Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
KE AN MAY DI VANG

TÌNH NGAY LÝ GIAN - Chờ được vạ má đã xưng

Các bài được khuyến nghị

Ba năm du kích nằm kề

Không bằng bộ đội đi về một đêm!

Đọc câu vè trên khiến tôi và rất nhiều người khác có thể hiểu lầm về bộ đội. Mọi người có thể suy luận bộ đội đi đến đâu thì con gái chửa hoang đến đó... Thật oan cho các cụ các ông bộ đội Cụ Hồ - những người đi dân nhớ ở dân thương- thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

Ấy là vào một đêm nọ vào khoảng năm 1949-1950 có một tiểu đoàn quân ta hành quân qua một vùng quê. Và ở miền quê ấy chính là quê hương của không dưới một tiểu đội lính nhà ta. Do được nghỉ xả hơi sau một chặng đường dài mệt nhọc. Các thủ trưởng tâm lý cho lính ta được ghé thăm nhà tranh thủ với thời gian ngắn ngủi. Vậy mà trong cái đêm ghé thăm vợ ấy mười chàng trai thì có đến tám chàng năm sau có con bế bồng. Tám cô cậu bé được sinh ra cùng tháng, thậm chí có trường hợp cùng ngày, cùng giờ. Chính vì vậy các lão làng lấy đó làm vui. Lúc đầu có người biết chuyện lắc đầu lè lưỡi kêu lên: Đúng là vợ lính. Sau này truyền tụng trong bộ đội mới có thêm "Mắt thợ". Và cái câu thành ngữ "Mắt thợ vợ lính" được sinh ra từ đấy.

Câu chuyện tôi kể lại đây từng được nghe từ nhiều các cựu binh.

Tôi chỉ xin ghi lại để các quý vị rộng đường dư luận.

Huỳnh Đường (27 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội)

 

Qua câu chuyện trên ta thấy một điều hay ... đúng là của bền tại người. Và một câu hỏi luôn được các bác sĩ "Vô sinh" luôn trăn trở : vì sao ngày xưa các cụ đẻ nhiều đẻ khỏe con đàn cháu đống, nuôi con cũng dễ dàng trong điều kiện lạc hậu về mọi mặt. Còn bây giờ thì việc sinh đẻ và nuôi con cái sao khó thế ...

 

Xin mời các bạn thư giãn với câu thành ngữ sau: Cưỡi ngựa xem hoa

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin mời các bạn thư giãn với câu thành ngữ sau: Cưỡi ngựa xem hoa

Vào năm một nghìn chín trăm . . . hồi đó. Cái thời mà chưa có iternet và photoshop.

Một chàng trai cưởi 1 con ngựa đi dạo trên phố đang đi giữa dòng đời xuôi ngược thì .......Rầm..... tiếng sét ái tình wuýnh 1 phát trúng anh chàng này khi thấy 1 cô gái đang để 1 bông hoa trước mặt nơi giao nhau giửa miệng và muổi (còn gọi là ngưởi hoa).

Cô gái cũng thấy anh chàng này hơi bị được nên sao khi wuýnh trúng anh chàng này 1 phát hoành tráng thì dư âm còn lại wuýnh qua cô nàng chỉ nghe 1 cái . . . bụp . . . nhưng cũng đủ làm nàng choáng váng.

Anh chàng mới phi cho nàng 1 cái hôn gió kèm theo các vi dít.

Hôm sau trước cửa nhà nàng xuất hiện 1 người phụ nử không xinh không xấu, không cao không thấp, không ốm không gầy, không đen không trắng tên là bà mối.

Họ cưới nhau. Và sống bên nhau đến 1 phút sau khi phát hiện chàng trai thọt chân và cô gái bị sứt môi.

:s_big: :s_big: :gun:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin mời các bạn thư giãn với câu thành ngữ sau: Cưỡi ngựa xem hoa

Một câu chuyện tân thời!

Từng giọt mồ hôi đua nhau rơi rớt cộng với cái nắng gay gắt của Miền Trung như chực nuốt chửng anh em công nhân đo đạc.

Nghỉ trưa thôi!Anh em ta thư giãn tí nhé!

Sau một phút hội ý chớp nhoáng các huynh đệ ta quyết định chọn một quán nước ven đường làm trạm nghỉ chân.

