Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Happyfeet

những câu chuyện có thật 99%

Các bài được khuyến nghị

Câu chuyện văn hóa: Chuyện cái cặp

 

 

TT - Chuyện bắt đầu trong nhà nghệ sĩ Kim Cương. Ngày nọ, chợt thấy chị giúp việc của mình ngồi khóc, Kim Cương gặng hỏi thì chị đưa ra một lá thư. Nét chữ trẻ con. Thằng bé con chị người làm viết rằng nó muốn bỏ học.

 

Người mẹ khóc vì thằng bé mới có chín tuổi, học lớp 4, và chị đi làm chỉ vì muốn con được học hành nên người. Gặng nữa thì ra cớ sự: thằng bé (tạm gọi là A) học giỏi, được trao phần thưởng học sinh xuất sắc, gồm một cặp sách và mấy cuốn tập.

 

Nhưng bỗng dưng cô giáo chủ nhiệm của nó gọi lên, bảo rằng bạn B - tạm gọi là thế - cùng học trong lớp cũng được điểm cao nhưng không có phần thưởng, vậy hãy giữ lấy mấy cuốn tập, còn cặp sách thì đưa cho bạn.

 

Thằng bé đưa cái cặp - phần thưởng của mình - cho bạn. Rồi nó thấy rằng như thế là không công bằng. Hụt hẫng. Mất lòng tin. Nó viết thư đòi bỏ học bán vé số phụ mẹ, vì có học giỏi cũng chẳng ích gì...

 

Kim Cương bất bình. Bà điện thoại xin gặp cô hiệu trưởng, hẹn một buổi ghé thăm trường. Và bà tự lái xe đến thật. Đến nơi, bà đưa ra lá thư của thằng bé. Cô hiệu trưởng tá hỏa, gọi cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm cũng tá hỏa: “Em xin lỗi, em sơ ý. Vì thằng bé kia cũng học giỏi mà lại không có phần thưởng. Em sẽ lấy lại cái cặp từ B đưa cho A”.

 

Kim Cương càng bất bình. Lấy cặp của A cho B là làm tổn thương một đứa bé. Lấy lại của B đưa cho A, tự dưng khiến thêm một thằng bé nữa tổn thương. Liệu có "sư phạm"?

 

Lại tá hỏa: “Em xin lỗi, cặp phần thưởng trường cho in logo, tên trường trên đó, số lượng có hạn, sau khi phát phần thưởng đã... hết mất rồi, hay là để em đi mua cái cặp khác đưa cháu?”.

 

Nữ nghệ sĩ nén giận. Nếu đơn giản chỉ là đi mua cặp thì bà đâu phải đến trường. Vấn đề là làm sao cho thằng bé tìm thấy lòng tin vào sự công bằng. Nó còn nhỏ quá, với suy nghĩ rằng dù có phấn đấu hơn người mà chỉ cần một sự dàn xếp, mọi cố gắng sẽ thành vô nghĩa, nó lớn lên sao đây?

 

Ít lâu sau đó, người giúp việc của Kim Cương gặp bà cảm ơn: cô hiệu trưởng đã cho đặt một cái cặp giống hệt cặp phần thưởng, giao cho cô chủ nhiệm đích thân gọi cháu lên tặng. Giờ thằng bé không còn đòi bỏ học bán vé số nữa. Nó đã vui vẻ đi học trở lại.

 

Khi còn nhỏ, người ta dễ lấy lại lòng tin. Còn khi đã lớn mà chứng kiến bất công nhan nhản cho mình, cho người, liệu có dễ dàng "vui vẻ bỏ qua"? Nghĩa cử của nữ nghệ sĩ thật lớn cho một đứa bé, nhưng chỉ là muối bỏ biển so với vô vàn những ấm ức quanh ta. Nói vậy cũng chỉ để tự nhắc mình cố gắng hành xử công bằng, nhất là nếu đang ở địa vị trên trước...

 

HOÀI HƯƠNG

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những câu chuyện có thật đằng sau mối tình Chí Phèo - Thị Nở

Lần theo mối tình đôi lứa xứng đôi của hai con người bị người đời chê là thậm xấu, thực địa còn lại không nhiều và ngày càng xa với bối cảnh trong truyện ngắn Chí Phèo.

 

Làng Vũ Đại ngoài đời, thôn Nhân Hậu, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cách thị xã Phủ Lý hơn 40 km.

Cái tên Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao bắt nguồn từ chữ Đại trong Đại Hoàng (tên làng Nhân Hậu). Đại Hoàng có nghề dệt vải lâu đời, có giống chuối ngự tiến vua nổi tiếng và giống hồng đặc sản. Người Đại Hoàng hầu hết, nếu không phải là tất cả, đều mang họ Trần. Họ hiền lành, chân chất, ít va chạm bên ngoài.

Nguyên mẫu nhân vật Chí Phèo là người ngụ cư, từ nơi khác dạt về, ở một thời gian rồi lại đi đâu không rõ. Đó là một gã đàn ông cục cằn có tên Chí trú trong điếm chợ, ai thuê gì làm nấy. Anh ta hay chớt nhả với đàn bà con gái.

Mỗi lần xin được tiền các bà giàu có trong làng hoặc được trả tiền công, Chí đều say khướt rồi về điếm nằm phèo. Cũng có người nói anh ta hay được thuê mổ lợn, có tài làm món phèo nên người ta gọi là Chí Phèo. Nhưng Chí không rạch mặt ăn vạ, không gây gổ khi say tuy mặt anh ta nom dữ tợn và hay bị người ta đem ra doạ trẻ con.

Tính cách ghê gớm của Chí trong truyện được lấy từ năm, bảy gã nát rượu nổi tiếng trong làng. Chí ngoài đời không tư thông với bà Ba, không đâm chết Bá Kiến, không rạch bụng tự tử. Và anh không hề giao lưu tình cảm với người đàn bà có tên Thị Nở.

Thị Nở cũng là một nhân vật có thật. Chị là mợ của Nam Cao. Cậu của nhà văn vì nghèo, vì mối lái hay vì lý do nào đó mà chấp nhận kết duyên với cô thôn nữ xấu xí và không thật tính. Ngay cả bữa cơm bình thường cũng không biết nấu cho chồng ăn.

Cô cũng hay cười vô nghĩa. Nhưng chị ta không tơ tưởng đến gã đàn ông nát rượu, không chửa hoang mà rất chính chuyên.

Thị Nở ngoài đời sinh được một cậu con trai bình thường (người này chết bệnh khi còn trẻ). Đó là tất cả những người cho nhân vật Nam Cao mượn tên và tính cách.

Người yêu Chí Phèo là một người đàn bà sống ở một làng mà ngày nay người ta gọi là thôn Nhân Tiến. Chị có chồng, có con, không xấu, không vô duyên. Kết với Chí Phèo vì hàng ngày chị đi cất trứng ở bên kia sông về qua điếm chợ rất sớm, hay bị gã này chọc ghẹo.

