Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
KE AN MAY DI VANG

Chuyện vui dân gian + hiện đại Việt Nam

Các bài được khuyến nghị

trích trong mục mỗi ngày một chuyện cười:

 

chuyện của bác Nguyễn Hoành cũng có nét giống chuyện trên.

Y tá chuẩn bị tiêm thuốc, chợt bệnh nhân kêu toáng lên:

- Á... Đau quá!

- Ông này hay nhỉ, tôi đã tiêm đâu mà ông kêu ầm lên thế!

- Chân! Cái chân! Gót giày của cô đâm thủng chân tôi rồi.

-----------------------------------------------

 

Có chuyện cũng giống thế:

Trên đời này có những chuyện vô duyên chưa từng thấy . Cũng như câu chuyện sau đây của tôi: Tôi bước vào phòng vệ sinh để giải tỏa tâm trạng, bỗng từ phòng wc bên cạnh có tiếng vọng ra ” anh ở bên đó sao rồi?” vì lịch sự tôi đáp lại: ” tôi vẫn ổn, còn cô?” Cô gái trả lời;” em vẫn khỏe, anh đang làm gì bên đấy đấy”, tôi thành thật trả lời : ” tôi đang đi vệ sinh, còn cô”, bỗng cô gái la lên: ” thôi em cúp máy nha, có thằng cha điên nào ở phòng bên cứ phá đám”

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Một hôm Sếp ra sau nhà thấy một bức tranh 'hiện thực siêu tưởng", vẽ loang lổ trên tường. Thấy mấy nhân viên đứng ở đầu nhà, Sếp yêu cầu tất cả những người này tập hợp thành một hàng dọc. Sau đó Sếp gọi một người ra rồi nói:

- Cậu là người vừa vẽ bức tranh trừu tượng kia. Cậu không thể giấu được tớ đâu, tớ là lính trinh sát đặc công; nhìn ngọn cỏ nghiêng một góc 23,5 %%D là tớ biết bọn thám báo đã dẫm lên cây cỏ đó trong thời gian nào chính xác tới 0,00000001 giây luôn. Cao độ của bức tranh trùng với cái gì của cậu, cậu có hiểu không? Có hai cách lựa chọn: 1-Cậu phải xách 10 xô nước rửa sạch. 2- Nếu cậu chứng minh được mình vô tội, tớ sẽ nâng lương liền cho cậu 3 bậc lương.

- Em chót dại, em xin lỗi Sếp!

- Tớ sẽ biểu dương cậu trước toàn thể công ty vì cậu đã nhận ra lỗi lầm và sửa sai.

Người vẽ tranh trừu tượng xách một xô nước tới, đợi cho bức tranh trên tường khô hẳn mới đi gọi Sếp xuống rồi nói:

- Báo cáo Sếp, bức tranh bị khô mất rồi, em vẽ lại nhé! Nói xong cậu ta kéo khoá quần để vẽ tranh rồi phân trần:

- Em không phải là lính trinh sát nhưng em nhìn thấy cao độ của bức tranh trùng với cái gì của sếp, sêp có có hiểu không?

 

(Phần đầu là chuyện có thật, tôi được anh bạn đồng nghiệp kể cách đây hai hôm. Phần sau là tôi thêm thắt.)

 

Ông sếp vặc lại:

- Cậu nhầm rồi, tôi không bao giờ có thói quen hay sở thích vẽ tranh trừu tượng. Tôi chỉ có thói quen nặn tượng nhỏ. Cậu hãy nhìn xuống đế giày của mình đi, cậu vừa dẫm lên một trong các tác phẩm của tôi rồi đấy.

 

-Sếp cũng nhìn lại giầy của sếp đi! sếp cũng vừa dẫm nát bức tượng mi ni của em em vừa nặn lúc sáng!

-sếp liền hét toáng lên: bảo vệ đâu đấm cho anh ta gãy răng đi!

 

Trong một trận đấu quyền Anh, ông nha sĩ ngồi bên dưới, ở hàng ghế của khán giả, hét ầm lên:

- Đấm cho anh ta gãy răng đi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
**thằng rể ba trợn**

-Một bửa nọ ông cha dợ mới nói thèn con rể mai rảnh mày chở tía đi lên phố chút coi.

-Thèn rể mai có công chuyện mới nói: con kẹt.

-Ông cha dợ mới nổi cơn tam bành chửi: cha mày không chở thì thôi có chi mày trổ "oIo" với tao. :s_big:

Thằng rể đang vội đi làm không hề thanh minh với ông cha dợ một câu.

Buổi chiều ông nhắn tin qua điện thoại cho con gái nói rằng đi làm về thì nhớ ghé qua nhà ba nói chuyện. Nhận được tin nhắn cô con gái rượu đang bị tắc đường định nhắn về cho ba dòng chữ: “ con kẹt xe có thể về muộn”.