Quán nước đơn sơ lợp lá dừa, thêm vài chiếc võng đu đưa và nhất là trên những chiếc võng ấy các cô hàng nước xinh đẹp bước ra đon đả chào mời.

Vào quán em nghỉ chân đi anh!Gì cũng có đảm bảo các anh ngon, bổ, rẻ.......

Khăn lạnh bộp bộp, tay thoăn thoắt xé bịch đâu phộng, bia rót tràn trề. Vừa nóng nực xong giờ có ngay bàn tay êm ái lau từng giọt mồ hôi, đút từng hạt đậu phộng, vuốt ve thư giãn => Lúc đây đến thượng đế cũng chưa chắc sướng bằng! Hi Hi

....

....

=>Hóa đơn thanh toán : Tiền tính bằng triệu, Bóp tiền trở về "vạch xuất phát".

=>Hình ảnh người vợ đang ẵm con ngóng chồng đưa tiền chợ và mua sữa về cho con chợt hiện lên.

=>Cái giá phải trả của "Cưỡi ngựa xem hoa" là thế đấy các bạn!

 

Mời các pác bình luận câu thành ngữ : "Bông hoa lài cắm bãi phân trâu!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ba năm du kích nằm kề

Không bằng bộ đội đi về một đêm!

 

Xin mời các bạn thư giãn với câu thành ngữ sau: Cưỡi ngựa xem hoa

 

Xin các bác cho em góp câu "bình loạn" với nha

Đây là một môn phái lớn của dân Việt ta đấy. Cụ tổ là cụ Tam nguyên Yên đổ ("Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi ....."). Vì cụ chả nhòm thấy gì. Các môn sinh sau này đều sáng mắt cả nên mới phải " Cưỡi ngựa xem hoa" cho nó thấu triệt cái tinh thần của cụ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Một câu chuyện tân thời!

Từng giọt mồ hôi đua nhau rơi rớt cộng với cái nắng gay gắt của Miền Trung như chực nuốt chửng anh em công nhân đo đạc.

Nghỉ trưa thôi!Anh em ta thư giãn tí nhé!

Sau một phút hội ý chớp nhoáng các huynh đệ ta quyết định chọn một quán nước ven đường làm trạm nghỉ chân.

Quán nước đơn sơ lợp lá dừa, thêm vài chiếc võng đu đưa và nhất là trên những chiếc võng ấy các cô hàng nước xinh đẹp bước ra đon đả chào mời.

Vào quán em nghỉ chân đi anh!Gì cũng có đảm bảo các anh ngon, bổ, rẻ.......

Khăn lạnh bộp bộp, tay thoăn thoắt xé bịch đâu phộng, bia rót tràn trề. Vừa nóng nực xong giờ có ngay bàn tay êm ái lau từng giọt mồ hôi, đút từng hạt đậu phộng, vuốt ve thư giãn => Lúc đây đến thượng đế cũng chưa chắc sướng bằng! Hi Hi

....

....

=>Hóa đơn thanh toán : Tiền tính bằng triệu, Bóp tiền trở về "vạch xuất phát".

=>Hình ảnh người vợ đang ẵm con ngóng chồng đưa tiền chợ và mua sữa về cho con chợt hiện lên.

=>Cái giá phải trả của "Cưỡi ngựa xem hoa" là thế đấy các bạn!

 

Mời các pác bình luận câu thành ngữ : "Bông hoa lài cắm bãi phân trâu!

 

Chuyện của bác SONCAD kể chắc không gọi là "xem hoa" được mà phải gọi là bị "Hoa" "xoi"

Còn câu mà bác đưa ra thiếu vế trước nên hơi khó bình. Chắc đây là bài thực hành đầu tiên của các sinh viên Mỹ thuật để thấy được thế nào là sự tương phản.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mời các pác bình luận câu thành ngữ : "Bông hoa lài cắm bãi phân trâu!

 

không thấy pac SONCAD bình luận câu này nhẩy?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đề phòng

Trong thang máy có hai vợ chồng đi cùng một cô gái xinh đẹp. Người chồng cứ nhìn như nuốt sống cô gái. Bỗng nhiên, cô nàng quay phắt lại…

…tát bốp vào mặt ông ta và mắng:

- Đồ đê tiện! Chừa cái thói cấu véo vào mông phụ nữ trong thang máy đi nhé!

Người chồng xấu hổ mặt đỏ gay, không nói được câu nào. Lúc ra ngoài, ông chồng nhăn nhó thanh minh với vợ:

- Khổ quá, anh có véo mông cô ta đâu cơ chứ!

