Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Happyfeet

những câu chuyện có thật 99%

Các bài được khuyến nghị

SỰ THẬT ................ SỰ THẬT CẦN KIỂM CHỨNG Đ...Ê

 

 

1.Một lít dầu thải có thể làm ô nhiễm gần một triệu lít nước sạch.

 

2.Hằng năm, người ta phải chi tiền thức ăn cho chó và mèo mất 1 tỷ đô la!................................ hên quá trong đó hông có tui he he

 

3. Mỗi năm, một người chớp mắt đến 10 triệu lần. ......................... đặc biệt là mí nương cứ thế này :cheers: các chàng cứ gọi là chết he he

 

4.Hằng năm có trên 50.000 trận động đất lớn nhỏ trên thế giới.

 

5.Cứ 45 giây lại có một ngôi nhà bị hỏa hoạn trên đất Mỹ. ........................ qua Mỹ làm lính cứu hỏa thoi mọi người ơi

 

6. Một người làm việc chăm chỉ bị bốc hơi 4 ga-lông mồ hôi mỗi ngày ( 1 ga lông= 3,78 lít)

 

7. Mona Lisa không hề có lông mày, có lẽ vào thời phục hưng, thế mới gọi là thời trang. ..........Bạn hãy quan sát Happyfeet của chúng ta, giống lắm í. :cheers:

 

8.Trên thế giới mỗi ngày có 20 ngân hàng bị cướp, trung bình 2.500 bảng Anh bị lấy cắp. .............. tiền này đi về đâu?

 

9.Khi các đồ thủy tinh bị vỡ, các mảnh vụn di chuyển với vận tốc 3.000 dặm một giờ.

 

10.Sét đánh có thể tạo ra nhiệt lượng cao gấp 5 lần nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trời! ....Sao không ai tận dụng nhỉ? khỏi lo xăng tăng giá.

 

11.Một chiếc đàn violon có tới 70 mẫu gỗ khác nhau. ...........................nhớ rừng

 

12.Khoảng 50% các tờ báo trên thế giới được ấn bản ở Mỹ và Canada. ........2 nước này có lẽ lạc hậu nhất TG vì có ít báo điện tử.

 

13. Hằng năm, trên 2.500 người thuận tay trái bị chết do dùng các sản phẩm được sản xuất cho những người thuận tay phải.

 

14.Răng của con người cứng ngang với... đá!

 

15.Người Ai Cập cổ đại ngủ trên những chiếc gối làm bằng đá! B)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thật đáng thương!

...................................................

 

Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Vũ Hồi Loan (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Đối với những em nhỏ dưới 10 tuổi là sự bắt chước hoặc do sự dụ dỗ của người lớn. Các em có thể bắt chước chị, bạn bè hay những người xung quanh. Còn đối với những đứa trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, có một bộ phận chủ động chụp hình ảnh cơ thể và đưa lên mạng”. Ngoài những yếu tố về môi trường sống, giáo dục còn có một điều quan trọng nữa: Lứa tuổi này muốn khẳng định bản thân, khẳng định cá tính của mình. Vấn đề là hành vi khẳng định chưa đúng, còn sai lệch. “Trước những hiện tượng đó, tôi thấy thật đáng thương! Bởi những gương mặt này thiếu thốn kiến thức, hiểu biết, nghèo nàn về văn hóa. Lỗi này hoàn toàn do người lớn. Người lớn không quan tâm, không dạy, giáo dục chúng” - ông Vũ Hồi Loan nhấn mạnh.

 

 

PGS.TS Nguyễn Quý Thanh - Chuyên gia nghiên cứu xã hội học truyền thông cho rằng: “Trước hết không thể nói rằng các hình ảnh đó là trẻ con “học làm người lớn”, mà đúng ra phải gọi là trẻ con bị “lừa bịp làm như người lớn” hoặc bị “ép buộc trở thành người lớn”. Những hình ảnh đó là không thể chấp nhận được về mặt pháp luật cũng như về mặt đạo đức xã hội”. Người sử dụng mạng truyền nhau những hình ảnh như vậy thì đó là vì họ chưa có một thái độ trách nhiệm với bản thân mình và với xã hội. Họ nghĩ rằng họ “vô hình” trên mạng cho nên có thể thực hiện việc đó mà không để lại dấu vết gì.

 

Ông Thanh cũng cho rằng: “Một mặt là pháp luật chưa nghiêm với hiện tượng phổ biến các hình ảnh này trên mạng. Mặt khác, trong một số nhóm nhỏ thì hành động này còn được xem như một sự “sành điệu”. Chính pháp luật chưa nghiêm và áp lực không đồng đều, thậm chí ngược chiều nhau của các nhóm xã hội đối với hành vi cá nhân sẽ làm giảm tác động điều chỉnh của nó”.

 

Trách nhiệm thuộc về người lớn

 

Về góc độ luật pháp, việc lưu hành và phát tán hình ảnh khiêu dâm trẻ em là phạm luật. Tuy nhiên, do nguồn lợi nhuận kếch sù cho nên ở nhiều nước vẫn có các đối tượng tiếp tục sản xuất và phổ biến các tài liệu khiêu dâm trẻ em. Hiện tượng phát tán các hình ảnh mang tính chất khiêu dâm trẻ em gần đây rõ ràng cần được nhìn nhận một cách hết sức nghiêm túc để có thể tìm ra biện pháp ngăn chặn hợp lý ngay từ khi nó mới manh nha.

 

Ông Thanh bày tỏ quan điểm: “Cấm việc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm trẻ em là việc đương nhiên. Tuy nhiên, nhiều khi càng cấm hiện tượng nào đó thì nó lại càng phát triển. Nhất là khi việc “cấm” được thực hiện theo nguyên tắc “cấm nhầm còn hơn bỏ sót”. Hiệu quả của nhiều lệnh cấm đối với các hiện tượng tương tự liên quan đến internet khiến chúng ta phải đặt câu hỏi là “cấm” như thế nào chứ không chỉ đơn giản là việc ban hành một văn bản pháp quy về vấn đề này”.

 

Giới trẻ đang tiếp cận quá nhiều thông tin khác nhau, quá nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng muốn nắm bắt, chắt lọc cái tích cực từ nguồn thông tin, nền văn hóa đó thì họ lại chưa đủ kiến thức cũng như vững vàng về tâm lý. Chính vì vậy họ đang bị rối loạn không biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Nên làm cái gì, và không nên làm cái gì.

Người lớn phải tự vấn lương tâm, tự vấn trách nhiệm với xã hội để hiện tượng tiêu cực như vừa qua được ngăn chặn, giảm bớt. Đồng thời xã hội phải trang bị cho giới trẻ đầy đủ kiến thức cũng như khả năng làm chủ được cảm xúc để chống đỡ ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài. Nó giống như chúng ta dạy con cái ăn thế nào để không nhiễm độc. Thức ăn bày bán ở ngoài đường rất nhiều, cần dạy các em tri thức về các món ăn để các em lựa chọn đúng!

tác giả Anh Tú

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có thể nói, nhìn cách chia tay với người bạn tình hay người bạn đời ra sao thì ta sẽ biết đó là người có nhân cách như thế nào. Một con người thô lậu, hẹp hòi, độc ác khi chia tay chỉ muốn người kia phải mất mặt, khốn khổ, không còn cơ hội tìm hạnh phúc mới.

Còn người văn minh, nhân hậu, cao thượng dù không còn yêu họ vẫn tôn trọng, giữ được mối quan hệ tốt đẹp hoặc giúp được người cũ điều gì thì họ sẵn lòng...

 

Làm mai cho người tình cũ

 

Tường cũng có ít nhiều lo lắng khi cưới vợ. Rõ ràng Hân quá thiệt tình trong cuộc chia tay này, nhưng biết làm sao được khi tình yêu kéo dài trong chừng ấy năm trời bỗng dưng “cuốn gói” ra đi khi Tường gặp một cô gái khác.