Đang bấm tin nhắn thì người phía sau la lớn:” Đang tắc đường sao không tranh thủ nhích lên còn nhắn tin, đúng là cái đồ dở hơi!” Tình thế đó buộc người con gái phải nhắn tin cho ba mình vẻn vẹn hai chữ: “Con kẹt”.

Nhận được tin nhắn của con gái ông cha dợ tức tối chửi: tiên sư nhà chồng nó, nó ăn phải đũa của thằng rể ba trợn!

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hôm ấy, chàng nhìn thấy nàng bên kia giậu mùng tơi bèn ngâm câu thơ... thẩn:

- Bâng khuâng vẻ đẹp đoá hồng

Ước gì anh được bứng trồng nhà anh!

Cô gái nói nghiêm túc rằng cô đã có “người thương” , yêu cầu anh không được trêu ghẹo nữa. thế nhưng “còn sống còn hi vọng”, nên anh chàng đâu dễ dàng thua cuộc. Hơn nữa, ngày cũng như đêm, trong tâm trí của chàng chỉ có “cô láng giềng” mà thôi.

Một lần, trong tiệc cưới, trời xui đất khiến thế nào mà chủ nhà lại xếp chỗ cho anh chàng si tình ngồi cạnh “người trong mộng” của mình. Cơ hội trăm năm mới có một lần, dù xung quanh có nhiều người nhìn vào nhưng chàng vẫn nhắm mắt “tới luôn”. Thấy trên bàn có đĩa cá kho gừng, anh chàng bèn gắp vào bát nàng và đọc câu ca dao (có “cải biên” một chút):

- Tặng em khúc cá kho gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên anh!

Nhưng cô gái phản ứng quyết liệt bằng cách chuyển sang bàn khác ngồi, làm anh chàng chỉ còn nước ngẩn người nhìn theo.

Thời gian trôi đi, đến một ngày, dù Đài truyền hình, thông báo rằng thời tiết “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”, nhưng chàng vẫn thấy như trời đất sắp sụp đổ đến nơi rồi. Mà đúng là ngày tận thế đối với chàng: nàng lên xe hoa.

Nhưng chàng vẫn đến dự đám cưới nàng cùng với nụ cười có thể... “giật giải Nô-ben hoà bình”. Khi đưa nàng về nhà chồng, anh chàng si tình khốn khổ vẫn không quên vớt vát lần chót:

- Cho anh gửi một lời mừng,

Mai mốt... li dị xin đừng quên anh!

Rồi chàng bước nhanh, vì mặt của cô dâu chú rể đã bắt đầu chuyển sang màu cà tím rồi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nói ra xin các bác đừng giận.

Ngày trước cũng thích đọc mấy lọai chuyện thế này, nhưng càng lớn lên thấy làm sao đó. Các câu chuyện dân gian Việt Nam được các vị trưởng lão truyền nhau là nghe thâm thúy nhưng mà mình thấy nó nhỏ nhặt là vụn vặt. Toàn là những chuyện chơi khăm nhau, trả thù cá nhân mà không đề cao được cái gì cả (Ngay cả Trạng Quỳnh và Xiển Bột cũng vậy).

Có thời gian đọc Chicken Soup for the Soul thấy suy nghĩ của họ khác của ta, không cần lên gân, không cao siêu cũng chẳng cần thâm thúy, nhưng tính giáo dục rất rõ ràng...

Chả trách người Việt Nam mình có thể cùng chung gian khổ nhưng không thể cộng hưởng giàu sang

 

Cái này thì mình thua hẳn Trung Quốc rồi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chữ K, chữ M

Người thứ nhất:

- Tôi xin đoán chữ K.- Xin chúc mừng! Có 3 chữ K.

 

- “Khó, khổ, khô”. Tức là, đàn ông không sợ “khó”, không sợ “khổ”, chỉ sợ “khô”.

- Hoàn toàn chính xác.

Mọi người vỗ tay rôm rốp.

Bây giờ là ô chữ dành cho phụ nữ, cũng gồm có 9 chữ cái: Đây là điều phụ nữ sợ và không sợ.

Lần lượt, các cô chưa chồng đoán nhưng vẫn trật. Đến chị cao tuổi nhất (đã có chồng):

 

- Tôi xin đoán chữ M.

- “Mỏi, mệt, mềm”. Tức là, phụ nữ không sợ “Mỏi”, không sợ “Mệt”, chỉ sợ “Mềm”.

- Hoàn toàn chính xác.

Mọi người lại vỗ tay rào rào..

 

Cái này thì mình thua hẳn Trung Quốc rồi.

cám ơn bác vndesperados đã chân thành và thẳng thắn góp ý. bác nói đúng đấy về mọi lĩnh vưc văn học và kinh doanh người Việt phải học người Tầu nhiều! Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng viết dựa theo cốt truyện của Tầu...

những chuyện em viết chủ yếu là nghe được và sưu tầm được chẳng có ý chơi khăm đâu bác ạ chủ yếu để thư giãn và tranh luận cho ra đực ra cái thôi. qua bài viết của bác em biết thể nào bác cũng có nhiều bài hay sao bác không post lên diễn đàn!

