Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Jin Yong

Thiết kế móng nhà dân?

Các bài được khuyến nghị

Ai có kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân cho hỏi với:

- không biết ngoài thị trường người ta thường hay đóng loại cọc có kích thước bao nhiêu ?

- với vùng Hà Nội thì thường đóng cọc sâu bao nhiêu ?

- sức chịu tải áng chừng bao nhiêu cho mỗi cọc ?

 

Công trình Jin đang va phải là nhà 5 tầng, mặt bằng 6,5x8,5m , địa hình ven sông Hồng!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Với trường hợp thiết kê kiểu này, tốt nhất không nên mơ rmộng về khả năng chịu tải của cọc .

- Khả năng chịu tải của cọc, trong trường hợp đất yếu, mà không có căn cứ gì cụ thể, thì nên lấy cho an toàn là từ khoảng 10 - 15 T một coc ,

- Thị trường hiện nay cho nhà dân vẫn thông dụng loại cọc 200 x 200 ,

Với điều kiện như vậy, thường chủ yếu là ép cọc, khoảng độ 10 - 12,5 m .

Cọc ép có modul thường là 2,5 m

Giá thành cả cọc lẫn ép xxấp xỉ khoảng 80 - 100 nghìn / 1m cọc

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình đang tìm hiểu về móng bè.tìm mãi không thấy có tl tính toán.các bác pro có tài liệu thì up lên cho anh em với nhé.Thank!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình đang tìm hiểu về móng bè.tìm mãi không thấy có tl tính toán.các bác pro có tài liệu thì up lên cho anh em với nhé.Thank!

 

SDTjpg.jpg

Lý thuyết tính toán móng bè cũng giống như tính toán các bể nước, việc tính toán ứng suất (hay nội lực) tại các điểm (phần tử) của bản bê tông (móng) được thực hiện trong các phần mềm SAP hoặc ETAB

Mô hình tính toán là chia bản ra thành các phần tử ô vuông với liên kết là các gối đàn hồi (string). Giá trị khai báo cho mỗi gối này là diện tích chịu tải của mỗi gối nhân với hệ số nền.

Kích thước của các ô bản này phụ thuộc vào kích thước của cả bản, tất nhiên chia càng nhỏ càng tốt nhưng thường thì vẫn chia thành các ô 1m x 1m hoặc 0.5m x 0.5m

Việc khó nói nhất là độ lún, cái này có lẽ sẽ phải dựa vào chuyển vị thu được trong SAP

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Với trường hợp thiết kê kiểu này, tốt nhất không nên mơ rmộng về khả năng chịu tải của cọc .

- Khả năng chịu tải của cọc, trong trường hợp đất yếu, mà không có căn cứ gì cụ thể, thì nên lấy cho an toàn là từ khoảng 10 - 15 T một coc ,

- Thị trường hiện nay cho nhà dân vẫn thông dụng loại cọc 200 x 200 ,

Với điều kiện như vậy, thường chủ yếu là ép cọc, khoảng độ 10 - 12,5 m .

Cọc ép có modul thường là 2,5 m

Giá thành cả cọc lẫn ép xxấp xỉ khoảng 80 - 100 nghìn / 1m cọc

Hơ hơ, cái của bác khác trong nam này quá.

- Cọc thông dụng 250x250, dài 5m.

- Sức chịu tải cọc 30~40T. Khi ép, tải dừng ép là 2P (cứ gọi là an ngon ngủ kỹ ở vùng đất sét).

- Giá khoảng 170~190k/m (tuỳ vị trí, số lượng...)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hơ hơ, cái của bác khác trong nam này quá.

- Cọc thông dụng 250x250, dài 5m.

- Sức chịu tải cọc 30~40T. Khi ép, tải dừng ép là 2P (cứ gọi là an ngon ngủ kỹ ở vùng đất sét).

- Giá khoảng 170~190k/m (tuỳ vị trí, số lượng...)

Các bác ơi! Có ai có bản vẽ chi tiết về bể nước không, em đang mắc cái bể hơn 100 khối, chả biết phải nên làm tường chịu lực hay là bê tông cốt thép nữa. hix!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác ơi! Có ai có bản vẽ chi tiết về bể nước không, em đang mắc cái bể hơn 100 khối, chả biết phải nên làm tường chịu lực hay là bê tông cốt thép nữa. hix!!

Cái bể nước quan trọng là chiều cao bể, chứ khối tích liên quan gì.