Khi Chí bỏ làng Đại Hoàng đi biệt tăm. Chị cũng mất tích một thời gian rồi lại trở về với chồng con. Nay chị chỉ còn các cháu chắt.

Ngôi nhà Bá Kiến bằng cột lim, lợp ngói âm dương vẫn còn nguyên vẹn, chỉ thiếu dãy nhà ngang, đứng trên khuôn viên cũ. Chỉ có điều đổi chủ nhiều lần.

 

Cũng theo lời kể lại, Bá Kiến ngoài đời gọi là Bá Bính. Ông giàu có, mua được chức nghị viên. Ông ta thâm hiểm khét tiếng nhưng bề ngoài rất mềm mỏng.

Truyện của Nam Cao xuất bản được ít lâu, tiếng tăm dội về làng. Bá Bính gặp thân phụ của nhà văn ngọt nhạt: "Ông có phúc đẻ thằng con viết sách chửi cả làng". Ngoài đời, Bá Bính ốm chết mấy năm trước cách mạng Tháng Tám.

Thời Nam Cao làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Xã, Bá Bính hễ gặp Nam Cao là lên tiếng chào từ xa, dù ông ta là người hơn tuổi. Con của ông ta nhiều người tham gia cách mạng. Có cả một vị lên tới chức Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bá Bính có người vợ ba tên là bà Y. Bà ta cũng được gọi là bà Ba như trong truyện. Cũng phốp pháp, nõn nà và đa tình. Quả thật bà Ba tư thông với một gã trai là kẻ ăn người ở trong nhà nhưng không phải Chí Phèo.

Bà này chẳng đến nỗi cay nghiệt với người làng. Con cái của bà cũng chẳng đến nỗi nào. Tuy nhiên, năm 1954 do nghe lời đồn đại về sự trừng phạt đối với cường hào, ác bá, bà hoảng loạn, treo cổ lên cành nhãn.

Bến đò xưa không còn. Thay vào đó là cây cầu tạm. Cái lò gạch cũ nổi tiếng, nơi Chí Phèo của Nam Cao bị bỏ rơi và Thị Nở (văn học) nghĩ đến khi sờ cái bụng căng phồng, cũng bị phá từ lâu. Nơi đó giờ mọc lên những cụm tre chắn sóng.

Vẫn còn vườn chuối ven sông, chỗ Thị Nở kín nước ngủ quên dưới ánh trăng và gặp Chí Phèo. Giống chuối Đại Hoàng quả nhỏ và thơm nức được quỹ môi trường toàn cầu đầu tư để bảo vệ gien quý.

(Theo Thể thao & Văn hoá)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trộm... cả mì gói

Sau khi cuỗm tiền của chủ nhà, tên trộm còn vơ luôn mấy gói mì tôm để... phòng khi đói lòng.

> 'Móc bóp trong túi quần bằng cách nào?'

Cuối buổi thẩm vấn, vị thẩm phán dành nhiều thời gian làm rõ nguyên nhân trộm mì của bị cáo, làm những ai có mặt tại tòa không nhịn được cười:

- Bây giờ, bị cáo hãy thành khẩn trả lời cho tòa biết sao lại đi trộm cắp mì gói?

- Không… bị cáo chủ đích trộm tiền ấy chứ.

- Đã đành là vậy, nhưng hồ sơ ghi rõ rành rành đây. Ngoài trộm cắp tiền bị cáo còn lấy đi năm gói mì tôm của chủ nhà. Mì gói ở đâu có sẵn để trộm thế?

- À.. tại nơi bị cáo trộm là một cửa hàng tạp hóa, thưa tòa.

- Bị cáo trả lời vào câu hỏi đi, trộm tiền của chủ nhà là được rồi còn lấy thêm mấy gói mì tôm của người ta làm chi vậy?

- Thưa, do bị cáo sợ đi trộm về xong thì bị đói bụng nên mới làm vậy, ở nhà trọ của bị cáo không còn gì ăn cả tòa ạ…

Kết thúc phiên xử, bị cáo Nguyễn Tường Duy đã bị tòa án TP HCM tuyên phạt 24 tháng tù về trộm cắp tài sản. Duy nhập cư Sài Gòn được hai tháng thì bỏ công việc làm thợ hồ, sống lang thang rồi hành nghề trộm cắp, nhưng bị bắt ngay.

'Hứa lèo' với tòa

Bị cáo Trần Thanh Sơn ngỡ ngàng khi nhận ra vị chủ tọa là người từng xử mình. Chẳng những bị "bắt bài" dễ dàng, Sơn còn bị quát vì tội... "hứa lèo".

- Bị cáo nói lời sau cùng đi để tòa vào nghị án.

- Dạ… Mong tòa cho bị cáo được hưởng mức án nhẹ để sớm trở về đoàn tụ với gia đình và trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Còn gì nữa không bị cáo?

- Thưa tòa... Bị cáo đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi, giờ hối hận lắm. Bị cáo sẽ không bao giờ cướp giật nữa đâu.

Vừa nói, Sơn vừa khóc rấm rức. Chợt vị chủ tọa đanh thép:

- Bị cáo dừng lại đi. Tòa nói cho bị cáo biết, phục thiện kiểu như bị cáo thì tòa đành phải chào thua. Ở phiên tòa cách đây vài năm tôi cũng làm chủ tọa xét xử bị cáo. Bị cáo cũng tỏ ra hối hận và khẩn thiết xin xỏ y chang hôm nay, rồi kết quả đâu? Bị cáo phải thấy xấu hổ với lời hứa của mình chứ?

Ngước mắt lên, Sơn mới té ngửa vì gặp lại "người quen".

Với tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần và tái phạm nguy hiểm, tòa án quận 5, TP HCM đã tuyên phạt Trần Thanh Sơn 6 năm tù về tội cướp tài sản.

Hoàng Đạo

Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Home/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

giyxep1.jpgGiayxep.jpg

 

Bà xã tôi một ngày đạp xe hai vòng đến cơ quan và về nhà. Nghỉ trưa đồng chí ấy phải về cho con bú. Đang giữa trưa nắng như thiêu như đốt, ngực căng sữa, thì bị một chú công an trẻ măng chặn xe ở đường Cát Linh, đòi kiểm tra giấy Đăng ký xe. Bà xã tôi để giấy tờ ở cơ quan, vì vội nên không mang theo người. Van xin trình bày đủ kiểu hồi lâu không xong, bà chị đành xuống giọng lễ phép nói với tay công an chỉ áng bằng tuổi cậu em út mình:

- Xin anh thông cảm cho em đi, lần sau em sẽ nhớ mang theo giấy tờ ạ.