 

đọc những câu thơ này em buồn quá bác Jilibo ơi! sao có nét giống tâm trạng và tình cảnh của em bây giờ quá! Em thấy mỏi mệt lắm rồi bác ạ.

có nhiều khi làm phúc phải tội đấy bác ạ.

em vẫn nhớ bài viết của bác: Binh Pháp Tôn Tử trong nghệ thuật tán gái, Cái này áp dụng cũng được há....

khổ thế đấy bác a!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
@: pccc thân nhớ! Sao pccc đùa dai thế? Nói năng viết lách gì cũng phải giữ mồm giữ miệng chứ! Cứ cho là thư giãn đi chăng nữa cũng đừng nên thái quá như thế!

À, hôm qua sui sẻo quá pccc ạ! Mình ngồi uống rượu ở quán lẩu cá, bị tai bay vạ gió đấy. Một củ đậu bay đậu đúng vào mũi, bây giờ vẫn đau phát sốt phát rét lên đây này! Chỉ vì tranh nhau trả tiền mà mấy ông say rượu cũng xô vào đánh nhau. Mình đứng lên can họ thì bị cái chén bay vào mũi. Người nước ngoài họ sòng phẳng, mua mấy que kem, cũng góp tiền để mua chung. Còn người Việt mình thì lại lịch sự và sĩ diện quá: tranh nhau trả tiền, khổ ghê cơ!

Đúng là có vài lần mình đã chủ động mời bạn đi nhậu, mà bạn lại không cho mình cái quyền được trả tiền thì cũng bực thật, ấm ức thật. Nhưng cái bực đó chỉ thoảng qua thôi, sau đó là cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn và áy náy vì túi bạn rỗng; vui vì trong túi vẫn còn nguyên tiền đem về đưa cho bu nó.

Chữ K, chữ M

Người thứ nhất:

- “Khó, khổ, khô”. Tức là, đàn ông không sợ “khó”, không sợ “khổ”, chỉ sợ “khô”.

- Hoàn toàn chính xác.

Mọi người vỗ tay rôm rốp.

Đến chị cao tuổi nhất (đã có chồng):

- “Mỏi, mệt, mềm”. Tức là, phụ nữ không sợ “Mỏi”, không sợ “Mệt”, chỉ sợ “Mềm”.

- Hoàn toàn chính xác.

Mọi người lại vỗ tay rào rào..

 

chuyện có liên quan đến chữ KHÔ!

 

Chắc xe tăng bị khô dầu ấy mà, đổ dầu cái lại chạy ngon

Chắc là ông Đức khoái đá với Bồ hơn

@vanduong: Shop của bác lởm quá :s_big:

Tội nghiệp cho cỗ xe tăng Đức già nua quá! Trong khi người ta dùng tên lửa đạn đẩy vọt xà ngang gẫy cột dọc thì cỗ xe tăng Đức già nua vẫn dùng xe tăng từ thời chiến tranh thế giới lần thứ 1 thì tuột xích đứt xích trong trận tối qua hợp quy tắc vặn nút chai thôi!

Ở nước ngoài, khi mỗi người về hưu non trước tuổi sẽ được hưởng một phần trợ cấp an sinh xã hội và mỗi người đều phải chứng minh rằng mình đã đến tuổi về hưu để được nhận phần trợ cấp đó. Bắt buộc người ta phải phô những phần cơ thể có thể chứng minh được điều này.

Một cầu thủ đá bóng vừa mới về hưu đến văn phòng an sinh xã hội để nộp đơn được trợ cấp

Người phụ nữ nói:

- Ông hãy cởi áo ra để tôi xem … Thôi được, những sợi lông bạc trắng trên ngực ông đã là bằng chứng cho tôi quyết định. Ông đã được nhận thẻ an sinh cho người về hưu.

Khi về nhà ông kể cho vợ nghe về điều ông đã trải qua ở văn phòng an sinh xã hội. Bà vợ nghe xong mỉm cười nói:

- Ông mà cởi quần ra thì cô ta sẽ nghĩ rằng ông đã nghỉ hưu cỡ hơn chục năm rồi cơ đấy.

( Kể theo câu chuyện một người bạn vừa gửi tin nhắn tới.)

bác vndesperados thử bình luận hai bài viết trên để làm làm sáng tỏ cái nhận xét của bác trong bài viết ngày hôm qua!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Triệu Vy: "Trong lòng có Phật" (Sưu tầm trên mạng)

- Sự nổi tiếng của cô có nguyên nhân nào là do sự may mắn không?- Ít nhiều phải có chứ. Ví như gặp những kịch bản hay, những người cộng tác tốt. Nếu như bạn có thực tài, và có cả may mắn, thì điều đó tựa như cá gặp nước.