 

Tuy học giỏi nhưng Hân chấp nhận học trung cấp y tế nhằm mau có việc làm để lo cho Tường quyết tâm thi vào trường đại học , đến lần thứ 3 mới đậu. Khi đó Hân đã ra trường, vừa làm việc ở một cơ sở y tế vừa làm thêm để Tường toàn tâm toàn ý cho việc học.

 

Ấy vậy mà khi ra trường, có việc làm ổn định Tường lại yêu một cô kiến trúc sư trẻ, xinh tươi. Bạn bè, người thân của Tường đều cảnh báo: “Coi chừng nó phá, công nuôi mày ăn học mấy năm trời, kể cũng tội. Không ăn đạp đổ là chuyện bình thường!”.

 

Ấy vậy nhưng không có chuyện gì xảy ra, lễ cưới của Tường diễn ra lộng lẫy và êm đẹp. Cuộc sống của Tường với vợ đẹp, con ngoan và mãi đuổi theo công danh sự nghiệp nên anh đặt Hân vào sự quên lãng.

 

Cho đến khi đứa con trai nhỏ của anh bị bệnh nặng mà một bệnh viện tư sang trọng cũng đề nghị anh nên đưa vào bệnh viện nhi đồng của nhà nước. Sau khi làm các thủ tục nhập viện, người y tá trực tiếp nhận cháu bé đưa về phòng chăm sóc cháu không ai khác hơn chính Hân!

 

Tường sững người, còn vợ anh không biết gì, anh chỉ giới thiệu Hân là một người quen cũ. Một nỗi lo sợ mơ hồ, Tường để vợ ở lại chăm sóc con, chiều đi làm về anh vào thăm, người vợ bảo: “Cô y tá này tốt lắm anh ạ, mình may mắn thật, gặp người quen!”.

 

Suốt hơn một tuần sau đó, Hân chăm sóc cháu bé hết lòng, trong khi nhiều lúc vợ Tường dường như kiệt sức. Nhìn khuôn mặt buồn buồn, ngón tay áp út không đeo nhẫn, anh biết Hân vẫn còn sống một mình. Một nỗi ân hận, xấu hổ nhói lên trong lòng Tường.

 

Sau khi cháu bé xuất viện, vợ Tường đã có địa chỉ của Hân để đến cảm ơn. Gần nửa tháng nằm viện khiến cháu bé đã thân thiết, quấn quýt Hân. Họ thành bạn bè, cuối tuần vợ chồng Tường dẫn con đến nhà Hân chơi hoặc tổ chức ăn uống gì cũng mời Hân, sau đó họ đưa thêm một người bạn nữa của Tường “vào tròng”.

 

Người đàn ông tài hoa, phong trần, đã góa vợ vài năm nay, họ chưa kịp có con. Hơn ai hết, Tường hiểu bạn mình cần một người phụ nữ như thế, dịu dàng, nhân hậu, độ lượng. Họ kết bạn với nhau, yêu nhau và cưới nhau một năm sau đó. Nhìn Hân rạng rỡ bên chồng, Tường thấy hạnh phúc của mình lúc này mới thật trọn vẹn.

 

Một phiên tòa đặc biệt

 

Những người làm việc ở tòa án khi tham dự những phiên tòa xử những vụ án ly hôn thường có một nhận xét giống nhau: Trước tòa, những đôi vợ chồng từng yêu nhau tha thiết, sống với nhau một thời gian dài, có con cái đều có cớ để trở thành... kẻ thù của nhau. Họ thóa mạ nhau không tiếc lời, họ chia chác tài sản rạch ròi một cách đáng sợ. Còn con cái, họ cũng quyết liệt tranh giành, nhiều khi không phải cần con, vì con mà chính vì để làm người kia đau khổ...

 

Cho nên khi xét xử đến một vụ ly hôn êm xuôi như vụ của vợ chồng anh Thịnh thì họ quá ngạc nhiên. Anh Thịnh là một người văn nhã, có phần đẹp trai, trước đây anh lấy vợ không phải vì tình yêu mà vì một “tai nạn”, trong một phút thiếu kìm chế anh đã... lỡ dại với một cô bạn gái. Cô ấy có bầu và buộc anh phải cưới, chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu.

 

Nhưng không ngờ cô vợ anh không biết điều, đã xấu mà còn thường ăn hiếp chồng, nhất là khi chị kiếm được nhiều tiền hơn so với đồng lương công chức của anh. Hai đứa con lần lượt ra đời cũng không cải thiện được tình trạng hôn nhân của họ, chưa kể chị còn cư xử rất tệ với mẹ chồng.

 

Sự chịu đựng của anh rồi cũng đến nấc cuối cùng nên ly dị là điều khó tránh khỏi. Tài sản chung, người vợ bảo phần lớn do mình làm ra, còn 2 đứa con gái chị cũng muốn giành hết. Thế là anh Thịnh chấp nhận ra đi tay trắng, để hết tài sản cho vợ nuôi con, không trách móc một lời.

 

Anh ra thuê nhà sống một mình, thỉnh thoảng ghé thăm con, nếu vợ cũ cần giúp những việc như đưa đón con hay tìm chỗ cho con học luyện thi, ở nhà với con khi chị đi công tác anh sẵn sàng đáp ứng.

 

Sau đó anh lấy vợ, cuộc sống mới tuy hạnh phúc hơn nhưng anh vẫn chật vật vì chưa có nhà riêng. Lúc này con anh đã trưởng thành, cô con gái lớn học giỏi được học bổng đi du học Mỹ và rất thành đạt. Hình ảnh cao thượng, có trách nhiệm của người cha vẫn không phai mờ trong lòng mấy đứa con, họ cùng nhau đền ơn cha bằng cách giúp đỡ mua cho cha một căn nhà khang trang và thường xuyên quan tâm, hỏi han.

 

Những chuyện ấy ở xứ ta dường như là “chuyện lạ”, nhưng ở những đất nước văn minh thì sau khi chia tay, những cặp tình nhân hoặc vợ chồng vẫn xem nhau như bạn bè.

 

Như diễn viên điện ảnh Tom Hank từng bay qua bang khác để giúp đỡ chăm sóc vợ cũ bị bệnh. Nữ diễn viên xinh đẹp Demi More khi ly dị nhận nuôi 3 cô con gái và lấy chồng khác nhưng mỗi khi cô đi đóng phim ở xa thì chồng cũ của cô cũng sang nhà cùng với chồng mới để chăm sóc các con…

 

 

 

Không "ăn" thì để người khác... "ăn"

 

Những công nhân vệ sinh ở Tp. Hồ Chí Minh thường rất cảm động khi nhận những món quà nho nhỏ từ trong những bao rác của gia đình. Chẳng hạn một chiếc bánh chưng được gói trong nhiều lớp bọc nylon sạch hay một gói cá khô sạch sẽ có cả một mảnh giấy với dòng chữ: “Còn tốt, dùng được”. Hoặc những gói quần áo, mùng mền cũ được xếp ngay ngắn cẩn thận để trong thùng rác. Chủ nhân của những món quà ấy biết những thứ không cần dùng nữa của mình vẫn có thể hữu ích, quí giá với người khác.

 

Vật chất còn vậy, huống chi là con người khi người ấy không thể có hạnh phúc với ta, mang lại hạnh phúc cho ta nhưng có thể tìm thấy hạnh phúc với người khác.

 

Đừng bao giờ hủy hoại cơ hội tìm thấy hạnh phúc của bất kỳ ai, nhất là với người mình từng yêu. Đó không chỉ là một cách hành xử văn minh và nhân hậu mà còn là cách gieo những hạt giống lành và quả ngọt, rồi chính mình sẽ được hưởng.

 

(Theo Vệ Giang - Hạnh phúc Gia đình)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sau Tình Yêu là gì?

 

Sau yêu là chia tay?

 

Vậy, sau chia tay sẽ là gì?

 

Người ta yêu nhau có thể chẳng vì điểu gì, thế mà khi chia tay lại có nhiều lí do đền khó tin....Có thể chỉ đơn giản vì ba chữ: KHÔNG HỢP NHAU.

