Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
KE AN MAY DI VANG

Xường cơ khí nhỏ

Các bài được khuyến nghị

Cái dưỡng chính là cái đĩa miết có hình dáng giống như chày dập sâu. Tốc độ quay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ quay của máy tiện. Theo tôi, miết cũng là hình thức gia công kim loại bằng biến dạng dẻo, giống như lăn nhám; tốc độ lăn nhám phụ thuộc vào vật liệu lăn nhám:

- Thép: (10-25) m/phút.

- Gang: (10- 15) m/phút.

- Đồng thau: 45 m/phút.

- Đồng vàng: (35-50) m/phút.

- Nhôm: 90 m/phút.

Em cũng chưa hình dung ra hình dáng đĩa miết anh ạ!!! Anh đã gia công vậy có thể post một vài hình của đĩa miết lên cho em xem qua được không ạ!!!

Em cũng mơ màng chứ chưa hình dung được rõ ràng lắm anh ạ!!!

Chúc anh vui vẻ!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em cũng chưa hình dung ra hình dáng đĩa miết anh ạ!!! Anh đã gia công vậy có thể post một vài hình của đĩa miết lên cho em xem qua được không ạ!!!

@:trankhoactm: Bạn có thể xem hình dáng đĩa miết trên bài hỏi của tôi và bài trả lời của bác Ssg có video minh họa (Ngay trên trang này).

Tôi sẽ gửi dạng của một số chi tiết gia công bằng miết trên máy tiện và máy khoan lên sau.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
@:trankhoactm: Bạn có thể xem hình dáng đĩa miết trên bài hỏi của tôi và bài trả lời của bác Ssg có video minh họa (Ngay trên trang này).

Tôi sẽ gửi dạng của một số chi tiết gia công bằng miết trên máy tiện và máy khoan lên sau.

Ồ em đã sơ bộ hình dung ra rồi!!!

Cám ơn anh nhiều anh cố gắng đưa những biên dạng khác nữa lên cho em coi qua anh nhé!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ĐỊNH LUẬT ĐỒNG DẠNG CỦA MÁY BƠM VÀ ỨNG DỤNG

 

LUẬT ĐỒNG DẠNG VÀ CÁC CÔNG THỨC ĐỒNG DẠNG, TỶ TỐC

Khi thiết kế và thử nghiệm máy bơm, người ta sử dụng rộng rãi lý thuyết về luật đồng dạng của chúng. Ví dụ, khi sử dụng các mô hình máy bơm đồng dạng (tương tự)̣ có các đặc tính được nghiên cứu đầy đủ ta có thể tìm ra các đặc tính của máy bơm đồng dạng đang được thiết kê,́ hoặc sau khi nhận được các đặc tính của máy bơm ở một số trạng thái công tác bằng thực nghiệm, thông qua các công thức của lý thuyết đồng dạng ta có thể tính ra những đặc tính tương tự ở những trạng thái công tác khác mà không cần phải tiến hành thí nghiệm. Như vậy lý thuyết đồng dạng giúp ta sử dụng những kinh nghiệm về thiết kế và thử nghiệm ở một số máy bơm này cho việc thiết kế máy bơm đồng dạng khác .

Vậy những máy bơm thế nào được gọi là đồng dạng ( hay còn gọi là tương tự )?

Tài liệu tham khảo:

http://www.vocw.udn.vn/content/m10741/latest/

 

Giới thiệu sách:

http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=387

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em có con cam cần gia công, có bác nào vào giúp em với

Thông số sơ bộ:

. D=960 mm

. H=125 mm (biên độ cam)

. Tần suất làm việc: 2 lần/vòng

. Vật liệu: Gang hoặc thép

. SL: 2 cái

 

Cam_resize.jpg

 

Em ở HCM các bác nhé

Bác nào giúp được thì PM hoặc email cho em nhé (maivu888@hotmail.com). Thanks các bác nhìu

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em có con cam cần gia công, có bác nào vào giúp em với

Thông số sơ bộ:

. D=960 mm

. H=125 mm (biên độ cam)

. Tần suất làm việc: 2 lần/vòng

. Vật liệu: Gang hoặc thép

. SL: 2 cái

 

Em ở HCM các bác nhé

Bác nào giúp được thì PM hoặc email cho em nhé (maivu888@hotmail.com). Thanks các bác nhìu

 

Mới nhìn qua cái D960 cũng... hoảng, nhưng có lẽ "chơi" được! Tiếc rằng, ssg không ở TPHCM. Hơn nữa, SL chỉ có 2 cái, e rằng chi phí hơi bị cao!

