Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
longduonghoang

Cách đánh giá vật liệu thông qua tic lửa????

Các bài được khuyến nghị

Hic thầy giáo em cho bài tập thế này: Hãy tìm hiểu cách đánh giá vật liệu thông qua tia lửa.

Ngắn gọn và xúc tích chỉ tội là em chả có tí tài liệu nào cả pác nào có cho em với ( tài liệu tiếng anh cũng được )

còn pác nào có điều kiện chỉ day thêm cho em thì càng tốt

Thanks các pác nhìu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hic thầy giáo em cho bài tập thế này: Hãy tìm hiểu cách đánh giá vật liệu thông qua tia lửa.

Ngắn gọn và xúc tích chỉ tội là em chả có tí tài liệu nào cả pác nào có cho em với ( tài liệu tiếng anh cũng được )

còn pác nào có điều kiện chỉ day thêm cho em thì càng tốt

Thanks các pác nhìu.

Đáng tiếc là hiện mình chẳng có tài liệu gì cả. Nhưng mình nhớ là các tài liệu thuộc các nhóm "Kim loại học và nhiệt luyện", "Công nghệ kim loại", "Sách dạy nghề cơ khí", "Cơ khí đại cương"... đều có nói đến cái này, kèm theo hình vẽ minh hoạ.

Đây là phương pháp thực hành của các bác công nhân lành nghề, và trên thực chất, nó chỉ xác định một cách tương đối thành phần C trong thép thôi.

Cách làm rất đơn giản: mài mẫu thép và quan sát tia lửa mài.

Nguyên tắc: C trong thép bị cháy và bắn ra các hoa lửa (y như bạn cho than vào lò rồi quạt lên, bạn thấy nó bắn lửa ra và nổ lách tách ấy mà). Tia lửa mài nói chung có hình như cái nhánh cây. Hàm lượng C càng cao thì hoa lửa càng nhiều, nghĩa là cái nhánh cây càng tách ra nhiều nhánh con và màu của hoa lửa cũng sậm hơn (từ vàng ngả dần sang đỏ). Để xác định được, bạn phải có kinh nghiệm tương đối, có thâm niên làm bạn với sắt thép ít nhất vài năm.

Mình đề nghị thế này:

 

A- Bạn tìm trong các giáo trình có liên quan như mình thống kê ở trên, chắc chắn sẽ có. Viết lăng nhăng và thêm mắm muối vào chắc cũng được 2 trang.

 

B- Minh hoạ bằng kết quả thực hành của chính bạn. Đây là điểm mấu chốt để báo cáo của bạn có giá trị thật sự. Cách làm như sau:

 

1) Chọn vài mẫu thép đã biết mác thép (chính xác hoặc tương đối cũng được). Ví dụ như:

- 1 cây que hàn thông thường: cỡ CT2 hoặc CT3

- 1 con bu lông hàng chợ hoặc một đoạn thép tròn xây dựng thông thường, chắc chắn là cỡ CT3

- 1 cái trục thông thường trong chế tạo máy cỡ C45 (ra chỗ phế liệu mà tìm)

- 1 đoạn thép rằn xây dựng, nhiều khả năng là cỡ CT5

- 1 mẩu nhíp xe ô tô phế liệu hoặc 1 cái lò xo: cỡ C65

- 1 cái đục gỗ hoặc lưỡi bào của thợ mộc: cỡ C70 đến 90

- v. v...

 

2) Nhờ chỗ nào có cái máy mài dao nhỏ nhỏ, ở xưởng trường hoặc bất cứ 1 anh thợ sắt hạng bèo nào cũng có. Bạn tự tay thực hành mài lần lượt các mẫu trên và quan sát tia lửa. Không đè mạnh tay, chỉ cần nhè nhẹ thôi.

Chú ý nguyên tắc an toàn lao động khi mài: đeo kính bảo hộ, cầm mẫu chắc chắn, tựa mẫu vật vào cái bệ tỳ, khoảng cách giữa mép đá và bệ không được rộng quá 3mm (đề phòng mẫu vật bị cuốn vào, kẹt và có thể vỡ đá), không được đứng trong mặt phẳng quay của viên đá (đặc biệt chú ý đến vị trí cái đầu của bạn!).

 

3) Ghi nhận kết quả để báo cáo bằng cách nhờ một thằng bạn "chiến hữu" chụp lại hình các hoa lửa bằng máy kỹ thuật số, ghi thuyết minh cho từng kết quả và đính kèm vào báo cáo.

 

Chúc bạn đạt được điểm 10 với bài tập này!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn !

Mình có chút kinh nghiệm không biết có thể giúp giải quyết được vấn đề của bạn không.

 

Thép ít C thì mềm --> tia lửa bắn ra nhiều hơn và màu hoa lửa vàng hơn

Thép nhiều C --> tia lửa bắn ra ít hơn.

Thép hợp kim cao, nhiều C (thép gió chẳng hạn) --> tia lửa ít và có màu đỏ sậm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×