 

Nhưng đó dường như lại là cái lí do chính đáng nhất để người ta rời bỏ một người.

 

Có một câu chuyện cổ tích an ủi người ta như thế này: "Có 2 người rất yêu nhau, nhưng đến một ngày, sau khi thức dậy, chàng trai nhận ra rằng mình không còn yêu cô gái nữa. Thế là chia tay...!!! Cô gái không hiểu vì sao chàng trai lại hết yêu mình, đau khổ tột cùng, cô quyết định tìm đến cái chết. Cô đến bên 1 dòng sông nước chảy xiết, nước mắt rơi lã chã, định gieo mình xuống.....Bỗng nhiên 1 vị thần xuất hiện, ngăn cô gái lại và hỏi: Vì sao con lại đau khổ muốn huỷ hoại bản thân mình như vậy? Cô gái nức nở nói: Vì người yêu con đã rời bỏ con....Con không thể tiếp tục sống nếu thiếu anh ấy...Vị thần dịu dàng mỉm cười và nói: Thế thì tại sao con phải đau khổ? Người kia mới chính là người đau khổ hơn con nhiều. Bởi vỉ con chỉ mất đi người yêu, còn anh ta mất đi người yêu lẫn tình yêu! Sự trống rỗng mới chính là nỗi đau lớn nhất của đời người con àh..!!!

 

Đương nhiên, câu chuyện sẽ theo chiều hướng tích cực, người ta luôn cảm thấy bớt đau khổ khi có người còn đau khổ hơn mình ^^.

 

Nhưng sự thật thì không nhuốm màu huyền thoại như thế. Người ta chia tay, đơn giản chỉ vì không còn yêu thương, vì cảm giác nhàm chán, vì hết đam mê, hay vì có sự xuất hiện của một người giấu mặt......Tất cả đều được quy lại bởi 3 chữ kì diệu: KHÔNG HỢP NHAU.

 

Và sau khi chia tay, dù trước đó có nồng nàn đến mấy thì cũng có thể coi nhau như người dưng, người chưa quen biết, là bạn dưới mức xã giao, họăc cũng có thể là bạn thân. Đó là tuỳ thuộc vào mức độ vị ta và ích kỉ của mỗi người. Thông thường người bị từ bỏ sẽ đau khổ một thời gian mới chia tay, nhưng sau khi hồi phục sẽ rất phũ phàng và lạnh lùng.

 

Tôi thì vẫn tin, nếu người ta còn yêu nhau, nhất định sẽ quay về bên nhau, dù chia tay hay dù xa cách nhau đến mấy, khi gặp lại cảm giác yêu thương vẫn sẽ quay về. Và khi đó, không cần biết ai khôn hay ai dại, ai phũ phàng hay ai vô tình, người ta vẫn không thể rời ánh mắt nhau. Hãy vẫn yêu, nếu như ta còn yêu.

 

Chắc chắn, hạnh phúc sẽ đến với người kiên trì và biết chờ đợi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tấm lòng của vợ chồng người Đức với một cô gái Việt

TPO - Nhà văn Lê Minh Hà hiện đang sinh sống tại Đức đã gửi cho Tiền phong Online câu chuyện cảm động giữa một gia đình người Đức với hai mẹ con cô gái Việt mà họ đã từng gặp gỡ, cưu mang cách đây hơn 1/4 thế kỷ và đang rất mong có ngày được gặp lại. Một người đàn ông Đức bất ngờ gọi điện cho tôi. Ông nói, suốt 1/4 thế kỷ qua ông và vợ vẫn thầm cầu mong một ngày gặp lại cô gái đó - cô Nguyễn Thị VUONG.

Gia đình Verne Watzik biết tới Việt Nam vào những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước, qua những người Việt trẻ tới Đức theo hiệp định hợp tác lao động giữa hai nhà nước.

Một sự ngẫu nhiên đã gắn kết gia đình Werne Watzik với một người Việt trong số đó - cô Nguyễn Thị VUONG. (Trong mảnh giấy mà cô để lại, nhiều chữ không có dấu nên không thể đoán được tên cô, chỉ biết cô quê ở Hà Bắc).

Trong những bức ảnh đen trắng mà Werne đưa cho chúng tôi xem là hình ảnh một cô gái quê xinh xắn và nhí nhảnh. VUONG qua Đức vào năm 1982, với mong mỏi được làm ăn cật lực dăm ba năm ở quê người cho một cuộc đổi đời ở quê nhà. Ngày đó, được đi hợp tác lao động là ước vọng của rất nhiều người Việt.

 

VUONG may mắn được lên đường. Nơi cô tới là một thành phố nhỏ: Scharfenstein, sau đó chuyển tới Wolkenstein.

Nhưng thần may mắn không mỉm cười với VUONG. Điều bí mật cô đã giấu được qua bao nhiêu vòng kiểm tra sức khoẻ trước ngày đi sang tới Đức bị lộ: VUONG có thai. Từ đó, thay vì chôn mình trong công xưởng, nhiều lần cô phải vào bệnh viện.

Theo quy định của hiệp ước lao động giữa hai nhà nước Việt Nam và CHDC Đức lúc đó, ai mất sức làm việc sẽ bị đưa về nước chứ không được phép ở lại . Mà nếu cô trở về, cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao, không hẳn vì gánh nặng tiền bạc lo cho chuyến đi chưa trang trải được, mà là miệng tiếng người đời, là nỗi buồn phiền câm nín của cả gia đình, là một nơi chốn dung thân chưa biết chỗ nào, là một việc làm để có miếng nuôi con đỏ…

Chính trong những ngày bối rối ấy, VUONG đã gặp Ina Watzik đang làm y tá tại bệnh viện. VUONG sinh con ở đó, năm 1983, trong bàn tay chuyên môn, trong tấm lòng đùm bọc của bè bạn người Việt và của cán bộ nhân viên y tế người Đức. Hai người đàn bà, Ina và VUONG đã thành bè bạn. Sợi dây ràng níu hai tấm lòng đàn bà đó lại với nhau, mà một đầu dây đến giờ Ina vẫn giữ không phải là ngôn ngữ, mà là sự cảm thông không thành lời giữa con người với con người...

Werner Watzik viết cho chúng tôi về ngày tết Việt mà ông và vợ đã được mời tham dự, nhờ quen biết VUONG và qua cô, quen biết thêm nhiều người Việt khác. Ông và bà đã học được từ họ đôi ba tiếng Việt, đã mua từ điển Đức Việt, (tôi đoán là từ điển do tiến sĩ Đỗ Ngoạn, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Đông Đức biên soạn, cẩm nang của sinh viên Việt tại đây một thời, vẫn được gọi là từ điển chú Ngoạn).

Wanzik còn cẩn thận ghi âm tiếng của VUONG để tập nói theo. Một đôi giai điệu dân ca Việt Nam, sau một phần tư thế kỉ, đến giờ ông bà vẫn còn nhớ. Đấy chắc là những làn điệu quan họ, vì cô gái đáng thương và đáng mến Nguyễn Thị VUONG vốn là con gái Hà Bắc.

Werner kể, đứa con sinh nơi xứ lạ được mẹ khai sinh là HONG DUC (tôi đoán là Hồng Đức). Bé không biết gì về nước Đức, vì phải theo mẹ rời đất nước này ngay sau đó, trở về quê nhà.

Các nhân viên y tế Đức cùng Ina Werner đã lưu luyến đưa hai mẹ con Hồng Đức ra tận sân bay Berlin – Schönerfeld, cùng khóc cho sự chia tay bắt buộc với hy vọng sẽ có một ngày gặp lại.

Werner kể sau cuộc chia tay đó ba bốn năm, ông bà có được tin về VUONG qua một người bạn của cô, lúc đó vẫn làm việc tại Đức, rằng cô và con gái Hồng Đức sống ở quê cũ. Có điều, họ không biết làm thế nào liên lạc với nhau.