Ssg đề xuất hướng này, bạn xem thử được không. Tham khảo hình vẽ:

 

GCCam.jpg

 

1. Dùng máy phay ngang (Horizontal Milling Machine), độ cao từ bàn máy ở vị trí thấp nhất đến trục chính >=490. Size máy này theo ssg không khó tìm lắm. Dao phay ngón tương ứng với rãnh cam.

2. Chế tạo bộ trục gá chi tiết, lắp với 2 ổ bi UCP, đặt trên 2 bệ đỡ rời, lắp chặt xuống bàn máy. Một đầu trục gá lắp bánh răng.

3. Xếp răng thay thế như khi phay rãnh xoắn. Xích truyền động: vismer bàn máy -> bộ bánh răng thay thế A/B*C/D -> đầu phân độ thông dụng -> bánh răng kẹp lên mâm cặp của đầu phân độ -> bánh răng lắp trên trục gá chi tiết. Tỷ số truyền của xích truyền động tính theo bước xoắn của cam (cái này thuộc về "kinh điển" của nghề phay)

4. Chạy hết đoạn rãnh xoắn phải, thêm bánh trung gian đảo chiều cho bộ A/B*C/D để chạy rãnh trái

 

Theo nhìn nhận của ssg, phương án này hoàn toàn khả thi. Bạn chỉ cần lưu ý mấy điều:

1. Bảo đảm tính cứng vững của toàn bộ hệ thống gá, chống rung động khi gia công

2. Khống chế đến mức tối thiểu độ rơ ăn khớp răng của toàn bộ xích truyền động nói trên

3. Dùng vật liệu gang dễ gia công hơn, dễ đạt chất lượng bề mặt hơn

 

Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em có con cam cần gia công, có bác nào vào giúp em với

Thông số sơ bộ:

. D=960 mm

. H=125 mm (biên độ cam)

. Tần suất làm việc: 2 lần/vòng

. Vật liệu: Gang hoặc thép

. SL: 2 cái

 

Em ở HCM các bác nhé

Bác nào giúp được thì PM hoặc email cho em nhé (maivu888@hotmail.com). Thanks các bác nhìu

Chào bạn Tambo,

Bạn có thể post bản vẽ của nó lên không, xem trên hình ảnh chưa rõ được các yêu cầu về mặt kỹ thuật của nó bạn ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn Tambo,

Bạn có thể post bản vẽ của nó lên không, xem trên hình ảnh chưa rõ được các yêu cầu về mặt kỹ thuật của nó bạn ạ.

 

Bọn em đang tìm cách gia công để sửa chữa lại cái máy cũ, bản vẽ coi như pótay.com :cheers:

Em đang phác lại biên dạng cam trên CAD để làm phôi đúc, bác tham khảo thêm nhé. Mong bác góp ý hoặc có thể giúp đỡ thêm. Thanks bác

 

FIle CAD Cam profile

 

@ssg:

-Cám ơn nhiệt tình của bạn. Tuy nhiên mình cảm thấy nó không khả thi ở chỗ chi phí cho việc làm kết kấu đỡ phụ "đủ cứng vững" và bộ bánh răng...

-Có lẽ cái pix ko đủ rõ ràng vì như đã nói tần suất làm việc là 2lần/vòng do vậy rãnh cam sẽ đảo chiều, rất khó gia công 1 chiều rồi lại thay bộ bánh răng trung gian vào. Bạn xem thêm file CAD nhé

 

Hiện nay mình gặp khó khăn trong việc tìm máy và chỗ gia công. Trước mắt là tìm chỗ làm mẫu gỗ

Mong các bác góp ý, giúp đỡ thêm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1. ... mình cảm thấy nó không khả thi ở chỗ chi phí cho việc làm kết kấu đỡ phụ "đủ cứng vững" và bộ bánh răng...

2. Có lẽ cái pix ko đủ rõ ràng vì như đã nói tần suất làm việc là 2lần/vòng do vậy rãnh cam sẽ đảo chiều, rất khó gia công 1 chiều rồi lại thay bộ bánh răng trung gian vào.

