Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Hieuss

Một phần dấu tích đàn Xã Tắc (thời Lý), vừa được phát hiện, nằm giữa nút giao thông Ô Chợ Dừa – Kim Liên

Các bài được khuyến nghị

Đàn Xã Tắc, một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa. Là một trong các loại đàn tế cổ, Đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Hậu thổ (Thần Đất) và Thần Nông - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048), đến thời Vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu.

Đàn Xã Tắc thường được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính diện quay về hướng bắc, cả hai tầng đều có lan can gạch chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt đều xây dựng hệ thống bậc cấp. Cạnh đài cao khoảng 28m, tầng trên cùng cao khoảng 1,6m, là nơi vua quan lên làm lễ tế.

Trên nền dựng 32 bệ đá để cắm tàn. Khuôn viên Đàn Xã Tắc được giới hạn bằng một vòng tường gạch hình chữ nhật. Mặt hướng bắc được trổ ba cửa, còn lại chỉ được trổ một cửa. Bên ngoài vòng thành ở phía nam được dựng một bức bình phong.

 

Ngày 24/2, ông Đỗ Hoàng Ân, Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội cho biết, chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng phương án bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao, đưa vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội", một số chuyên gia khảo cổ học và các nhà khoa học đang đề xuất 2 phương án bảo tồn Đàn Xã Tắc.

 

Thứ nhất, sẽ dành diện tích đất đặt khu biểu trưng Đàn Xã Tắc ở vị trí chính giữa tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (phương án này có ảnh hưởng tới việc phát triển giao thông).

Thứ hai, sẽ đặt khu biểu trưng Đàn Xã Tắc ở vị trí phía bên phải tuyến đường (phương án này sẽ phải di dời nhà của hàng chục hộ dân nằm cạnh khu di tích). Hai phương án này đang được các cơ quan chức năng xem xét và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

 

IMAGE_00023.jpg

IMAGE_00023.jpg

IMAGE_00022.jpg

IMAGE_00038.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

SẾP ƠI ! SẾP XEM CÓ THÊM ẢNH NỮA KHÔNG? MỚI LẠI SẾP CÓ THỂ TÌM THẤY MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CÁI NÀY KHÔNG? NẾU CÓ XẾP POST HỘ EM CÁI ĐỂ EM CÓ THỂ VỀ NHÀ EM LÀM 1CÁI CHO RIÊNG EM ... THANKS SẾP ...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

híc, ảnh chụp có mấy cái, có 3 bức đấy là nhìn được khái quát nhất nên post lên thôi. Chen muốn có mặt bằng tổng thể thì khoai quá........Chỉ có thêm một ít thông tin về đàn Xã Tắc thôi

 

“Từ xa xưa, Không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng.Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc”, giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết.

 

Đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở kinh đô được xây dựng năm Gia Long 5 (1806).Tất cả thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc. Ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.

 

Đàn Xã Tắc được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, hình vuông, mặt nhìn về hướng Bắc. Tầng trên cao 1,6 m, cạnh dài 28 m, mặt nền tô 5 màu theo nguyên tắc của Ngũ hành: giữa màu vàng, phía Đông màu xanh, phía Tây màu trắng, phía Nam màu đỏ, phía Bắc màu đen. Trên nền còn đặt 32 bệ đá để cắm tàn. Tầng dưới cao 1,2 m, cạnh dài 70 m, mặt nền phía trước lát gạch, hai bên có bệ để cắm tàn.

Cả tầng trên và tầng dưới đều có lan can gạch cao 1m chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt đều xây hệ thống bậc cấp để lên xuống. Mỗi khi tế Xã Tắc, lan can tầng trên được quét màu vàng, lan can tầng dưới được quét màu đỏ. Khi ấy, tầng trên đặt án thờ thần Đại Xã và Đại Tắc ở chính giữa. Đàn thờ thần Hậu Thổ, Càn Long thị và Hậu Tắc thị phối thờ ở hai bên. Khuôn viên đàn Xã Tắc được giới hạn bằng một vòng tường gạch hình chữ nhật, cao 1,2 m, chiều Bắc-Nam hơn 160 m, chiều Đông-Tây hơn 200 m. Mặt Bắc tường trổ 3 cửa phường, các mặt còn lại chỉ trổ một cửa. Bên ngoài vòng tường, ở phía Nam có một bình phong gạch, dài 10 m, cao 3,7 m, dày 0,85 m, ở phía Bắc, ngoài vòng tường đào hồ vuông, bờ kè đá, cạnh dài 60 m.

 

Lễ tế ở đàn Xã Tắc được tổ chức hằng năm hai lần vào ngày Mậu của tháng trọng xuân và tháng trọng thu (tức tháng 2 và tháng 8 âm lịch).

 

Thời Nguyễn tính theo tầm quan trọng chia việc thờ cúng làm 3 loại: Đại tự, Trung tự và Tiểu tự. Lễ tế Xã Tắc được xếp vào hàng Đại tự và chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao. Năm Gia Long thứ 8 (1809) quy định, cứ 3 năm một lần, đích thân vua phải tham gia làm chủ tế một lần, còn lại phải cử đại thần tế thay. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều từng tham dự lễ tế quan trọng này

Theo Viện Khảo cổ học, đây là di tích thiêng liêng vào bậc nhất của thời Lý. Di tích Đàn Xã Tắc mặc dù đã bị hủy hoại từ lâu nhưng các dấu tích còn lại góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử kinh đô Thăng Long và đánh dấu một vị trí quan trọng trong quy hoạch kinh đô Thăng Long.

 

Có một điều thật lạ, cứ mỗi khi một công trình, dự án nào được xây dựng thì ít nhiều đều có phát hiện các di tích từ đời xưa để lại. Điều đó chứng tỏ rằng trên lãnh thổ đất nước ta đâu đó còn rất nhiều di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.

 

Các nhà khảo cổ học cho biết, trong lịch sử phong kiến nước ta hiện còn ghi lại có 3 đàn Xã Tắc của các vua chúa thời xưa.

 

Một đàn được xây dựng ở Huế thời Nguyễn, một đàn ở Thanh Hóa của triều đình nhà Lê và một ở Hà Nội. Cùng với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc là những nơi thờ cúng linh thiêng của vua chúa và quan lại, được làm ở những khu vực ngoại thành nhưng phải tiện đường đi lại. Đàn Xã Tắc dùng để tế cho nhân dân no ấm, còn đàn Nam Giao dùng để tế trời.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×