Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Nguyen Hoanh

Bắt giò báo chí

Các bài được khuyến nghị

Mình lập topic này để mọi nguời cùng bắt giò các báo.

 

Các cú bắt giò gồm:

- sai chính tả

- suy diễn cảm tính

- thiếu cơ sở

- ...

Lỗi chính tả Lỗi chính tả tại lễ hội Đền Hùng

Một câu hỏi đặt ra là Bắt đến bao giờ cho hết???, hic, hic

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cách viết hoa trong sách giáo khoa mới

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, trong khi Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào điều chỉnh việc viết hoa, sách giáo khoa mới giải quyết vấn đề này theo hai loại: viết hoa theo quy tắc ngữ pháp và viết hoa tu từ.

Theo quy tắc ngữ pháp, trước hết, các chữ cái đứng đầu câu, đầu tên chương, bài, mục... đều phải viết hoa. Nhưng vấn đề còn bàn cãi là những chữ cái mở đầu các dòng thơ và mở đầu các dòng trong một phép liệt kê có nên viết hoa. Theo thông lệ, chữ cái mở đầu các dòng thơ đều được viết hoa. Tuy vậy, nhiều nhà thơ hiện nay không viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ, nhất là khi một dòng thơ phải nối với những dòng trước mới thành một câu trọn vẹn. Thí dụ:

Cây bàng mùa đông

cởi trần giữa gió

còn manh lá đỏ

gió cũng giật luôn

em thương cây đứng

một mình

rét run

(Nguyễn Trọng Tạo. Cây bàng)

Cách trình bày trong khổ thơ trên có thể còn xuất phát từ dụng ý tạo hình. Những cách trình bày độc đáo như thế có thể được giữ nguyên trong sách giáo khoa (SGK) trung học. Nhưng trong SGK tiểu học thì việc không viết hoa các chữ cái mở đầu dòng thơ có thể gây thắc mắc cho học sinh nhỏ tuổi. SGK tiểu học đành phải chọn một trong hai giải pháp: hoặc viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ theo thông lệ, hoặc để dành những bài thơ có cách trình bày độc đáo như thế cho bậc học trên.

Theo quy tắc ngữ pháp, mỗi khi xuống dòng, chữ cái đứng đầu dòng cần được viết hoa. Chiếu theo quy tắc chung này, những chữ cái đầu dòng như ở thí dụ dưới đây cũng sẽ được SGK viết hoa:

Nói lời của em:

- Chào bố, mẹ để đi học.

- Chào thầy, cô khi đến trường.

- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.

(Tiếng Việt 2, tập một, tr.20)

Cũng theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, các tên riêng (bao gồm danh từ riêng và cụm từ chỉ tên riêng) đều phải viết hoa. SGK mới viết tên riêng theo một quy tắc rất đơn giản: viết hoa tất cả các chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Cụ thể:

Trong tên người, tên địa lý Việt Nam thì mỗi bộ phận cấu thành được quan niệm là một âm tiết (quan niệm như vậy cho đơn giản, dễ vận dụng). Do đó, SGK viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết tạo thành tên riêng, bất kể đó là tên địa lý hay tên người, tên thật hay tên thụy, tên tự, tên hiệu, bút danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn...

Trong tên người, tên địa lý nước ngoài, mỗi bộ phận cấu thành có thể gồm một hay nhiều âm tiết. Chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận này được viết hoa. Nếu bộ phận cấu thành gồm nhiều âm tiết thì các âm tiết ấy sẽ được phân cách bằng dấu gạch nối cho dễ đọc. Thí dụ: Mát-xcơ-va, La Ha-ba-na, An-phông-xơ Đô-đê...

Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức... thường là một cụm từ. Áp dụng quy tắc chung, SGK viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Thí dụ: Trường Tiểu học Kim Đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Phức tạp nhất trong vấn đề viết hoa tên riêng là trường hợp danh từ chung được lấy làm tên riêng của người, vật, sự vật, thí dụ: Người, Hổ, Dế Mèn, Dê Trắng, Chổi Rơm... Có người không hiểu vì sao tên loài (nhất là tên con vật, đồ vật, cây cối) lại được viết hoa "trân trọng" như vậy. Ngược lại, có nhiều người nghĩ rằng hễ con vật, cây cối, đồ vật... được nhân hóa là phải viết hoa. Sự thật thì đây là chuyện viết hoa tên riêng, hoàn toàn không phải để thể hiện thái độ trân trọng, cũng không phải vì các vật ấy được nhân hóa. Trong đoạn trích dưới đây, tên các loài chim và loài cây không được viết hoa vì đó vẫn là tên loài, mặc dù chúng đã được nhân hóa bằng các từ vốn chỉ người hay hoạt động của người:

Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

(Nguyễn Kiên. Mùa xuân đến. - Tiếng Việt 2, tập hai, tr.17)

SGK chỉ viết hoa tên các con vật, đồ vật, cây cối khi đấy là tên riêng, thậm chí trong cả những trường hợp hoàn toàn không có sự nhân hóa, thí dụ: Vện, Mướp, Cún Bông... Và một khi đã là tên riêng thì các tên này phải được viết hoa theo quy tắc viết tên riêng Việt Nam, tức là viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết.