 

- Vậy những lúc phải đối mặt với những sự nguy hiểm, với mặt trái của sự nổi tiếng, cô sẽ làm gì? Nhượng bộ hay tiếp tục tiến lên?

- Thuận theo tự nhiên thôi. Tôi không làm gì cả, cũng không thù hận người khác. Nhưng tôi luôn rõ một điều, cho dù tôi không thể bảo vệ thanh danh, bảo vệ những gì bên ngoài của mình, tôi cũng biết cách để bao bọc cho tâm hồn và trái tim tôi luôn "khỏe mạnh". Điều này, ngay từ nhỏ tôi đã học được. Đến năm 21 tuổi, tôi đã là người của công chúng, cũng rất nhanh chóng biết được thế nào là không vui, là bị tổn thương, là lời thị phi bóng gió. Nhưng tôi đã luôn bảo vệ tốt những gì thuộc về bản thân, tâm hồn tôi.

- Vậy những tính cách của mình, cô nghĩ mình sẽ gặp nhiều thiệt thòi, bất lợi, hay có thể gặp dữ hóa lành?- Chuyện này không đơn giản 1, 2 câu mà nói hết. Nhưng hiện tại, tôi cảm thấy mình đang sống bình yên.

 

- Như Triệu Vy nói, cô biết cách bảo vệ tâm hồn mình, nhưng rõ ràng là không thể có chuyện không bị ảnh hưởng...- Chuyện bị ảnh hưởng, dĩ nhiên là có. Nhưng là sự ảnh hưởng có chọn lọc.

Mong những lời phê bình

 

- Cô đã từng bị những người quản lý, có thẩm quyền, ví dụ như đạo diễn chẳng hạn, phê bình bao giờ chưa?

- Tôi hy vọng họ sẽ phê bình tôi, vì tôi tin rằng từ những lời nhận xét, phê bình đó, tôi sẽ học học và tiến bộ. Nhưng tôi chưa bao giờ nhận được những lời phê bình. Bạn bè tôi cũng ít khi nhận xét gì nhiều về phim hay diễn xuất của tôi. Họ thường nói, tất cả đều rất ổn.

 

- Cô có xem qua những hình ảnh không đẹp của cô bị paparazi chụp và đưa lên mạng?

- Dĩ nhiên là tôi có biết đến những bức hình đó. Là người của công chúng thường phải đối mặt với những chuyện như vậy, nhưng tôi thực sự tức giận khi bị soi mói như vậy. Tôi không hề muốn bị chụp trong những hoàn cảnh hớ hệnh, nhưng họ cứ chụp...Tôi không thể nào nói: "Tại sao cứ phải chụp tôi như thế?"... Nhưng đúng là có những người cứ luôn chăm chăm đi tìm điểm yếu của người khác để moi móc. Sự cố lộ nội y đó là điều đáng tiếc, cũng làm tôi cảm thấy bất an, ngại ngùng vô vùng.

 

- Khi lên mạng, nhìn thấy những bức hình như vậy, hoặc thấy những lời nói xấu mình, cô sẽ phản ứng thế nào? Có đóng ngay trang web đó lại hay không?

- Vì sao lại phải đóng? Đánh giá đúng mức, tôi không xấu, diễn xuất không tệ, học lực không tồi, thái độ làm người cũng không xấy, cũng không quan hệ lăng nhăng, những người yêu quý tôi rất nhiều... những lời nói xấu quá đáng về tôi đều có một xuất phát điểm không tốt chứ không phải là thật tâm góp ý và phê bình.

 

- Với tính cách của cô, có thể đi trong làng giải trí hơn 10 năm và đạt không ít thành tựu, cô nghĩ nguyên nhân là đâu?

- Vì tôi nghiêm túc trong công việc và là một người tốt, những người cộng tác với tôi đa phần đều quý mến và tạo điều kiện cũng như những cơ hội cho tôi phát triển. Xích Bích là do nhà biên kịch Trương Gia Thần sau khi xem bộ phim Dì tôi, đã chọn toi vào vai Tôn Thượng Hương. Có thể, sau Hoàn Châu cách cách, chưa có nhân vật hay bộ phim nào của tôi nhận đuợc sự hoan nghênh như vậy, nhưng tôi có thể cho các đạo diễn, các nhà chế tác thấy được năng lực của tôi.

 

Trong lòng có Phật

- Cô tin vào vận mệnh không?- Tôi tin vào tin ngưỡng, tin vào Phật pháp. Khi bạn đã có một tín ngưỡng nào đó, bạn sẽ cảm thấy mình có định hướng nhất định mỗi khi gặp những chuyện không vui. Tuy nhiên, số phận của mỗi người đều không biết trước được, và cuộc sống của tôi sau này như thế nào, đều là do cách nghĩ, nhân sinh quan của tôi chỉ đường và dẫn dắt. Thái độ làm người sẽ quyết định con đường của tôi sau này.