Werner Watzik và vợ sau thống nhất nước Đức đã sang Frankfurt am Main, sống và làm việc ở đó đến giờ. Năm tháng trôi qua không làm họ nguôi nhớ một người con gái Việt Nam tên VUONG, một em bé Việt Nam tên HONG DUC, đã đến xứ sở của họ trong hi vọng và và rời xứ sở của họ trong nước mắt.

"Hai mẹ con VUONG bây giờ ở đâu? Sống ra sao? Nếu có địa chỉ của họ, chúng tôi muốn tới thăm họ tại Việt Nam,"Werner Watzik thổ lộ.

Đứa bé gái năm xưa được mẹ sinh ở Đức nay đã gần 25 tuổi. Hồng Đức, có phải tên cháu là thế? Cháu bây giờ ở đâu, làm gì? Hai mẹ con cháu sống thế nào suốt những năm tháng vừa qua?

Chắc mẹ có kể cho cháu nghe mẹ đã mang nặng đẻ đau cháu như thế nào phải không? Khổ sở, lo nghĩ rất nhiều, nhưng không hề cô độc, giữa những tấm lòng.

Nếu hai mẹ con cháu đọc được những dòng này, xin liên hệ về tòa soạn, hoặc liên hệ với Lê Minh Hà – Oldenburger str. 35 – 10551 Berlin – Deuschland. Và các bạn, nếu đọc được những dòng này, xin giúp VUONG, HONG DUC, Verner và InaWatzik một lần gặp lại.

Lê Minh Hà

(Từ Berlin)

Các bài viết tham khảo:

Thứ Tư, 18/07/2007, 07:15

Từ sự trợ giúp của báo Tiền phong:

Cuộc hội ngộ cảm động Việt - Đức sau 25 năm tìm kiếm

>> Tấm lòng của vợ chồng người Đức với một cô gái Việt

>> Một phần tư thế kỷ tìm người con gái Việt Nam

>> Gia tài giàu có của cô gái nghèo Rosi

>> Mong sao họ có ngày tái ngộ

>> Ông bà Werner Watzik sắp sang Việt Nam gặp mẹ con chị Vượng

>> 'Cháu đã khóc khi nhận được thư của bác'

TP - Câu chuyện dài thấm đẫm tình người, đầy chất nhân văn thoảng nghe như chuyện cổ tích giữa những con người của hai đất nước Đức - Việt đã diễn ra sáng sớm ngày 10/7/2007.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx...amp;ChannelID=7

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài bào chữa hay nhất thế kỷ

Bài bào chữa của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Salle của the New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài bào chữa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.

 

Thưa quý ngài hội thẩm!

 

....Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể quay lưng lại với ta. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phúc chốc bởi hành động một giờ. Những người đi cùng tacũng có thể bỏ ta trong lúc gian nguy, khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

 

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn là con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ; Thì khi ấy còn bên nấm mồ con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

 

 

George Graham Vest (1830-1904) served as U.S. Senator from Missouri from 1879 to 1903 and became one of the leading orators and debaters of his time. This delightful speech is from an earlier period in his life when he practiced law in a small Missouri town. It was given in court while representing a man who sued another for the ing of his dog. During the trial, Vest ignored the testimony, but when his turn came to present a summation to the jury, he made the following speech and won the case.

 

Gentlemen of the Jury: The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man's reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.

 

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man's dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master's side. He will kiss the hand that has no food to offer. He will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

 

If fortune drives the master forth, an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.

 

George Graham Vest - c. 1855

 

Bài bào chữa hay nhất thế kỷ - ::CAOHOCKINHTE.INFO:: TẦM NHÌN TOÀN ...

Bài bào chữa hay nhất thế kỷ Truyện Cười - Thư Giãn - Giải Trí. ... Forum Cao Học Kinh Tế Việt Nam là diễn đàn đầu tiên và duy nhất hiện nay dành cho những .... Kinh Tế Vĩ Mô, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Quản Trị Học, Luật Kinh Tế ...

caohockinhte.info/.../showthread.php?... - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Tương tự

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
....Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể quay lưng lại với ta. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phúc chốc bởi hành động một giờ. Những người đi cùng tacũng có thể bỏ ta trong lúc gian nguy, khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Bạn Hà Anh bị mất tiền mấy lần??? Mấy lần bị bạn bè bỏ mặc trong lúc gian nguy?

 

Mình có đọc câu chuyện ngụ ngôn : Hai người bạn đi trong rừng thì gặp gấu,1 người sợ quá trèo lên cây không kịp nói với bạn.

Người còn lại thấy gấu đến gần nằm im giả vờ chết. Con gấu đi đến ngửi khắp người rồi bỏ đi. Khi con gấu đi xa người bạn ở trên cây trèo xuống hỏi:

-Vừa xong con gấu nói nói gì với cậu? Nói cho tớ biết?

- Con gấu nó bảo với mình là bỏ bạn trong lúc gian nguy là không... tốt!!!!!!!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đấy là câu chuyện do người bạn gái thân thiết gửi cho em đọc thấy hay em pót lên diễn đàn

 

Cảm ơn anh có lời thăm hỏi em đã bị mất cắp hồi nhỏ một lần. Sáng mẹ em cho em tiền đóng học, trên đường đến lớp em tranh thủ mua kẹo. Vừa đi tung tăng đến trường vừa nhai kẹo. Đến lớp chả thấy tiền đâu nữa… Buổi chiều về nhà em đã khóc tung tóe lên khi nhìn thấy mẹ em. Kể lể xong sự tình em tưởng mẹ em sẽ mắng cho một trận nhưng mẹ em đã không mắng. Mẹ em cười rõ to rồi bảo em: Ngốc ạ! Mất tiền là may đấy con ạ! Mẹ em giải thích cho em tiền nó ko mất đi mà nó chỉ chuyển từ túi người này sang người khác có gì phải tiếc, con ko được tiêu thì người khác được tiêu. Và mẹ em đông viên em nhiều nhưng em vẫn cứ tiếc. Lớn lên em chưa bị mất tiền lần nào bạn em mất tiền nộp phạt ko đội mũ bảo hiểm em khuyên bạn là của đi thay người!

 

Em chưa bao giờ bị bạn bè bỏ mặc trong lúc gian nguy anh ạ!

 

LeMai :-Vừa xong con gấu nói nói gì với cậu? Nói cho tớ biết?

 

Hà Anh:- Con gấu nó bảo với em là anh là người nói dối anh dựng chuyện anh là người ko... tốt!!!!!!!

 

Em đùa cho vui đừng cãi nhau với em! Đây là mục những chuyện có thật 99% ai bảo anh pót chuyện bịa đặt??? Có bực thí cũng cố mà cưới lên!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thông báo về việc thi sáng tác câu khẩu hiệu thương mại (slogan)

 

1-Gợi ý: Sáng tác Sogan: Câu Slogan được lựa chọn đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

-Mang tính chất, tinh thần của rượu (liên tưởng đến rượu)

-Mang tính văn hoá (không gây phản cảm)

-Hướng đến lợi ích khách hàng, giá trị sản phẩm...

Sử dụng câu có văn phạm hay, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng.

Một số ví dụ câu Slogan hay:

 

+Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo

+Giày dép Bitis : Nâng niu bàn chân Việt

+ Bia Tiger: Bản lĩnh đàn ông thời nay

 

+Điện thoại Sphone: Nghe là thấy

 

+Rượu Vodka Hà nội: Men say hồn Việt

 

2 - Số lượng giải thưởng:

A- Giải thưởng

- Một giải duy nhất: 1.500.000 VNĐ

B- Ban giám khảo: Nhà em

C- Thời gian:

Thời gian kết thúc nhận bài dự thi: ngày 12 tháng 7 năm 2009.

Quê em có truyền thống nấu rượu ngon nổi tiếng một vùng .Theo tiêu chuẩn về vệ VSAT thực phẩm: nồng độ Aldehit trong rượu chỉ là 11 mlg/lít, nhưng rượu tự nấu, nồng độ này lên đến 230 mlg/lít tức là nó gấp đến 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Uống rượu tự nấu ko khử được Andehit gây đau đầu. Từ đó nhà em có ý tưởng xây dựng một xưởng sản xuất rượu ... sạch, nhằm chống ô nhiễm môi trường.