Cuối cùng, cần nói đến trường hợp viết hoa theo quy tắc tu từ. Viết hoa tu từ là để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật nhất định. Thí dụ:

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

(Nguyễn Huy Tưởng. Bóp nát quả cam. - Tiếng Việt 2, tập hai, tr.125)

Tuy nhiên, viết hoa tu từ thường không theo quy định chặt chẽ, mà tùy ở người viết. Thí dụ, chữ vua có thể được viết hoa để tỏ ý tôn trọng đặc biệt, nhưng cũng có thể không viết hoa, nhất là khi chữ ấy chỉ "vua nói chung" như trong chú thích: Thuyền rồng: thuyền của vua, có chạm hình con rồng (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.125).

(Theo Nhân Dân)

Lỗi chính tả Lỗi chính tả tại lễ hội Đền Hùng

Một câu hỏi đặt ra là Bắt đến bao giờ cho hết???, hic, hic

Anh Tuệ ơi!

Có phải ngày xưa anh đã từng yêu

người con gái

có tên là Bắt???

Một cái tên

rất ngộ nghĩnh hay hay

Chỉ tiếc rằng

ngày xưa

bố mẹ em không đặt

tên cho em là Bắt.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh Tuệ ơi!

Có phải ngày xưa anh đã từng yêu

người con gái

có tên là Bắt???

Một cái tên

rất ngộ nghĩnh hay hay

Chỉ tiếc rằng

ngày xưa

bố mẹ em không đặt

tên cho em là Bắt.

Em ơi!!!

Người anh yêu không có tên là Bắt

Cái Bắt này do anh Hoành lập ra

Bắt chính tả, suy diễn cảm tính, thiếu cơ sở mà ra.

Bắt gặp em ngay trong bài viết.

Em yêu ơi! em nào có biết?

Không bắt được, vui lắm em ơi!

................

Mình lập topic này để mọi nguời cùng bắt giò các báo.

 

Các cú bắt giò gồm:

- sai chính tả

- suy diễn cảm tính

- thiếu cơ sở

- ...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quốc ca Việt Nam hào hùng nhất thế giới ?

 

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110416/Quoc-ca-Viet-Nam-hao-hung-nhat-the-gioi.aspx

 

Cần nhìn nhận một cách khách quan mặc dù đây là vấn đề nhạy cảm

Khi xem lại nội dung được dẫn ra từ trang http://www.cracked.com/

 

http://www.cracked.com/article_16735_6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear_p2.html

 

Ai cũng có thể hiểu bài viết nói đây là 6 bản quốc ca khiến bạn phải run sợ nhất

và điểm lại các bản quốc ca của Việt Nam, Pháp,Thổ Nhĩ Kỳ,Hungary,Ý và Algeria - Qassaman

@:Mỗi bài hát thường được gắn với 1 giai đoạn lịch sử cụ thể , khó có thể lấy quan điểm thời hiện tại để đánh giá những yếu tố lịch sử trước đây vì vậy chúng ta cũng không hoàn toàn đồng tình với quan điểm bài viết trong http://www.cracked.com/ tuy nhiên điều đáng nói ở đây là báo chí ( như thanhnien.com.vn) khi trích dẫn hay đưa tin cần phản ánh một cách khách quan và trung thực.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cười lăn 2 clip SV Ngoại thương hùng biện

Vượt qua hơn 500 thí sinh đăng ký dự thi, trở thành người giành giải Nhất trong đêm chung kết tối 23/4, Đinh Đức Tâm đã trở thành đại sứ của trường .

 

BẤM ĐỂ XEM CLIP

Với giọng nói hóm hỉnh, Đức Tâm mở đầu: Từ thời xa xưa người ta đã biết giải quyết với nhau bằng đao kiếm thì thời nay người ta chỉ cần dùng lời nói để đưa nhau về miền cực lạc…Tạo hóa đã cho chúng ta khả năng nói nhiều và cái mồm để sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

 

Từ đây, bạn đưa ra nhiều lí do về việc nói nhiều: từ chuyện nói nhiều là phương pháp trị liệu. Nói nhiều giúp cho gia đình đầm ấm hơn. Chuyện nói nhiều còn xuất phát từ thời xa xưa, nam giới săn bắn, hái lượm thì phải ẩn nấp, không thể nói nhiều. Phụ nữ lo việc nhà nên phải nói nhiều.

 

Cuối cùng theo Đức Tâm nói nhiều là nghệ thuật của sự thành công.

Clip phần thi tài năng của chàng trai ĐH Ngoại thương TP HCM được tải lên mạng vào ngày 24/4, hiện đã có gần 2000 lượt xem và gần 100 bạn thích trên Youtube.