Người thi hành công vụ khoát tay:

- Có thế chứ, thôi đi đi!

Bà xã tôi cú mãi vụ này. Về sau, hễ đụng đến làm chương trình truyền hình An ninh Tổ Quốc thì bà ấy bao giờ cũng khó tính hơn !

Theo PHAN CHÍ THẮNG

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hai người và một câu chuyện ẩn danh

Câu chuyện giản đơn nhưng đầy nghĩa cử giữa một vị luật sư và một chàng sinh viên (SV) trường luật gặp nghịch cảnh.

Ba năm trời họ luôn song hành, nhưng không hề biết mặt nhau và thầm lặng gieo một niềm tin yêu và hi vọng giữa cuộc đời.

Câu chuyện người SV

Người SV tên là Ngô Văn Khôi, quê ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Anh học Trường ĐH Luật TP.HCM niên khóa 2003-2006. Một ngày chuẩn bị vào hè của năm 2, Khôi và người em trai đột ngột nhận được một lời nhắn từ quê nhà: “Ở nhà có người bị tai nạn, hai anh em về gấp”. Vậy là bỏ dở môn thi còn lại, hai anh em tức tốc lên xe đò trở về thị xã Tam Kỳ. Nhưng mọi việc đều đã muộn, người cha thân yêu của hai anh em Khôi đã ra đi về với cát bụi.

 

Tai nạn trong khi làm phụ hồ của người cha đã làm mịt mù con đường học hành của những đứa con. Khôi định bỏ học ở nhà phụ mẹ làm mướn nuôi em, nhưng cứ đêm đêm hình bóng cha lại quay về với lời dặn dò ngày Khôi lên xe đò vào Sài Gòn nhập học: “Bằng mọi cách phải xong đại học nghe con...”.

 

Khôi muốn gửi một lời tâm sự với người cha đã về bên kia thế giới bằng cách viết một bức thư gửi cho một tờ báo. Bức thư được chọn đăng báo. Trong nhiều bạn đọc gửi thư sẻ chia cùng chàng SV trẻ có một cuộc điện thoại của một nữ luật sư. Bà bảo muốn được cấp một học bổng hằng tháng trong suốt các năm học còn lại cho chàng SV trường luật chỉ với một điều kiện: tuyệt đối không được nêu danh tánh. Và câu chuyện bắt đầu: hằng tháng Khôi bất ngờ nhận học bổng mà không hề biết chủ nhân của học bổng là ai. Ba năm học trôi qua, anh rất nhiều lần tìm gặp người đại diện trao học bổng để hỏi thăm, tìm gặp vị ân nhân... Nhưng tất cả đều: “À, chỉ là một mạnh thường quân muốn lo cho SV nghèo ấy mà; họ không để lại địa chỉ...”.

 

Cho đến khi Khôi tốt nghiệp đại học. Trước khi rời khỏi Sài Gòn về quê làm việc, Khôi có một đề nghị tha thiết với người đại diện trao học bổng là anh có nguyện vọng muốn gặp được người giúp đỡ mình trước khi chuyển sang một bước ngoặt khác của cuộc đời. Lời khẩn thiết này cuối cùng cũng có kết quả : một lịch hẹn sau ba năm trời không biết mặt nhau đã diễn ra...

Câu chuyện nữ luật sư

 

“Cách đây ba năm, tôi đã muốn khóc khi đọc thư của Khôi trên báo. Tôi quyết định mình sẽ làm một việc gì đó cho em. Khi thực hiện tôi ra điều kiện: đừng cho em biết và không được đăng báo. Suốt ba năm không gặp mặt, nhưng tôi vẫn luôn theo dõi chuyện học hành của Khôi...” - luật sư Trần Mỹ Thoa, người trao học bổng cho Khôi, tâm sự.

Đó là một buổi sáng, sau ba năm cuộc gặp gỡ giữa Khôi và ân nhân mới diễn ra: “Nhìn Khôi, tôi thấy đó là một sự sáng sủa, đặc biệt gương mặt lại có nét của một sự đôn hậu, chân tình. Em đưa cho tôi một bức thư với lời hứa rằng: Con sẽ không bao giờ quên ơn cô và nguyện sẽ làm bất cứ điều gì để giúp đỡ những người khác trong cuộc sống này như lời cô dặn”. Chị Thoa ôm Khôi vào lòng như tình một người mẹ và nói: “Xin đừng nói lời cảm ơn mà hãy nghĩ về cuộc đời như một dòng chảy bất tận chung quanh mình, như một sự tiếp nối, trên đường em đi nếu có thể làm được điều gì giúp cho ai đó, xin hãy làm để cho dòng chảy tiếp diễn qui luật bất tận của nó”.

 

Trong buổi gặp mặt, luật sư Thoa nhắn gửi Khôi rằng: “Nếu con chọn con đường làm một viên chức nhà nước, con phải giữ mình trong sạch. Nếu chọn con đường làm luật sư thì lắm sóng gió, con phải giữ được sự thanh liêm, đạo đức và lòng thương người của mình”.

 

Hiện giờ Khôi đang giảng dạy ở Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Nam. Câu chuyện của luật sư Thoa đã ẩn mãi trong tâm hồn Khôi: “Tôi không thể tưởng tượng được trong cuộc sống này có một người ẩn danh hỗ trợ mình suốt ba năm trời mà mình không hề biết một tí gì về họ. Mỗi lần nản lòng, tôi luôn lấy chuyện của cô Thoa làm động lực vươn lên. Tôi chọn nghề giáo, cũng là một phần vì tôi học được bài học lớn từ cô Thoa: âm thầm giúp những người trẻ tuổi đi sau mình...”. Còn luật sư Thoa vẫn tiếp tục công việc của mình. Trong câu chuyện riêng tư, chị thỉnh thoảng lại nhắc hình ảnh một cô nữ SV quê miền Trung, mồ côi mẹ. Hằng ngày trong cặp cô SV này có thêm một bộ đồ bởi sau giờ học, cô thay bộ đồ khác và đi làm “oshin”...

Tôi đã theo câu chuyện của Khôi suốt ba năm trời và tôi tin một câu chuyện ẩn danh khác đang bắt đầu tiếp diễn...

40176124_168477sm.jpg

Khôi và ân nhân của mình - luật sư Trần Mỹ Thoa, lần đầu tiên gặp mặt sau ba năm

NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG

Việt Báo (Theo_TuoiTre)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tết làng tôi

 

xh-tet-cho-lang-trong.jpg

 

Làng tôi bây giờ không còn cảnh đi chơi chợ Tết, không còn tổ chức những trò chơi Tết hay ăn đụng thịt lợn như ngày xưa nữa. Cả mẹ tôi, cả cụ Bảng đều đã về với tổ tiên. Làng đã thay đổi nhiều. Phiên chợ 26 tháng Chạp vẫn họp nhưng cũng không khác gì những chợ xép họp quanh năm.

