen nhau mua căn hộ cao cấp mà còn cảnh xếp hàng nhiều ngày mua vé tàu về quê ăn tết.

 

Xin giúp cháu có thời gian đi đó đây để khám phá thiên nhiên kỳ diệu, giúp cháu có đủ kiến thức để suy tư về bí ẩn của cuộc sống thị thành: phố biến thành dòng sông uốn quanh và nước trong vòi vàng đậm phù sa.

 

Xin dạy cho cháu hiểu rằng hết tiền chưa chắc là cùng đường, mất người yêu có thể không phải là bi kịch, nhưng cúp điện liên tục thì đúng là thảm họa.

 

Xin dạy cho cháu biết cách cười khi coi hài kịch, khóc khi xem diễn viên nội địa diễn cảnh bi và thổn thức lúc nghe nhạc trẻ.

 

Xin thầy nhắc cho cháu nhớ rằng Hoàn Châu cách cách chưa bao giờ là công chúa xứ ta, Phù Đổng Thiên Vương chẳng phải là nhân vật phim Tàu và chiếc nỏ thần của An Dương Vương không nhập về từ bên Nhật.

 

Rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho công ty ra giá cao nhất, có thể bán đất hương hỏa cho nhà kinh doanh bất động sản nào trả giá ngon lành nhất, có thể bán cổ phiếu khi sàn giao dịch xanh nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và hai quả thận của mình.

 

Cũng đừng quên dạy cháu những điều căn bản nhất: qua đường đúng cách, đi vệ sinh đúng nơi, xả rác đúng chỗ và viết thư tình đúng chính tả.

 

Hãy trấn an cháu rằng những người ngủ gật và “buôn dưa” qua điện thoại trong cuộc họp không phải là những người soạn sách giáo khoa mà cháu phải học hằng ngày. Hãy dạy cháu tin tưởng vào chương trình cải cách để cháu có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống giáo dục.

 

Xin thầy...

Tôi xin đươc bổ xung thêm:

- Đọc cuốn tiểu thuyết Đi tê con của người đời của nhà văn Héc to ma lô, tôi nhớ lời nhân vật bố nói với cậu con trai là: khi đi đường thấy một người bị cảnh sát dẫn giải, con đừng nhìn với ánh mắt soi xét, có thể người ấy bị oan. (Dạo trước, tôi đã dùng câu trên làm chữ ký. Cũng như có lần Happyfeet đã dùng chữ ký :để đánh giá một con người thận trọng bao nhiêu vẫn chưa đủ!)

Xin... các thầy đừng cho điểm 0 khi cháu không làm bài tập về nhà, rất có thể cháu nguyên nhân không làm bài tập không phải là lười nhác!

(Tham khảo bài tôi mới viết trong mục khi những trái tim không hèn!)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

A FAMILY'S LEGACY

 

Dạy trẻ con về lòng nhân ái nên như thế nào ? Nhà mô phạm đưa ra một bài giáo khoa về luân lý , đạo đức? Bậc tu hành khuyến thiện bằng cách nói về phần thưởng là quả lành báo ứng mai sau? ... Còn bạn thì sao?.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hè năm 1965 khi má đột ngột qua đời ờ tuổi 36 vì một căn bệnh không rõ. Chiều hôm ấy, một vị bác sĩ đến nhà xin phép được dùng van động mạch chủ (aorta valve) và các giác mạc (corneas) ờ mắt của má. Tôi hoàn toàn sửng sốt. các bác sĩ muốn cắt xẻ má ra đem cho người khác! Tôi nghĩ thế khi chạy vô nhà, nước mắt đầm đìa.

Mười bốn tuổi đầu, tôi hoàn toàn không hiểu vì sao ai đó lại cắt xẻ người tôi thương. Vậy mà ba đã chấp thuận. Tôi gào lên: "Sao ba lại để họ làm thế với má! má đến cõi đời này nguyên vẹn hình hài và má cũng ra đi nguyên vẹn như vậy."

Ba quàng tay ôm tôi, dịu dàng bảo: "Linda, tặng vật to tát nhất mà con có thể đem cho là một phấn của chính con. Cách nay lâu rồi ba má đã quyết định rằng sau khi ba má qua đời nếu ba má còn có thể thay đổi được cuộc sống dù của 1 người thôi, thì các chết của ba má cũng sẽ có ý nghĩa." Ba tiếp tục giải thích là ba má đều đã quyết định làm những người hiến tặng các bộ phận cơ thể.

Bài học ba dạy tôi ngày ấy đã trở thành một trong những điều quan trọng nhất đời tôi.