 

Bạn có nickname hongsimnguyen tấm tắc: “Nói 1 phút, lắng nghe 2 phút, trả lời 3 lần, mỗi lần nhiều phút”. “Tài thật đấy...giọng nói rất hài. Nhưng nội dung thì bị trùng với một tiểu phẩm gala cười rồi. Chắc bạn này tham khảo ở đó. Good (tốt)” – Bạn có nickname Vunga Tran chia sẻ.

 

Bạn có nickname nguyenbanking bình luận: “Rất vui nhộn, hài hước, nên xem dưới góc đọ bảo vệ quan điểm của một vấn đề nên thấy hay. Hi vọng "nói người thì hãy nghĩ đến ta" trước khi ném gạch nha các bạn!”.

 

Trong clip khác có tên “Gala chung kết FTUer It’s me” Đức Tâm cũng có bài hùng biện có tên “Vì sao chúng ta phải cười?” với những lập luận chặt chẽ và liên hệ khá hài hước.

 

http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/18181/cuoi-lan-2-clip-sv-ngoai-thuong-hung-bien.html

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thông tư số 01/2011/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành, hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Thông tư 01/2011/TT-BNV

1. Theo đó ở cuối các văn bản, BNV dùng dấu: "./." (chấm, gạch chéo trái, chấm) để kết thúc nội dung văn bản: Xem Nội dung Thông tư 01 và mẫu các loại văn bản ở phụ lục kèm theo.

2. Theo "Ngữ pháp tiếng Việt" của NXB Khoa học Xã hội năm 2002:

Hiện nay, tiếng Việt dùng mười dấu câu là:

1. dấu chấm .

2. dấu hỏi ?

3. dấu cảm !

4. dấu lửng …

5. dấu phẩy ,

6. dấu chấm phẩy ;

7. dấu hai chấm :

8. dấu ngang –

9. dấu ngoặc đơn ()

10. dấu ngoặc kép “ ”

3. Tìm đỏ con mắt cũng không thấy TT01 có dòng nào quy định dùng dấu "./." để kết thúc văn bản cả.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Văn hóa… nhà giàu!

Tác giả: Thiên Thanh- Mai Phương

Đọc kỹ, người ta mới tá hỏa vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng:

 

Nguồn:

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-03-van-hoa-nha-giau-

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lê Văn Tạch-Người dũng cảm

Hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên kỹ sư Lê Văn Tạch không cho phép mình im lặng chỉ vì cần một công việc tốt đang làm. Do đó, anh đã tố giác việc Toyota Việt Nam bán ra thị trường hàng ngàn xe mắc lỗi

Yêu TMV nhưng không thể giấu

Lê Văn Tạch sinh năm 1976 ở huyện Hải Hậu - Nam Định. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2002, anh về “đầu quân” cho một công ty chuyên xây dựng và khai thác mỏ. Ở đó, Tạch được lãnh đạo công ty quý mến và có những ưu đãi đặc biệt. Tuy vậy, trước lời rủ rê của một người bạn thân, anh đã làm hồ sơ thi tuyển vào TMV.

“Người bạn ấy muốn tôi làm một bộ hồ sơ để đi thi cùng. Tuy nhiên, đến vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, không may bạn tôi bị loại, còn tôi thì được tuyển trạch viên của TMV lựa chọn. Khi nhận được thông tin từ TMV, tôi đã không muốn nhảy việc bởi bạn mình không trúng tuyển. Nhưng rồi các bạn tôi khuyên rằng mới ra trường thì nên làm vài nơi, thấy chỗ nào hợp hơn thì chọn. Tôi đã nghe lời khuyên đó và đến ngày 3-3-2003, tôi chính thức làm việc tại TMV” - anh Tạch nhớ lại.

 

Hơn 8 năm làm việc tại TMV, công việc chính của Tạch là kỹ sư lắp ráp. Cùng với nhiều kỹ sư khác, anh phụ trách lập quy trình lắp ráp cho một số dự án xe mới, hỗ trợ bộ phận sản xuất điều tra, xử lý nguyên nhân gây ra các lỗi chất lượng nghiêm trọng mà tự họ không thể giải quyết được.

Bên cạnh đó, anh còn cập nhật thông tin thay đổi linh kiện hằng tháng trên tất cả các dòng xe từ nhà thiết kế bên Nhật Bản để kịp thời chỉ dẫn cho công nhân. “Hằng tháng, trên mỗi dòng xe đều có sự thay đổi một số chi tiết với mục đích chính là giảm giá thành hoặc khắc phục nhược điểm nào đó, nên công việc của chúng tôi là rất quan trọng” - anh nhìn nhận.

 

Cũng từ công việc này, Tạch và các kỹ sư đã phát hiện lỗi trên các dòng xe của TMV. Anh cho biết với những lỗi khó, một nhóm sẽ được thành lập gồm kỹ sư của các bộ phận liên quan để cùng điều tra.