Đây là mục thư giản, cớ thể có bác nghĩ em đùa. Em không đùa, dù đăng tải ở mục những chuyệncó thật 99% nhưng đây là việc thật 100%.

 

Em trân trong kính báo các bác và mong các bác tham gia, em xin trân trọng cảm ơn!

 

Em nhắc lại một lần nữa em thề danh dự là em không đùa- Quân tử nhất ngôn!

 

Bác nào ko thích tham gia thì bình luận vui cũng được!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hãy nói vào tai phải khi nhờ vả

Nếu muốn tăng khả năng thành công khi yêu cầu người khác làm một việc gì đó, bạn hãy thốt ra yêu cầu vào tai phải của họ, theo gợi ý của các nhà khoa học.

Bán cầu não trái xử lý thông tin mà tai phải tiếp nhận. Từ trước tới nay giới khoa học luôn tin rằng bán cầu não trái xử lý thông tin lời nói logic và hiệu quả hơn so với bán cầu não phải. Vì thế họ cho rằng chúng ta nên nói vào tai phải người khác khi muốn nhờ vả hoặc sai khiến.

Để kiểm chứng giả thuyết trên, Luca Tommasi và Daniele Marzoli – hai tiến sĩ của Đại học Chieti (Italy) – chọn ba hộp đêm để nghiên cứu. Hai nhà khoa học tới gần 176 người và xin thuốc lá. Khi làm như vậy, một người cố tình nói vào tai trái các vị khách trong hộp đêm, còn người kia nói vào tai phải. Hai nhà nghiên cứu ghi lại số người đã cho thuốc lá theo hai nhóm tương ứng.

Kết quả cho thấy tỷ lệ người sẵn sàng cho thuốc lá khi nghe yêu cầu bằng tai phải cao hơn rất nhiều so với nhóm nghe bằng tai trái. Sự chênh lệch lớn này không hề phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Hai nhà khoa học lặp lại thử nghiệm với 176 người đó nhưng hoán đổi đối tượng để "nhóm tai phải" được nghe yêu cầu bằng tai trái trong lần thứ hai và ngược lại. Tỷ lệ người cho thuốc khi tiếp nhận yêu cầu bằng tai phải vẫn lớn hơn đáng kể so với nhóm nghe bằng tai trái.

"Thử nghiệm này cho thấy chúng ta không nên đứng về phía bên trái người khác khi yêu cầu họ làm cho chúng ta việc gì đó", Tommasi phát biểu.

Minh Long (theo Telegraph)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sáng tác Sogan:

1- Rượu bất khả ép- ép bất khả từ!

2- Không say không phải là rượu!

3- Rượu vào lời ra!

4- Chỉ có rượu mới hiểu!

5- Uống thì biết!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thông báo về việc thi sáng tác câu khẩu hiệu thương mại (slogan)

 

1-Gợi ý: Sáng tác Sogan: Câu Slogan được lựa chọn đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

-Mang tính chất, tinh thần của rượu (liên tưởng đến rượu)

-Mang tính văn hoá (không gây phản cảm)

-Hướng đến lợi ích khách hàng, giá trị sản phẩm...

Sử dụng câu có văn phạm hay, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng.

Một số ví dụ câu Slogan hay:

 

+Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo

+Giày dép Bitis : Nâng niu bàn chân Việt

+ Bia Tiger: Bản lĩnh đàn ông thời nay

 

+Điện thoại Sphone: Nghe là thấy

 

+Rượu Vodka Hà nội: Men say hồn Việt

 

2 - Số lượng giải thưởng:

A- Giải thưởng

- Một giải duy nhất: 1.500.000 VNĐ

B- Ban giám khảo: Nhà em

C- Thời gian:

Thời gian kết thúc nhận bài dự thi: ngày 12 tháng 7 năm 2009.

Quê em có truyền thống nấu rượu ngon nổi tiếng một vùng .Theo tiêu chuẩn về vệ VSAT thực phẩm: nồng độ Aldehit trong rượu chỉ là 11 mlg/lít, nhưng rượu tự nấu, nồng độ này lên đến 230 mlg/lít tức là nó gấp đến 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Uống rượu tự nấu ko khử được Andehit gây đau đầu. Từ đó nhà em có ý tưởng xây dựng một xưởng sản xuất rượu ... sạch, nhằm chống ô nhiễm môi trường.

Đây là mục thư giản, cớ thể có bác nghĩ em đùa. Em không đùa, dù đăng tải ở mục những chuyệncó thật 99% nhưng đây là việc thật 100%.

 

Em trân trong kính báo các bác và mong các bác tham gia, em xin trân trọng cảm ơn!

 

Em nhắc lại một lần nữa em thề danh dự là em không đùa- Quân tử nhất ngôn!

 

Bác nào ko thích tham gia thì bình luận vui cũng được!

Rượu Haanh sao đành bỏ đi.

Rượu Haanh say tình đôi bạn

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đọc bài viết của hai bác:buihuycuc và truongnhataz, em vui vì được các bác chia sẻ… nhưng em thấy buồn vì hình như hai bác tưởng đây là thư giản là “chiện” đùa của em… nên hai bác đưa ra những câu đùa tếu táo.

Em đã nói là ko đùa chút nào. Xưởng rượu đã xây, Slogan đã có. Vấn đề là nhà em muốn tham khảo thêm, bác nào đưa ra câu Slogan đúng với câu nhà em đã chọn, em xin hứa và xin thề danh dự em sẽ tặng thưởng không phải là 1.500.000 đồng mà là nâng lên 2.000.000 đồng theo ý của nhà em.

Dù các bác có tham gia hay không tham gia thì cái Slogan vẫn cứ xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào trước tết nguyên đán năm nay, đó là sự thật!

Mời các bác tiếp tục tham gia sáng tác Slogan, thời hạn chót là ngày 13 tháng 7 năm 2009. Ngày tháng năm công bố kết quả sẽ em thông báo trên chuyên mục này sớm nhất.

 

1-Gợi ý: Sáng tác Sogan: Câu Slogan được lựa chọn đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

-Mang tính chất, tinh thần của rượu (liên tưởng đến rượu)

-Mang tính văn hoá (không gây phản cảm)

-Hướng đến lợi ích khách hàng, giá trị sản phẩm...

Sử dụng câu có văn phạm hay, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng.

Một số ví dụ câu Slogan hay:

 

+Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo

+Giày dép Bitis : Nâng niu bàn chân Việt

+ Bia Tiger: Bản lĩnh đàn ông thời nay

 

+Điện thoại Sphone: Nghe là thấy

 

+Rượu Vodka Hà nội: Men say hồn Việt

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

NGÀY HÈ, NHỚ CHUYỆN TRƯỜNG XƯA

(Kỉ niệm 30 năm {1979- 2009}, ngày tôi tạm biệt vùng cao...)

 

Cuối tháng 5, chen trong những ngày bận rộn, lu bu công việc, tôi cũng có được một ngày thật đặc biệt dành riêng mình. Một ngày thật vui, thật ấm nồng kỉ niệm, làm cho tôi cảm thấy như mình trẻ lại vài mươi tuổi, ngỡ như đương tuổi xuân tràn...

Tôi nhận lời mời của anh trưởng phòng giáo dục huyện Hàm Thuận Bắc, về dự lễ tổng kết bế giảng năm học ở một xã thuộc vùng cao của huyện. Tôi nói "về" mà không nói "đi", vì trong giấy mời ghi rất rành mạch: "Kính mời ông N.Đ.M., nguyên hiệu trưởng trường tiểu học Đông Giang về dự ...". Vậy là, hôm sau đó, tôi "về" dự bế giảng năm học ở ngôi trường mà tôi từng làm hiệu trưởng 33 năm về trước. Tuy chỉ dự lễ ở một trường, nhưng lại được chung vui sau lễ với các thầy cô ở cả 3 trường: mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở của xã. Xe của huyện đón tôi tại nhà ở Phan Thiết, đi theo Quốc lộ 28 về hướng Bắc chừng 20 km, rẽ trái, vượt tiếp trên con đường lên núi với đèo dốc ngoằn ngèo chừng 40 km nữa là tới trung tâm xã. Tôi tự hào thầm nghĩ, ngày xưa đó, chưa có đường lộ, chỉ toàn là suối khe, mà mình đi bộ lên xuống Đông Giang ngon lành, kể cũng thiệt giỏi!