Cũng như hôm nay, tôi có thể gặp những người khác nhau, có những sự lựa chọn khác nhau, và chọn điều gì sẽ ảnh hưởng đến ngày mai, ngày kia... Một người có cuộc sống không may mắn càng tin tưởng vào tín ngưỡng. Những chuyện này nghĩ lại cũng thật kỳ lạ, nhưng tôi nghĩ, những người đã trải qua khó khăn, thất bại, mới tin vào tín ngưỡng, không đủ khổ đau, có khi họ sẽ không tin.

 

- Vậy nghĩa là cô đã chịu nhiều đau khổ?- Phải. Đời người ai cũng phải chịu đau khổ. Tôi không cho rằng những gì tôi đã phải trải qua nặng nề hơn người khác, nhưng tôi cũng đã có những thời khắc buồn đau vô cùng. Và trong những giây phút đó, tôi mới thực sự khảo nghiệm, mới tìm đến một tín ngưỡng để có thể dựa vào và giải thoát cho chính mình.

 

- Bắt đầu từ khi nào cô tin vào đạo Phật?

- Cũng chỉ vài năm trở lại đây thôi. Trước kia tôi không tin, nhưng bây giờ, trong lòng tôi có Phật.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

He! heee! PCCC đã trở thành người của công chứng rồi nhẩy! Có bị nói xấu nhiều ko?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ở một quán cơm có 2 ông khách đang dùng thịt Dê liền gọi to:

- Cho thêm đĩa thịt Dê nhé.

Cùng lúc đó có 3 ông khách vào cũng hẵng dọng nói:

- Cho đĩa thịt cho nha ông chủ.

Bồi bàn nghe vậy chạy ra vừa lau bàn vùa nói: "Có ngay, có ngay thưa quý khách" rồi chạy vào hô to:

- 2 Dê ăn thêm 3 Chó mới vào.. :s_big:

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

có bao giờ bác Đặng Vũ Hiệp vào chợ gặp cảnh này chưa:

tiếng củ các nàng bán thịt lợn:

-anh ơi mông em ngon lắm anh mua cho em!

- anh ơi chân giò em cạo sạch lông lắm anh mua về nấu giả cầy!

- anh ơi khấu đuôi em sạch lắm anh mua đi!

kinh nghiệm đi mua thịt lợn bác phải nói là bán cho tôi một mười lạng thì mới đủ một cân. Nếu nói mua 1 cân thì về nhà cân lại chỉ được có 8 lạng!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mấy anh bồi bàn nói chuyện với nhau:

 

_Toàn thịt lợn nấu giả cầy, chẳng có miếng thịt chó nào, thế mà mấy ông khách cũng ăn như chó! Tài thật

 

_ Nói bé bé cái mồm thôi họ nghe thấy bây giờ thì có mà ăn mày chó!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tặng MUN và PCCC nhà MŨN!

Trư Bát Giới thời @ dựa vào công nghệ cao bỏ ra một đống tiền sửa sang khuôn mặt và thân hình thành một anh chàng đẹp trai dung mạo tuấn tú, bèn đến vũ trường tìm gái đẹp. Sau khi kiếm được 1 em chân dài đến nách dung mạo cực kỳ khả ái bèn cùng nhau đi từ A.....đến ....Z, xong việc nằm tâm sự với nhau Bát Giới liền bảo: "Em có biết ta ngày xưa xấu thế nào không? Ta là Trư Bát Giới đây!" Cô gái đẹp giật mình: " Trời ơi...!!! Sư huynh!!! .... Đệ là Sa Tăng đây!"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong buổi thi vấn đáp môn Vật Lý, một học sinh nhăn nhó không trả lời được bất kỳ câu hỏi nào của thầy giáo. Thầy giáo liền nói:

Thầy giáo: Giờ tôi cho anh một cơ hội cuối cùng, nếu anh trả lời được câu hỏi này thì anh có thể qua.

Học sinh: (Rất phấn khởi) Dạ thầy cứ hỏi.

Thầy giáo: Đố anh trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn (Trong phòng toàn bóng đèn tròn rạng đông 100W).

Học sinh: 1, 2, 3.... Thưa thầy có 8 chiếc. Thầy giáo: Chính xác chưa.

Học sinh: Vâng 8 chiếc.

Đến lúc này thầy giáo mới lôi trong túi ra 1 cái nữa và nói, thêm cái này là 9, Anh đã trả lời sai, 2 tuần sau đến thi lại.

2 tuần sau ngày thì lại anh chàng học sinh lại được ông thầy giáo hỏi vấn đáp, và kịch bản vẫn lặp lại, anh ta chẳng trả lời được câu nào. và thầy giáo cũng hỏi "Giờ tôi cho anh một cơ hội cuối cùng, nếu anh trả lời được câu hỏi này thì anh có thể qua. Anh trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn" Anh chàng nhanh trí trả lời mà không cần đếm. "9 bóng thưa thầy"/

Thầy giáo: Hôm nay trong túi tôi không có cái bóng nào, anh trượt.