Từ năm 2003 đến nay, với kinh nghiệm của mình, anh đã trợ giúp bộ phận sản xuất tìm ra nguyên nhân của rất nhiều lỗi. “Tuy nhiên, có 3 lỗi nghiêm trọng về mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng như các báo đã đăng tải vài ngày nay. Với những lỗi này, tôi đều đề xuất với lãnh đạo TMV phải thu hồi những xe chưa bảo đảm chất lượng để kiểm tra, sửa chữa. Còn những kỹ sư của bộ phận khác thì thường cũng làm báo cáo nhưng dừng lại việc khắc phục xe chưa giao cho khách hàng” - Tạch kể.

 

Tạch cho rằng anh hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên không thể nào cho phép mình im lặng chỉ vì cần một công việc tốt đang làm. “TMV trả cho tôi một khoản lương khá cao nhưng tôi không thể đánh đổi điều này với việc có thể lấy đi mạng sống một người, huống chi ở đây lại liên quan đến tính mạng của nhiều người. Tôi yêu TMV nhưng cũng không vì thế mà giấu giếm khuyết điểm của họ được” – Tạch bộc bạch.

Được nhiều người mến phục

Ngày kỹ sư Lê Văn Tạch hoàn thiện hồ sơ, chứng cứ cũng là ngày mà 8 năm trước, anh đã bước chân vào TMV. “Tôi đã phản ánh sự việc tới vài tờ báo nhưng không thấy họ có động thái gì. Khi đó, tôi hơi lo lắng” – anh nhớ lại. Vô tình biết được số điện thoại của chúng tôi, Tạch liền liên lạc. Chúng tôi đã dẫn anh về lại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để gặp gỡ các chuyên gia, nghe họ phân tích sự việc.

 

Khi chúng tôi liên lạc và kể sơ bộ vụ việc qua điện thoại, ông Đỗ Hữu Đức, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, yêu cầu đưa ngay kỹ sư Lê Văn Tạch tới gặp ông. “Trước khi viết hồ sơ, tôi đã đặt ra tiêu chí là nội dung phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, để sao cho ngay cả với những người không có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật liên quan khi đọc cũng có thể hiểu một phần” – Tạch nói. Anh đã làm đúng như thế. Ngồi đối diện ông Đức, Tạch đã nêu sự việc một cách rành mạch, rõ ràng nhất. Lúc chia tay, ông Đức bắt chặt tay anh Tạch, nói: “Cậu đúng là một người dũng cảm. Tôi hứa sẽ làm sáng tỏ vụ việc này”.

 

Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện đồng nghiệp, bạn bè có biết và ủng hộ việc phanh phui các lỗi của xe TMV không, kỹ sư Tạch thổ lộ: “Tôi hiểu sự việc rất nhạy cảm nên làm việc rất kín đáo vì liên quan đến uy tín của TMV. Do vậy, hầu hết đồng nghiệp và bạn bè của tôi chỉ biết qua báo đài. Họ nói rất cảm phục việc làm của tôi”. Có người lo ngại có thể Tạch sẽ gặp nguy hiểm, anh tự tin: “Tôi nghĩ TMV là một công ty lớn, họ sẽ không làm những việc như vậy”.

“Trước mắt, tôi vẫn tiếp tục làm ở TMV vì tôi đâu có làm gì sai. Nhà tôi gần công ty nên đi làm cũng rất thuận tiện. Trong trường hợp bị gây khó khăn và không thấy thoải mái nữa, tôi sẽ vui vẻ đi tìm nơi làm việc khác cho thanh thản hơn. Theo tôi, trước khi muốn mọi người làm cái gì đó vì mình thì mình nên làm cái gì đó vì mọi người. Dù việc này có tới đâu đi nữa tôi cũng cảm thấy thanh thản” – kỹ sư Tạch tâm sự.

Rất tự hào!

Ông Nguyễn Quang Trung, tổ trưởng tổ dân phố số 1, phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết gia đình kỹ sư Lê Văn Tạch chưa từng để xảy ra điều tiếng gì ở địa phương. Ông Trung nhận xét: “Tạch là người ít nói và hiền lành, cô vợ cũng vậy. Người dân chúng tôi đã xem tivi, đọc báo về vụ việc của TMV mà Tạch phát giác”.

Trong khi đó, PGS-TS Phạm Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhìn nhận: “Nếu sự việc của TMV là đúng như kỹ sư Tạch trình bày thì nhà trường rất tự hào khi đã đào tạo ra những con người giỏi, thẳng thắn như vậy”.

 

Nỗi lòng người thân

 

Bà Nguyễn Thị Chinh, mẹ vợ anh Tạch, có lẽ là người hiểu hơn hết những điều đang chờ đợi đôi vợ chồng trẻ. Với kinh nghiệm cả cuộc đời cơ cực, bà cũng mường tượng được một phần kết cuộc của câu chuyện sẽ xảy ra với người con rể: Tạch sẽ khó yên ổn nếu tiếp tục gắn bó với chỗ làm hiện tại.