Bà con 14 buôn người dân tộc K' ho của xã Đông Giang đều sống quây quần, tập trung trên một ngọn núi cao, nhưng có một diện tích mặt bằng rất rộng, thoai thoải bên triền sông La Ngà- một phụ lưu của sông Đồng Nai. Do vậy, các trường học cũng nằm sát bên nhau. Trước giờ vào lễ, tôi tranh thủ ghé thăm hết các trường trong xã. Ai cũng muốn "giành" tôi dự lễ ở trường mình, với lí do rất thuyết phục là, ngày xưa, cả xã chỉ có một trường tiểu học, mà tôi là hiệu trưởng, nên coi như tôi đương nhiên là "nguyên hiệu trưởng của tất cả các trường" hiện nay. Thân này không thể xẻ làm ba được, nên tôi đành xin phép chỉ dự lễ tổng kết tại trường tiểu học Đông Giang và hẹn sẽ chung vui với hai trường còn lại, sau lễ. Tôi nói thêm với các thầy cô rằng: "Căn cứ vào giấy tờ có đóng dấu đỏ hẵn hoi, thì tôi là hiệu trưởng trường tiểu học, chứ không phải mẫu giáo hoặc trung học cơ sở". Nhìn các cháu học sinh quần áo đồng phục xanh trắng tinh tươm, đầu tóc chỉnh tề, thật nề nép và đẹp; các cô giáo, hầu hết đều trong độ tuổi dưới 30, áo dài đủ màu sắc, đi giầy gót cao, trang điểm phấn son thật lịch sự, thỉnh thoảng tay lại cầm điện thoại di động nghe và trả lời với những nụ cười tươi tắn. Đó có lẽ là hình ảnh ấn tượng nhất về sự văn minh xét ở khía cạnh kĩ thuật ở vùng cao này. Gần một năm nay, các xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc đều đã phủ sóng di dộng của hãng Viettel, tuy rằng sóng của Đài truyền hình tỉnh chưa phủ tới đây được. Các thầy giáo cũng vậy, quần áo chỉnh chu, giầy đủ kiểu, dáng đã có vẻ là người sang trọng rồi...Ừ, thì thầy cô giáo cũng phải tỏ ra tương xứng khi dạy học trong những ngôi trường đẹp, xây dựng kiên cố, có cả tầng lầu như thế này. Xin các bạn đừng cười tôi, khi tôi quan tâm nhiều đến những tiểu tiết về hình thức bên ngoài. Tất cả đều có lí do riêng của nó. Tôi xin được giải thích ngay ở đây.

 

Bây giờ, xin phép được mời mọi người cùng tôi ngược thời gian trở về 33 năm trước, năm 1976, để làm khách đến thăm một lớp học ở Đông Giang. Ví dụ đó là lớp Hai. Phòng học là một gian nhà được dựng trên những cây cột không đẽo gọt, còn thơm mùi gỗ tươi. Vách được đan thưa bằng những thanh tre được chẻ ra từ cây tre lồ ồ, nên dù không có cửa sổ mà vẫn đủ ánh sáng cho cả phòng học. Mái nhà lợp bằng tranh màu vàng chen những mảng xanh của tranh còn tươi. Trên nền nhà được nén bằng đất cứng, xếp hai dãy bàn ghế cho học sinh ngồi học. Mặt bàn là những thân tre già đập giập, tải đều ra trên một mặt phẳng, được cố định bằng những sợi dây mây chuốt nhỏ buộc chặt vào mấy ống tre chẻ đôi. Tất cả được đặt ngay ngắn trên 6 trụ gỗ nhỏ được chôn xuống đất. Phần chân của ghế ngồi cũng được làm theo cùng một cách chế tạo như mặt bàn, chỉ khác mặt ghế là những đoạn tre lồ ô xếp cạnh nhau, được gọt nhẵn thín, để người ngồi không bị "chọt" mông. Để bảo đảm cho bàn và ghế được chắn chắc hơn, người ta lại buộc ba thanh gỗ nhỏ áp chặt song song vào ba hàng chân bàn và ghế bằng các khía âm dương trùng khít. Bàn của thầy cũng tương tự như vậy. Riêng chiếc ghế của thầy đặc biệt hơn. Đó là một khúc gỗ có đường kính khá rộng, chiều cao vừa tầm ngồi của thầy. Tất cả những thứ chế tác trên đều có chung một đặc điểm là, không hề có một tí chất kim loại nào, như: đinh, dây kẽm... Đó gọi là cơ sở vật chất phòng học, còn con người thì sao?

 

Các em học sinh lớp Hai lúc đó, thường lớn hơn học sinh cùng lớp bây giờ vài ba tuổi. Lớp Hai mà chúng ta đến thăm, có 20 học sinh, gồm 15 trai, 5 gái. Thường các em gái ở đây ít được đến trường hơn các em trai. Chúng mặc gì để đến trường? Có 2 em gái tuổi lớn hơn các bạn trong lớp được mẹ lấy chiếc khăn cũ (như tấm sà- rông) đã được cắt nhỏ lại dùng quấn ngang lưng em, phủ gần tới gót chân trần. Các em trai hơi to xác thì được mang xà- cộp (còn gọi là đóng khố), mà chúng tôi nói vui là "cà vạt". Còn lại 3 học sinh gái và 8 học sinh nam, thì... "trời sinh sao để vậy!", không một thứ gì khoác trên người, kể cả dưới bàn chân. Tất cả các em cứ thế mà đi học tự nhiên, thoải mái, vui tươi. Tôi không hề thấy chúng có biểu hiện gì "mất tự nhiên" như kiểu bây giờ ta hay gọi là "cảm giác phản ứng giới tính". Lúc ấy, đi xuống các buôn làng, chúng ta sẽ thấy, hiếm gặp những người đàn ông mặc quần đùi, càng hiếm hơn là quần dài và áo bộ đội; hầu hết vẫn là trang phục truyền thống: ở trần và đeo "cà vạt ". Còn phụ nữ, họ chỉ quấn khăn che nửa phần dưới từ eo lưng trở xuống, còn phần trên cứ tự nhiên lồ lộ với đất trời...Học trò đã ăn mặc như vậy, thầy giáo phải mặc thế nào cho phải đạo, tránh khoảng cách tâm lí, cảm giác xa lạ nảy sinh giữa thầy và trò? Vậy là thầy đành phải chọn kiểu trang phục đơn giản nhất, nhưng phù hợp nhất trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, là quần đùi và áo thun (hoặc sơ mi), chân đi dép lốp ô- tô. Thời trang mốt nhất cho lứa tuổi thanh niên hiện đại cũng đến vậy là cùng! Ở đây, tôi không nhắc tới trang phục của cô giáo, vì chúng ta đều biết chắc chắn rằng, các cô chẳng dại gì mà để hớ hênh trước mặt các thầy giáo xa nhà!? Các cô mặc áo bà ba, sơ mi hoặc áo thun với quần lụa sa tanh màu đen. Đó là trang phục đẹp mềm mại kín đáo, nhưng không kém phần quyến rũ của các cô giáo và thiếu nữ thời đó.

