Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Hieuss

Di tích Hoàng Thành Thăng Long

Các bài được khuyến nghị

Nhân chuyện khảo cổ di tích, năm 2003 một di tích vô cùng quan trọng và quý giá cũng được phát lộ đó là di tích Hoàng Thành Thăng Long ở số 18 Hoàng Diệu. Kết quả khai quật đã phát lộ được quần thể nền móng của nhiều loại hình di tích kiến trúc: nền nhà của các cung điện, lầu gác, hệ thống giếng nước, đường cống tiêu thoát nước... cùng với số lượng lớn và phong phú khoảng vài triệu loại hình di vật: đồ gốm sứ, đồ kim loại, di cốt mộ táng... có niên đại kéo dài 1.300 năm (từ thời An Nam đô hộ phủ đến thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn), phản ánh lịch sử lâu dài, độc đáo và đáng tự hào của Thăng Long - Hà Nội.

Sau đây là một số hình ảnh về khu di tích quý báu này

 

DSCF0001.jpg

DSCF0014.jpg

DSCF0027.jpg

DSCF0031.jpg

DSCF0041.jpg

DSCF0056.jpg

DSCF0060.jpg

DSCF0061.jpg

 

Qua nhứng di tích đã được khảo cổ có thể thấy nền kiến trúc cổ xưa của nước ta có những nét rất riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn vào đó ta có thể hình dung được một nền kiến trúc rực rỡ của ông cha ta ngày xưa. Chúng ta là những kiến trúc sư trẻ, tiếp xúc và học hỏi nhiều với kiến trúc hiện đại nhưng cũng không nên quên đi bản sắc và cội nguồn dân tộc.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử học Việt Nam: Về kiến trúc Cấm Thành, theo sử liệu cũng như các dấu vết tại thực địa cho thấy:

 

Thứ nhất, trung tâm của Cấm Thành là điện Kính Thiên thời Lê sơ; xưa là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, Trần. Đó cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nền điện Kính Thiên bây giờ còn đó với bậc thềm và lan can đá chạm rồng mang đặc trưng nghệ thuật trang trí thế kỷ XV.

 

Thứ hai là Đoan Môn, cửa Nam của Cấm Thành. Tài liệu sử sách cho biết vị trí của Đoan Môn cũng không thay đổi qua các triều đại. Vừa rồi khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang lại.

 

Dưới chân Đoan Môn đã phát hiện dấu tích kiến trúc của thời Lý, Trần. Đoan Môn phải hiểu là cửa Nam phía trong trong cùng của Cấm Thành, bởi theo Phan Huy Chú và Nguyễn Văn Siêu thì phía nam Cấm Thành có ba lần cửa, nhìn trên bản đồ Hồng Đức cũng thấy điều đó. Theo một số tài liệu đời Nguyễn thì Cột cờ được xây dựng trên nền cửa Tam Môn là cửa Nam ngoài cùng của Cấm Thành.

 

Như vậy là Kính Thiên – Đoan Môn – Cột Cờ/Tam Môn là trục trung tâm của Cấm Thành.

 

Thứ ba là chùa Một Cột. Theo văn bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi, Duy Tiên, Hà Nam) do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 thời Lý thì chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột dựng ở phía tây Cấm thành. Vậy tường thành phía tây của Cấm thành không thể quá vị trí chùa Một Cột. Theo bản đồ Hồng Đức và nhiều tài liệu địa lý, lịch sử thì ở phía Tây Bắc của Cấm Thành có cửa Tây (Tây Môn) và phía ngoài có núi Khán Sơn và chùa Khán Sơn là nơi vua Lê Thánh Tông lên duyệt binh.

 

Đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn xây dựng lại thành Thăng Long, từ năm 1831 đổi tên là thành Hà Nội, thì Khán Sơn nằm bên trong, ở về phía Tây Bắc của thành Hà Nội, nghĩa là nằm ở khoảng cuối Hùng Vương gần Phan Đình Phùng, trước mặt Chủ tịch phủ và Thủ tướng phủ hiện nay. Từ đó, có thể phỏng đoán tường thành phía tây Cấm Thành ở vào khoảng đường Độc Lập đến giữa Quảng trường Ba Đình.

 

Vậy là ta đã xác định được vị trí trung tâm, trục trung tâm cùng giới hạn phía nam và phía tây của Cấm Thành.