Bể dùng tường gạch nên làm với bể tạm, hoặc chiều cao < 1m. Còn lại làm bằng beton tuốt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác ơi! Có ai có bản vẽ chi tiết về bể nước không, em đang mắc cái bể hơn 100 khối, chả biết phải nên làm tường chịu lực hay là bê tông cốt thép nữa. hix!!

 

Đây là một ví dụ cho thiết kế bể ngầm,

với bể ngầm rộng như vậy (100 m3 chắc là 30x30x3m), nên sử dụng hệ thống vách ngăn và dầm bể hợp lí. Chú ý cấu tạo đáy bể phải có phần thừa ra để tránh gây cho nền đất ứng suất tập trung lớn ở góc đáy, và miệng bể (nếu không làm nắp, như: bể bơi...) thì phải có dầm bo xung quanh!

 

File download: TEMP

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
SDTjpg.jpg

Lý thuyết tính toán móng bè cũng giống như tính toán các bể nước, việc tính toán ứng suất (hay nội lực) tại các điểm (phần tử) của bản bê tông (móng) được thực hiện trong các phần mềm SAP hoặc ETAB

Mô hình tính toán là chia bản ra thành các phần tử ô vuông với liên kết là các gối đàn hồi (string). Giá trị khai báo cho mỗi gối này là diện tích chịu tải của mỗi gối nhân với hệ số nền.

Kích thước của các ô bản này phụ thuộc vào kích thước của cả bản, tất nhiên chia càng nhỏ càng tốt nhưng thường thì vẫn chia thành các ô 1m x 1m hoặc 0.5m x 0.5m

Việc khó nói nhất là độ lún, cái này có lẽ sẽ phải dựa vào chuyển vị thu được trong SAP

 

Gia dinh Cad Viet ơi!

Hiện giờ mình đang cần chưoơng trình tính tóan Móng băng sau khi gia cố cừ tràm ( Rtc=0.6T/m2)

Anh chị nào có cho mình xin với

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ai có kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân cho hỏi với:

- không biết ngoài thị trường người ta thường hay đóng loại cọc có kích thước bao nhiêu ?

- với vùng Hà Nội thì thường đóng cọc sâu bao nhiêu ?

- sức chịu tải áng chừng bao nhiêu cho mỗi cọc ?

 

Công trình Jin đang va phải là nhà 5 tầng, mặt bằng 6,5x8,5m , địa hình ven sông Hồng!

BÁC JIN ƠI, NÊƯ KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN ĐỎ THÌ KHOAN 1 MŨI CỌC CŨNG KHÔNG NHIÊU TIỀN LĂM

NHÀ CỦA BÁC CỐ KHOAN LẤY 3 LỖ,

CHỨ VO VIÊN THÌ KỂ CŨNG KHÓ

EM LẤY VÍ DỤ CŨNG Ở HÀ NỘI, CŨNG MỖI NƠI 1 KHÁC

NGAY TẠI 1 CÔNG TRÌNH (VD NHÀ THÍ NGHIỆM ĐẠI HỌC XÂY DỰNG) THÌ CHIỀU DÀI CỌC CŨNG KHÁC NHAU.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
BÁC JIN ƠI, NÊƯ KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN ĐỎ THÌ KHOAN 1 MŨI CỌC CŨNG KHÔNG NHIÊU TIỀN LĂM

NHÀ CỦA BÁC CỐ KHOAN LẤY 3 LỖ,

CHỨ VO VIÊN THÌ KỂ CŨNG KHÓ

EM LẤY VÍ DỤ CŨNG Ở HÀ NỘI, CŨNG MỖI NƠI 1 KHÁC

NGAY TẠI 1 CÔNG TRÌNH (VD NHÀ THÍ NGHIỆM ĐẠI HỌC XÂY DỰNG) THÌ CHIỀU DÀI CỌC CŨNG KHÁC NHAU.

 

Tôi vừa khảo sát cho 1 nhà dân ở Hưng Yên, dự kiến hơn 100 triệu tiền cọc vì HY nổi tiếng về đất xấu. Tuy nhiên khi khảo sát xong, có thể sử dụng phương án móng nông được, chủ nhà cười khà khà. Đúng chỉ mất 7 triệu nhưng được hơn 100 triệu, mà lại yên tâm.

Ép cọc mù mờ cũng mệt lắm, chẳng biết ép vào đâu, ở dưới mũi cọc là cái gì??? Khéo ép thủng tầng đất tốt, cọc lại dừng ở lớp đất yếu thì toi.

Sức chịu tải của cọc ép neo thông thường lấy tối đa 15 Tấn là yên tâm, lực ép thông thường 25 - 35T tuỳ thuộc điều kiện đất nền để neo.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hơ hơ, cái của bác khác trong nam này quá.

