Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Hieuss

Chùa Dạm - vừa lên vô tuyến hôm nay

Các bài được khuyến nghị

Chùa Dạm - một trong những ngôi chùa tiêu biểu ở Kinh Bắc (hiện toạ ở núi Tự, xã Nam Sơn -huyện Quế Võ -Bắc Ninh). Trải qua hơn chín thế kỉ, với sự tàn phá của thiên nhiên, đến nay chùa Dạm đang ở thời kỳ sắp thành hoang phế.

 

DSCN0068.jpg

DSCN0067.jpg

DSCN0069.jpg

 

Lịch sử chùa Dạm:

Căn cứ vào những thư tịch cổ hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Bắc Ninh cũng như cuốn Kinh Bắc - ngàn năm văn hiến (Sở VHTT Hà Bắc, 1982) chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ hai (1086).

 

Chùa xây trong chín năm, nghĩa là đến năm 1094 mới xong. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông lại tiếp tục cho xây thêm toà tháp bằng đá nữa ở chùa này. Trải qua hơn chín thế kỉ, bên cạnh cái tên chùa Dạm, chùa còn được nhân dân địa phương gọi với nhiều cái tên khác nhau như chùa Đại Lãm, chùa Tấm Cám (vì ở chùa có một cái giếng Tấm Cám).

 

Nếu như so sánh về sự đồ sộ, bề thế với chùa Phật Tích cũng được xây vào thời Lý ở vùng đất Kinh Bắc này, chùa Dạm hẳn vượt xa bởi sau chiến thắng quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn hoá dân tộc (trong đó có Phật giáo).

Rút kinh nghiệm xây dựng chùa Phật Tích trước đó, chùa Dạm được xây nguy nga, tráng lệ hơn. Theo sử sách ghi lại, chùa Dạm xưa có 99 gian vô cùng bề thế được xây tứ cấp dựa hẳn vào sườn núi, tổng diện tích ngôi chùa là 8.400 m2.

Bốn lớp nền (tứ cấp) được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50 x 60 cm) được đặt choãi chân, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6m, đường xuống mỗi một cấp của chùa là 25 bậc đá.

Chính sự bề thế của hình hài cấu trúc ban đầu mà dân gian vẫn lưu truyền một câu ca mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.

Đồng thời nếu so sánh với các ngôi chùa cùng thời thì chùa Dạm là một công trình kiến trúc điêu khắc đặc trưng với vẻ đẹp thẩm mỹ á - đông. Chùa được đặt ở một vị trí có sự hội tụ đầy đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong - thuỷ của phương Đông

 

Vào những năm 1946-1947, thực dân Pháp đã hành quân về đây và đóng bốt trên ngọn núi này. Để chúng không đạt được ý đồ, chính nhân dân địa phương đã trực tiếp đốt phá chùa.

Sau 60 năm, kể từ ngày bị phá huỷ, chùa Dạm chưa một lần được tu tạo lại hình hài xưa.

Ảnh trên là cột biển gồm hai phần, khối hộp vuông ở dưới gắn với lớp đá mạ của núi và khối trụ tròn ở trên có đường kính 1,5m. Tròn và vuông là biểu tượng cho Trời và Đất theo quan niệm xưa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×