 

“Chỉ đến khi thấy Tạch trả lời trên truyền hình, gia đình mới biết sự việc. Khi tôi hỏi chuyện, Tạch giải thích: “Con ở bên kiểm tra ô tô nên phát hiện sự việc này. Con đã nói với hầu hết lãnh đạo nhưng họ không đồng ý sửa chữa… Nếu con không nói ra thì có lỗi với người tiêu dùng lắm”. Tôi khuyên Tạch: “Việc của anh, anh làm, có gì nói nấy để không gây ảnh hưởng không đáng có tới người ta”. Nói vậy nhưng tôi rất lo, cả gia đình nội, ngoại cũng đều lo cho nó” – bà Chinh băn khoăn. Bà Chinh mong muốn cơ quan chức năng làm rõ ai đúng, ai sai để xác định việc làm của Tạch là không vụ lợi.

 

Chị Nguyễn Thị Kim Chung, vợ anh Tạch, cho biết năm 2002, hai người tình cờ quen nhau khi cùng thuê nhà trọ gần Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên - nơi chị làm việc. Cảm mến tính cách của nhau, họ đã yêu thương lúc nào không hay. Năm 2006, gia đình hai bên đã đứng ra tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ.

Chị Chung kể: “Khi quyết định phản ánh vụ việc tới cơ quan báo chí và Cục Đăng kiểm, anh ấy có nói với tôi. Ban đầu tôi cũng khuyên can dữ lắm bởi tôi hiểu rằng làm việc ấy cũng có nghĩa là nồi cơm của gia đình có thể bị ảnh hưởng. Anh ấy lại là trụ cột trong nhà, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào lương, thưởng do TMV trả. Tuy nhiên, biết tính của chồng đã nói là làm nên tôi cũng đồng ý. Tôi ngồi cả đêm bên chồng để đọc tài liệu và cùng viết những bức thư phản ánh sao cho dễ hiểu nhất. Anh ấy luôn nhắc đi nhắc lại rằng không làm việc này thì thấy ray rứt lắm”.

Theo Thế Kha (NLĐ)

 

Lời bình: :

Không biết có phải vợ bác Tạch nói ngoọng hay tác giả đã viết sai lỗi chính tả từ day dứt??? Dù sao đọc xong bài báo em cũng thấy "nòng" mình có ray rứt :rolleyes: ,,,

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phát hoảng những bài văn tốt nghiệp 'kinh dị'

Cập nhật lúc 26/06/2011 11:44:19 AM (GMT+7)

Nhiều giáo viên chấm thi phát hoảng khi đọc những bài văn của các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2010 - 2011. Thí sinh “sáng tác” ra những câu văn mà giáo viên chấm thi đọc xong phải nổi da gà.

Giáo viên H. trích dẫn: “Trong câu 3b của đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đề bài là "Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân". Tôi đọc nhiều bài thi cùng đề bài về phân tích nhân vật Tràng, tuy nhiên có trường hợp, học sinh phân tích ngoại hình của nhân vật vợ nhặt của Tràng đến gần 2 trang giấy mà "tụ hội" tất cả những gì xấu xa nhất.

Tôi nhớ câu: "Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - pv) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)". Sau đó học sinh thản nhiên kết luận: "Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945". Đây là một câu văn tôi cảm thấy rất "ấn tượng", đọc đi đọc lại vẫn cảm thấy buồn cười”.

Giáo viên H. cũng cho biết thêm, năm nay câu 3a thuộc phần II (phần riêng - phần tự chọn) hệ số điểm là 5 điểm, đề bài yêu cầu thí sinh phân tích đoạn thơ từ câu: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi" đến câu: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Đây là đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Khi làm bài, các thí sinh thi nhau tán về vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến. Có thí sinh bình câu thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm" như sau: " Có lẽ giữa trời hè nóng nực, cộng với khói lửa chiến tranh các chiến binh Tây Tiến đã quyết định "gọt" trọc để thoải mái thoáng mát hơn và tiện cho việc vệ sinh"(!?).

Còn cô N.T.K, giáo viên văn của một trường cấp III Minh Khai (Quốc Oai) cho hay: "Tôi nhớ như in trong bài thi của một thí sinh bình về câu thơ: "Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Thí sinh này nhầm tưởng địa danh Mai Châu thành tên của một cô gái nào đó sinh sống ở địa bàn mà các chiến binh Tây Tiến đóng quân. Thí sinh này bình: "Có lẽ dù chiến tranh có đi qua, các chiến binh Tây Tiến trở lại làng quê cũ nhưng hình ảnh cô em gái Mai Châu ngày đêm tảo tần nấu món xôi nếp cho họ ăn sẽ không bao giờ phai trong lòng các anh bộ đội". Khi đọc đến đây, tôi thật sự cảm thấy choáng, không dám tin vào mắt mình nữa".