Nhắc chuyện ăn mặc của học trò vùng cao ngày ấy, tôi lại nhớ đến một chuyện. Năm đó, có hai cô y sĩ trẻ từ Phân viện sốt rét ở tận Quy Nhơn về đây lấy mẫu máu của bà con buôn làng để đem về la- bô xét nghiệm, phục vụ cho việc lập bản đồ sốt rét phục vụ cho công tác phòng, chống dịch sốt rét tràn lan lúc đó. Trong thời gian này, người dân ở đây, kể cả các thầy cô giáo, hầu hết đều bị bệnh sốt rét quanh năm. Tất cả học sinh đều phải trích máu tại lớp học. Bàn ghế của thầy nhường cho hai cô y sĩ làm việc. Lần lượt từng em học sinh lên để cô y sĩ trích máu. Các em sợ đau khi đầu kim nhọn đâm vào đầu ngón tay, máu ứa ra. Nhưng sự tò mò còn lớn hơn, nên các em tìm cách đến gần các cô y sĩ để nhìn cho rõ. Một số em nam nhỏ tuổi thấp bé, không chen đến gần được, nên chúng leo lên đứng trên chiếc bàn học sinh đối diện gần bàn thầy giáo nhất; đã tạo nên một khuôn hình ấn tượng thật tức cười. Các em đứng trên cao, mấy "chú chim nho nhỏ" như có mắt, "nhìn" chăm chăm vào mặt các cô y sĩ, làm các cô phì cười ngạc nhiên, bất ngờ trước một tình huống không được lường trước...

(còn tiếp)

Ngô Đình Miên

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhọc nhằn thân phận người phụ nữ!

Nghề nữ xe ôm

"Mới chạy xe cũng sợ, chỉ chở khách quen, dần dần mới dám ra đứng chở khách ở hồ Thiền Quang, chỉ chở ban ngày, tối không dám đi. Gần hai năm hành nghề, tôi gặp đủ các loại khách. Có lần gặp con nghiện, chúng đe dọa rồi chuồn, mình đành ngậm ngùi chịu. Nghề xe ôm đâu có được lựa chọn thượng đế", chị Tuyến, một nữ xe ôm ở Hà Nội, tâm sự.

Lấy chồng năm 19 tuổi, hai vợ chồng chị Tuyến đều làm công nhân của một xí nghiệp đóng giày ở Hà Nội. Anh mất vì tai nạn, để lại cho chị hai đứa con thơ dại. Chuyển ra ngoài làm, buôn bán rau, thịt lợn, chị dồn tiền mua chiếc xe máy chở khách thuê.

Giống như chị Tuyến, chị Thu cũng phải bươn chải qua rất nhiều nghề. Thời bao cấp, chị làm việc ở Xí nghiệp Vận tải ôtô Hà Nam Ninh. Kinh tế mở cửa, vận tải quốc doanh "sập", cả gia đình chị gồng gánh nhau lên Hà Nội kiếm sống. Làm đậu phụ, nuôi lợn, buôn bán hoa quả... nghề nào chị cũng đã qua nhưng cũng chỉ thoát khỏi cảnh đứt bữa. Vay mượn chút vốn, chuyển sang chạy xe ôm. Khi hai con đã lớn chuẩn bị vào đại học, nhu cầu tăng mà tiền không tăng, chị chuyển hẳn sang chạy xe ôm. Mỗi ngày khéo thu xếp thời gian, tính toán lộ trình hợp lý chị thu được 50.000 đồng. Chị bảo, chuyển sang chạy xe ôm phải tìm mua "con" xe đã chạy nhưng còn tốt, giấy tờ đầy đủ.

Đến bến xe Kim Mã hỏi thăm, ai cũng biết chị Phương, một phụ nữ thấp đậm, đi chiếc xe Trung Quốc màu xanh. Trước kia, chị làm công nhân cơ khí. Anh chồng là bộ đội xuất ngũ, mấy năm trở lại đây, vết thương tái phát. Chị lại phải nuôi hai con ăn học, một mẹ già. Với chị, niềm vui của nghề này là đến mùa lễ hội chở khách quen, được đi thăm thú khắp đây đó. Còn ngày thường chỉ mong đủ tiền xăng xe, tiền ăn cho cả nhà.

Hầu hết những người nữ xe ôm đều thừa nhận nghề của họ rất vất vả. Suốt ngày phải phơi mặt ra đường, da mặt đen xạm. Tâm lý thanh niên nói chung không thích ngồi đằng sau phụ nữ. Nạn chặn xe, xin tiền, cướp giật của đám nghiện là nỗi ám ảnh của những người làm nghề xe ôm, nhất là cánh xế nữ.

(Theo VOV)Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

 

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nghe-nu-xe-om/10732137/157/

 

Nữ "xế ôm" Cà Mau

 

Phụ nữ Cà Mau duyên dáng và đảm đang, rất giỏi giang việc ruộng đồng lại khéo tay công việc nội trợ, may vá... không những vậy, nhiều chị còn làm công việc nặng nhọc và không mấy thích hợp với thể trạng phụ nữ. ở xã Tắc Vân có một chị lái xe cẩu. ở Năm Căn có một nữ thợ lặn chuyên làm việc trục vớt, cứu hộ. Còn những người thợ xây dựng, thợ cơ khí, ngư phủ trên tàu đánh cá là... nữ thì không hiếm. Và cả tá "nữ xế xe ôm".

Chẳng khó khăn gì, đứng ở bến xe Cầu Chùa chừng 5 phút tôi đã gặp được chị Vũ Thị Lệ (Nhà ở Khóm 3, Phường 4, TP. Cà Mau). Chị làm tài xế "ôm" đã hơn chục năm nay.

 

http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop....u_xe_om_Ca_Mau/

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thông báo về việc thi sáng tác câu khẩu hiệu thương mại (slogan)

 

1-Gợi ý: Sáng tác Sogan: Câu Slogan được lựa chọn đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

-Mang tính chất, tinh thần của rượu (liên tưởng đến rượu)

-Mang tính văn hoá (không gây phản cảm)

-Hướng đến lợi ích khách hàng, giá trị sản phẩm...

Sử dụng câu có văn phạm hay, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng.

Một số ví dụ câu Slogan hay:

 

+Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo

+Giày dép Bitis : Nâng niu bàn chân Việt

+ Bia Tiger: Bản lĩnh đàn ông thời nay

 

+Điện thoại Sphone: Nghe là thấy

 

+Rượu Vodka Hà nội: Men say hồn Việt

 

2 - Số lượng giải thưởng:

A- Giải thưởng

- Một giải duy nhất: 1.500.000 VNĐ

B- Ban giám khảo: Nhà em

C- Thời gian:

Thời gian kết thúc nhận bài dự thi: ngày 12 tháng 7 năm 2009.

Quê em có truyền thống nấu rượu ngon nổi tiếng một vùng .Theo tiêu chuẩn về vệ VSAT thực phẩm: nồng độ Aldehit trong rượu chỉ là 11 mlg/lít, nhưng rượu tự nấu, nồng độ này lên đến 230 mlg/lít tức là nó gấp đến 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Uống rượu tự nấu ko khử được Andehit gây đau đầu. Từ đó nhà em có ý tưởng xây dựng một xưởng sản xuất rượu ... sạch, nhằm chống ô nhiễm môi trường.

Đây là mục thư giản, cớ thể có bác nghĩ em đùa. Em không đùa, dù đăng tải ở mục những chuyệncó thật 99% nhưng đây là việc thật 100%.

 

Em trân trong kính báo các bác và mong các bác tham gia, em xin trân trọng cảm ơn!

 

Em nhắc lại một lần nữa em thề danh dự là em không đùa- Quân tử nhất ngôn!

 

Bác nào ko thích tham gia thì bình luận vui cũng được!

Bác Haanh xem thế nào off đợt nào cho anh em thưởng thức cái tinh hoa được chắt loc mà bác cho là tuyệt hảo để anh em thực thức! :s_big:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vài mẩu chuyện vui có thật về Edison

 

Dưới đây là một vài chuyện có thật 100% của Thomas Edison

 

Chú bé chăn lợn

Vì những trò nghịch ngơm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi chưa kết thúc tiểu học, nhận xét của ông hiệu trưởng: "... trò T. Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì... ".

 

Suy nghĩ trong 5 phút

 

Năm 1871, ở tuổi 24, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định và nhu cầu có một mái ấm gia đình chợt đến trong đầu. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty, một hôm, ông đến gặp nàng và nói: "Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?". Cô gái sửng sốt, không tin ở tai mình - "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút" - Edison nhắc lại lời cầu hôn cấp tốc của mình. "Năm phút cơ à? thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" - đỏ mặt lí nhí, Mary đáp.