Năm tháng qua đi, tôi lấy chồng và có một mái gia đình riêng. Năm 1980, ba đau nặng vì bệnh phế thũng (emphysema) và dọn về ở với chúng tôi. Trong sáu năm sau đó, cha con tôi có nhiều thời gian chuyện trò về lẽ sống chết.

Ba hân hoan bảo tôi rằng khi ba qua đời, ba muốn hiến tặng bất kỳ bộ phận nào còn tốt của cơ thể, nhất là đôi mắt. "Thị giác là một trong những tặng vật to tát nhất mà một ngưởi có thể trao cho." Ba nói vậy, nhấn mạnh rằng sẽ kỳ diệu biết bao nếu có thể cứu giúp một em bé để em nhìn được và vẽ ra những con ngựa như cháu Wendy con gái tôi đã vẽ.

Cháu lâu nay vẫn vẽ hoài những con ngựa và đã giành được nhiều giải thưởng. Ba nói: "Thử tưởng tượng xem một ông bố hay bà mẹ nào khác sẽ hảnh diện thế nào nếu con gái họ cũng vẽ được như Wendy. Hãy nghĩ xem con sẽ tự hào xiết bao khi biết rằng đôi mắt của ba sẽ làm cho việc ấy có thể trở thành hiện thực."

Tôi kể cho Wendy nghe những gì ông ngoại bảo và cháu đã ôm chầm lấy ông thật chặt, nướt mặt đoanh tròng. Cháu mới mười bốn tuổi - cũng bằng cái tuổi xưa kia tôi biết đến chương trình hiến tặng cơ thể.

Ba mất đi ngày 11 tháng 4 năm 1986, và chúng tôi đã hiến tặng đôi mắt của ba như ý người muốn. Ba hôm sau, Wendy nói: "Má ơi, con rất tự hào về việc má đã làm cho ngoại.".

Tôi hỏi: "Việc đó làm con tự hào ư?"

"Má có thể tin chắc điều ấy. Má có bao giờ nghĩ rằng không nhìn được thì sẽ như thế nào chăng? Khi con chết đi, con muốn đôi mắt con được đem hiến giống y như ngoại vậy."

Giây phút ấy tôi nhận ra ba đã đem tặng hiến nhiều hơn đôi mắt. Cái mà ba lưu truyền lại đả sáng lên trong mắt con gái tôi - là tự hào.

Hôm đó, khi ôm Wendy trong tay, có điều mà tôi không sao biết được là chỉ 2 tuần sau tôi sẽ lại thêm một lần ký tên vào hồ sơ dành cho cho chương trình hiến tặng cơ thể.

Wendy tài hoa, đáng yêu của tôi trong lúc cởi ngựa dọc theo ven đường đã bị xe tãi tông thiệt mạng. Khi tôi ký tên vào các giấy tờ, lời cháu vang vọng bên tai tôi : Má có bao giờ nghĩ nếu không nhìn được thì sẽ như thế nào chắng?

Ba tuần sau khi cháu mất đi, vợ chồng tôi nhận được thư báo của Ngân hàng Mắt Lions bang Oregon rằng việc ghép giác mạc đã thành công, và giờ đây hai người mù đã tìm lại được ánh sáng.

.............

Nếu đâu đó trên quê hương này, có người được tặng mắt khám phá ra một tình yêu dành cho loài ngựa và ngồi xuống vẽ một chú, thì tôi nghĩ tôi biết rõ ai đã tặng mắt cho người ấy. Một bé gái mắt xanh, tóc vàng vẫn đang ngồi vẽ.

............

Với Linda Rivers bài học về lòng nhân ái không hề là lý thuyết, giáo điều; cũng không hề là một cái gì đó xa vời nằm bên ngoài cuộc sống của chị. Nhân ái chính là một phần thuộc về huyết thống, máu thịt của chị...

 

(Đã đăng trên tạp chí Reader's Digest số tháng 3/1989. Bản tiếng Việt đã đăng trên tạp chí Yêu trẻ số 113 ngày 15/06/1998)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
leolas đã nói:
A FAMILY'S LEGACY

 

Bậc tu hành khuyến thiện bằng cách nói về phần thưởng là quả lành báo ứng mai sau? ... Còn bạn thì sao?.

Tôi không phải xa quê đi làm ăn xa, nên tôi không có “một miền quê để nhớ thương để thương đến vời vợi”. Bây giờ quê hương tôi đã trở thành đô thị, không còn một khóm chuối bờ tre, nhưng những hình ảnh làng Vệ Hồ ven Hồ Tây gió lộng, nơi quê hương thân yêu của tuôi thơ tôi vẫn luôn trở về nghẹn ngào trong ký ức.