Nhầm lẫn khó tin nhưng giáo viên không thể trừ điểm

Cô giáo D., trường THPT Vân Tảo, Thường Tín (Hà Nội) cho biết, có bài thi "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nhầm nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân sang nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Bỗng nhiên nhân vật "anh cu Tràng" lại được tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, đối với những bài thi như thế này, khi chấm, chúng tôi không được phép trừ điểm vì trong đáp án của Bộ Giáo dục và đào tạo không có quy chế về việc trừ điểm đối với những bài thi viết nhầm hoặc sai.

Giám khảo không được tiết lộ nội dung bài thi

Cập nhật lúc 27/06/2011 11:08:18 AM (GMT+7)

Trong quá trình chấm thi, cán bộ chấm thi không được tiết lộ nội dung bài làm của thí sinh. Đây là nội dung của công điện khẩn ngày 26-6 của Bộ GD-ĐT gửi các hội đồng tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 trong cả nước.

Theo Vietnamnet

 

Chẳng biết viết lời bình về 2 bài báo trên “ dư nào”, quá khó!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phát hoảng những bài văn tốt nghiệp 'kinh dị'

Cập nhật lúc 26/06/2011 11:44:19 AM (GMT+7)

Nhiều giáo viên chấm thi phát hoảng khi đọc những bài văn của các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2010 - 2011. Thí sinh “sáng tác” ra những câu văn mà giáo viên chấm thi đọc xong phải nổi da gà.

Giáo viên H. trích dẫn: “Trong câu 3b của đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đề bài là "Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân". Tôi đọc nhiều bài thi cùng đề bài về phân tích nhân vật Tràng, tuy nhiên có trường hợp, học sinh phân tích ngoại hình của nhân vật vợ nhặt của Tràng đến gần 2 trang giấy mà "tụ hội" tất cả những gì xấu xa nhất.

Tôi nhớ câu: "Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - pv) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)". Sau đó học sinh thản nhiên kết luận: "Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945". Đây là một câu văn tôi cảm thấy rất "ấn tượng", đọc đi đọc lại vẫn cảm thấy buồn cười”.

Giáo viên H. cũng cho biết thêm, năm nay câu 3a thuộc phần II (phần riêng - phần tự chọn) hệ số điểm là 5 điểm, đề bài yêu cầu thí sinh phân tích đoạn thơ từ câu: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi" đến câu: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Đây là đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Khi làm bài, các thí sinh thi nhau tán về vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến. Có thí sinh bình câu thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm" như sau: " Có lẽ giữa trời hè nóng nực, cộng với khói lửa chiến tranh các chiến binh Tây Tiến đã quyết định "gọt" trọc để thoải mái thoáng mát hơn và tiện cho việc vệ sinh"(!?).

Còn cô N.T.K, giáo viên văn của một trường cấp III Minh Khai (Quốc Oai) cho hay: "Tôi nhớ như in trong bài thi của một thí sinh bình về câu thơ: "Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Thí sinh này nhầm tưởng địa danh Mai Châu thành tên của một cô gái nào đó sinh sống ở địa bàn mà các chiến binh Tây Tiến đóng quân. Thí sinh này bình: "Có lẽ dù chiến tranh có đi qua, các chiến binh Tây Tiến trở lại làng quê cũ nhưng hình ảnh cô em gái Mai Châu ngày đêm tảo tần nấu món xôi nếp cho họ ăn sẽ không bao giờ phai trong lòng các anh bộ đội". Khi đọc đến đây, tôi thật sự cảm thấy choáng, không dám tin vào mắt mình nữa".

Nhầm lẫn khó tin nhưng giáo viên không thể trừ điểm

Cô giáo D., trường THPT Vân Tảo, Thường Tín (Hà Nội) cho biết, có bài thi "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nhầm nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân sang nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Bỗng nhiên nhân vật "anh cu Tràng" lại được tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, đối với những bài thi như thế này, khi chấm, chúng tôi không được phép trừ điểm vì trong đáp án của Bộ Giáo dục và đào tạo không có quy chế về việc trừ điểm đối với những bài thi viết nhầm hoặc sai.

Giám khảo không được tiết lộ nội dung bài thi

Cập nhật lúc 27/06/2011 11:08:18 AM (GMT+7)

Trong quá trình chấm thi, cán bộ chấm thi không được tiết lộ nội dung bài làm của thí sinh. Đây là nội dung của công điện khẩn ngày 26-6 của Bộ GD-ĐT gửi các hội đồng tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 trong cả nước.

Theo Vietnamnet

 

Chẳng biết viết lời bình về 2 bài báo trên “ dư nào”, quá khó!

Hề hề hề,

Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu, còn cô giáo thì nói ......

Bộ Giáo dục Đào tạo không muốn công bố các bài thi của thí sinh vì ...... chống bệnh thành tích??????

Có thể có được bao nhiêu phần trăm sự thật từ những cái lá cải này?????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu, còn cô giáo thì nói ......