1. Thấy nó có vẻ kềnh càng vậy nhưng là "đồ thô", bạn có thể dùng thép hình U, I... hoặc thép tấm để làm support (chỉ cần hàn ghép, không cần gia công, chịu khó canh chỉnh 1 lần khi gá lắp). Cả bộ bánh răng cũng vậy, có thể dùng luôn bộ bánh răng thay thế có sẵn (máy phay nào cũng có một bộ như vậy từ nhỏ đến lớn). Một cặp không tới thì 3, 4 cái gì đó xếp thành hàng cũng được. Thậm chí nếu phải chế tạo cặp bánh răng thì cũng chỉ dùng thép tấm CT3 dày khoảng 16 đến 20 là OK, chẳng cần tôi luyện gì cả. Tóm lại, tổng chi phí làm gá trong mọi trường hợp không quá 3 triệu.

 

2. Đối với cam rãnh, cách gia công tuyệt hảo nhất là chạy trên máy phay CNC 4 trục trở lên. Tuy nhiên, với D960, e rằng bạn không kiếm đâu ra con máy đáp ứng được tại VN! Dạng cam như vậy, chỗ ssg cũng đã từng làm khá nhiều, chỉ có điều là D nhỏ (khoảng trên 250). Cách làm thì y chang như ssg đã mô tả, nhưng tất nhiên là gá thẳng lên đầu phân độ, không phải lằng nhằng. Động tác thêm bánh răng trung gian vào xích truyền động để đảo chiều cực kỳ đơn giản, không phức tạp như bạn nghĩ đâu. Chạy hết đoạn xoắn phải, dừng máy, nhả lỏng chạc đầu ngựa ra, lắp thêm bánh đảo chiều vào, cho ăn khớp lại và chạy tiếp...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bác.

Mình đang định gia công chi tiết sau, nhưng chưa có hướng giài quyết, các bác xem góp ý giùm : phôi là các đoạn ống 27 dày 1.2mm , L<=800, được kéo vuốt và dập đùn đầu (như hình vẽ).

 

Ong.jpg

 

 

Kích thước A, B không quan trọng, chỉ cần có kích thước ông 16 và L=50 (số lượng nhiều). Cám ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào các bác.

Mình đang định gia công chi tiết sau, nhưng chưa có hướng giài quyết, các bác xem góp ý giùm : phôi là các đoạn ống 27 dày 1.2mm , L<=800, được kéo vuốt và dập đùn đầu (như hình vẽ).

 

Socket_1.jpg

Kích thước A, B không quan trọng, chỉ cần có kích thước ông 16 và L=50 (số lượng nhiều). Cám ơn

Chào bác leolas,

Theo thiển ý của mình, vụ này bác phải chơi dập nóng thôi bác ạ. Kiểu thợ rèn ngày xưa đó bác. Dập nguội e rằng không ổn.

Bác có thể tiến hành dập vuốt đường kính 16 trước với chiều dài lớn hơn 50 một vài ly. Sau đó nung cục bộ khu vực cần chồn rồi thực hiện nguyên công chồn (đùn) bác ạ. Cuối cùng bác cho cắt lại đầu ống đường kính 16 cho vừa kích thước cần thiết.

Các bước dập vuốt bác phải tùy vào vật liệu để chơi cho phù hợp bác nhé. Có thể sử dụng thêm lõi trục đỡ ồng trong quá trình dập vuốt bác ạ.

Nếu bác định xài cái phi 16 làm ngõng trục thì bác nên để lượng dư để tiện vớt lại cho chắc ăn bác ạ.

Chúc bác thành công.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bọn em đang tìm cách gia công để sửa chữa lại cái máy cũ, bản vẽ coi như pótay.com :(

Em đang phác lại biên dạng cam trên CAD để làm phôi đúc, bác tham khảo thêm nhé. Mong bác góp ý hoặc có thể giúp đỡ thêm. Thanks bác

 

FIle CAD Cam profile

 

@ssg:

-Cám ơn nhiệt tình của bạn. Tuy nhiên mình cảm thấy nó không khả thi ở chỗ chi phí cho việc làm kết kấu đỡ phụ "đủ cứng vững" và bộ bánh răng...

-Có lẽ cái pix ko đủ rõ ràng vì như đã nói tần suất làm việc là 2lần/vòng do vậy rãnh cam sẽ đảo chiều, rất khó gia công 1 chiều rồi lại thay bộ bánh răng trung gian vào. Bạn xem thêm file CAD nhé

 

Hiện nay mình gặp khó khăn trong việc tìm máy và chỗ gia công. Trước mắt là tìm chỗ làm mẫu gỗ

Mong các bác góp ý, giúp đỡ thêm

Chào bạn tambo,

Kích thước của rãnh cam ra sao bạn nhỉ, độ rộng, chiều sâu ....