- Tôi véo đấy! - bà vợ nói - tôi e rằng nếu không làm như vậy thì anh cũng làm!

 

Mẫu chuyện trên thuộc diện: tình ngay lý gian khó tránh khỏi trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Theo bạn thì nó ứng với câu thành ngữ nào?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mẫu chuyện trên thuộc diện: tình ngay lý gian khó tránh khỏi trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Theo bạn thì nó ứng với câu thành ngữ nào?

Thưa bác Ksgia,

Cái này thì không phải là "chờ được vạ má đã sưng" rồi, vì má sưng thì là cái chắc nhưng vạ thì chưa biết đến bao giờ mà gỡ được vì cả vợ và cô bé còn hành ông ta mãi.

Theo em thì nó ứng với câu "quít làm cam chịu" hơn bác ạ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo em thì nó ứng với câu "quít làm cam chịu" hơn bác ạ.

 

TÊN LỬA ĐẠN ĐẨY ĐÁNH CHẶN TỪ XA!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bùi Quang Thận (1948-) là người lính Giải phóng quân miền Nam đã cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.

sửa] Tiểu sử

• Ông sinh tại xã Thụy Xuân, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

• Gia nhập quân đội năm (?) và năm 1975 là Trung úy, Đại đội trưởng lữ đoàn xe tăng 203 và là chỉ huy xe tăng 843 thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1.

• Ông nghỉ hưu năm 2000 với hàm Đại tá.

[sửa] Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập

 

BuiQuangThan.jpg

Tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder: xe 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào (mũi tên)

Bùi Quang Thận đi trên chiếc xe tăng 843 tiến vào dinh Độc Lập. Xe của ông bị kẹt tại cổng phụ. Ông mang cờ xuống xe, chạy bộ vào dinh. Cùng với chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn trên xe tăng 390, hai ông là những người lính Giải phóng quân đầu tiên vào dinh Độc Lập.

Khi xông vào dinh, do không nhìn thấy cửa kính trong suốt, ông đã lao đầu vào cửa và ngã bật ra phía sau.

Vào trong dinh, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến, còn ông thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. Đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống, được lệnh dẫn Bùi Quang Thận cùng hai người đi theo hỗ trợ là Nguyễn Hữu Thái - cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và nhà báo Huỳnh Văn Tòng.

Khi đại tá Chiêm dẫn vào thang máy để lên chỗ cắm cờ, ông đã không chịu vào thang máy do đây là lần đầu tiên được biết đến loại thiết bị này. Ông kể lại: "Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm. Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!". Sau khi nghe đại tá giải thích, ông đã cảnh giác yêu cầu đại tá vào trước để mình vào sau rồi lên cắm cờ. [1]

Bùi Quang Thận đã kéo lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trên lá cờ ông đã viết và ký tên: "11g30 ngày 30-4. Thận".

Sự kiện cắm cờ này còn được viết trong tác phẩm "Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập" của Trần Đăng Khoa, in trong tập Người thường gặp.

[sửa] Chiếc xe tăng húc đổ cổng chính

Bùi Quang Thận là người cắm lá cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người ta cũng từng cho rằng chiếc xe tăng húc đổ cổng chính cũng chính là chiếc xe 843 do ông chỉ huy, trong nhiều năm, các phương tiện truyền thông và các tài liệu lịch sử gắn liền tên tuổi của ông với sự kiện húc đổ cánh cổng dinh độc lập là khoảnh khắc lịch sử đánh dấu chấm hết của chế độ Việt Nam Cộng hòa, khoảnh khắc quan trọng xác nhận chiến thắng vĩ đại.

Nhà báo pháp De Mulder người may mắn quay đươc đoạn phim về chiếc xe tăng đi đầu húc đổ cổng dinh độc lập đã lên tiếng khẳng định húc đổ cổng dinh không phải là xe tăng 843 do Bùi Quang Thận chỉ huy mà là xe tăng 390. Từ đây người ta bắt đầu xem xét lại các sự kiện, việc này gặp phải các quan điểm trái chiều. Ông Dương Trung Quốc Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử kể:

"Một đồng nghiệp chuyên nghiên cứu giai đoạn lịch sử này đưa ra quan điểm: Về đại cục ta thắng địch thua, thì chi tiết chiếc xe này hay xe khác đều của quân ta cả cái nào vào trước, cái nào vào sau chỉ là tiểu tiết, nói đi nói lại làm gì.