Học sinh: Thưa thầy thầy không có nhưng em có.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em đang định xây cái này trước, sau này PC nhà em mà hư em nhốt vào bỏ đói 3 ngày 3 đêm :lol:)
3.png

MŨN à!

thả thơ vào đầu Hà Anh bể phốt

rồi nhốt Hà Anh bỏ đói một tuần!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

gửi Hà ANH câu này:

Lúc 3 tuổi, sự thành công là… không đái dầm. Lúc 10 tuổi, thành công là có nhiều bạn bè. Đến 16 tuổi, thành công là… có bằng lái xe. Đến 20 tuổi, thành công là canh bể phốt . Đến 40, thành công là… tiền bạc rủng rỉnh. Ngược lại nhé: đến 50, thành công là… tiền bạc rủng rỉnh. Tới tuổi 65, thành công là vẫn… được canh bể phốt . Tới 75 tuổi, thành công là vẫn… lái xe được. Tới 85, thành công là vẫn… còn có bạn nhậu. Tới 90, thành công là không… đái dầm ====> Vòng đời!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tấm Cám thời @

Phần I:

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ của Cám.

 

- Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.

 

- Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???

 

Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.

 

Một ngày nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng: “Hai con! Hai con hãy ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ, tôm thì càng tốt” .

 

Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.

Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó becgie vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa tay che lấy miệng mình...

 

Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám nói: “Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với theo.

 

“Thôi thì của đi thay người”, Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có trên đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm "Tên gì mà xấu tệ, sao không giới thiệu tên Việt hay Hảo đi cho đẹp???". Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng hỏi: “Vì sao con khóc?”. Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi: “Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì bị con chó becgie mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc răng cửa ra dọa.

 

Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống.

 

Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt tinh đời của dì ghẻ.

 

“Không điên! Không dở hơi! Không thần kinh! Vậy mà vừa ăn no xong lại nhảy chồm chồm như phải bỏng” – Dì ghẻ nghĩ thầm. “Rõ ràng là khuất tất rồi đây”.

 

Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc, mọi nơi; ghi lại mọi diễn biến, việc làm thường ngày của Tấm. Cám ghi được tất, không bỏ sót bất kỳ một hành động nào, kể cả những câu chửi thầm Tấm dành cho hai mẹ con Cám mỗi khi nàng tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra chiếc giếng, nơi Tấm thường nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn cơm xong. Ngay sau đó, Cám về thưa với mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà nghĩ Tấm mang cơm cho giai...

 

Ngay sáng hôm sau, lúc con gà còn chưa kịp cất tiếng gáy vì chiều hôm trước bị Cám đá vào cổ họng trong lúc tập võ, dì ghẻ đã gọi Tấm dậy: “Con ơi con ơi. Đi chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ chăn đồng gần, làng bắt mất trâu”. Tấm ức lắm. Nàng vừa làu bàu, vừa mắt nhắm mắt mở nhảy lên lưng trâu. Làm sao mà không tức cho được, khi mới hai rưỡi sáng đã bị đánh thức, trong khi lịch ngủ thường ngày của nàng chỉ được bắt đầu vào lúc hai giờ mười lăm.

 

Tấm vừa đi khuất, dì ghẻ và Cám vội chạy lại gần chiếc giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi nhau nhặt gạch ném rào rào về phía đó. Chẳng biết họ đã ném bao nhiêu viên, chỉ biết rằng chiều hôm đó cả làng phải nghe chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh tưởng mất trộm nguyên liệu.

 

Tối đến, như thường ngày, Tấm lại mang cơm ra cho Bống ăn...

 

“Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

 

Người ta nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi tiếng Tấm rú vang khi chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại Bống? Kẻ nào đã đang tâm làm việc này? Và thế là tối hôm đó, lần thứ hai trong ngày, cả làng lại một lần nữa phải nghe chửi.

Bụt lại hiện lên và hỏi: “Vì sao con chửi?”. Sau khi nghe Tấm kể lại sự tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương Bống về cho vào bốn cái lọ và chôn vào bốn góc giường nơi Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay về nhà tìm xương Bống. Tìm mãi mà không thấy, Tấm lại khóc. Khóc mãi thì có một tiếng nói the thé vang lên “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho”. Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con gà trống ngày nào, nay chất giọng đã hoàn toàn thay đổi vì di chứng của lần bị Cám đá vào cổ. Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới bốn chân giường nơi mình nằm...