Theo mình hiểu thì đây là dạng cam thùng, thay vì bạn phải dập hay đúc cái bề mặt xoắn vít đó bạn có thể sử dụng cái ống trụ với đường kính dày hơn chiều sâu rãnh cam và gia công cái rãnh cam đó trên bề mặt trụ là Ok. Như vậy sẽ dể dàng hơn cho bạn mà chi phí chưa chắc đẵ đắt hơn đâu bạn. Đó là chưa kể đến bạn phải làm hai cam như trên hình vẽ.

Nếu dùng ống trụ thì bạn chỉ phải gia công hai rãnh cam trên cùng một bề mặt trụ mà thôi.

Ống trụ nếu không thể tìm được ống có sẵn thì bạn có thể đúc phôi khá đơn giản và rẻ tiền, không cần thiết gia công khuôn phức tạp.

Việc gia công rãnh cam theo hướng dẫn của bác SSG là khá bài bản và thuận lợi bạn ạ. Bạn chỉ cần tính xích truyền động chuẩn là OK ngay.

Trong trường hợp bạn không cần chuẩn xác lắm có thể gia công theo kiểu củ chuối là dùng trên máy phay với việc vê tay theo dấu trên phôi. Cái cách này phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của người thợ phay, và đường kính dao phay ngón phải nhỏ hơn chiều rộng rãnh cam ít nhất là 3mm để còn có lượng dư cho người thợ vê sửa mép rãnh bạn ạ.

Mấy điều góp ý để bạn tham khảo thêm. Nếu bạn cần có thể liên lạc với mình qua tin nhắn trên diễn đàn hoặc qua địa chỉ email: pt_binh@yahoo.com.

Chúc bạn thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn tambo,

Kích thước của rãnh cam ra sao bạn nhỉ, độ rộng, chiều sâu ....

Theo mình hiểu thì đây là dạng cam thùng, thay vì bạn phải dập hay đúc cái bề mặt xoắn vít đó bạn có thể sử dụng cái ống trụ với đường kính dày hơn chiều sâu rãnh cam và gia công cái rãnh cam đó trên bề mặt trụ là Ok. Như vậy sẽ dể dàng hơn cho bạn mà chi phí chưa chắc đẵ đắt hơn đâu bạn. Đó là chưa kể đến bạn phải làm hai cam như trên hình vẽ.

Nếu dùng ống trụ thì bạn chỉ phải gia công hai rãnh cam trên cùng một bề mặt trụ mà thôi.

...

Việc gia công rãnh cam theo hướng dẫn của bác SSG là khá bài bản và thuận lợi bạn ạ. Bạn chỉ cần tính xích truyền động chuẩn là OK ngay.

 

Trong trường hợp bạn không cần chuẩn xác lắm có thể gia công theo kiểu củ chuối là dùng trên máy phay với việc vê tay theo dấu trên phôi. Cái cách này phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của người thợ phay, và đường kính dao phay ngón phải nhỏ hơn chiều rộng rãnh cam ít nhất là 3mm để còn có lượng dư cho người thợ vê sửa mép rãnh bạn ạ.

 

Mấy điều góp ý để bạn tham khảo thêm. Nếu bạn cần có thể liên lạc với mình qua tin nhắn trên diễn đàn hoặc qua địa chỉ email: pt_binh@yahoo.com.

Chúc bạn thành công.

 

Cám ơn lời khuyên của bác

 

-Kích thước rãnh cam là 20x20mm (rộngxsâu)

 

-Em cũng đã nghĩ đến phương án phay trên ống tròn, rủi thay chi tiết này bằng HK NHÔM!, nên buộc lòng em phải đúc (Gang/Sắt) theo mẫu và làm kết cấu nhẹ đi để khống chế trọng lượng

 

-Các bước của bác ssg đúng là bài bản rùi, nhưng khổ nỗi bọn em là bảo trì, ko có máy lớn, các xưởng bên ngoài cũng không sẵn máy và sẵn "lòng" như yêu cầu g/c đơn chiếc :(. Em đang nhờ 1 xưởng xem cách củ chuối giống như bác nói (ghép máy phay nhỏ trên bàn dao máy tiện cụt) để vê theo mẫu, nhưng cũng đang "củ chuối" quá, họ chưa dám nhận làm.