 

Im lặng là vàng

 

Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:

 

- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-Nhà bác học Anhxtanh .

 

Anhxtanh là nhà bác học người Đức sinh năm 1874 và mất năm 1955.Ông đã nêu lên thuyết tương đối làm nền tảng cho môn vật lí hiện đại trong việc chinh phục vũ trụ và thiên nhiên,mưu cầu hạnh phúc của con người.Cuộc đời ông là cuộc đời cống hiến hoàn toàn cho khoa học.Trong sinh hoạt,ông sống rất giản dị và có thể nói là thiếu thốn.Ông thường mặc những bộ quần áo rẻ tiền.

Khi ông chưa nổi tiếng,có 1 người bạn gặp ông giữa thành phố hoa lệ New York.Thấy ông ăn mặc xuềnh xoàng,người bạn hỏi ông:

-Anh ăn mặc thế này không sợ người dân Niu Yóoc chê cười à!

Anhxtanh mỉm cười và trả lời:

-Trời!Ai biết Anhxtanh là ai mà chê cười!

Sau khi ông đã là nhà bác học nổi tiếng,người bạn cũ gặp lại ông cũng ở New Yorkvẫn mặc như xưa lại hỏi:

-Thế nào?Bây giờ mà anh vẫn mặc như thế này à?

-Chẳng sao!Bây giờ ai mà chả biết Anhxtanh cơ chứ!Quần áo sang trọng đâu có làm tăng giá trị con người!

 

2-Nhà toán học trẻ tuổi .

 

Nhà toán học nổi tiếng người Đức là Cáclơ Gauxơ (1777-1855) khi còn học ở trường tiểu học đã rỏ ra có biệt tài về toán.

Một hôm,thầy giáo nêu câu hỏi cho học sinh:

-Các em thử cộng tất cả các số nguyên từ 1 đến 100 kể cả số 100 xem tổng số của chúng là bao nhiêu?

Thầy vừa nói xong thì ông đã đứng dậy trả lời:

-Thưa thầy ,tổng các con số đó là 5050.

Các bạn học sinh cùng lớp và cả thầy giáo đều ngạc nhiên thấy ông đã giải đáp bài toán nhanh như vậy.

Các bạn liền hỏi Gauxơ :

-Tại sao tổng các số đó lại là 5050.

Gauxơ giải thích 1 cách nhanh gọn :

-Ta lấy số đầu tiên cộng với số cuối cùng rồi số thứ 2 cộng với số trước số cuối cùng và cứ thế ta sẽ có những cặp số mà tổng số mỗi cặp là 101.Cứ xếp từng cặp như thế (từ 1 đến 100) ta sẽ có 50 cặp.Vậy thì tổng số các số nguyên từ 1 đến 100 sẽ bằng:

 

50 cặp * 101 =5050

Thực vậy:

1+100=101 2+99=101 3+98=101

........

50+51=101

 

50 cặp * 101=5050.

 

3-Một triệu Phờ Răng.

 

Pablo Picátxô (1881-1973) là 1 họa sĩ lớn của thế kỉ 20.Ông gốc người Tây Ban Nha nhưng sống trên đất Pháp,nhập quốc tịch và là đảng viên đảng cộng sản Pháp.Ông là 1 chiến sĩ tích cực đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân,vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.

 

Có 1 lần ở 1 vùng mỏ than thuộc miền Bắc nước Pháp nổ ra 1 cuộc đình công của thợ mỏ.Hoàn cảnh của những người công nhân và gia đình họ rất khó khăn.Khắp nước Pháp đã có những cuộc lạc quyên.Ở Pari,ban biên tập báo Nhân Đạo cũng mở 1 quỹ lấy tiền ủng hộ công nhân.

 

1 Hôm có 1 người tầm thước đứng xếp hàng và đưa thủ quỹ 1 tờ giấy nhỏ rồi biến mất trong đám đông.Người này cầm tờ giấy đọc và không tin ở mắt mình .Chị ngạc nhiên vì tờ giấy chính là 1 tấm ngân phiếu với số tiền 1 triệu phờ răng và dưới con số đó là chữ ký nổi tiếng : Pablo Picátxô.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
2-Nhà toán học trẻ tuổi .

 

Nhà toán học nổi tiếng người Đức là Cáclơ Gauxơ (1777-1855) khi còn học ở trường tiểu học đã rỏ ra có biệt tài về toán.

Một hôm,thầy giáo nêu câu hỏi cho học sinh:

-Các em thử cộng tất cả các số nguyên từ 1 đến 100 kể cả số 100 xem tổng số của chúng là bao nhiêu?

Thầy vừa nói xong thì ông đã đứng dậy trả lời:

-Thưa thầy ,tổng các con số đó là 5050.

Các bạn học sinh cùng lớp và cả thầy giáo đều ngạc nhiên thấy ông đã giải đáp bài toán nhanh như vậy.

Các bạn liền hỏi Gauxơ :

-Tại sao tổng các số đó lại là 5050.

Gauxơ giải thích 1 cách nhanh gọn :

- Thưa thầy, em xem kết quả của bạn bên cạnh

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rượu làm từ gạo mà ra

uống năm bẩy chén cũng là ăn cơm!

kô biết bạn Lemai đang ở vùng nào mà nói về Rượu hay quá nhỉ. Còn câu danh ngôn khác pos lên diễn đàn nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
muốn in ra mà không muốn hiện các cạnh khuất, làm sao để vẽ mà không hiện đườ

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=13507

 

@anh retun : bài viết trên anh hỏi tiếp câu thứ 2 nữa > Vì thế em mới trả lời 2 câu > anh xoá đi một câu hỏi thứ 2

> bài trả lời thứ 2 của em trở thành vô duyên! Tiếc điều em ko REPLY câu hỏi thứ 2 của anh

> Đọc bài trả lời thứ 2 của em, người ko biết sẽ nghĩ em viết bài Spam.

(Cũng ko có dấn đề gí lớn đâu, chỉ là có lần có một anh đã "trỉ chích" em viết bài để ...tăng số lượng bài viết, có vậy thôi)

 

Sao anh lại xoá câu hỏi thứ 2 của anh đi???

 

a xin lỗi bạn HAANH nha có nhắc mình mớibiết cái vụ này , số là có gửi bài thứ 2 lên nhưng do không hiểu vì sao máy chủ cadviet báo một cai sgì đó rồi mạng bi out chắc bài gửi chỉ còn lại vết thôi :D , thành thật cảm ơn bạn HA ANH đã nhắc nhở > cho hỏi bạn là dân xây dựng hay kt vậy .

thấy bạn là người rất tích cực trên diễn mình rất mong được học hỏi bạn nhiều hơn , nick của mình : leminhutản@yahoo.com, hom thư : le.minh.tuản@gmail.com

, nếu ban quan tâm nhiều về việc thiết kế , xây dựng , quản lý các công trình xây dựng theo công nghệ PMB , BIM thì mình cùng trao đổi nhé , hiện nay nó đang là một xu thế rất mạnh mẽ đấy > THÂN :tongue2:

Chuyện có thật 99% bạn Haanh có đọc bài, bạn Retun thừa nhận có viết bài thứ hai. Mạng bị lỗi, bài viết chỉ còn lại vết là ...1% trăm có phải thư giãn không?

 

TS Xuân Vinh đang giải thích nguyên lý hoạt động của chiếc đầu đĩa cho khổ chủ(ảnh: B.N.L)

Cách đây 3 năm, anh N.S ở đường Chi Lăng, TP Huế, nhân chuyến đi Sài Gòn, đã ghé chợ điện tử Hoàng Văn Thụ (TP.HCM) mua một chiếc đầu DVD nhãn hiệu Calitech mang về nhà để sử dụng. Chiếc đầu đĩa hoạt động rất tốt, nhưng có một điều mà anh không thể hiểu nổi

http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Chuyen...x/45202726/111/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×