 

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Mọi người dân trong kinh thành đều được mời tới dự bữa tiệc do vua chiêu đãi. Mẹ con Cám nghe tin dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy đẹp nhất, những đôi hài đẹp nhất, và đặc biệt là bỏ qua thói quen ăn sáng hàng ngày. Tấm cũng muốn đi lắm. Gì thì gì, ăn uống free, không đi cũng phí. Nhưng dì ghẻ lại không đồng ý. Bà nghĩ ra kế. Ban đầu, bà lấy một lon sữa ông Thọ tính phục vụ kế hoạch. Nhưng thấy không ăn thua, bà kiếm một hộp sữa Cô gái Hà Lan loại 3 kg, xúc đầy thóc, đầy gạo, sau đó đem đổ tất vào thùng và bảo Cám quay cho chúng trộn lẫn. Sau đó bà bắt Tấm nhặt thóc gạo riêng ra, xong thì mới cho đi hội. Tấm uất lắm. Cô muốn bóp cổ Cám cho hả giận. Nhưng khi thấy Cám đang nằm thở phì phò vì chóng mặt, lòng nhân từ đã khiến Tấm gạt phắt tư tưởng tội lỗi...

 

Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn không hết, Tấm lại khóc.

 

Bụt hiện lên và hỏi: “Làm sao con khóc?”, và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới cười mà rằng: “Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con”.

 

Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ...

 

Trong chốc lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini hai mảnh. Và đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm. Một phần vì cô tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy...

 

còn nữa

 

 

 

Phần cuối

Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm: "Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...

Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa.

Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ trúng ngay đầu vị vua trẻ đang ngồi câu cá ở dưới đó. Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo "Mẹ đứa nào ném giầy vào đầu ông" . Tấm sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ và không quên vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó "Sư cha đứa nào chửi bà", nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.

Đến nơi, đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Trong khi đó nhà Vua thầm nghĩ "Ông mà bắt được mày thì mày biết tay ông". Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó. Chẳng ai biết được vị vua trẻ đó đang toan tính điều gì chỉ thấy chàng ta nhếch mép cười mỉm trông vẻ rất gian xảo.

Tấm và vua kẻ tám lạng người nửa cân, hai người suốt ngày cãi nhau chí chóe chẳng ai chịu nhường ai, nhà vua ra sức hành hạ tấm thân ngọc ngà của tấm, nào là làm bia cho vua tập bắn, nào là làm bao cát cho vua tập oánh quyền... Tấm cũng chẳng vừa, Tấm bắt ruồi muỗi bỏ vào mồm vua lúc vua ngủ gật.... Chính vì thế mà cả hai người rất tâm đầu ý hợp, nhà vua thật sự rất sung sướng khi đã tìm được một ý trung nhân theo mong muốn của mình.

Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.

Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi thẳng vào cung.

Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...

Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì Cám bị truy tố vì tội lâm tặc.

Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...

Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...

Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.

Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.

Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi: “Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?”. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...

Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn khen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng rồi lăn đùng ra chết. Tấm cũng suýt bị truy tố vì tội giết người cũng may mắn là có ô dù to nâng đỡ nên mới thoát nạn... Từ đó Tấm suốt ngày ở trong cung chẳng dám đi đâu sợ dân chúng chửi bới chê cười bởi chí ít gì thì Tấm cũng là đương kim hoàng hậu mà.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Phần cuối

Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm: "Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...

Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa.

Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ trúng ngay đầu vị vua trẻ đang ngồi câu cá ở dưới đó. Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo "Mẹ đứa nào ném giầy vào đầu ông" . Tấm sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ và không quên vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó "Sư cha đứa nào chửi bà", nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.

Đến nơi, đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Trong khi đó nhà Vua thầm nghĩ "Ông mà bắt được mày thì mày biết tay ông". Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó. Chẳng ai biết được vị vua trẻ đó đang toan tính điều gì chỉ thấy chàng ta nhếch mép cười mỉm trông vẻ rất gian xảo.

Tấm và vua kẻ tám lạng người nửa cân, hai người suốt ngày cãi nhau chí chóe chẳng ai chịu nhường ai, nhà vua ra sức hành hạ tấm thân ngọc ngà của tấm, nào là làm bia cho vua tập bắn, nào là làm bao cát cho vua tập oánh quyền... Tấm cũng chẳng vừa, Tấm bắt ruồi muỗi bỏ vào mồm vua lúc vua ngủ gật.... Chính vì thế mà cả hai người rất tâm đầu ý hợp, nhà vua thật sự rất sung sướng khi đã tìm được một ý trung nhân theo mong muốn của mình.

Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.

Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi thẳng vào cung.

Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...

Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì Cám bị truy tố vì tội lâm tặc.

Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...

Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...

Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.

Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.

Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi: “Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?”. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...

Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn khen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng rồi lăn đùng ra chết. Tấm cũng suýt bị truy tố vì tội giết người cũng may mắn là có ô dù to nâng đỡ nên mới thoát nạn... Từ đó Tấm suốt ngày ở trong cung chẳng dám đi đâu sợ dân chúng chửi bới chê cười bởi chí ít gì thì Tấm cũng là đương kim hoàng hậu mà.

Hi hi "Nhảm nhí" => Anh học câu này của Bác Vndesperados đấy!