 

-Em vẫn đang bí, nếu bác hoặc thấy có chỗ nào giúp được thì PM dùm em cái

 

@ssg: vẫn biết cách làm của bác là bài bản, như đã trả lời ở trên, bọn mình chỉ là bảo trì, mấy cái đồ lớn như thế này ko tự làm được. Bên ngoài ko phải chỗ nào cũng sẵn sàng như mình muốn. Thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn lời khuyên của bác

 

-Kích thước rãnh cam là 20x20mm (rộngxsâu)

 

-Em cũng đã nghĩ đến phương án phay trên ống tròn, rủi thay chi tiết này bằng HK NHÔM!, nên buộc lòng em phải đúc (Gang/Sắt) theo mẫu và làm kết cấu nhẹ đi để khống chế trọng lượng

 

-Các bước của bác ssg đúng là bài bản rùi, nhưng khổ nỗi bọn em là bảo trì, ko có máy lớn, các xưởng bên ngoài cũng không sẵn máy và sẵn "lòng" như yêu cầu g/c đơn chiếc :(. Em đang nhờ 1 xưởng xem cách củ chuối giống như bác nói (ghép máy phay nhỏ trên bàn dao máy tiện cụt) để vê theo mẫu, nhưng cũng đang "củ chuối" quá, họ chưa dám nhận làm.

 

-Em vẫn đang bí, nếu bác hoặc thấy có chỗ nào giúp được thì PM dùm em cái

 

@ssg: vẫn biết cách làm của bác là bài bản, như đã trả lời ở trên, bọn mình chỉ là bảo trì, mấy cái đồ lớn như thế này ko tự làm được. Bên ngoài ko phải chỗ nào cũng sẵn sàng như mình muốn. Thanks

Chào bạn tambo,

Hiện nay, việc đúc nhôm ở Sài gòn không phải là hiếm nữa mà. Bạn thử nghĩ tới việc đúc nhôm hợp kim xem sao. Theo mình thì nên làm dạng ống trụ hơn là làm dạng vành ren vít bạn ạ. Chỉ nguyên việc tạo phôi đã khá khó khăn và tốn kém rồi.

Mặt khác bạn thự kiểm tra xem ảnh hưởng của tự trọng cam lên sự hoạt động của thiết bị có quá lớn không. Theo mình là không ảnh hưởng bao nhiêu và có thể bỏ qua bạn ạ. Bởi vì chi tiết của bạn có thể coi như đối xứng về mặt trọng lượng qua trục. Vả lại khi thay bằng ống trụ bạn sẽ bớt đi được một khối lượng của moayo cam mà bạn. Có chăng trọng lượng tăng thêm chỉ là do thay đổi vật liệu mà thôi và phần này thì thường thường thiết bị nào cũng có một hệ số tải trọng dư nhất định nên có thể xài được bạn ạ. Nếu việc tính lại trục mà dẫn tới kích thước ngõng trục lắp moay-ơ không đủ bạn có thể gia cường đầu trục bằng cách đóng sơ mi được không?

Việc gia công trên máy tiện cụt như bạn nói thực ra là khá khó khăn bạn ạ. Vì khi đó thao tác vê của người thợ sẽ khó khăn hơn nhiều do chi tiết bị quay cưỡng bức chứ không phải theo ý người thợ bạn ạ. Nếu người thợ không nhanh tay lẹ mắt thì dễ sai hỏng lắm. Quá trình gia công cái rãnh cam này là khá lâu chứ không thể nhanh được đâu bạn ạ. Người thợ sẽ phải thật tập trung khi gia công mới được, sơ sảy một tí là hỏng phôi ngay.

Theo mình bạn nên tìm một máy phay ngang có khoảng cách từ trục dao đến bàn máy lớn nhất khoảng 500 mm, dùng bộ gá đỡ có thể quay chi tiết bằng tay qua một hệ thống bánh răng giảm tốc và được gá chặt lên bàn máy. Như vậy người thợ có thể chủ động điều chỉnh bằng tay với cả hai chuyển động ăn dao là quay và tịnh tiến phôi. Cách thao tác y hệt khi người thợ tiện phải vê cái chỏm cấu ây bạn ạ. Và khi người thợ mỏi tay mỏi mắt có thể cho máy nghỉ mà không ảnh hưởng tới việc thao tác tiếp theo.

Tất nhiên bạn phải kiểm tra cà hành trình tiến dao dọc của mày phải đảm bảo đủ lớn để có thể có được khoảng cách từ mũi dao tới tâm cam là >485 mm.