Tôi đã trả lời rằng: Lúc này đúng là như vậy. Nhưng giả dụ 100 năm sau, cháu chắt ta, chúng giỏi hơn ta, chúng nhiều phương tiện hơn ta, chúng phát hiện rằng ta nói dối (biết mà không nói) thì chúng không chỉ đặt câu hỏi vào cái chi tiết là cái xe tăng nào, mà chúng có thể đặt cả một câu hỏi lớn vào toàn bộ cái lịch sử mà chúng ta trao chuyền cho chúng, vào cả cái sự nghiệp mà thế hệ chúng ta đã làm"...

Cuối cùng, người ta đã xác nhận sự kiện lịch sử: Xe tăng 390 là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng dinh độc lập mở đường cho các xe tăng và phương tiện khác tiến chiếm dinh Độc Lập.

[sửa] Đọc thêm

Sau chiến tranh 4 chiến sĩ trên xe tăng 390 đều được giải ngũ về quê, các ông tự hào kể chuyện đã điều khiển xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập mở đường cho các xe tăng khác và bộ đội vào chiếm dinh, bắt đầu hàng toàn bộ nội các của tổng thống Dương Văn Minh. Chuyện của các ông kể khác với thông tin trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình và báo chí, đều cho rằng xe tăng 843 do Bùi Quang Thận chỉ huy húc đổ cổng dinh Độc Lập. Do vậy mọi người nghe chuyện cho là các ông "bốc phét " , các ông có báo cáo, thanh minh nhưng không ai nghe và các ông chịu nhiều thiệt thòi, được xuất ngũ và sống bằng những nghề lao động chân tay. Chỉ đến năm 1995, khi nữ nhà báo De Mulder sang Việt nam và chứng minh ra sự thật thì các ông mới được giải oan, được đài truyền hình mời tham gia chương trình Người đương thời. Khi đó tại quê nhà các ông đều là trụ cột kinh tế của gia đình với nghề mới:

• Vũ Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng: Làm nghề nông, thầu gác đầm cá.

• Nguyễn Văn Tập, lái xe: Làm nghề đánh giậm.

• Ngô Sĩ Nguyên, pháo thủ số 1: Làm nghề chạy xe lam.

• Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2: Làm nghề cắt tóc dạo.

Sau khi xe tăng 390 được công nhận lại là xe húc đổ cổng dinh độc lập, 4 chiến sĩ điều khiển xe tăng được vinh danh, vợ của các ông có cơ hội gặp nhau. Báo Vietnamnet viết: "Nếu ngay từ ngày 30/4/1975, chiến công húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập được công nhận và nếu bây giờ Vũ Đăng Toàn đã được phong đại tá, Lê Văn Phượng cũng lên thượng tá, Ngô Sĩ Nguyên lên trung tá, Nguyễn Văn Tập lên thiếu tá thì bốn ông tá ấy chưa chắc đã được dân mến dân yêu như bây giờ và bốn bà tá ấy làm gì biết mặt nhau, làm gì được hưởng niềm vui đầm ấm trong cuộc gặp mặt hôm nay.

Niềm vui Trời Đất ban cho mới hiếm, mới quý, như vậy đấy!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khi đại tá Chiêm dẫn vào thang máy để lên chỗ cắm cờ, ông đã không chịu vào thang máy do đây là lần đầu tiên được biết đến loại thiết bị này. Ông kể lại: "Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm. Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!". Sau khi nghe đại tá giải thích, ông đã cảnh giác yêu cầu đại tá vào trước để mình vào sau rồi lên cắm cờ. [1]

Bùi Quang Thận đã kéo lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trên lá cờ ông đã viết và ký tên: "11g30 ngày 30-4. Thận".

Em nghe một nguồn tin 'ngoài luồng' kể bác Thận sau khi kéo cờ lên rồi, nghĩ sao đó bác lại kéo xuống hý hoáy viết vào lá cờ và sau đó mới kéo lên.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em nghe một nguồn tin 'ngoài luồng' kể bác Thận sau khi kéo cờ lên rồi, nghĩ sao đó bác lại kéo xuống hý hoáy viết vào lá cờ và sau đó mới kéo lên.