Bộ Giáo dục Đào tạo không muốn công bố các bài thi của thí sinh vì ...... chống bệnh thành tích??????

Có thể có được bao nhiêu phần trăm sự thật từ những cái lá cải này?????

Bài đăng trên vietnamnet.vn chắc là không có thông tin lá chuối khô đâu bác ạ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

theo mình thì người ta viết như vậy có ngụ ý gì thoy! dù nói theo miền nào thì khi viết báo cũng phải viêt tiếng phổ thông chứ bạn!=> nhưng hay đó!

 

đúng đấy, báo có ghi từ tp hcm :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mấy ông nhà báo dở hơi, cám hấp hay sao ứ!

Thí sinh đi xe ô tô đến điểm thi đại học chứ có làm gì xấu xa nhơ bẩn,

họ có vi phạm pháp luật đâu mà "bôi nhọ" mặt người ta và xoá biển số xe đi nhỉ???[/Center]

Chắc phòng hờ vụ tình cờ có biển số nào đó là xe công chăng!?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

 


Chắc phòng hờ vụ tình cờ có biển số nào đó là xe công chăng!?

Bài báo đăng ảnh toàn xe tư biển số đen bác ạ!

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kinh hồn ngôn ngữ “Sát thủ đầu mưng mủ”

 

(Nguoiduatin.vn) - Giới trẻ đang phát cuồng, chuyền tay nhau cuốn truyện tranh thành ngữ tuổi teen "Sát thủ đầu mưng mủ - thành ngữ sành điệu bằng tranh" của một nhà văn trong nước do Nhà xuất bản Mỹ Thuật ấn hành, như một "báu vật".

 

Những câu chuyện liên quan đến chủ đề này cũng được đưa ra bàn luận xôn xao.

Phản cảm và câu khách rẻ tiền

nguoiduatin-st321102011e4028.jpg

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, TS. Mai Xuân Huy, Viện Ngôn ngữ học cho biết: "Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều truyện tranh dành cho tuổi teen. Mới đây nhất, tôi cũng được biết, một nhà xuất bản tại Hà Nội xuất bản cuốn truyện tranh về thành ngữ tuổi teen. Những câu thành ngữ dành cho tuổi trẻ như: Sát thủ đầu mưng mủ, Bộ đội phải chơi trội, Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối... này được minh hoạ bằng những hình ảnh rất "nực cười". Theo tôi nhận xét, đây là những câu thành ngữ rất phản cảm mà xã hội phải kịch liệt lên án".

Cũng theo TS. Huy, hiện nay, tình trạng "ô nhiễm" về ngôn ngữ đang là vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung, các nhà ngôn ngữ nói riêng. Một bộ phận giới trẻ đang làm biến dạng tiếng Việt. Mặc cho nhiều người đang cố gắng tìm lại sự trong sáng cho tiếng Việt thì những câu thành ngữ tuổi teen kia đã góp một phần phá vỡ tất cả.

"Sách vở là nơi để cho con người định hướng học tập, tiếp thu kiến thức, tuy nhiên, cuốn sách với những câu thành ngữ tuổi teen như vậy ra đời chỉ để mục đích câu khách mà không mường tượng được những hậu quả mà nó sẽ gây ra. Nhìn nội dung cuốn sách, chúng ta nhận thấy, nó không có một kiến thức gì để người ta có thể học tập và áp dụng vào cuộc sống. Đấy còn chưa nói đến tác động xấu của nó đối với giới trẻ. Tôi xin nhấn mạnh là, không nên vì những cuốn sách với mục đích câu khách mà ảnh hưởng đến giới trẻ", TS. Mai Xuân Huy bức xúc.

nguoiduatin-sat-thu6.jpg

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV (ĐH QGHN), hiện nay, ngôn ngữ tuổi teen là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Vẫn biết là ngôn ngữ luôn biến chuyển theo sự phát triển của xã hội nhưng sự biến chuyển đó luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Nhiều sự biến chuyển trong ngôn ngữ tuổi teen tồi tệ đến mức tạo thành "rác rưởi" trong ngôn ngữ. Chúng ta đang làm hết sức để hạn chế những mặt tiêu cực này. Chính vì thế, một nhà xuất bản nào muốn in ấn các tác phẩm của mình cũng phải hết sức cân nhắc, nên đưa và không đưa cái gì vào và đưa bằng cách nào.

Tiếp tay cho giới trẻ làm lệch chuẩn ngôn ngữ Việt

"Tôi được biết, những câu thành ngữ kiểu này được một bộ phận giới trẻ rất thích thú. Họ sẵn sàng vận dụng vào mọi trường hợp, mọi lúc mọi nơi, không cần biết là đang nói chuyện với ai. Lâu dần, những câu đó ngấm vào ngôn ngữ của học sinh. Cứ mở miệng ra nói chuyện, giới trẻ lại phát ngôn một tràng những từ kiểu này khiến người lớn ức chế, cảm thấy mình không được tôn trọng. Đây dường như là "căn bệnh" nan giải của giới trẻ hiện nay", TS Huy cho biết.