 

Theo bản đồ Hồng Đức, Cấm Thành có hình chữ nhật, nhưng Đông cung và Thái miếu ở phía đông - theo Nguyễn Văn Siêu - dù nằm trong tường thành bảo vệ nhưng vẫn không được coi là trong Cấm Thành. Như vậy, Cấm Thành gần như hình vuông. Điều này cũng rất phù hợp với việc nhà Nguyễn xây dựng thành Hà Nội trên cơ sở mở rộng Cấm Thành.

 

Trong chỉ dụ của vua Gia Long có nói thành Thăng Long (Cấm thành) chật hẹp, cho nên phải mở rộng thêm. Thành Hà Nội của nhà Nguyễn vì thế rộng hơn Cấm Thành, nhưng nhỏ hơn Hoàng thành.

 

Theo kết quả xác định trên thì khu khai quật chắc chắn nằm trong Cấm Thành và chỉ cách điện Kính Thiên chưa đầy 100 m tức gần vùng trung tâm của Cấm Thành. Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành (hay Đại La thành), Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành (còn gọi là Cung thành) thì gần như không thay đổi.

 

Chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo PGS-TS Tống Trung Tín-Phó Viện trưởng, Viện Khảo cổ học Việt Nam:

 

Chính sử ba thời kỳ lớn Lý, Trần, Lê đều ghi rất rõ: xung quanh điện Kính Thiên thời Lê (chính là xung quanh điện Thiên An thời Lý, Trần) dày đặc các cung điện. Vị trí khai quật của di tích 18 Hoàng Diệu cách điện Kính Thiên đúng 87m, xuất lộ dày đặc các dấu tích cung điện rất phù hợp với sử liệu Lý, Trần, Lê.

 

Từ trung tâm của điện Kính Thiên cho đến Đoan Môn (trên trục chính của Cấm Thành), ta đã thăm dò khảo cổ học ở vị trí trước Đoan Môn, tìm thấy dấu vết Ngự đạo. Nhiều người cho rằng cứ tiếp tục tìm ở quanh đó thì sẽ thấy các cung điện, nhưng suy luận theo các tài liệu lịch sử thì sẽ thấy ở đó chỉ có điện Kính Thiên, Đoan Môn, điện Thị Triều, còn lại sẽ là đường vua đi (ngự đạo) và sân rồng.

 

Trong khi đó, khi khai quật hố A20 (khu A), các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng như Nhật Bản khi nghiên cứu kiến trúc phân bố của các trụ móng cột cũng như kỹ thuật bó nền của nó thấy dấu vết còn ăn sâu vào đường Hoàng Diệu thì thấy rõ đây là những kiến trúc rất lớn, chạy từ Hố A20 vắt qua đường Hàng Diệu sang phía khu thành cổ Hà Nội hiện nay.

 

Những kiến trúc này đều được gia cố bằng hệ thống móng trục bằng sỏi, gạch, ngói vụn nhồi với kích thước rất lớn, hình dáng gần hình vuông mà mỗi cạnh 1.2 m, chiều sâu 1m. Các chuyên gia nghiên cứu kiến trúc cổ các nước đến đây giúp ta đều nhận định đó phải là những hệ thống móng trụ để đỡ một hệ thống khung cột, mái nhà bên trên rất lớn, phải là những kiến trúc quan trọng của khu vực này.

 

Ở khu B, khu D cũng tìm thấy những dấu vết kiến trúc như thế. Riêng khu C chỉ mới khai quật thăm dò, nhưng đã thấy nhiều dấu vết kiến trúc quan trọng, lại nằm giữa hai khu B và D.

 

Rồi ta tìm thấy dấu vết của những cung điện đã ghi trong lịch sử là nằm trong Cấm Thành, như khu A thì tìm thấy dấu vết của Trường Lạc cung, là cung của hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng, vợ vua Lê Thánh Tông, sau là Hoàng thái hậu thời vua Lê Hiển Tông. Ta tìm thấy những đồ dùng có ghi rõ Trường Lạc khố (đồ ở cung Trường Lạc) hoặc ghi là Trường Lạc cung (đồ của cung Trường Lạc). Cung của Hoàng hậu, Hoàng thái hậu là cung cấm, không thể không nằm trong Cấm thành.