Bác Thận viết gì vậy anh Hoành???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Pccc nói thế đấy nhá! Giả sử Pccc tới nhà người "Iu" chơi gặp ngay 1 thằng đang khoa chân múa tay bốc phét với bạn gái mình.

Đây là cuộc đàm thoại giữa Pccc và Thằng đáng ghét (Tdg)!

Pccc : Mày là ai mà cứ múa may lung tung trước bạn gái tao thế hả?

Tdg : Mày là cái quái gì mà đòi hỏi tao là ai!

Pccc : Tao là ngườii tình trăm năm của cô ta.

Tdg : Còn tao là người tình ngàn năm he he.

Pccc : :s_big: Thế mày muốn gì?

Tdg : Tao muốn thứ mà người khác cũng thèm muốn :P

Pccc : Á! cái thắng bố láo này mày muốn tay đôi với ông hả? :P

Tdg : Tay ba bố mày còn chả sợ nữa là tay đôi.... :)

Pccc : Xắn tay áo lên... Giỏi mày nhào zô.... :leluoi:

Tdg : Hơ hơ ...hâm...Việc gì tao phải nhào vào mày nhở, có nhảy thì tao nhảy vào bạn gái tao đây chứ nhảy vào mày làm gì...Chán! :P

......Vậy theo các bác Pccc sẽ làm gì đấy???

 

bác gặp trường hợp lày mấy lần rồi!

em chưa gặp bao giờ ?

 

gặp trường hợp như bác

em thất thểu đi về

Hôm sau em lại đến

hỏi cặn cẽ nguồn cơm

 

có thể người múa đó

là bà con họ hàng

cũng có thể người đó

đến để cưa cẩm nàng

 

em rẽ bước sang ngang

tìm người thương yêu khác

em xin thề với bác:

không bệnh hoạn ghen tuông!~

 

không khoe khoang khoác lác

đó chính là sở trường

của PC đó bác!

 

Mời các pác bình luận câu thành ngữ : "Bông hoa lài cắm bãi phân trâu!
không thấy pac SONCAD bình luận câu này nhẩy?

 

không thấy bác SƠN trả lời câu hỏi nhẩy?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
"Bông hoa lài cắm bãi phân trâu!

không thấy bác SƠN trả lời câu hỏi nhẩy?

Có 1 câu truyện thế này!

Xưa có một người đàn bà làm nghề dệt vải. Nàng bẩm tính thông minh, tháo vát, nhưng phải lấy một người chồng đần độn, không làm được nghề gì nên thân. Một hôm, vợ đưa cho chồng mấy tấm vải bảo mang ra chợ bán.

 

Vợ dặn:

 

-Nếu không bán được bốn quan mỗi tấm thì đừng bán nghe!.

 

Chồng mang vải ra chợ đi khắp nơi, rao khan cả cổ mà chẳng có ai mua cả. Mãi về sau có một ông cụ già mua cho hai tấm. Nhưng ông ta lại không có tiền mang theo.

 

Ông cụ bảo hắn:

 

- Chốc nữa anh đến nhà tôi lấy tiền nhé! Nhà tôi cũng ở trong xã này thôi.

 

Hắn hỏi:

-Nhà ông ở đâu?

-Tôi ở chỗ "chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tò le, chỗ cây tre một mắt". Đến đó tôi sẽ trả tiền ngay.

 

Đến chiều hắn đi tìm người mua hàng chịu cỉa hắn. Gặp ai hắn cũng hỏi thăm "chỗ chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tò le, chỗ cây tre một mắt" là ở đâu, nhưng chẳng một ai biết thế nào mà trả lời.

-Người ta chỉ nói với hắn:

 

Thôi rồi, anh lại mắc phải tay bịp bợm nào đấy thôi!.

 

Hắn đi loanh quanh mãi đến tối mịt không tìm được nhà, đành phải trở về, ôm mặt hu hu khóc.

Vợ hắn hỏi tại sao, thì hắn kể cho vợ nghe tất cả câu chuyện.

Người vợ bảo:

 

-Cũng dễ tìm thôi! "Chỗ chợ đông không ai bán" là caid nhà trường, "chỗ kèn thổi tè le" là bụi lau, bởi khi gió thổi nghe như tiếng kèn sáo, "chỗ cây tre một mắt" là bụi hành hay tỏi gì đó.

 

Vậy anh phải kiếm người đó ở một cái trường học, gần đó có bụi lau, trước cửa có trồng hành tỏi.