 

1. Phiên chợ cuối cùng trong năm họp vào ngày 26 tháng Chạp. Đó là một ngày cuối năm kỳ lạ. Hầu như nhà nào cũng kéo nhau ra chợ. Người lớn thì mua bán sắm sửa cho Tết, trẻ con thì đi rong chơi.

 

Mọi thông tin về làm ăn trong năm, mọi điều cần nhắn nhủ trước Tết, mọi khúc mắc cần giải toả cho năm mới khỏi sái đều lấy phiên chợ làm nơi trao gửi như một thứ lệ bất thành văn mà nếu không gặp nhau để nói cho ngọn nghành thì phải lâu lắm mới có dịp nhắc lại được. Vì thế, khi tôi lớn lên đã nghe câu nói rất chi ngang ngược: “Bỏ con bỏ cháu, không bỏ 26 chợ phiên”.

 

Chợ quê xưa là cái hồn của Tết làng.

 

Đám trẻ con chúng tôi ríu rít len lỏi giữa những dẫy hàng hoá. Nào thì hút thuốc lá, mút kẹo mạch nha, có đứa cầm cả xâu táo ôm quấn lấy nhau chỗ mấy hàng tò he. Chán thì lại đuổi nhau chạy loạn chợ cho đến lúc mệt nhừ. Đám con gái thì e ấp cuộn vào nhau trước mẹt hàng tạp phẩm mua gương lược, chỉ mầu, những đứa lớn hơn mắt lấp láy háo hức lén nhìn đùm su chiêng may bằng vải tiết kiệm treo lẵng nhẵng trên sào. Thôi thì có đồng nào tiết kiệm được cả năm đem ra mua linh tinh với ăn quà vặt hết.

 

2. Từ chiều 29 đến sáng 30 tháng Chạp là tiếng lợn kêu từ đầu xóm tới cuối khiến không khí đón xuân trở nên háo hức lạ. Chúng tôi đứa cõng em, đứa ôm áo, xếch quần theo hết đám mổ lợn này đến đám mổ lợn khác. Năm ấy tôi đã lớn hơn, Bầm tôi nuôi được con lợn hơn một tạ cho hàng xóm ăn đụng. Bố tôi vắng nhà, cụ Bảng là người vai trên đến coi sóc việc mổ lợn chia phần. Anh cu Tế mới hơn hai mươi tuổi mà đã nổi tiếng là người chọc tiết lợn và hãm tiết canh giỏi nhất làng.

 

Lúc con lợn được bốn người vật ngửa lên cái thớt cối xay trên vỉa hè, anh cu Tế tay lăm lăm con dao bầu, một tay cầm phạng đi ra là đám trẻ con cùng ùa theo. Chúng nó cãi vã râm ran cố chen vào đứng thật gần anh cu Tế. Hàng chục con mắt chăm chắm vào cái mũi dao bầu anh Tế ướm ướm nơi ức con vật. Thỉnh thoảng có đứa lại hít đánh xoạt cái dây mũi thò lò xanh lè đã chảy bắc qua mồm. Những đứa cõng em thì khăn áo lôi thôi kéo lê trên mặt đất, đít trôn để tơ hơ giữa trời lạnh. Chúng bám theo anh Tế như đám phoi sắt dính vào cục nam châm. Anh Tế lấy tiết canh thật độc đáo.

 

Đã chọc dao vào là lấy được tiết tim chứ không phải tiết phổi. Tiết tim đỏ hồng, khi đánh ra bát tiết canh đỏ rực chứ không ngả mầu đỏ thẫm, không cần tới ba cái đũa như mọi người, cũng không phải dùng đến muối, nước chanh, hay nước cọng chuối để chống đông tiết, anh Tế chỉ lắc phạng. Vừa điều chỉnh con dao cho tiết chảy ra, không bắn thành tia, không toé ra ngoài, anh vừa lắc cái phạng một cách điệu nghệ sao cho tiết nháng lên đổ bọt là không thể đông lại được nữa. Cụ Bảng là người cao tuổi trong họ tôi lụng thụng trong chiếc áo dạ khuy đồng đứng trên hè nói với ra:

 

- Bố cu Tế lấy kha khá vào nhá để ai xin thì cho. Năm nào cũng có nhà hỏng tiết đấy.

 

Cả chục cái đầu trẻ con tranh nhau ngó vào phạng tiết như sợ nó hỏng thật khiến anh phải dậm chân hét toáng lên. Chúng nó dãn ra một tý rồi lại nhanh chóng chụm vào như đám bèo tấm bị hòn đá ném trúng.

 

Mổ lợn, ăn đụng thịt lợn, chia phần là việc vui nhất mỗi khi Tết đến. Nhưng với tôi kỷ niệm về Tết quê còn có một chuyện mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Ấy là năm tôi được đi làm làm lòng lợn cùng cụ Bảng. Nói thế cho oai thôi chứ đi làm lòng cùng cụ là để cụ sai phái gỡ mỡ chài chỗ này, tuôn nước rửa lòng đoạn kia…chủ yếu xem cụ làm mà học. Cụ đã nhiều lần bảo mổ cả con lợn khó nhất là làm bộ lòng. Con lợn có béo mà bộ lòng làm ẩu, ăn vừa hôi vừa dai là coi như vứt. Bưng rổ lòng đi trước vùa ra đến bờ ao chẳng hiểu lóng ngóng thế nào tôi cắt phéng cái dạ dầy ra khỏi lòng non. Cụ Bảng trợn mắt rồi vung tay bê bết phân lợn tát như trời giáng vào mặt tôi gầm lên:

- Mả bố mày chứ! Đã ngu còn lau tau. Cắt rời ra thế thì lấy cái mả bố mày để tuôn nước với đúc dồi à ? :rolleyes: :rolleyes:

Tôi vừa sợ vừa ân hận không dám lau đám phân trên mặt. Suốt buổi đó cụ Bảng gằm gằm nhìn tôi qua gọng kính cùng những lời răn dạy:

- Lớp chúng tao chết đi thì chúng mày ăn cả cứt, ăn cả cứt biết chửa? :( :rolleyes:

Những Tết sau đó không bao giờ tôi còn được cụ Bảng cho đi làm lòng nữa.