Rất may là tôi có những miền quê để nhớ để thương đó là hình ảnh quê hương của những người bạn bè thân thân thiết.

Đầu năm 2008, tôi đi Yên Tử (Quảng Ninh), xe  ô tô đi qua miền Quan Họ, tôi đã ngậm ngùi và nhạt nhòa nước mắt  khi nhìn về nơi  yên nghỉ cuối cùng  của anh bạn tôi trên cánh đồng làng Tam Tảo thuộc xã Phú Lâm huyện Tiên Du Bắc Ninh. Anh bạn tôi đã đã đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, trở về quê hương bươn chải làm ăn rồi mãi mãi ra đi, để lại cho người vợ hiền và các  con thơ  một niềm tiếc thương  vô hạn...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lòng biết ơn và niềm mơ ước

 

Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có ở nước Anh đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

 

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

 

- Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

 

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

 

- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

 

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

 

- Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

 

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

 

- Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

 

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

 

- Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

 

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

 

- Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

 

Nhiều năm tháng trôi qua, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill.

 

Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê.Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

 

Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa.

 

:s_big:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bên bờ hư ảo

 

Truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú

 

Khanh bảo Hương: “Em học thêm ngoại ngữ đi, cả ngày đọc rồi, tối về lại chúi mũi vào đống sách báo ấy làm gì, dễ strees lắm!”

Câu nói ấy thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Khanh đối với người yêu. Có thể hiểu như thế và nên hiểu như thế. Cũng chẳng thể trách Khanh được. Khanh đang theo công trình lắp đặt đường dây thông tin ở một tỉnh cực Nam. Những lúc nhớ nhau, Hương chỉ còn biết gọi vào số máy di động cho Khanh. Làm như thế rất tốn tiền. Với đồng lương hợp đồng như của Hương, bày tỏ tình cảm bằng cách ấy là ngoài khả năng cho phép.

 

Cả hai đứa đều là dân tỉnh lẻ, đều quyết chí lập nghiệp ở Hà Nội. Căn nhà thuê từ hồi còn là sinh viên vẫn tiếp tục được gia hạn hợp đồng để chờ đến cuối năm sẽ làm phòng tân hôn luôn. Hương làm ở một nhà xuất bản, giữ chân biên tập viên sách văn học, còn Khanh vào làm ở chi nhánh của tổng công ty xây lắp. Khanh phải bám theo các công trình nên đi suốt.

Hương, ngoài việc đọc bản thảo ở cơ quan, đọc sách báo ở nhà, những lúc nhớ Khanh mà không đủ tiền gọi điện thoại thì chẳng biết làm gì! Chính vì thế Khanh đã tỏ sự quan tâm, lo lắng đến người yêu bằng lời khuyên đi học thêm ngoại ngữ buổi tối.

 

Lúc đầu Hương thấy giận cho cái sự thật thà đến độ thực tế của Khanh. Đáng lẽ phải bàn đến chuyện mua ti vi, mua đài, mua máy vi tính có gắn ổ VCD để có cái giải khuây vào những đêm dài, đằng này Khanh lại muốn Hương thay đổi sự mệt mỏi này bằng một sự mệt mỏi khác. Đáng lẽ phải bàn đến chuyện mua một cái máy di động nữa để nhớ thì nhắn tin cho nhau (dịch vụ này rẻ hơn gọi nhiều), đằng này Khanh lại muốn đẩy Hương đến một trung tâm ngoại ngữ để chỉ phải tiêu tốn mỗi tháng từ ba đến năm mươi ngàn đồng cho việc nhồi nhét thêm một thứ tiếng nước ngoài nữa vào đầu.

 

Đáng lẽ... Mà thôi! Khi xa Khanh rồi Hương lại không thấy giận Khanh nữa. Khanh đang quắt người lại để lo cho cuộc sống của hai đứa sau này. Bây giờ là lúc phải thực tế chứ không thể cứ mây mây gió gió như cái thời mới yêu nhau được. Và Hương thấy những điều Khanh nói hình như cũng có lý. Nhưng vấn đề là Hương sẽ học thứ tiếng gì đây?

Nhất định là không học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Đức. Vài ba thứ tiếng thực dụng ấy chẳng giúp được gì cho công việc biên tập sách văn học của Hương. Mà thời sinh viên Hương cũng đã học chán mấy thứ tiếng đó rồi. Có học thế chứ học nữa cũng chỉ để làm bồi chứ chẳng thể làm phiên dịch hay biên dịch như đám chuyên ngữ được.

Chỉ còn một thứ tiếng Hương thấy có thể giúp ích ít nhiều cho vốn kiến văn còn mỏng mảnh của mình, ấy là Hán Nôm. Thế là Hương đăng ký học Hán Nôm. Lớp học cách chỗ Hương làm không xa. Học ở đấy Hương thấy tiện nhiều bề.