 

Qua ngày sau, anh chồng lại cất bước đi tìm. Quả đúng như lời vợ nói, hắn gặp ông lão hôm qua. Đó là một thầy đồ dạy học trò. Thấy hắn đến, ông đồ liền hỏi hắn, nhờ ai mách cho mà biết được chỗ ở của mình.

Hắn đáp:

 

-Tôi tìm ông suốt cả buổi chiều hôm qua. May nhờ có vợ tôi mách cho đấy.

 

Ong thầy nghĩ: "Người đàn bà này hẳn là một người thông minh, tài trí, ít có người sánh kịp".

 

Hôm đó nhân nhà có giỗ, ông đồ mời hắn lại ăn cỗ. Hắn ta cắm đầu chén một bữa no nê lại được ông đồ gửi phần về biếu vợ. nhưngkhi trả tiền, ông đồ còn gửi hắn một cái gói khác bảo đưa cho vợ, trong đó chỉ có một cục phân trâu giữa có cắm một cành hoa nhài. hắn ta chẳng hiểu gì cả, cứ việc cầm lấy về nhà.

 

Người vợ trông thấy, hiểu ý ông thầy muốn mỉa mai mình:

 

Con vợ khôn lấy thằng chồng dại.

Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.

 

Và khi đã biết như thế, nàng rất buồn bực, trách chồng dốt nát để mang về cho mình một lời trêu chọc cay chua. Nghĩ tới duyên phận hẩm hiu, nước mắt nàng chảy ròng.

 

Nàng vứt cái thoi, bụng bảo dạ:

 

Thân thế ta chẳng ra gì, trên đời có bao nhiêu người khôn ngoan, tài giỏi, còn ta thì lấy lầm phải một thằng chồng u mê đần độn!...

 

Trong một cơn phiền muộn, nàng chạy ra bờ sông, toan nhảy xuống dòng nước trầm mình cho rồi một đời.

 

Lại nói chuyện ông thầy dạy học, sau khi tiễn chân anh chàng bán vải ra khỏi cửa, nghĩ đi nghĩ lại thấy sự trêu chọc ác nghiệt của mình sẽ có kết quả không hay.

 

-Không biết chừng người đàn bà ấy phẩn chí liều than hoại thể thì ta sẽ có tội rất lớn với danh giáo.

 

Nghĩ thế, ông đồ bèn đi mượn một cái giỏ đựng cá thủng trôn, rồi mang ra bờ sông với chiếc cần câu làm bộ câu cá. Ông cố men theo doc bờ sông gần làng, đi lại trông chừng.

 

Khi thấy một người đàn bà ngồi trên bờ vắng đang ôm mặt khóc thút thít. Ông biết ý vội tiến đến gần, cố ý chìa giỏ cho nàng thấy và nói:

 

-Chị này ngồi tránh đi chỗ khác cho tôi câu cá nào. Người đàn bà đó đúng là vợ anh chàng bán vải. Nàng ngước mắt trông lên, Thấy có một người đàn ông đầu đã có hai thứ tóc mà lại mang cái giỏ rách đi câu cá.

Nàng tự nghĩ:

 

-Người nào đây ngu quá là ngu. Chồng mình tuy khờ dại, nhưng cũng chưa đến nỗi này.

 

Và rồi nàng kết luận: "Vậy ra chồng mình vẫn còn có những chỗ hơn người". Nghĩ vậy, nàng bỏ ý định tự tử mà trở về nhà.

 

Qua câu truyện trên chúng ta cũng thấy được sự ví von so sánh của ông bà ta đối với những sự việc, cuộc sống diễn ra hàng ngày! Sự chênh lệch cũng là cái ta thường bắt gặp trong cuộc sống và cái khó là làm sao ta có thể dung hòa và thích nghi với chính điều ấy mới là quan trọng

 

Hi hi thêm một câu chuyện nữa cũng về đề tài này góp vui cho các bác đây! :cheers:

 

Có anh chàng ngốc nọ được một gia đình hứa gả cô gái thứ hai trong gia đình. Nhà ấy vốn có ba chị em, không chỉ cô thứ hai mà cô nào cũng coi thường chàng, ý xem mình là bông hoa nhài vậy.

 

Một hôm, anh chàng đến nhà, cô thứ hai ra chào và nói:

 

- Tọa sàng yến phu lang (Mời chàng ngồi bàn tiệc)!