Về thiết bị bạn thử liên hệ với nhà máy Cơ khí Hóa chất Thủ đức xem. Ở đó họ có máy phay giường khá lớn, hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Chúc bạn vui và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bác leolas,

Theo thiển ý của mình, vụ này bác phải chơi dập nóng thôi bác ạ.

Cám ơn bác Bình và thành thật xin lỗi, do em vẽ sai nên bác nghĩ là thép đặt, em đã sửa lại hình vẽ. Phôi em sử dụng là thép ống cuốn có bán sẳn ờ chợ

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác Bình và thành thật xin lỗi, do em vẽ sai nên bác nghĩ là thép đặt, em đã sửa lại hình vẽ. Phôi em sử dụng là thép ống cuốn có bán sẳn ờ chợ

Ối, không phải đâu bác leolas ơi.

Mình hiểu là thép ống đấy chứ, vì vậy mới có cái hướng dẫn là dùng lõi trục để đỡ trong lòng ống khi vuốt bác ạ.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em thấy 1 số máy mọc khi bắt bu lông đai ốc cho các lắp ghép chỗ có vòng đệm chỗ không có vòng đệm.

Em chưa biết tác dụng của vòng đệm.

Có bác nào biết kinh nghiệm tính số bu lông đai ốc cho mặt bích có ghép gioăng của nắp bình chịu áp lực chịu lực 19 Kg/ Cm2. ( Bình hình đường kính ∅ 800 dài 3000. Năp bình hình trụ đường kính ∅800 cao 200.Bình và nắp bình nối được hàn mặt bích đường kính ngoài ∅920 dùng bu lông ghép nắp bình và thân bình có gioăng làm kính)

Cách tính bu lông cho mặt bích nối ống dẫn khí nén ống ∅40 chịu áp lực 19 kg/Cm2. Nhờ các bác bầy cách.

Bác nào có tài liệu về tính toán nghiệm bền của thiết bị chịu áp lực thì tốt quá

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thấy 1 số máy mọc khi bắt bu lông đai ốc cho các lắp ghép chỗ có vòng đệm chỗ không có vòng đệm.

Em chưa biết tác dụng của vòng đệm.

Có bác nào biết kinh nghiệm tính số bu lông đai ốc cho mặt bích có ghép gioăng của nắp bình chịu áp lực chịu lực 19 Kg/ Cm2. ( Bình hình đường kính ∅ 800 dài 3000. Năp bình hình trụ đường kính ∅800 cao 200.Bình và nắp bình nối được hàn mặt bích đường kính ngoài ∅920 dùng bu lông ghép nắp bình và thân bình có gioăng làm kính)

Cách tính bu lông cho mặt bích nối ống dẫn khí nén ống ∅40 chịu áp lực 19 kg/Cm2. Nhờ các bác bầy cách.

Bác nào có tài liệu về tính toán nghiệm bền của thiết bị chịu áp lực thì tốt quá

Chào bạn Ngovinh,

Bài toán tính bu lông chịu lực kéo đúng tâm là bài toán cơ bản có trong giáo trình sức bền vật liệu mà bạn đã được học. Bạn có thể mở sách ra xem qua lại là nắm vững thôi mà. Cách tính toán cơ bản chỉ là tình ứng suất cắt mà thôi.

Trong đề bài của bạn, bạn cần tính ra tải trong tác động lên nắp từ áp suất trong bình, chọn đường kính bu lông và vất liệu bu lông sau đó tình khả năng chịu tải của bu lông rồi chia tải trọng trên nắp cho khả năng chịu tải của bu lông sẽ ra được số bu lông cần thiết bạn ạ.

Với bu lông mặt bích ống cũng tương tự.

Về tính bền cho thiết bị bồn áp lực bạn có thể đọc trong giáo trình sức bền vật liệu về các bài toán tính vỏ mỏng bạn ạ.

Tất cả các nội dung này chắc bạn đều đã phải học qua khi học môn sức bền vật liệu trong quá trình học tập rồi. Bạn chỉ cần bỏ công ra đọc lại sẽ nắm vững và vận dụng được ngay. Còn nếu như bạn không muốn đọc lại thì có chỉ cho bạn cách tính cũng bằng thừa vì bạn sẽ không hiểu nó đúng sai chỗ nào mà kiểm tra cả.