3. Tuy trong cùng một xã, một tổng nhưng trò chơi Tết làng tôi cũng có vẻ khác với chung quanh. Những trò phổ biến của thời hiện đại như cắm trại, kéo co, chơi đu, đốt pháo, ăn mía nhả bã chấm cằm… thì hầu như làng nào cũng tổ chức. Nhưng có những trò chơi “độc” như kiểu “Trò trám” thì chỉ làng Tứ Xã, vùng di chỉ của thời Hùng Vương mới có; còn làng tôi là các trò “Sờ vú bắt lươn” và “chăn cóc, trông con, thổi cơm”. Các cô gái được làng chọn ra dự thi thổi cơm đều là những cô chưa chồng nhưng rất đảm đang, tài khéo. Một vòng tròn được kẻ vôi to hơn cái nong đại. Trong đó có một con cóc, mỗi cô lại phải trông một bé trai lạ chừng hai tuổi, vật liệu nấu cơm là ba hòn gạch làm bếp, một bó nứa, bùi nhùi, nước, gạo, trứng sống…

 

Bên ngoài trống thúc, tiếng người hò reo ầm ĩ, làm sao phải dỗ bé không khóc, đào đất chôn gạch làm kiềng, bẻ củi nhóm lửa, vo gạo. Con cóc hoảng sợ nhảy lung tung, các cô phải dùng cái que đầu buộc mảnh vải đỏ lướt vòng quanh cái vạch vôi khiến nó hoa mắt, ngẩn ngơ. Cô nào giỗ được bé trai ngủ là rất rảnh tay trổ tài. Trong thời gian quy định nếu cóc không nhảy ra ngoài vòng tròn, con không khóc, cơm thổi vừa chín tới, không nhão không khê, trứng luộc lòng đào là người thắng cuộc. Còn trò “sờ vú bắt lươn” chỉ dành cho các cặp vợ chồng trẻ, hoắc sắp cưới nhau mới được chơi. Giữa bãi hội xuân, người ta đặt mấy cái chum rất to, trong chum đựng bùn non ngập cánh tay và thả một con lươn bánh tẻ to bằng nửa cổ tay.

 

Đôi chơi một nam một nữ. Người nữ mặc yếm thắm bên trong áo cánh vải. Chàng trai cởi trần, tay trái sờ vú người con gái tay phải thò vào trong chum bắt lươn. Không được làm bùn bắn ra khỏi miệng chum, cũng không được rời tay khỏi vú. Nếu mải bắt lươn mà quên sờ vú là bị loại. Nếu mải sờ vú mà nhấc cả cánh tay ra khỏi chum cũng phạm quy. Trò sờ vú bắt lươn vui nổi đình đám. Con lươn trơn chuồi chuội, túm được nó mà không biết khoá cho chắc thì nó lại truồi ra một cách dễ dàng. Tôi đã cố bỏ công tìm hiểu qua trí nhớ của các cụ cao tuổi cũng như trong sách vở nhưng vẫn chưa tìm ra được xuất xứ của trò chơi sờ vú bắt lươn rất độc đáo và mạnh bạo của làng tôi. Bây giờ thì nó đã thất truyền và dần bị quên lãng đi rồi.

 

4. Làng tôi bây giờ không còn cảnh đi chơi chợ Tết, không còn tổ chức những trò chơi Tết hay ăn đụng thịt lợn như ngày xưa nữa. Cả mẹ tôi, cả cụ Bảng đều đã về với tổ tiên. Làng đã thay đổi nhiều. Phiên chợ 26 tháng Chạp vẫn họp nhưng cũng không khác gì những chợ xép họp quanh năm. Tôi tha thẩn trên đường làng vào những ngày sát Tết mà lòng ngổn ngang chuyện cũ chuyện mới. Cho dù vật đổi sao rời nhưng mỗi con đường, mỗi ngọn cỏ quê hương, cả cái tát đầy cứt lợn vào mặt tôi của cụ Bảng thủa nào, cả câu chuyện tình tang của ông lão Tế bây giờ…vẫn mãi mãi là những kỷ niệm đẹp về làng, nơi đã in đậm dấu chân tôi lẫm chẫm bước đi và đứng dậy trong cuộc đời này...

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=28579

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đôi chơi một nam một nữ. Người nữ mặc yếm thắm bên trong áo cánh vải. Chàng trai cởi trần, tay trái sờ vú người con gái tay phải thò vào trong chum bắt lươn. Không được làm bùn bắn ra khỏi miệng chum, cũng không được rời tay khỏi vú. Nếu mải bắt lươn mà quên sờ vú là bị loại. Nếu mải sờ vú mà nhấc cả cánh tay ra khỏi chum cũng phạm quy. Trò sờ vú bắt lươn vui nổi đình đám. Con lươn trơn chuồi chuội, túm được nó mà không biết khoá cho chắc thì nó lại truồi ra một cách dễ dàng. Tôi đã cố bỏ công tìm hiểu qua trí nhớ của các cụ cao tuổi cũng như trong sách vở nhưng vẫn chưa tìm ra được xuất xứ của trò chơi sờ vú bắt lươn rất độc đáo và mạnh bạo của làng tôi. Bây giờ thì nó đã thất truyền và dần bị quên lãng đi rồi.

He he he!... bây giờ có lễ hội chắc là người đi xem đông phải biết? "Không được làm bùn bắn ra khỏi miệng chum, cũng không được rời tay khỏi ..."

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bat-chachx2.jpg

Tranh Đông Hồ

10.jpg

Bat-chachx1.jpg

 

Trong mưa phùn se lạnh của tiết giêng hai, tôi về làng Đường Yên, xã Xuân Nộn (Đông Anh – Hà Nội). Đã thành thông lệ, nơi đây cứ đến ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng lại mở hội “kén rể”.

Xung quanh việc phụng thờ của làng, lễ hội Đường Yên còn hết sức đặc sắc. Phần kén rể là phần chính của lễ hội. Hai chàng trai được chọn đứng ra đọc vè ứng đối thi tài. Ngoài việc tế lễ mang nét đẹp truyền thống của làng cổ Việt Nam còn có những trò chơi dân gian như: câu ếch, đi cày, bắt trạch trong chum… mà ít nơi còn giữ được. Hội kén rể làng Đường Yên đã được phục hồi sau nhiều năm gián đoạn. Một lễ hội dân gian ở vùng quê bắt đầu khởi sắc.

Anh Nguyễn Văn Đinh (Phù Lỗ - Sóc Sơn) một du khách đến xem hội cho biết: “Mấy năm nay tôi đều đi xem hội làng Đường Yên, hội nhỏ nhưng rất vui, đặc biệt có nhiều trò chơi dân gian độc đáo, xem xong vẫn cảm thấy tiếc”.

Dương Hương

K51, Văn học, Trường ĐHKHXH&NV

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
He he he!... bây giờ có lễ hội chắc là người đi xem đông phải biết? "Không được làm bùn bắn ra khỏi miệng chum, cũng không được rời tay khỏi ..."

He he ... Giàu trí tưởng bở!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cô gái được xin lỗi, bồi thường sau 4 năm tù oan

Chiều nay (6/1), bà Huỳnh Ngọc Thanh Thủy – Phó Chánh ánTAND quận 1, TP.HCM đã thay mặt cơ quan chính thức công khai xin lỗi chị Trương Thị Kim Hoàn (25 tuổi, ngụ phường Cô Giang, quận 1) - người bị kết án oan 10 năm tù oan về tội “mua bán trái phép chất ma túy”.

http://giadinh.net.vn/home/201001060607183...-nam-tu-oan.htm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

31 năm nuôi mẹ bạn, 1 lần nói dối và...