 

Buổi học đầu tiên Hương hơi ngạc nhiên vì trong số ba mươi hai học viên của lớp có tới ba mươi vị là ni cô, chú tiểu của các chùa xung quanh khu vực Hà Nội. Họ đều là những người rất trẻ, đều cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn, đều mặc áo nâu sòng và đều...học hành rất chăm chỉ. Hương ngồi cùng bàn với một cậu thiếu niên chạc mười sáu, mười bảy tuổi. Cậu cũng mặc áo nâu sòng, chân đi dép xăng đan da, vai khoác túi vải kiểu sinh viên đại học vẫn thường dùng. Cậu có một khuôn mặt rất đẹp. Bất kỳ ai có lòng trắc ẩn một chút khi nhìn vào khuôn mặt ấy, lại liên tưởng với bộ áo nâu sòng kia, nhất định có sự xáo động. Đôi mắt sáng, vầng trán cao, cánh mũi thẳng, hàm răng trắng, da mặt hồng, tóc để lúp xúp, đúng là một cậu trai đang bắt đầu trổ mã, mà sẽ là một mã đẹp, mã đa tình và hào hoa! Hương chưa kịp làm quen thì cậu ta đã quay sang hỏi:

- Chị học lần đầu hay học lại?

Hương bảo:

- Mình học lần đầu. Thế còn...?

- Em tên là Tuấn. Em đang học dở chương trình B nhưng muốn quay lại học từ đầu cho chắc. Học Hán Nôm cứ phải vài ba lần. Học đi học lại mới nhớ, không giống như học tiếng Anh đâu.

 

Hương cũng đã nghe nhiều người nói học Hán Nôm rất khó, học chữ nào biết chữ ấy, lại là thứ học để biết, để làm giàu thêm vốn kiến thức cho mình chứ không phải để đi du lịch hay đọc sách báo nước ngoài. Nếu để đọc và nghe người Trung Quốc viết và nói thì phải học tiếng Trung hiện đại. Học Hán Nôm chỉ giúp đọc văn tự cổ. Nhưng đọc được văn tự cổ, như văn bia ở các đình chùa chẳng hạn, thì cũng phải mất một phần ba cuộc đời. Chẳng ai bỏ ra một phần ba cuộc đời chỉ để làm cái việc tìm lại ngôn ngữ của cha ông, hay nói như cách của các nhà nghiên cứu là nối lại phần văn hóa bị đứt gẫy. Nghĩa là đừng đặt yếu tố thực dụng khi chọn học Hán Nôm. Cứ nhìn vào lớp học thì rõ! Ngoài các vị thầy chùa ra, chỉ có Hương và một bác già chuyên viết sớ ở đền Cổ Loa.

Tất nhiên sau này Hương mới chiêm nghiệm ra điều ấy. Còn khi nghe Tuấn nói đến cái sự học đi học lại Hương cứ nghĩ rằng cậu ấy hơi quan trọng hoá vấn đề. Có thể nền của cậu ấy thấp nên học khó vào, còn Hương, Hương tin là mình không phải học đến lần thứ hai. Sự tự tin ấy theo Hương cho đến hết tuần học đầu tiên. Kiểm tra bài cũ Hương đã nói vanh vách trước thầy về lục thư tức sáu cách cấu tạo chữ Hán, nào là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá, chuyển chú. Rồi tám nét cơ bản của chữ Hán, nào là chấm, sổ, mác, gập, ngang, phẩy, hất, móc. Lại cả bảy nguyên tắc thư pháp, cái gì trước, cái gì sau, cứ thông làu làu, được thầy biểu dương trước cả lớp. Hương phấn khởi lắm.

Nhưng sự tự tin ấy không tồn tại được lâu. Sang đến tháng học thứ hai với việc ghi nhớ khoảng gần một trăm chữ thì Hương bắt đầu thấy loạn. Thầy yêu cầu học viên đến lớp phải mang mực tàu và viết bằng bút lông. Hương tập mãi mà chữ vẫn cứ cứng quèo. Nhìn sang Tuấn, thấy nét nào ra nét ấy Hương thầm ghen tỵ. Việc học Hán Nôm quả là rất mất thời gian. Mà cái đích của việc học, dù là rất khiêm tốn, cũng trở nên mông lung, xa mờ. May là Tuấn luôn động viên Hương. Thấy Hương không viết được nét phẩy và nét mác, Tuấn đã tặng Hương một chiếc bút lông “chuyên dụng”. Tuấn bảo: “Bút này của thầy em mua ở bên Nhật, lông rất tốt, ấn không bị tõe ngòi, chị cố gắng luyện cách cầm bút nữa, chữ sẽ đẹp”