 

Ở khu D (sát đường Độc Lập), ta tìm thấy 2 dấu vết quan trọng. Thứ nhất là ngói thời Trần có ghi Hoàng Môn Thự, cơ quan đầu não gần vua nhất, giúp mọi việc cho các vị vua thời Trần nằm trong Cấm Thành. Ta còn thấy dấu vết của điện Kim Quang thời Lê qua những viên ngói ghi rõ "Kim Quang điện", rồi gạch của hàng chục phiên hiệu quân đội thời Lê ở đây.

 

Nghiên cứu chi tiết các di vật tìm được ở đây lại càng tìm thấy nhiều bằng chứng của khu trung tâm Cấm Thành. Hàng vạn viên gạch tìm được của rất nhiều thời kỳ, trong đó sớm nhất là gạch "Giang Tây quân" từ thời thành Đại La (thế kỷ VII đến IX), rồi gạch Long Thụy Thái Bình từ năm 1057... hệ thống trang trí toàn là những biểu trưng của nhà vua như rồng, hoa sen, hoa cúc.

 

Kèm theo đó là một hệ thống di vật những đồ dùng trong hoàng cung như bát, đĩa, chum, vại đều ở trình độ cao. Như đồ gốm sứ cao cấp thời Lý, Trần, gốm mỏng thời Lê trình độ không kém gì Trung Quốc, hoa văn rất đẹp, biểu trưng cho các quyền uy của hoàng gia. Đặc biệt tìm thấy ở khu D những lá kim loại màu vàng của thời Lý có chạm khắc hình rồng - theo các chuyên gia trong và ngoài nước thì những chiếc lá kim loại bằng vàng, màu vàng chỉ tượng trưng cho vua)

 

Những bằng chứng này đã đủ khẳng định di tích 18 Hoàng Diệu thuộc Cấm Thành, thậm chí là trung tâm của Cấm Thành.

 

Ở Bắc Kinh, mấy chục năm trước dân phá lớp thành ngoài cùng (tương đương thành Đại La của ta) để lấy gạch xây nhà, vài năm gần đây Chính phủ Trung Quốc có chủ trương tôn tạo lại toàn bộ vòng thành ngoài (tương đương những con đường như Đê La Thành, Hoàng Hoa Thám), người dân đã dỡ toàn bộ gạch cổ của nhà mình ra để góp sức tôn tạo đúng như nguyên bản.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vài nét về lịch sử

 

Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý (1009-1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2/11 Kỷ Dậu (2/11/1009). Tháng 7 mùa Thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa Thu năm đó, nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình và hoàng gia. Trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Đến cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đã hoàn thành. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm. Một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này. Thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam, Diệu Đức ở phía Bắc. Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia. Trong đời Lý, các kiến trúc trong Hoàng Thành còn qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm.

 

Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của Kinh Thành. Phía ngoài, cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp. Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, đời Lý gọi là thành Đại La hay La Thành. Vòng thành này vừa làm chức năng thành lũy bảo vệ, vừa là đê ngăn lũ lụt. Phía Đông thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Nhị như một đoạn đê của sông này từ Bến Nứa đến Ô Đống Mác, phía Bắc dựa theo hữu ngạn sông Tô Lịch, phía Nam Hồ Tây từ Bưởi đến Hàng Buồm ngày nay; phía Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến Ô Cầu Giấy; phía Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, đến Ô Đống Mác. Thành Đại La lúc này mở các cửa: Triều Đông (dốc Hòe Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), Vạn Xuân (Ô Đống Mác). Thành Đại La được bao bọc mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng như những con hào tự nhiên. Một đặc điểm nổi bật của cảnh quan thiên nhiên của thành Thăng Long là nhiều sông hồ. Có thể nói Thăng Long – Hà Nội là một thành phố sông hồ và ngay từ khi kiến lập, nhà Lý đã biết tận dụng địa thế tự nhiên này trong quy hoạch xây dựng nhằm biến những sông, hồ đó thành những con hào tự nhiên, những giao thông đường thủy tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thái. Vì vậy mặt bằng các vòng thành Thăng Long không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông vắn mà uốn mình theo địa hình, thích nghi và tận dụng điều kiện thiên nhiên.

 

Trong những biến loạn cuối đời Lý, Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề. Sau khi thành lập, nhà Trần phải đắp lại thành, xây lại các cung điện, nhưng vị trí, quy mô của Hoàng Thành, thường gọi là Long Phượng Thành, không thay đổi.