Rất mong bạn thành công trong công việc.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn Ngovinh,

Bài toán tính bu lông chịu lực kéo đúng tâm là bài toán cơ bản có trong giáo trình sức bền vật liệu mà bạn đã được học. Bạn có thể mở sách ra xem qua lại là nắm vững thôi mà. Cách tính toán cơ bản chỉ là tình ứng suất cắt mà thôi.

Trong đề bài của bạn, bạn cần tính ra tải trong tác động lên nắp từ áp suất trong bình, chọn đường kính bu lông và vất liệu bu lông sau đó tình khả năng chịu tải của bu lông rồi chia tải trọng trên nắp cho khả năng chịu tải của bu lông sẽ ra được số bu lông cần thiết bạn ạ.

Với bu lông mặt bích ống cũng tương tự.

Về tính bền cho thiết bị bồn áp lực bạn có thể đọc trong giáo trình sức bền vật liệu về các bài toán tính vỏ mỏng bạn ạ.

Tất cả các nội dung này chắc bạn đều đã phải học qua khi học môn sức bền vật liệu trong quá trình học tập rồi. Bạn chỉ cần bỏ công ra đọc lại sẽ nắm vững và vận dụng được ngay. Còn nếu như bạn không muốn đọc lại thì có chỉ cho bạn cách tính cũng bằng thừa vì bạn sẽ không hiểu nó đúng sai chỗ nào mà kiểm tra cả.

Rất mong bạn thành công trong công việc.

Cảm ơn bác. Em muốn hỏi xem bác nào có công thức kinh nghiệm để tính bu lông cho nhanh hoặc có bảng lập trình sẵn trong EXCEL.

Tính trong sức bền vật liệu lâu

Em xin trao đổi với bác: Bu lông chịu kéo đúng tâm tính theo ứng suất kéo, không phải ứng suất cắt. tính lực cho bu lông trong trường hợp nó chỉ là bích nối ống thì bu lông có tác dụng ép kín gioăng và lực giữ cho hai đoạn ông liên kết với nhau không lớn. Do đó cùng áp suất như nhau nhưng bu lông nắp bình chứa chịu lực lớn hơn. Bu lông bích nối ống chịu lực nhỏ hơn bác ạ. Đó là ý kiến của em rất mong được trao đổi thêm và nhận được sự giúp đỡ của bác em xin cảm ơn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cảm ơn bác. Em muốn hỏi xem bác nào có công thức kinh nghiệm để tính bu lông cho nhanh hoặc có bảng lập trình sẵn trong EXCEL.

Tính trong sức bền vật liệu lâu

Em xin trao đổi với bác: Bu lông chịu kéo đúng tâm tính theo ứng suất kéo, không phải ứng suất cắt. tính lực cho bu lông trong trường hợp nó chỉ là bích nối ống thì bu lông có tác dụng ép kín gioăng và lực giữ cho hai đoạn ông liên kết với nhau không lớn. Do đó cùng áp suất như nhau nhưng bu lông nắp bình chứa chịu lực lớn hơn. Bu lông bích nối ống chịu lực nhỏ hơn bác ạ. Đó là ý kiến của em rất mong được trao đổi thêm và nhận được sự giúp đỡ của bác em xin cảm ơn!

Bạn muốn tính nhanh thì đơn giản thôi:

Tiết diện chân ren = Lực kéo đúng tâm / Ứng suất cho phép

Ứng suất cho phép = giới hạn chảy/hệ số an toàn

Có tiết diện chân ren -> đường kính chân ren -> đối chiếu tiêu chuẩn -> đường kính bulông

Tuy nhiên, bạn cần chú ý phân biệt:

 

A. Các trường hợp đơn giản, không quan trọng:

- Vật liệu bu lông là CT3 hoặc không rõ chủng loại: giới hạn chảy = 24 kgf/mm2

- Hệ số an toàn tuỳ trường hợp (và tuỳ quan điểm của bạn). Có thể lấy từ 1.5 đến 2

 

B. Các trường hợp quan trọng, đặc biệt nguy hiểm thì không thể tính sơ sài như vậy được. Bồn D800 áp suất 19 bar không phải chuyện chơi. Nó mà nổ là như quả bom đó bạn!

1- Bu lông nắp bồn tính theo dạng "được xiết chặt, chịu lực theo chiều trục" như trong giáo trình "Chi tiết máy". Chú ý: nên dùng bu lông cường độ cao, cỡ cấp bền 6.6 trở lên (vật liệu là thép 35, 45...) để giảm đường kính bu lông. Mình chỉ tính sơ bộ thôi đã thấy lực chịu trên 1 bu lông rất lớn.