“Nếu chiến tranh kết thúc, tôi còn sống trở về, tôi sẽ chăm sóc mẹ anh như mẹ tôi”. Lời hứa với đồng đội luôn canh cánh trong lòng anh bộ đội Hoàng Văn Quảng suốt những tháng ngày trị thương tại trại thương binh nặng Quân khu 4.

http://tuanvietnam.net/31-nam-nuoi-me-ban-1-lan-noi-doi-va

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái Chết Của Cụ Già Bán Rau ==> 100% chuyện có thực

 

pzh1257009778.jpg

 

Tôi Xin dc kể Câu chuyện có tật 100% ko biết sau khi đọc xong các bạn có những suy nghĩ j... riêng tôi thì.........

Ăn rau không chú ơi?

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

 

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

 

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

 

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.

- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

 

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

 

- Rau này bà bán bao nhiêu?

- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.

 

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

 

- Sao chú mua nhiều thế?

- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

 

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

 

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

 

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

 

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

 

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

 

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

 

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

 

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:

- Bà bán rau chết rồi.

- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.

- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.

- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

 

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

 

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!

Nguồn

http://www.vatgia.com/hoidap/4423/146501/c...en-co-thuc.html

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cuộc đời nghèo khó của con trai công tử Bạc Liêu

“Đốt tiền nấu trứng” là câu đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.

bai.jpg

Tài sản duy nhất của ông Đức giờ chỉ còn chiếc xe máy.

Trở lại khuôn viên dinh thự của dòng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha mình có đến 4 người vợ. Ngay từ lúc lọt lòng, ông Đức đã mồ côi mẹ nên cùng anh trai là Trần Trinh Nhơn được cha đón về sống trong “nhà lớn”, chị ông Đức là bà Trần Thị Thảo sống với bà ngoại ở Mỹ Tho.

“Tôi sinh ra lúc ba tôi còn giàu có nên hồi 7 tuổi đã được ông gửi học tại Trường Lasan Taberd (nay là Trường THPT Lê Lợi, TP Sóc Trăng) thuộc dòng La Salle Saigon, cuối tuần lại rước về “nhà lớn”. Vài năm sau, ông đưa anh em tôi lên Sài Gòn học để cùng nhau quản lý tài sản là các dãy nhà phố và sống tại biệt thự số 117 Nguyễn Du. Sau này chúng tôi chuyển qua ở biệt thự trên đường Nhất Linh”, ông Đức bồi hồi nói.

Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà ông Đức không biết đến bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim Khánh khi ấy cũng học ở Sài Gòn và “ham vui” có tiếng. Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp bình màu xanh lục (lục bình) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh doanh xe máy ở Sài Gòn “xúi” về quê “chôm” cặp lục bình mang lên bán với giá 250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu xài. Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục bình còn lại cùng với toàn bộ tài sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách mạng.

Cũng theo hậu duệ của Công tử Bạc Liêu, dòng họ Trạch thời đó sở hữu điền sản cò bay thẳng cánh với 145.000 ha ruộng lúa và 10.000 ha ruộng muối nằm dọc theo biển Bạc Liêu. Ngày cha ông về nước sau 3 năm du học bên Pháp, ông nội tất bật lên Sài Gòn mua ngay chiếc xe Ford mới cáu để đón “quý tử”, cũng là để làm rạng mặt dòng họ Trần Trinh lúc bấy giờ.

bai-2.jpg

Dinh thự của Công tử Bạc Liêu giờ thành khách sạn.

Người dân Bạc Liêu vẫn còn truyền lại câu chuyện nhờ cái mác “học bên Tây” về nên Ba Huy được cha rất ưu ái, mua hẳn ca-nô và máy bay để đi làm ăn, thu nợ và… thăm ruộng lúa, ruộng muối. Vậy là, ngoài vua Bảo Đại, Ba Huy là người dân sở hữu máy bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Có lần qua Rạch Giá thăm ruộng, Ba Huy hứng chí lái luôn máy bay ra Hà Tiên chơi. Do mải bay nên xăng hết không hay buộc lòng phải đáp khẩn cấp xuống đất Thái Lan (nước Xiêm). Trong lần “nhập cảnh trái phép” này Ba Huy bị bắt giữ và phạt 200.000 giạ lúa, buộc họ Trạch phải đưa một đoàn ghe dài chở lúa qua chuộc “quý tử” về.

Xung quanh chuyện giàu có của cha ông, ông Đức luôn cho đó là những kỷ niệm đáng nhớ mang theo suốt đời vì cái tên Công tử Bạc Liêu đã “vang danh” cả nước. Tuy nhiên, không ai “giàu ba họ” nên giờ đây nhiều người con của Công tử Bạc Liêu đang sống trong cảnh khốn khó, trong đó có ông.

Ông Đức kể, năm 1974 cha ông qua đời tại Sài Gòn, anh em ông đưa thi hài về quê an táng và lập mộ tại khu nhà mồ ở khu đất hương hỏa 1.000 ha tại Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu). Lúc đó, dù đất hương hỏa rộng lớn nhưng con cái tứ tán nên bị lấn chiếm, sang bán dẫn đến mất gần hết tài sản. Khu nhà mồ dòng họ Trần Trinh hiện nay đường đi rất khó khăn bởi cỏ mọc cao hơn đầu người.

Đầu năm 2009, một doanh nghiệp ở Bạc Liêu hay tin con trai Công tử Bạc Liêu sống đời cơ cực nên đã gợi ý với ông là về Bạc Liêu. Trong một lần về giỗ cha tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức đã gặp ông Nguyễn Chí Luận (giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Bạc Liêu) và bày tỏ nguyện vọng muốn về quê lập nghiệp. Chính vì vậy mà vị giám đốc này đã cho ông mượn khu đất rộng 300 m2 với thời gian 50 năm, nằm đối diện khu du lịch Hồ Nam. Đầu tháng 11/2009, ông Luận và nhà văn Phan Trung Nghĩa cùng với ông Đức ra nền đất ấy thắp nhang động thổ xây dựng nhà ở, kết hợp phủ thờ Công tử Bạc Liêu. Tuy nhiên, đã gần một năm trôi qua nhưng khu đất vẫn chỉ là một bãi cỏ mọc um tùm.