 

Thời Lê sơ, Hoàng Thành nhiều lần được tu bổ và mở rộng thêm mà trung tâm điểm là điện Kính Thiên dựng năm 1428, xây lại năm 1465 với lan can bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước gồm 13 thừa tuyên và phủ Trung Đô tức thành Đông Kinh thời Lê sơ. Tập Bản đồ Hồng Đức còn lại đến nay đã qua nhiều lần sao chép lại về sau, nhưng vẫn là tập bản đồ xưa nhất của nước Đại Việt, trong đó có bản đồ thành Đông Kinh. Qua bản đồ này, có thể hình dung được quy mô và cấu trúc của Hoàng Thành và Cấm Thành của thành Thăng Long thế kỷ XV cùng một số cung điện đương thời.

 

Sang thời Nguyễn, thành Hà Nội do vua Gia Long xây năm 1805 theo kiểu Vauban không những hạ thấp độ cao mà còn thu nhỏ về quy mô so với Hoàng Thành của Thăng Long xưa. Tuy nhiên trục trung tâm Đoan Môn – Kính Thiên của Hoàng Thành Thăng Long thời Lê vẫn không thay đổi và trên trục này thêm Cột Cờ, Cửa Bắc thời Nguyễn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sự thăng trầm của Hoàng thành

Tô Lịch - Nùng Sơn theo phong thủy xưa là hai biểu tượng của nước non Thăng Long - Hà Nội. Nói theo sinh thái học nhân văn thì Thăng Long - Hà Nội là một đô thị sông - hồ được bao bọc bởi một “tứ giác nước” 30 km “đường đê La Thành”:

 

Nhị Hà quanh bắc sang đông

Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.

 

Tô Lịch tách ra khỏi Nhị Hà ở khoảng chợ Gạo, chảy qua giữa Ngõ Gạch - Hàng Buồm, luồn qua Cầu Đông - Hàng Đường - Hàng Cá - Cống Chéo Hàng Lược, ngoằn ngoèo theo đường Quán Thánh rồi chảy xuống Thụy Khuê - Hồ Khẩu...

 

Kim Ngưu mở cửa vào Hồ Tây (cũng có tên khác là hồ Kim Ngưu), chảy theo chiều bắc – nam thành Ngọc Hà, dọc dài đường Ông Ích Khiêm - Lê Trực (nay là cống ngầm) luồn qua đường Cát Linh mà chảy xuống Hào Nam

 

Thích nghi tối ưu - tối đa với môi trường tự nhiên sông nước trên đại thể được vạch ra tóm gọn như trên, ta dễ dàng hiểu nhà phong thủy Cao Biền (thế kỷ IX) và các nhà quy hoạch La Thành - Đại La Thành - Long Phượng Thành sẽ lấy núi Nùng làm trung điểm và các đường - vệt nước sông hồ Tô Lịch - Kim Ngưu (Ngọc Hà) làm “hào” mà đắp xây các lũy thành. Các tấm bản đồ Thăng Long thành đời Lê, tuy không vẽ theo họa pháp địa lý học tân thời, về cơ bản cũng cho ta hình dung được điều đó (trong bài này tôi xin phép được sử dụng bản đồ do PGS.TS Ngô Đức Thọ vừa sưu tầm được trong cuốn Thiên tải nhàn đàm của Đàm Nghĩa Am viết và vẽ lại năm Gia Long thứ 9 - 1810).

 

Theo “thủ chiếu” của Lý Thái Tổ thì ngài muốn dời đô từ Hoa Lư ra “thành Đại La cố đô của Cao Vương”. Cố nhiên Ngài và các vua kế vị về sau cũng xây dựng thêm nhiều cung điện,cầu cống.

 

Nhà Trần thay ngôi nhà Lý một cách hòa bình cũng sử dụng lại Hoàng thành Thăng Long và có xây dựng, sửa chữa thêm, nhất là sau những cơn binh hỏa chống Mông - Nguyên. Nhà Hồ dựng Tây Đô ở xứ Thanh, đổi tên Thăng Long thành Đông Đô và có dỡ một vài cung điện ở Thăng Long đưa vào Tây Đô. Sau 20 năm Minh thuộc và chống Minh, tháng 4/1428, Lê Lợi, người sáng nghiệp triều Lê vào yên vị ở Đông Đô (1430 đổi là Đông Kinh, nhưng cái tên tuyệt đẹp Thăng Long vẫn tồn tại dài dài). Nhà Mạc xây Dương Kinh ở quê nhà gần biển, ít xây dựng ở Đông Kinh ngoài việc đắp thêm nhiều lũy thành ở phía nam kinh thành để chống Trịnh. Thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh xây Vương phủ riêng bên bờ tả - hữu Vọng Hồ (Hồ Hoàn Kiếm). Vua Lê vẫn ngồi trên ngôi hư vị ở hoàng thành cũ, có đổ nát đi hơn là xây dựng thêm.