 

Càng ngày Hương càng thấy Tuấn giống cậu em trai đang học lớp mười một của mình ở dưới quê. Tuấn hồn nhiên và không giấu diếm những suy nghĩ của mình. Tuấn không quá câu nệ trong đi đứng, nói năng, hành động, cử chỉ như những tăng ni sinh khác. Thậm chí Hương còn thấy Tuấn “đời” chẳng kém gì cậu em trai mình. Có lần Tuấn hỏi: “Sinh nhật bạn gái thì nên tặng cái gì hả chị?”. Hương ngạc nhiên: “Tuấn cũng có bạn gái à?” Tuấn bảo: “Bạn cùng lớp ấy mà, sinh nhật em các bạn đều có quà cả, đến ngày sinh của các bạn ấy em cũng phải có quà chứ”. Hương không giấu được tò mò: “Thế sinh nhật Tuấn thì tổ chức như thế nào?” Tuấn bảo: “Thì cũng bình thường như các bạn ấy thôi. Thầy em cũng tặng quà cho em kia mà. Thầy bảo Phật còn có ngày sinh, việc nhớ đến ngày sinh của mình là điều nên làm”. Hương lại hỏi: “Thế tổ chức sinh nhật ở ngay trong chùa à?” Tuấn bảo: “Vâng. Cả bạn đời lẫn bạn đồng đạo đều đến. Sao chị có vẻ ngạc nhiên thế?”. Hương bảo: “Ừ thì mình cứ nghĩ là người nhà chùa sống khác bọn mình ngoài đời. Thế các bạn tặng Tuấn những thứ gì?” Tuấn cười: “Bạn đời thì tặng nhiều thứ lắm, chủ yếu là sách vở, còn bạn đồng đạo thì tặng vải may áo nhà chùa và kinh sách”. Hương gật gù: “ Thì ra vậy! Qua Tuấn mình biết thêm được nhiều chuyện của người xuất gia”

 

Hôm khác Tuấn lại bảo: “Chị cho em xin số điện thoại của cơ quan chị?”. Hương đọc cho Tuấn ghi xong, hỏi: “Em có đến chỗ chị chơi được không?” . Tuấn bảo: “Sao không? Chiều mai học võ, em sẽ đi sớm rồi qua chị chơi”

 

Tuấn học võ ở công viên Thủ Lệ vào những ngày lẻ trong tuần. Chùa Tuấn ở bên Gia Lâm nên Tuấn thường đi học bằng xe máy của thầy. Hôm đó trước khi đến chơi Tuấn điện cho Hương trước. Hương nhận đón Tuấn nhưng trong lòng thấy hơi e ngại vì không biết mọi người trong cơ quan sẽ nhìn Hương như thế nào khi thấy khách là một vị sư nam? Nhưng Hương đã không phải quá lo lắng vì hôm ấy Tuấn mặc một bộ đồ võ sinh màu trắng. Tuấn rủ Hương: “Chị em mình đi ăn kem đi?” Hương dẫn Tuấn ra vườn hoa. Tuấn luôn tỏ ra xăng xái và chủ động, cứ y như một cậu trai mới lớn đang xử sự trước bạn gái vậy. “Chị thích kem hay sữa chua? Chị ăn loại kem nào? Ly to hay ly nhỏ? Chị có ăn kèm theo quế không?” Ngay cả đến Khanh cũng chỉ chăm sóc Hương được đến như thế này.

 

Nhưng Khanh không có được sự hồn nhiên như Tuấn. Lúc nào Khanh cũng mang khuôn mặt của một người đàn ông sắp phải

 

làm chủ gia đình trong tương lai. Tự tin và hơi cao đạo. Bận rộn và thực tế. Mệt mỏi và đòi hỏi. Chưa có thật nhiều tiền nhưng

 

rất biết tiêu tiền kiểu ông chủ. Chưa thành đạt nhưng rất quan tâm đến cung cách hành xử của người thành đạt. Với Hương,

 

đằng sau sự chăm sóc của Khanh là một động cơ đã thấy rõ. Còn Tuấn, Tuấn quý Hương như một người chị gái. Sự chăm sóc

 

kia là nhu cầu tự thân, là không động cơ, là chân tình, và ánh mắt của Tuấn dường như còn chứa cả tình thương của một

 

người em trai dành cho chị gái nữa. Hương hỏi:

 

- Chị tưởng người nhà chùa không được sinh hoạt thoải mái như thế này? Nếu biết em đi chơi với chị thầy em có mắng không?