“Động thổ để cất nhà lâu rồi mà đất vẫn còn hoang vu, cây cỏ mọc um tùm nên tôi phải ở đậu. Tôi tuổi già thế này thì khó xin được việc. Giờ mỗi ngày cứ phải chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền mua gạo và thuốc thang cho con gái”, ông Đức buồn bã nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Chí Luận cho biết, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông sẽ nhanh chóng ứng tiền mua khung nhà gỗ từ huyện Hòa Bình, san lấp mặt bằng trên khu đất cỏ mọc um tùm hiện nay để xây nhà kết hợp phủ thờ Công tử Bạc Liêu giúp ông Đức.

Theo ông Luận, lý do ông cho ông Đức mượn đất 50 năm là vì công ty của ông cũng chỉ được phép sử dụng đất tại khu đô thị Địa ốc Bạc Liêu trong khoảng thời gian ấy. Khoản tiền ông tạm ứng ra để cất nhà sẽ được hoàn lại bằng tiền mà Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu vận động giúp ông Đức.

THIÊN PHƯỚC

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sự thật...

 

Một ông già đang ngồi với cậu con trai 25 tuổi của mình trên một chuyến tàu. Con tàu sắp khởi hành khỏi nhà ga....

 

Tất cả hành khách cũng đã tìm được chỗ ngồi của mình. Cậu con trai thấy tràn đầy niềm vui và sự tò mò khi con tàu khởi hành. Ngồi bên cửa sổ, anh đưa tay ra ngoài, cảm nhận những luồng không khí nhẹ lướt qua. Cậu hét lên:

 

-“Cha có thấy không, tất cả các cây đang đi về phía sau !” Ông khẽ mỉm cười và thấy xúc động trước những cảm giác của đứa con thân yêu.

 

Ngồi bên cạnh cậu con trai, là một cặp vợ chồng, họ nhìn cậu với một con mắt khác thường, tỏ vẻ khó chịu.

 

Đột nhiên, cậu lại hét lên:

 

-”Cha ơi nhìn xem những cái ao,và các con vật kìa. Cả đám mây cũng đang di chuyển cùng chúng ta”. Cặp vợ chồng nhìn cậu một cách đầy xấu hổ.

 

Trời đã bắt đầu mưa, những giọt nước chạm vào tay cậu. Một niềm vui tràn ngập trên khuôn mặt chàng trai trẻ tuổi, cậu nhắm nghiền mắt lại, như để cảm nhận rõ hơn cảm giác này. Một lần nữa, cậu lại hét lên:

 

-“Cha ơi, trời đang mưa, và cha có thấy không nước đã chạm vào tay con”.

 

Dường như, cặp vợ chồng đó không chịu nổi nữa, họ nói với người cha: Tại sao ông không đưa cậu ta tới bác sĩ, họ sẽ điều trị cho anh ta.

 

“Vâng, chúng tôi vừa trở về từ bệnh viện.Hôm nay, là ngày đầu tiên con trai tôi nhìn thấy cuộc sống này”, người cha nói.

 

Giờ thì có lẽ chúng ta đã hiểu, những hành động tưởng như “điên rồ” đối với một chàng trai 25 tuổi. Đừng vội kết luận cho đến khi bạn biết tất cả sự thật.

ST

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Những chuyện này có thật 99% á?

 

Chủ đề là THƯ GIÃN câu chuyện tôi kể về tôi là có thật

Quê tôi ở nông thôn , làm ruộng và chăn nuôi là chính , sau thời gian đi học ĐH về và xin được việc làm ở quê nhà , vợ tôi bây giờ là bạn hồi học phổ thông, câu chuyện là hồi mới dặm hỏi : hôm ấy khoảng 18h hơn tôi đến nhà chơi nhưng theo thường lệ tôi hay đi thẳng ra sau chuồng nuơi lợn (Vợ tôi thường cho lợn ăn buổi tối) không may hôm đó bố vợ tôi cho lợn ăn ,trời nhá nhem , ông đang lom khom tôi đi nhanh đến và vỗ mạnh vào mông ông ,ông giật mình đứng thẳng lên tôi phát hiện ko phải vợ tương lai của tôi, ông la lên : đứa nào đó . Tôi phát hoảng quýnh lên : con xin lỗi tưởng là má . tôi giờ còn nhớ mắt ông trợn lên tay cầm cáithùng cho lợn phang thẳng về phía tôi . né kịp tôi chạy biến ra lấy xe dong một hơi .... 1h sau nhận điện thoại " ông có bị sao không vậy"... Hên quá ....có chỗ trách " sao bà không cho lợn ăn mà để ba .......

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những vụ giám định ADN cười ra nước mắt......

http://dantri.com.vn/Sukien/hung-vu-giam-d...08/6/238654.vip

 

 

Chiều mưa tầm tã, các cán bộ của Trung tâm Giám định pháp y - sinh vật của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an thấy có một cô gái trẻ nhưng trông lam lũ, vất vả bế theo đứa con nhỏ đến lấy mẫu để giám định gen theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

 

 

 

Thoạt đầu, các cán bộ của Trung tâm không nghĩ đây là mẹ của cháu bé, vì cô gái gầy nhỏ hơn nhiều so với cái tuổi 17 của mình. Nước mắt hoà lẫn nước mưa, bà mẹ trẻ này kể rằng hồi nhỏ từng sống với mẹ và bố dượng tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Cô là nạn nhân bị xâm hại tình dục của chính ông bố dượng từ năm cô mới 13, 14 tuổi. 16 tuổi, cô có thai.

 

 

 

Mặc cảm, xấu hổ, cô bỏ về quê với ông bà ở Ba Vì (Hà Tây). Ở đây, cô đã gặp một người đàn ông nghèo nhưng tốt bụng. Họ nên vợ nên chồng. Khi đứa con ra đời, người chồng tính ra ngày tháng chẳng phải con của mình. Anh gặng hỏi thì được vợ sụt sịt kể cho nghe về quãng đời cay đắng tuổi thơ. Căm hận kẻ hại cuộc đời vợ, anh chồng đã đưa vợ ra cơ quan công an tố cáo ông bố dượng đốn mạt.

 

 

 

Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, phải giám định gen đối với cháu bé để biết chính xác cháu có phải là “sản phẩm” bất đắc dĩ của ông dượng cháu không.

 

 

 

Nghe những lời tâm sự đau xót ấy, cộng với vẻ ngoài thảm thương của bà mẹ trẻ, một giám định viên còn cảm động rút tiền ra cho để hai mẹ con mua vé ôtô về quê. Từng ngày chờ kết quả giám định trôi qua. Thế nhưng, khi có kết quả chính xác cuối cùng, các giám định viên của Trung tâm lại ngậm ngùi, chẳng biết nói gì. Vì đứa con do cô sinh ra cũng chẳng phải là con của ông bố dượng. Và hình như sau đó vụ án cũng phải đình chỉ vì cô gái đã mất phương hướng, không biết tố cáo ai tiếp theo....