 

Rồi Gia Long và Minh Mạng phá Hoàng Thành cũ, xây Bắc Thành, tỉnh thành Hà Nội mới theo kiểu Vauban. Thi hào Nguyễn Du than thở:

 

Thiên niên cự thất thành quan đạo

 

Nhất phiến tân thành một cố cung.

 

Tạm dịch:

 

Cung điện ngàn năm thành đường cái

 

Một tòa thành mới mất cung xưa.

 

Bà Huyện Thanh Quan hoài cổ Thăng Long Thành:

 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

 

Nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam - Hà Nội rơi vào tay thực dân Pháp. Pháp phá thành Hà Nội để xây “khu phố Tây”, khu nhà binh Pháp, sân vận động Mangin (nay là Trung tâm Thể dục thể thao quân đội)... Cái thiêng “Nùng Sơn chính khí” với tòa điện Kính Thiên xây bên trên đã bị giải thiêng.

 

Kính Thiên ngai ngự thếp vàng

 

Tây ngồi đánh chén cùng đoàn thanh lâu.

 

Điện Kính Thiên còn 4 bệ 9 bậc (cửu trùng) Rồng đá thời đầu Lê. “Cô Tư Hồng” đấu thầu phá thành, chỉ dùng gạch của thành cũ đã xây được vài khu phố mới ở đường Nguyễn Biểu - Đặng Dung nay, sau khi dùng phế tích lấp hồ Cổ Ngựa - cái hồ kéo dài Hồ Tây - hồ Trúc Bạch với hồ Hàng Đậu - hồ Hàng Khoai - hồ Hàng Đào nối với hồ Hoàn Kiếm qua Cầu Gỗ (cái cầu gỗ ấy năm 1901 vẫn còn - nay thì chỉ còn cái tên “Phố Cầu Gỗ”).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

GS sử học Phan Huy Lê - Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với các kinh đô cổ

 

Việc phát hiện di chỉ 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

 

Giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long (được phát lộ năm 2003) đã được các nhà khoa học trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế, kể cả ông tổng giám đốc UNESCO đánh giá rất cao, hoàn toàn xứng đáng để được công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

 

Mỗi cố đô có một hệ giá trị riêng mà chỉ mình nó có, việc so sánh Hoàng thành Thăng Long với các cố đô Cổ Loa, Hoa Lư và Huế chỉ nhằm khẳng định thêm những giá trị cực kỳ quý hiếm của di chỉ Hoàng Thành, cố đô Thăng Long 1000 năm văn hiến. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và GS Phan Khanh đã rất thống nhất khi đưa ra những góc nhìn thú vị trong sự so sánh này.

 

Theo GS Phan Huy Lê, các chứng tích và các công trình nghiên cứu khảo cổ học đã cho phép khẳng định chắc chắn Cổ Loa là kinh đô cổ nhất, là tòa thành sớm nhất của toàn khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên (cách nay khoảng 2300 năm), một kinh thành với quy mô lớn có đủ ba vòng thành tổng cộng trên 16 km như Cổ Loa là cực hiếm. Kinh thành Cổ Loa còn tận dụng thiên nhiên triệt để khi sông Hoàng Giang nối vào trong thành thành hệ thống hào, để từ đó có thể xuôi ngược khắp đồng bằng Bắc Bộ, qua sông Hồng, sông Thái Bình, sang Lục Đầu Giang, lên cả sông Cầu, sông Thương, sông Lục Ngạn. Giá trị của di chỉ Cổ Loa nằm ở chỗ: là kinh thành cổ xưa nhất Đông Nam Á.