Theo TS. Huy, đối với những câu mà mọi người gọi là thành ngữ kia nói vui với nhau cũng nên hạn chế, cũng cần phải chấn chỉnh chứ đừng nói là đưa vào xuất bản thành sách. Những cuốn sách này ra đời khác nào vẽ đường cho hươu chạy. Tuy nhiên, định hướng cho giới trẻ chạy vào chỗ tốt thì không thấy đâu chỉ toàn thấy ngôn ngữ của họ càng ngày càng tệ ra.

TS. Huy cho biết thêm: "Hiện nay đang là thời kỳ bùng nổ thông tin, sách báo tác động rất nhiều đến khả năng định hướng của giới trẻ. Từ sách báo, các em sẽ tiếp thu học tập những điều hay để tự hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, trách nhiệm của những người viết sách cũng nặng nề hơn. Họ phải cân nhắc kỹ lưỡng về những gì mình viết ra. Có thể, với chỉ một bài viết, câu truyện, họ sẽ khiến cho cả thế hệ trẻ ảnh hưởng. Chính vì thế, trách nhiệm của những nhà xuất bản sách cũng vô cùng quan trọng. Tôi thiết nghĩ rằng, họ đừng nên vì đồng tiền, vì những lợi ích trước mắt mà đầu độc giới trẻ".

Trao đổi với Nguoiduatin.vn, PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn cho rằng: "Chúng ta không nên khuếch trương, đưa vào một tài liệu chính thức những cụm từ như bộ đội phải chơi trội, ăn chơi không sợ mưa rơi... Bởi vì, việc in ấn những tác phẩm có câu nói như thế vô tình đã tiếp tay cho những tiêu cực trong ngôn ngữ ngày càng lan rộng. Những câu được coi như thành ngữ này nếu các bạn trẻ nói chuyện vui với nhau ngoài đời thì có thể tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, minh hoạ bằng tranh ảnh nữa thì mặt tiêu cực sẽ lại tăng lên gấp đôi, có sức ảnh hưởng gấp nhiều lần. Chính vì thế, tác giả và nhà xuất bản của cuốn sách trên đã làm một việc thiếu cẩn trọng khi xuất bản cuốn sách này".

Thu hồi cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”

Ngay sau khi “Sát thủ đầu mưng mủ” được NXB Mỹ thuật và công ty Nhã Nam phát hành, cuốn sách đã bị dư luận lên án dữ dội vì những ngôn từ làm méo mó, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Những nội dung nhảm nhí trong cuốn sách còn đi ngược lại truyền thống văn hóa, đạo lý của người Việt Nam và rất phản cảm với nhiều người đọc.

Ngày 25/10, ông Nguyễn Kiểm, Cục trưởng Cục xuất bản cho biết, sau khi Cục xuất bản có công văn gửi NXB Mỹ thuật yêu cầu giải trình, NXB này đã có quyết định thu hồi cuốn sách trên.

Văn Chương - Minh Lý

 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Khoan hãy bàn về tác phẩm, mà trước hết nên bàn về tác giả đã. Mặc dầu đây là những " ngôn ngữ chợ giời " , nhưng người "có công" tập hợp và đưa nó vào "sách" cũng nên được "vinh danh" là tác giả chứ nhể......

Theo quan điểm cá nhân của mình thì ngay cả bản thân "tác giả" cũng chẳng hề hiểu đúng các câu thành ngữ này. vậy mà dám làm "sách" thì có khác chi "mượn đầu heo nấu cháo " nhể???? -> Dối mình

Phàm đã là thành ngữ thì thường là được dùng để ám chỉ một sự việc hay hành động khác chứ không phải chỉ phản ánh sự việc theo đúng nghĩa đen của nó. Ở đây tác giả đã quên béng đi cái sự ám chỉ này mà chỉ nhăm nhăm phô bày hay mô tả cái sự trần trụi của câu nói. Vậy há chẳng phải là "ăn chưa no, lo chưa tới "" hay sao??? -> Tự phụ

Đã làm sách, ắt phải bán để kiếm tiền chứ mấy ai làm sách để ngắm cho vui nhể??? Vậy thì tác giả đã kiếm tiền bằng những sự thiếu hiểu biết cặn kẽ của mình có phải là lừa độc giả không nhể???-> Lừa người

 

Chỉ với vài thuộc tính cơ bản của tác giả như trên thì có nhẽ cái tác phẩm làm ra có không ra gì cũng là tất yếu. Không chỉ tác phẩm này mà mọi thứ tác phẩm khác của ông (hay bà) tác giả này đều là những thứ "NHỐ NHĂNG, NHẶNG XỊ" mà thôi.

 

Hề hề hề,..... Nhưng dù sao cũng phải khâm phục cái "dám làm" của tác giả này hỉ. Còn cái "dám chịu" thì: hãy chờ xem hồi sau sẽ rõ.......

Hề hề hề.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×