2- Bu lông bích ống cũng tính như trên nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều vì lực nhỏ. Nếu muốn nhanh, tính như A cũng được, lấy hệ số an toàn lớn một chút là OK. Ngoài ra, các bích ống đều có tiêu chuẩn theo từng cấp áp suất (chịu khó tìm tài liệu đi bạn), cứ dùng bu lông phù hợp với lỗ có sẵn của nó là xong, không cần tính toán gì cả.

3- Bản thân cái bồn: phải tính toán cẩn thận, nghiêm túc theo một giáo trình Sức bền nào đó. Hệ số an toàn có thể phải lấy đến 3, không thể lơ tơ mơ được. Nếu bạn biết dùng SolidWorks thì sử dụng tính năng CosmosWorks của nó, rất tin cậy và nhanh chóng. Lưu ý:

- Phần hình trụ bồn thì rất dễ tính. Thi công cũng dễ đạt yêu cầu.

- Vấn đề là ở 2 đầu. Thông thường người ta làm dạng chỏm cầu để giảm ứng suất. Tính (cũng như gia công) cái này công phu lắm, kể cả bạn có dùng phần mềm hỗ trợ cũng vậy, phải tính đi tính lại nhiều lần mới có kết quả hợp lý và bảo đảm an toàn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ha ha

không ngờ trong đây đông vui quá ta:

cho em vào kái sưởng cơ khí nhỏ một chân: thổi bễ nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chỗ em có cái máy khoan cần IKEDA- Tokyo- Japan. Hiện nay cơ cấu tự hãm của cần khoan khi mũi khoan quay bị hỏng em chưa biết cách khắc phục. Thông thường trước khi khoan trên máy khoan cần người thợ phải di chuỷên mũi khoan đến vị trí cần thiết. Khi khoan, cơ cấu tự hãm sẽ không cho cần khoan chuyển động. Việc hỏng này gây khó khăn khi khoan lỗ lớn.Em muốn tìm hiểu cơ cấu tự hãm cần khoan khi mũi khoan quay.

Có bác nào có Catalogue máy khoan cần không? Em đang cần ảnh chụp hoặc bản vẽ kết cấu của cơ cấu tự hãm cần khoan khi mũi khoan quay. Em xin cảm ơn nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn bạn trankhoactm,

Mình chưa hiểu rõ lắm bạn ạ. Như vậy là ta sẽ bắn cát vào chỗ có đề can dán ư??? Vậy làm gì để khống chế cát không phá hủy những chỗ không có đề can trên mặt kính???

Hay là đề can để bảo vệ mặt kính và sẽ bắn cát vào dể cát sẽ phá hủy phần không có đề can? Như vậy theo mình có vẻ hợp lý hơn. Nhưng như vậy có nghĩa là đề can phải là âm bản của hình thể hiện trên kính phải không bạn?

Nếu như vậy thì không khác với việc phun cát làm sạch vật đúc bao nhiêu cả bạn nhỉ? Chỉ khác ở chỗ những nơi có đề can sẽ không bị phá hủy và giữ nguyên chất lượng bề mặt thôi.

Còn việc tạo độ nhám khác nhau cho hình có không gian ba chiều chắc là sẽ sử dụng các loại cát có cỡ hạt khác nhau phải không bạn?

Chào các bác trên diễn đàn Cadviet vao đến chủ đề này chắc các bác phàn nhiều học cơ khí, thực sự em là sinh viên mới ra trường nhưng em ko có ý định đi lam thuê mãi em muốn mở xưởng cơ khí gia công các mặt hàng cơ khí, các loại ren , hàng đột dập... E rất kao khát kinh doanh nhưng hiện tại em chua co đủvôns thành lập xưởng em hỏi trên diễn đàn có bac nao khao khat kinh doanh để cùng hợp tác rất mong được sự hợp tác để cùng nhau phát triển ai có đam mê vấn Đề nay liên hệ với em nhé hãy liên lạc vào địa chỉ:tienmanhck1@gmail.com[/font]

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình mới tham gia diễn đàn. mong các bác chỉ bảo thêm!

bác nào có tài liệu về thông số của ổ chặn đỡ cho mình xin với nha. mình đọc sách thấy đủ các loại ổ, nhưng không có thông số của ổ chặn đỡ. thank

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×