 

Trải qua mấy nghìn năm biến đổi, dấu vết của ba vòng thành trên mặt đất hiện chẳng còn được bao nhiêu, lại đang bị xâm hại nặng nề. Những nỗ lực "cứu" Cổ Loa dường như lại làm "hại" tới những dấu vết còn sót lại kia nhiều hơn. Cũng may vì còn trong lòng đất Cổ Loa cả một kho tàng, theo lời GS Phan Khanh. Trống đồng đã tìm được ở đây, rồi chỉ một hố khảo cổ mà tìm thấy vài vạn mũi tên đồng, mới năm 2005 còn phát hiện dưới lòng đất cả một cơ sở sản xuất vũ khí, có lò nấu đồng, có khuôn đúc giáo, khuôn đúc mũi tên đồng giống hệt những mũi tên ta đã phát hiện ở đây.

 

May mắn cho Cổ Loa, vì dù chỉ là kinh đô trong vài chục năm, sau đó trải qua hơn 2000 năm thăng trầm, qua bao sự biến thiên, thì những dấu tích, và nhất là cái hồn của cố đô vẫn còn đó, vẫn thúc giục những thế hệ hậu sinh nâng niu gìn giữ giá trị lịch sử.

 

Kinh đô Hoa Lư lại có một vai trò lịch sử đặc biệt, dù chỉ tồn tại trong non nửa thể kỷ (từ 968 đến 1010, đến khi Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều Lý, quyết định dời đô về Thăng Long). Theo lời GS Phan Khanh, vị vua đầu tiên của nước Việt thống nhất “đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông ngòi làm thành quách”, tạo một “quân thành” mang nặng tính phòng ngự. GS Phan Huy Lê cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của kinh cố đô Hoa Lư. Về thực chất, kinh đô Hoa Lư mang tính quân thành nhiều hơn kinh thành, thích hợp trong "chiến đấu" nhiều hơn việc ổn định chính trị, phát huy văn hiến, mở mang kinh tế.

 

Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới đầu tiên của nước Việt ta được UNESCO công nhận. GS Phan Huy Lê đánh giá cao kiến trúc của cố đô Huế, bởi đó là kết quả của sự giao lưu văn hóa, có tiếp thu di sản phương Tây. Chẳng thế mà dù thời gian là kinh đô không thật dài, chỉ non một thế kỷ rưỡi (từ 1802 đến 1945), lại còn rất trẻ so với tuổi đời của các cố đô, Huế vẫn được sự công nhận rất trân trọng của thế giới. “Chẳng cần nói nhiều về Huế, vì ai đến đó cũng tự cảm nhận được những giá trị”, GS Phan Khanh đã nói như thế về kinh thành cuối cùng của Việt Nam.

 

Lùi về quá khứ, nhắc về Cổ Loa, Hoa Lư, hay cố đô Huế, ta càng hiểu rõ hơn giá trị quý giá của Hoàng thành Thăng Long, của “tầm cỡ vượt trội, nhất là về bề dày thời gian và tính liên tục. Khai quật khảo cổ đã xác định được dấu vết của thành Đại La hơn 1000 năm về trước. Rồi những nền cung điện, những kiến trúc kinh thành cổ... Quả thật, khó tìm trên thế giới một kinh đô có bề dày lịch sử nghìn năm, giờ vẫn là “kinh đô” của nước Việt Nam hiện đại.

 

Nhắc đến Hoàng thành Thăng Long là nhắc đến tính liên tục của các lớp văn hóa Lý - Trần - Lê được giấu kỹ dưới lòng đất, mà nếu không có cuộc khai quật bất ngờ năm 2003 tại số 18 Hoàng Diệu thì vẫn là bí mật, vẫn chỉ là những lời văn trong sử liệu, qua những bản đồ khá sơ lược. GS Phan Huy Lê gọi di tích này là “bộ sử bằng di vật” của kinh thành Thăng Long, để từ đó ta hiểu được rất nhiều về kiến trúc, về bản sắc văn hóa, về sự kết hợp thiên nhiên (thích nghi và tận dụng), kết hợp triệt để giao thông đường thủy, xử lý không gian…

 

Về các công trình kiến trúc nổi thì Hoàng Thành Thăng Long không còn được bao nhiêu (nghĩa là thua xa Huế), quý nhất và xưa nhất đến giờ chỉ có nền điện Kính Thiên và Đoan Môn của thời Lê Mạc (hậu Lê), Cấm Thành cũng không còn mấy, Hoàng Thành chỉ còn mấy đoạn, cửa ô duy nhất chỉ còn ô Quan Chưởng… Nhưng việc phát hiện số 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

 

Theo GS Phan Huy Lê, nhờ vị trí của Cấm Thành không thay đổi qua các triều đại, nhờ ngày xưa chủ yếu là san nền rồi xây lên, có đào móng trụ cũng chỉ trên dưới 1m cho các chân cột nên các nền kiến trúc cũ được lấp đi, vì thế dù là “phế tích” nhưng giá trị còn rất rõ, các chuyên gia quốc tế quý Hoàng Thành Thăng Long bởi qua bề dày cả ngàn năm mà còn bảo tồn được như vậy là rất hiếm.