Tuấn đáp:

- Thầy em nuôi em từ năm em mới lên bảy. Em làm cái gì thầy cũng biết. Thầy chỉ không cho phép em làm những gì ảnh hưởng đến nhà chùa thôi. Em lại chưa làm lễ thế phát, cho nên em chưa phải tuân theo giới luật. Sau thế phát chắc em không còn được ngồi thoải mái với chị như thế này.

- Lễ thế phát là gì?

- Là lễ xuống tóc. Sau khi xuống tóc em mới chính thức là tiểu.

- Làm tiểu xong rồi làm gì?

- Khi nào thầy cho phép thì được thụ giới sa di.

- Nghĩa là sao?

- Nghĩa là làm sư đấy. Mà thôi, chị hỏi làm gì, chị không hình dung ra đâu. Thầy em bảo đạo Phật là thứ đạo có đi mới đến. Chị không đi không đến được đâu.

- Thế bây giờ công việc hàng ngày của em là gì?

- Là học, gồm có học phổ thông, học ngoại ngữ, học võ, ngoài ra giúp thầy những việc lặt vặt như thỉnh chuông, dọn dẹp quanh chùa, viết sớ vào ngày lễ...

Hương bỗng hỏi:

- Thầy em bao nhiêu tuổi?

Tuấn đáp:

- Thầy em ngoài ba mươi.

Hương tò mò:

- Thầy em có đẹp trai không?

Tuấn cười:

- Em không biết. Hôm nào chị sang chùa em chơi. Nói chuyện với thầy em vui lắm. Cái gì thầy cũng biết, thầy em hiền và tốt lắm. Thầy viết chữ Hán rất đẹp. Trước thầy em học Đại học sư phạm ngoại ngữ, khoa Trung văn.

 

Những điều Tuấn nói đã kích thích trí tò mò của Hương. Hương hẹn: “Chủ nhật này mình sang Tuấn chơi đựơc không?”. Tuấn bảo: “Để em sang đón chị nhá?”. Hương bảo: “Không cần đâu, hẹn nhau ở chỗ chân cầu Chương Dương cho Tuấn đỡ vất vả”. Tuấn bảo: “Được rồi, em sẽ ra đón chị ở chân cầu”

 

Đúng hẹn, Tuấn ra đón Hương rồi đưa về chùa. Chùa nằm ở trong một khu đất rộng. Trước cổng chùa có một cây si và một cây đa nên người dân ở đây gọi là Chùa Si Đa. Sau này khi căn bệnh thế kỷ xuất hiện và được nói đến ra rả trên đài báo thì cái tên si đa bỗng trở nên thô thiển, uế tạp, người ta không gọi tên chùa như cũ nữa mà gọi ngắn lại thành Chùa Si. Tiền cung, hậu cung, hồ vọng nguyệt, trai phòng, nhà bếp...Tuấn dẫn Hương đi thăm hết một lượt. Qua phòng thầy thì thấy đóng cửa. Tuấn bảo: “Thầy em đi giảng ở chùa trong, đến trưa sẽ về”. Lúc đầu Hương có ý chờ nhưng trưa hôm ấy thầy không về. Tuấn bảo: “Có lẽ chiều tối thầy mới về, chị cố ở lại chờ thầy về nhé?”. Hương lắc đầu, bảo: “Thôi, nhìn qua ảnh cũng đã hình dung ra thầy rồi”.

 

Thầy không đẹp trai bằng Tuấn mặc dù có thể uyên bác hơn, Hương thầm nhận xét thế. Chữ thầy được treo ở nhiều nơi trong chùa. Nói chung đó là nét chữ của người đã đạt đến một trình độ Hán Nôm nhất định, không dễ gì mà có được. Chữ của Tuấn cũng treo khắp phòng. Nhìn chung, có thấy sự tài hoa nhưng phối trí còn chưa khéo. “Thầy toàn kêu em viết lung tung lên giấy dó, chết tiền, thầy bảo em tập viết lên giấy thường đã, khi nào đẹp rồi mới được viết vào giấy khung. Nhưng em thấy chữ em cũng đẹp rồi đấy chứ?”, Tuấn hồn nhiên kể với Hương.

- Nhà em ở cách đây có xa không? - Hương hỏi.

- Gần thôi, trưa nay chị về nhà em ăn cơm nhé? - Tuấn mời rất chân thành.

- Ừ, nhưng em không phải xin phép thầy à?

- Thì thầy đi vắng đấy thôi. Em có đi lâu đâu, chiều lại về chùa kia mà!