- Cọc thông dụng 250x250, dài 5m.

- Sức chịu tải cọc 30~40T. Khi ép, tải dừng ép là 2P (cứ gọi là an ngon ngủ kỹ ở vùng đất sét).

- Giá khoảng 170~190k/m (tuỳ vị trí, số lượng...)

Chịu các bác thôi. Là dân xây dựng mà tư vấn thế thì chít chủ đầu tư rồi còn gì. Nhà dân cũng có 5-7 loại. To bé thế nào chưa biết, cấu tạo đài đôi-ba-bốn chưa biết, tổng số cọc trong công trình chưa biết mà đã có sức chịu tải của cọc rồi. Tôi mà là chủ đầu tư thì để tiết kiệm tôi cho bốn cái cọc 4 góc nhà mất ...

Đùa cho vui vậy thôi. Theo hiểu biết của tôi thì cọc thông dụng bao gồm 200x200, 250x250, 300x300. Chiều dài dao động trong khoảng 5-8m. Giá cả thì tuỷ theo thời điểm và khu vực. Điều kiện để dừng ép là ép đúng tâm, bênh tải theo thiết kế. Cái đồng hồ nó chỉ thì có phải máy nào cũng như nhau đâu. Đem cái thông số có chữ Pa của bác phải nhân với hệ số máy ép nữa

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ai có kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân cho hỏi với:

- không biết ngoài thị trường người ta thường hay đóng loại cọc có kích thước bao nhiêu ?

- với vùng Hà Nội thì thường đóng cọc sâu bao nhiêu ?

- sức chịu tải áng chừng bao nhiêu cho mỗi cọc ?

 

Công trình Jin đang va phải là nhà 5 tầng, mặt bằng 6,5x8,5m , địa hình ven sông Hồng!

 

Em có chút kinh nghiệm về thiết kế móng cọc nhà phố nên spam chơi!

 

1/ Cọc thường dùng nhất đối với cọc ép : 250X250, Ptt = 30 - 45 tấn, Lực ép đầu cọc 60 - 90 tấn (chung chung = 2Ptt)

2/ Chiều dài cọc phụ thuộc vào khảo sát địa chất, cho cọc ngậm vào đất chịu lực khoảng 1m (cũng tùy thuộc vào lớp này dày hay mỏng), đối với không có khảo sát địa chất, gọi một thằng ép cọc nó sẽ cho biết chính xác 90% chiều dài cọc.

3/ Cọc thông thường bán trên thị trường thông dụng có loại 8m, 9m, 10m, không nến dùng cọc >10m (gây ra tình trạng nổ cọc khi ép hoặc gãy, nứt cọc khi ép hoặc khi vận chuyển). Tính tổng chiều dài cọc rồi chọn đoạn cọc có chiều dài bao nhiêu để không phải đập bỏ nhiều.

4/ Đối với nhà dân mà chịu chơi thì thiết kế luôn cả cọc, khi đó, có thể Ptt > 45 tấn (bằng cách tăng mác beton hoặc tăng thép).

5/ Lưu ý một điều khá quan trọng nhưng một số "thầy bàn" hay bàn là những cọc chịu tải thấp (như cọc hàng rào, cọc cổng, cọc góc nhà...) thì ép ngắn hơn những cọc khác. Dù cọc chịu tải bao nhiêu thì vẫn phải ép đến khi chói mới thôi.

 

6/ Đối với địa hình hẹp, vẫn có thể dùng cọc khoan nhồi đường kính 350mm, sức chịu tải cọc khoảng 20-30 tấn. Theo bản thân, không nên dùng cọc ép neo vì khi ép neo, só lượng mối nối nhiều, bản thân cọc chịu lực cũng không bao nhiêu.

 

Em trong miền Nam nhá các anh chị,

 

Kính chào toàn thể!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em có chút kinh nghiệm về thiết kế móng cọc nhà phố nên spam chơi!

 

1/ Cọc thường dùng nhất đối với cọc ép : 250X250, Ptt = 30 - 45 tấn, Lực ép đầu cọc 60 - 90 tấn (chung chung = 2Ptt)

2/ Chiều dài cọc phụ thuộc vào khảo sát địa chất, cho cọc ngậm vào đất chịu lực khoảng 1m (cũng tùy thuộc vào lớp này dày hay mỏng), đối với không có khảo sát địa chất, gọi một thằng ép cọc nó sẽ cho biết chính xác 90% chiều dài cọc.