 

Di tích Hoàng Thành Thăng Long cũng thể hiện nét đặc sắc của bề dày văn hóa biểu thị trong các kiến trúc, di vật, cách xử lý xây dựng cấu trúc đô thành, cách ứng xử quan hệ với thiên nhiên (qua các di chỉ khảo cổ dòng sông, con thuyền). Hay từ câu chuyện những viên gạch có tên đại phương, phiên hiệu quân đội mà cảm phục tính tổ chức và trách nhiệm cao của các thế hệ cha ông. Nhờ khảo cổ học, ta có thể tìm hiểu về cuộc sống cung đình, thấy sự hội tụ của kiến trúc tiêu biểu nhất, di vật tiêu biểu nhất của bề dày văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là việc của thế hệ này, mà của cả những thế hệ sau.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

GS sử học Phan Huy Lê - Đã xác định được Cấm Thành Thăng Long

 

Kết quả nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long kết hợp với 2 năm nghiên cứu khảo cổ vừa rồi đã hội đủ những căn cứ khoa học cho phép khẳng định khu di tích 18 Hoàng Diệu nằm trong Cấm Thành. Ngay từ khi mới phát lộ năm 2003, các nhà sử học, khảo cổ học đã xác định khu di tích nằm trong Hoàng Thành, nay tiến lên một bước xác định khu di tích nằm trong Cấm Thành tức trung tâm của Hoàng Thành. Chúng ta có một số vật chuẩn quan trọng để định vị Cấm Thành.

 

Thứ nhất, trung tâm của Cấm Thành là Điện Kính Thiên thời Lê sơ, xưa là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, thời Trần. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nền điện Kính Thiên bây giờ còn đó với bậc thềm và lan can đá chạm rồng mang đặc trưng nghệ thuật trang trí thế kỷ XV. Kiến trúc này xây dựng trên núi Nùng tức Long Đỗ (Rốn Rồng) nơi tụ hội khí thiêng của non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền.

 

Thứ hai là Đoan Môn là cửa Nam của Cấm Thành. Tài liệu sử sách cho biết vị trí của Đoan Môn cũng không thay đổi qua các triều đại. Vừa rồi khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang. Dưới chân Đoan Môn đã phát hiện dấu tích kiến trúc của thời Lý, thời Trần. Đoan Môn phải hiểu là cửa Nam phía trong trong cùng của Cấm Thành, bởi theo Phan Huy Chú và Nguyễn Văn Siêu thì phía nam Cấm Thành có ba lần cửa, nhìn trên bản đồ Hồng Đức cũng thấy điều đó. Theo một số tài liệu đời Nguyễn thì Cột Cờ được xây dựng trên nền cửa Tam Môn là cửa Nam ngoài cùng của Cấm Thành. Như vậy là Kính Thiên – Đoan Môn – Cột Cờ/Tam Môn là trục trung tâm của Cấm Thành.

 

Thứ ba là chùa Một Cột. Theo văn bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi, Duy Tiên, Hà Nam) do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 thời Lý thì chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột dựng ở phía tây Cấm Thành. Vậy tường thành phía tây của Cấm Thành không thể quá vị trí Chùa Một Cột. Theo bản đồ Hồng Đức và nhiều tài liệu địa lý học lịch sử, ở phía tây bắc của Cấm Thành có cửa Tây (Tây Môn) và phía ngoài có núi Khán Sơn và chùa Khán Sơn là nơi vua Lê Thánh Tông lên duyệt binh. Đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn xây dựng lại thành Thăng Long, từ năm 1831 đổi tên là thành Hà Nội, thì Khán Sơn nằm bên trong, ở về phía tây bắc của thành Hà Nội, nghĩa là nằm ở khoảng cuối Hùng Vương gần Phan Đình Phùng, trước mặt Phủ Chủ tịch và Thủ tướng phủ hiện nay. Từ đó, tôi phỏng đoán tường thành phía tây Cấm Thành ở vào khoảng đường Độc Lập đến giữa Quảng trường Ba Đình.