 

 

 

Kỷ lục nhất trong các vụ án giám định gen để xác định cha con chính là trường hợp của cháu Lê Thị G, quê ở Hà Tây. 13 tuổi nhưng cháu có cơ thể phát triển sớm. Do hoàn cảnh gia đình không còn đầy đủ bố mẹ nên cô bé cũng không nhận được sự dạy dỗ chu đáo từ người lớn. Tự nhiên, một ngày, mẹ của G thấy cái bụng của cháu to dần lên. Kết quả khám xét của bác sỹ đã khiến người mẹ này chết trân. Con bà có thai đã gần 5 tháng.

 

 

 

Sau nhiều đêm suy nghĩ, bà mẹ đã quyết định đưa con đến cơ quan công an tố cáo để bắt kẻ làm hại con bà chịu trách nhiệm. Nhưng oái oăm thay, khi các điều tra viên hỏi về người đã quan hệ và để lại hậu quả là cái thai trong bụng cháu, cô bé G lần lượt khai ra đến tận... 13 người trong xã. Cô cũng chẳng biết chính xác thời điểm có thai đã quan hệ với ai.

 

 

 

Với trách nhiệm của mình, các điều tra viên đã cố gắng lấy đủ cả 13 mẫu giám định ADN của những người mà G tình nghi là bố cháu bé cho vào kho bảo quản chờ ngày G sinh hạ con trai để đối chiếu. Tuy nhiên, mỗi lần có một kết quả là một lần các giám định viên và điều tra viên thất vọng: Cả 13 người đàn ông nói trên đều không phải cha đứa bé trong bụng của G.

 

 

 

Tại cơ quan điều tra, khi được thông báo kết quả trên, G lại hồn nhiên khai tiếp người thứ... 14, người này hiện đang làm nghề lao động tự do tận một tỉnh phía Nam. Không thể chạy đua với những chuyện quan hệ nhăng nhít của cô bé mới lớn ấy, vụ án đành đình chỉ điều tra.

 

 

 

Xếp hàng sau G trong kỷ lục tìm bố cho con là cô bé Nguyễn Thị T, cũng 13 tuổi, ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố mẹ chia tay, T ở với bà. 13 tuổi, khi đang còn là một nữ sinh lớp 8, cô bé đã có thai. Khi cái thai gần 7 tháng tuổi, gia đình T mới phát hiện.

 

 

 

Các điều tra viên của Công an tỉnh Thái Bình cũng phải chờ đến khi T sinh hạ một cô con gái để lấy mẫu giám định của cháu bé. Còn mẫu giám định của cha thì các điều tra viên đã lấy sẵn của cả 5 người đàn ông ở trong xã mà cô bé khai đã từng quan hệ. Cô cũng chẳng thể nhớ nổi người nào quan hệ ít, quan hệ nhiều. Nhưng kết quả: Cả 5 người đàn ông đều không phải là cha đẻ của cháu bé. Và T không nhớ được chính xác ai là người thứ 6 và có khả năng là cha đứa con của mình. Thế là vụ án lại được đình chỉ điều tra...

 

 

 

Trong sổ theo dõi của các giám định viên Trung tâm Giám định pháp y - sinh vật, danh sách về những cô gái, thậm chí là những cô bé quan hệ sớm dẫn đến có thai mà không nhớ chính xác được ai là bố của con mình vẫn còn nhiều. Cô bé Nguyễn Thị T, 15 tuổi, ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tố cáo với cơ quan điều tra kẻ đã hiếp dâm mình 2 lần tại vườn rau là Lê Hoàng Hận. Hậu quả là T có thai, sinh ra được 1 bé trai.

 

 

 

Thế nhưng, khi cơ quan Công an tiến hành trưng cầu giám định ADN của Hận và cháu bé thì kết quả: kẻ đã hiếp dâm đến 2 lần ấy vẫn không phải là cha đẻ của cháu bé do T sinh ra.Vậy ngoài ông Hận, còn ai là người đã quan hệ với cháu T để sinh ra đứa trẻ?

 

 

 

Tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cô bé Sin Thị N, 14 tuổi, khi gia đình phát hiện có thai cũng đã phải ngậm ngùi khai ra đã quan hệ với 2 người đàn ông trong xóm. Hiện Công an huyện Yên Sơn đã khởi tố 2 đối tượng đã giao cấu với N...

 

 

 

Các cháu đáng trách hay đáng thương? Trách, rõ ràng là có. Bởi dẫu sao các cháu cũng là những cô bé mải chơi, học đòi những trò lố lăng; nhưng cũng đáng thương, bởi có lẽ chúng không được sự quan tâm, giáo dục đầy đủ của gia đình. Và các cháu cũng chính là người gánh chịu hậu quả lớn nhất: làm mẹ ở cái tuổi còn quá nhỏ, ngoài ra sẽ day dứt với đứa con vì có lẽ đến hết cuộc đời này, mẹ nó cũng chẳng thể tìm ra để nói với nó rằng ai là bố đẻ của nó.

 

 

 

Theo T. Hoà - Hương Vũ

 

Công an Nhân dân undecided.gif

không biết đáng thương hay đáng giận nữa đây

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Người giàu nhất Trung Quốc dạy cách bán hàng độc đáo

Jack Ma, ông chủ của Alibaba từng khuyên doanh nghiệp không nên bán hàng cho người thân.

Jack Ma từng nói: "Khi bạn bán bất cứ thứ gì cho bạn bè và người thân, thì dù bạn có bán với giá nào, họ sẽ luôn cảm thấy bạn đang kiếm lợi từ họ, cho dù có rẻ đến thế nào chăng nữa, họ cũng không hề trân trọng điều đó".

jack-ma.jpg

 

Bao giờ cũng có những người không quan tâm đến vốn liếng, thời gian, công sức của bạn bỏ ra. Họ thà để thiên hạ lừa gạt mình, để người lạ kiếm chác, còn hơn ủng hộ những người mà họ đã quen biết. Bởi lúc nào trong thâm tâm họ cũng nghĩ, "Nó đang kiếm của mình bao nhiêu tiền? " thay vì nghĩ rằng "Bạn ấy tiết kiệm cho mình bao nhiêu nhỉ? "

Đây chính là một ví dụ điển hình của tư duy người nghèo.

Khi bạn bán hàng, người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Những người thân của bạn lại tạo rào chắn chống lại chính bạn, còn những người bạn "thân" (thân ai nấy lo) sẽ tránh xa bạn. Gia đình thậm chí sẽ coi thường bạn.

Rồi đến một ngày bạn chính thức thành công, trả tiền cho mọi bữa tiệc họp mặt, giải trí, bạn sẽ nhận ra là: Người thân bạn ai cũng có mặt ở đây cả, trừ những người lạ!

 

Nguồn: http://vtc.vn/nguoi-giau-nhat-trung-quoc-day-cach-ban-hang-doc-dao.1.558868.htm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×