 

Buổi trưa hôm ấy Hương ăn cơm ở nhà Tuấn. Mẹ Tuấn có một cửa hàng xén nho nhỏ, bày ngay trước cửa nhà, chủ yếu bán cho người trong làng, trong xã. Mẹ Tuấn độ năm mươi tuổi, hiền hậu, cởi mở, hay chuyện. Bà là người tín tâm, khi kể về việc cậu con trai xuất gia bà cho đó như là một cái duyên hạnh ngộ. Năm ấy chú mất, cô mời thầy tới đọc kinh hộ để chú đi cho nhẹ. Mấy ngày hôm đó thằng Tuấn cứ quấn lấy thầy. Sau đám, nó chỉ thích lên chùa chơi với thầy. Hễ đi học về là nó lại chạy qua với thầy, có hôm ngủ lại đó không về nhà. Rồi nó cứ xin cô cho lên chùa ở với thầy. Nghĩ cũng là cái duyên của hai thầy trò, thế là cô lên chùa xin với thầy cho nó ở nhờ cửa Phật. Thấm thoát cũng đã mười năm rồi đấy. Thầy nuôi cho ăn học hết năm nay nữa là xong cấp ba. Chả phải làm gì. Chỉ ăn với học thôi. Có khi ở nhà cô chẳng nuôi được như thế.

Hương hỏi:

- Em vào chùa khi còn nhỏ thế mà không nhớ mẹ, đòi về hả bác?

Mẹ Tuấn bảo:

- Cũng khóc, mếu máo đòi về, lại đòi cả thầy về ở cùng nữa. Về nhà được mấy hôm lại te tái lên với thầy. Vài ba bận như vậy thì thôi, không đòi về nữa.

 

Hương thấy trong lòng bỗng trở nên nhẹ nhõm khi biết Tuấn còn một đứa em trai nữa, độ mười lăm tuổi. Hiểu theo cái nghĩa thực dụng của người đời thì bố mẹ Tuấn vẫn còn người để nối dõi. Trong thâm tâm Hương không muốn Tuấn vào chùa, không muốn Tuấn xuất gia, không muốn Tuấn bỏ đời theo đạo. Giải thích theo mẹ Tuấn thì đó là cái duyên. Còn Tuấn tự giải thích là: “Em thấy hợp với cảnh chùa, rồi ngộ ra rằng, theo thầy để diệt khổ”. Hương có lần bảo: “Em đã biết khổ là gì mà vội đi diệt khổ”. Tuấn bảo: “Làm người là khổ”. Hương bảo: “Thế thì diệt làm sao được? Chẳng lẽ lại diệt sự sống?”. Tuấn bảo: “Người là cái cây, khổ là con sâu, chỉ diệt con sâu thôi chứ không diệt cái cây”. Hương bảo: “Nhưng đời cây ấy không ra trái, không tái sinh. Như vậy có khác gì diệt sự sống?”. Tuấn lắc đầu: “Thôi, chị khắc đi khắc đến, ngồi một chỗ không nhìn thấy cuối con đường có gì đâu. Em đang đi mà chưa đến. Cũng chẳng biết nói với chị thế nào”

 

Sau hôm sang nhà Tuấn về, tự nhiên Hương hay nghĩ về Tuấn. Rồi một ý nghĩ loé lên, càng lúc càng thôi thúc mãnh liệt. Phải rồi, Hương sẽ tìm cách nào đó để lôi Tuấn ra khỏi chùa. Người như Tuấn mà đi tu thì oan uổng lắm. Tuấn đã hiểu gì về đời đâu mà vội bỏ phí đời đi như thế? Chờ dịp Tuấn thi xong cấp ba, Hương hỏi: “Tuấn có thích học nghề sửa xe máy không?”. Tuấn hỏi lại: “Để làm gì?”. Hương bảo: “Mình có một người bạn sửa xe máy tay nghề rất cao, có thể nhận dạy Tuấn mà không thu học phí. Tuấn muốn học mình sẽ xin cho?”. Tuấn lắc đầu: “Em sẽ thi Đại học, vào học khoa triết, khoa sử hay khoa Hán Nôm gì đó, rồi em học thêm trường Trung cấp Phật giáo nữa, chị bảo học nghề sửa xe máy để làm gì?”. Hương thuyết phục: “Để về mở cửa hàng cùng với mẹ, chỗ ấy sửa xe máy rất đông khách, lại có thể dậy cho cả cậu em trai nữa, Tuấn đi tu làm gì, buồn lắm, cuộc sống ngoài đời vui hơn nhiều, Tuấn nghe lời mình đi?”

Tuấn bảo:

- Những điều chị nói em đã bỏ ngoài tai từ mười năm nay rồi. Mỗi người mỗi phận, em không có sự lựa chọn nào khác nữa đâu.