 

Vậy là ta đã xác định được vị trí trung tâm, trục trung tâm cùng giới hạn phía nam và phía tây của Cấm Thành. Theo bản đồ Hồng Đức, Cấm Thành có hình chữ nhật, nhưng Đông cung và Thái miếu ở phía đông - theo Nguyễn Văn Siêu - dù nằm trong tường thành bảo vệ nhưng không coi là trong Cấm Thành, và như thế Cấm Thành gần như hình vuông. Điều này cũng rất phù hợp với việc nhà Nguyễn xây dựng thành Hà Nội trên cơ sở mở rộng Cấm Thành, vì trong chỉ dụ của vua Gia Long có nói thành Thăng Long (Cấm Thành) chật hẹp, cho nên phải mở rộng thêm. Thành Hà Nội của nhà Nguyễn vì thế rộng hơn Cấm Thành, nhưng nhỏ hơn Hoàng Thành.

 

Những dấu vết kiến trúc mới phát lộ tại khu di tích 18 Hoàng Diệu được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá là cực quý hiếm - Theo kết quả xác định trên thì khu khai quật chắc chắn nằm trong Cấm Thành và chỉ cách điện Kính Thiên chưa đầy 100m, tức gần vùng trung tâm của Cấm Thành. Các kết quả khai quật khảo cổ thời gian qua càng khẳng định điều đó. Ở đây đã tìm thấy dấu vết của cung Trường Lạc, là cung của hoàng hậu vua Lê Thánh Tông và là Hoàng thái hậu của vua Lê Hiển Tông. Rồi còn có Hoàng Môn Thự thời Trần, gần đây lại có dấu tích của Kim Quang điện thời Lê Thánh Tông. Đây là những cung điện nằm trong phạm vi Cấm Thành. Khảo cổ học còn tìm thấy những "đồ ngự dụng" chỉ dành cho nhà vua như bát có hình rồng 5 móng.

 

Trong các di tích đã phát lộ còn có giếng Đại La, nhưng trên đó lại có lớp gạch xây thêm thời Lý. Điều đó cho thấy khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây, đúng như nhà vua nói trong "Chiếu dời đô" là dời đô về "thành Đại La" của Cao Vương. Buổi đầu, nhà vua sử dụng thành Đại La cùng một số cung điện, kiến trúc có sẵn rồi cải tạo và mở mang thêm. Đồng thời, Lý Thái Tổ cho kiến thiết rất nhiều, ngay từ năm đầu tiên đã xây dựng thêm 8 điện 3 cung, xây một lớp thành bảo vệ bên ngoài.

 

Trong thời Lý, thành Thăng Long với cấu trúc ba lớp thành đã được kiến tạo. Từ đời Lý sang đời Trần, qua các biến cố cuối thời Lý, một số kiến trúc cung đình bị phá huỷ và nhà Trần lại tiếp tục công việc dinh tạo, mở mang và xây dựng thêm. Trong thời Trần, ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên, kinh thành lại bị tàn phá và sau đó lại xây dựng.

 

Còn từ thời Trần sang thời Lê, qua 20 năm Minh thuộc, kinh thành có nhiều thay đổi. Thời Lê Thánh Tông, Hoàng Thành được mở rộng về phía tây nam và Cấm Thành cũng có nhiều kiến trúc mới. Tại khu di tích Hoàng Thành phát lộ ở 18 Hoàng Diệu, dấu vết của các đời Lý – Trần – Lê Sơ rõ nét nhất và đó cũng là những thời kỳ hoàng kim nhất của Thăng Long, thời kỳ của kỷ nguyên Văn minh Đại Việt.

 

Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành (hay Đại La thành), Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành (còn gọi là Cung thành) thì gần như không thay đổi, chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong thời Lý, thành Thăng Long với cấu trúc ba lớp thành đã được kiến tạo. Từ đời Lý sang đời Trần, qua các biến cố cuối thời Lý, một số kiến trúc cung đình bị phá huỷ và nhà Trần lại tiếp tục công việc dinh tạo, mở mang và xây dựng thêm. Trong thời Trần, ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên, kinh thành lại bị tàn phá và sau đó lại xây dựng. 
 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×