3/ Cọc thông thường bán trên thị trường thông dụng có loại 8m, 9m, 10m, không nến dùng cọc >10m (gây ra tình trạng nổ cọc khi ép hoặc gãy, nứt cọc khi ép hoặc khi vận chuyển). Tính tổng chiều dài cọc rồi chọn đoạn cọc có chiều dài bao nhiêu để không phải đập bỏ nhiều.

4/ Đối với nhà dân mà chịu chơi thì thiết kế luôn cả cọc, khi đó, có thể Ptt > 45 tấn (bằng cách tăng mác beton hoặc tăng thép).

5/ Lưu ý một điều khá quan trọng nhưng một số "thầy bàn" hay bàn là những cọc chịu tải thấp (như cọc hàng rào, cọc cổng, cọc góc nhà...) thì ép ngắn hơn những cọc khác. Dù cọc chịu tải bao nhiêu thì vẫn phải ép đến khi chói mới thôi.

 

6/ Đối với địa hình hẹp, vẫn có thể dùng cọc khoan nhồi đường kính 350mm, sức chịu tải cọc khoảng 20-30 tấn. Theo bản thân, không nên dùng cọc ép neo vì khi ép neo, só lượng mối nối nhiều, bản thân cọc chịu lực cũng không bao nhiêu.

 

Em trong miền Nam nhá các anh chị,

 

Kính chào toàn thể!

Thế thì ông anh cứ sống ở trong ấy thôi. Đi nơi khác chắc không làm ăn gì được đâu :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chào các bác. em tên Thanh đang công tác tại công ty CP kỹ thuật xâydựng Thăng long, đơn vị độc lập chuyên sản xuất cọc bê tông cốt thép cho các công trình công nghiệp, với sự đa dạng hoá sản phẩm của công ty chuyên sản xuất cọc bê tông kích thước 200x200 và 250 x250 300x 300 cho đến 350x350 và 400x400 và cung cấp sản phẩm nhân công ép cọc bê tông, từ máy neo đến máy tải, với nhà máy sản xuất cọc đồng bộ tiên tiến, sử dụng trạm trộn bê tông thương phẩm cho cọc bê tông, chất lượng cao đã được khẳng định, giá thành hợp lý. ngoài ra công ty còn cung cấp cho thuê cẩu xe vận tải cẩu tự hành, cẩu cato đến 25 tấn, ép cọc cừ ván thép cọc cừ lassen IV 4. cọc cừ U 160 ~200 văng chống thi công ép cọc cừ cọc bê tông thi công tầng hầm nhà dân dụng và công nghiệp nhà xây xen ...

em xin báo qua giá tại thời điểm tháng 9 năm 2010 nếu các bạn có nhu cầu xin liên hệ nhé.

Ép cọc bê tông ép cừ thép chống vách tầng hầm

 

Cty CP Kỹ Thuật Xây dựng Thăng Long.

 

Nhận sản xuất cung ứng và ép cọc bê tông cốt thép cho mọi công trình trên toàn miền Bắc.

 

nhận ép cọc cừ U, lassen, chống vách đào tầng hầm, phá dỡ công trình cũ, nhận thi công nhà kết cấu thép,

 

Xin báo giá cọc bê tông cốt thép như sau:

 

cọc 200 x 200 x 4 thép F 14 giá 125.000 đồng/m nhân công ép 30.000đồng/m

 

cọc 250 x 250 x 4 thép F 14 giá 165.000 đồng/m nhân công ép 35.000đồng/m

 

cọc 300 x 300 x 4 thép F 16 giá 225.000 đồng/m nhân công ép 35.000đồng/m

 

cọc 400 x 400 x 4 thép F 18 giá 270.000 đồng/m nhân công ép 70.000đồng/m

 

Cọc cừ lassen và cừ U 200 đơn giá như sau:

 

U 200 x 40 x 5 x L dài đơn giá 200.000đồng/mét dài đã bao gồm nhân công ép và bàn giao công trình trọn gói.

 

Cừ lassen nhân công ép 35.000đồng/mét

 

Nhận thi công mọi công trình.

 

Chi tiết xin liên hệ

 

Từ Trang Thanh

 

Tel: 093 619 7777

 

Mr Quan Anh 091 290 7380

Mr Long 0912 091 091

Tel/Fax ; 04 - 3 881 0939

 

www.cocbetong.com, www.epcocbetong.com, Email: TTThanh30@yahoo.com , Cocthanglong@gmail.com

nhân tiện bạn cho hỏi : thi công cừ lassen tường vây cho công trình, bạn có thể ép sát công trình lân cận được không. quên độ sâu của đào đất là khoảng 6 m. và bạn có thi công ở tp. hcm không.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×