 

Anh chàng không hiểu gì, nhưng thấy chỉ ghế thì ngồi, chỉ món thì ăn. Nhưng lúc ra về lấy làm hậm hực, tự nhủ phải tìm mấy câu “là lạ” làm vốn.

 

Hôm sau, vào một đêm trăng, chàng ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi cửa trước mà lẻn ngả sau. Bất ngờ chàng gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng, chàng nép bờ giậu, vểnh tai lên nghe, thấy cô Út vỗ vỗ... “gì đó” rồi nói:

 

- Bạch bạch như phấn trang (Trắng như thoa phấn)!

 

Lại nghe cô thứ hai lặp lại động tác (hình như giống cô Út và nói:

 

- Úc úc như hình quy (Hình tựa mu rùa)!

 

Rồi chàng thấy cô chị cười:

 

- Hắc như côn lôn (Ðen như quả núi)!

 

Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về.

 

Hôm sau, chàng ngốc nhà ta hăm hở đến nhà người yêu. Cô thứ hai cùng cô Út mang nước ra mời:

 

- Tọa sàng yến phu lang.

 

Ngốc chỉ ngay vào cô Út mà rằng:

 

- Lang gì mà lang! Bạch bạch như phấn trang!

 

Cô Út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoa" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi:

 

- Phu quân như hà ti?

 

Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời:

 

- Ti gì mà ti! Úc úc như hình quy.

 

Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc:

 

- Dượng bất mật ngôn (Dượng nói không ngọt ngào)!

 

Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói:

 

- Ngôn gì mà ngôn! Hắc hắc như côn lôn.

 

Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Qua câu truyện trên chúng ta cũng thấy được sự ví von so sánh của ông bà ta đối với những sự việc, cuộc sống diễn ra hàng ngày! Sự chênh lệch cũng là cái ta thường bắt gặp trong cuộc sống và cái khó là làm sao ta có thể dung hòa và thích nghi với chính điều ấy mới là quan trọng

 

cảm ơn bảc đã cho em đọc một câu chuyện hay! trong cuộc sống có nhiều cái bất bình lắm bác ạ! tối qua mở vô tuyến thấy hình ảnh một người mẹ khóc với câu nói:

- Trời ơi! tôi làm nghề cứu người sao con tôi lại trở thành thành kẻ giết người! em chỉ xem được đến đó thôi thì cũng là lúc hết. ko biết nó là chương trình gì. đời con người ta khổ thế bác nhẩy em đoán có khi người nói câu đó là bác sĩ cửu cho bệnh nhân thoát chết nhiều bệnh nhân thoát chết... đáng ra người mẹ đó phải được hạnh phúc đâu ngờ lại đau khổ vì có đứa con trở thành kẻ sát nhân đó là điều buồn bác nhể! sao cuộc sống lày còn nhiều nghịch lý thế bác nhể! chúc bác được thành công thành đạt trong cuộc sống và luôn vui vẻ trẻ mãi đến già!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Pccc nói thế đấy nhá! Giả sử Pccc tới nhà người "Iu" chơi gặp ngay 1 thằng đang khoa chân múa tay bốc phét với bạn gái mình.

Đây là cuộc đàm thoại giữa Pccc và Thằng đáng ghét (Tdg)!

Pccc : Mày là ai mà cứ múa may lung tung trước bạn gái tao thế hả?

Tdg : Mày là cái quái gì mà đòi hỏi tao là ai!

Pccc : Tao là ngườii tình trăm năm của cô ta.

Tdg : Còn tao là người tình ngàn năm he he.

Pccc : :cheers: Thế mày muốn gì?

Tdg : Tao muốn thứ mà người khác cũng thèm muốn :cheers:

Pccc : Á! cái thắng bố láo này mày muốn tay đôi với ông hả? :cheers:

Tdg : Tay ba bố mày còn chả sợ nữa là tay đôi.... :cheers:

Pccc : Xắn tay áo lên... Giỏi mày nhào zô.... B)

Tdg : Hơ hơ ...hâm...Việc gì tao phải nhào vào mày nhở, có nhảy thì tao nhảy vào bạn gái tao đây chứ nhảy vào mày làm gì...Chán! :cheers:

......Vậy theo các bác Pccc sẽ làm gì đấy???

 

không có ai đáng ghét đâu bác SONCAD à. em chẳng ghét ai bao giờ cả!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×