 

Hương nói thế nào cũng không thuyết phục được Tuấn. Thời gian sau này hai người không còn gặp nhau thường xuyên nữa. Hương mỗi ngày một thưa vắng đến lớp Hán Nôm. Công việc biên tập làm Hương bù đầu, mớ chữ Hán kia trở nên quá tải, không nhét vào đâu được nữa. Rồi Hương bỏ lớp. Thỉnh thoảng Hương gặp Tuấn qua điện thoại. Sau này khi máy tính ở chùa Tuấn nối mạng thì Tuấn thường xuyên i meo[*] cho Hương. Cũng có lần Tuấn đến nhà trọ chơi với Hương. Lần thì Tuấn hỏi Hương cách ôn thi đại học? Lần thì Tuấn mang cho hương một vốc hoa ngọc lan. Có lần Tuấn lại đưa cho Hương xem cả một lá thư của một cô bạn học cùng lớp cấp ba nữa. Cuối năm ấy Hương thông báo cho Tuấn biết tin Hương sắp cưới. Mấy ngày hôm nay Khanh đang đi hỏi mua giường, tủ, đặt thiếp, chọn khách sạn và lên danh sách khách mời. Hương bảo: “Nhất định Tuấn phải sang đấy nhé. Hôm đón dâu Tuấn phải về quê chị chơi”. Tuấn hỏi kỹ ngày giờ rồi bảo: “Nhất định em sẽ đi dự đám cưới chị”

Nhưng trước hôm cưới một ngày, Hương đang ngồi bàn tính cùng Khanh về danh sách khách mời thì Tuấn đến. Trông Tuấn khác hẳn mọi lần. Tuấn không mặc bộ võ phục trắng nữa mà mặc bộ áo nâu nhà chùa. Điều Hương đặc biệt chú ý là đầu Tuấn không còn sợi tóc nào. Khuôn mặt Tuấn rực hồng dưới ánh đèn nê ông. Lớp da trên đầu Tuấn bóng nhẵn, nổi những vệt xanh mờ. Cặp mày Tuấn như xếch lên và sống mũi nhô cao hơn. Khi Tuấn cười, hàm răng trắng như ngà. Tuấn bảo:

 

- Hôm nay đẹp ngày, thầy làm lễ thế phát cho em. Từ giờ phút này trở đi em mang chân tiểu. Em bắt đầu học hai mươi tư chương uy nghi tức những điều luật đầu tiên của người xuất gia. Ngày mai em không đi dự lễ cưới của chị được. Tối nay em sang chơi với chị, tặng chị món quà này.

 

Tuấn đặt quà vào tay Hương. Quà của Tuấn là một cuộn giấy nhỏ. Khi Tuấn về rồi, Hương mới mở ra xem. Đó là một bức đại tự viết theo lối thảo. Chỉ có một chữ duy nhất, Hương nhận ngay ra đó là chữ Chấp. Chữ Chấp thuộc bộ thổ, cấu tạo theo nguyên tắc hội ý, gồm chữ Hạnh và chữ Hoàn ghép lại. Hạnh nghĩa là hạnh phúc, Hoàn nghĩa là trọn vẹn. Tuấn muốn chúc Hương Hạnh phúc trọn vẹn! Nhưng Hương hiểu Tuấn còn có ý khác nữa. Trước đây đã có lần Tuấn bảo: “Sống trong chữ Chấp là đời, còn vượt ra khỏi chữ Chấp sẽ là đạo”. Thế là Tuấn đã tỏ rõ chí của mình cho Hương hiểu.

Tuấn đã bước sang bên bờ kia của cuộc đời rồi. Đó là chốn gì Hương không sao hiểu, chỉ thấy nó hư ảo thế nào đấy. Tự dưng Hương có cảm giác như đánh mất Tuấn. Khanh hỏi: “Em là thế nào với cái cậu sư ấy?”. Hương đáp bằng một giọng buồn buồn: “Chị em quen nhau thôi”. Khanh bảo: “Cũng đẹp trai đấy nhỉ?”. Hương đáp: “Đẹp! Nhưng chẳng để làm gì”

 

Hôm sau trên đường đưa dâu về nhà trai, Hương nhìn thấy Tuấn đứng ở chân cầu. Hương nhìn sang Khanh tự hỏi: Khi mười tám tuổi Khanh thế nào nhỉ? Rồi Hương lại tự trả lời: Khanh mơ vào Đại học và mong có ngày rước một cô dâu xinh đẹp về nhà như hôm nay.

 

Dưới chân cầu nước chảy mà như đứng im.

Trung thu, 2002

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×