Trời ơi sao giàu "chí tưởng tượng" thế ko biết!Mình pó 2 tay 2 chân luôn. :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Lẽ ra phải ước cho tất cả các em nhỏ được cắp sách đến trường được có nhiều thời gian vui chơi chạy nhảy không phải học thêm học nếm, trẻ em con nhà nghèo không phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để lên chốn thị thành để:

"Quê Hương chốn thanh bình có bầu trời xanh thắm xanh.

Đồng lúa thẳng cánh cò bay lấp lánh cánh diều mơ ước tuổi thơ

Em ra chốn đô thành xa rời vòng tay mẹ yêu

Từ nay giữa chốn phồn hoa xa rời cánh diều mơ ước hôm nào

Xa cánh diều mơ ước tuổi thơ

Nhớ thương những lời mẹ ru những đêm trăng rằm sáng trong". (Tác giả : Ngọc Châu).

Để rồi từ đây đã nảy sinh ra nhiều cảnh đau lòng vì những hiểm nguy luôn rình rập.................

Đọc Tấm Cám, có lẽ tất cả mọi người đều hiểu được ý nghĩa nhân văn của câu chuyện, cũng như nhận ra một quy luật tất yếu: cái Thiện luôn chiến thắng cái Ác; người tốt dù phải trải qua bao thăng trầm cuối cùng cũng được một “thế lực vô hình” giúp đỡ, “đền bù” xứng đáng, còn kẻ xấu sống bằng âm mưu, lọc lừa sẽ nhận được kết cục chẳng tốt đẹp. đó chính luật nhân quả.

Và đó cũng là khát vọng, ước mơ của con người muốn vươn tới cuộc sống tốt, thoát khỏi ách áp bức của chế độ phong kiến giành lấy những gì mà chân lý lẽ ra phải thuộc về họ. Với Tấm, năm lần bảy lượt bị mẹ con Cám hãm hại. Vì vậy, Tấm cần phải lấy lại những gì thuộc về Tấm, âu cũng là kết thúc có hậu của chuyện. Giống như khi đã nói đến chiến tranh, thì sẽ có mất mát, đổ máu và rất nhiều tang thương....nhưng - có những cuộc chiến tranh phi nghĩa và có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. và tất nhiên cái gì thuộc về chính nghĩa thì dù có mất mát, có tàn ác thì vẫn thuộc về chân lý và được xem là tốt đẹp.

 

Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử nên chuyện tấm cám có một tình tiết không phù hợp với logic. Ở đầu truyện nhân vật Tấm nhân hậu như thế vậy và cuối truyện lại để cho Tấm trả thù một cách dã man và tàn bạo, không có lòng vị tha? Phải chẳng đây là thông điệp mà tác giả dân gian muốn nói: đừng cả giận mất khôn? Xu hướng chung của thế giới bây giờ là đối thoại chứ không đối đầu. Bởi vậy khi chỉnh lý lại truyện Tấm Cám người ta đã cho Tấm trở thành người vị tha hơn bằng cách lược bỏ đoạn tấm trả thù mẹ con nhà Cám.

Tuy vây, hình tượng cô Tấm vẫn hình tượng đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc ta:

 

..Mơ ước thành cô Tấm ngày xưa

sớm hôm không ngại gian khó.

Tiếng chim oanh vàng thiết tha

 

Em ra chốn đô thành

mong thành cô Tấm ngày nay

Từ nay giữa chốn phồn hoa

lấp lánh cánh diều mơ ước hôm nào...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thày đồ lười

 

Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:

- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?

Thầy trả lời liều:

- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!

 

Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:

- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?

 

Trò thưa:

- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!

 

Thầy tức giận nói:

- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?

 

Trò trả lời:

- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối".

 

ST

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tình cờ tôi có trong tay bệnh án của Haanh trong tập bệnh án của cô em họ đang thực tập tại một bệnh viện đa khoa Đa Phúc

1- Bệnh nhân : Hà Anh - giới tính : đực rựa! Tuổi: 25 mùa ổi chín.

Nghề nghiệp: trưởng ban quản lý bể phốt tại chợ Long Biên.

Tiền sự: Ba lần cho ô tô chở nước thải từ bể phốt đến giữa cầu Thăng Long rồi xả xuống sông Hồng.

Lý do nhập viện: Làm việc quá sức, suy kiệt thể lực và trí tuệ.

1- Nội dung lần khám thứ 1:

...................................

15- Nội dung buổi khám bênh cuối cùng, trước khi xuất viện:

-Bác sĩ: Sau khi ra viện anh sẽ làm gì?

- Hà Anh: em sẽ cưới vợ ạ.

-Bác sĩ: thế nếu được cưới vợ, trong đêm tân hôn anh sẽ làm gì?

- Hà Anh: em sẽ âu yếm bế cô ấy vào phòng.

-Bác sĩ: sau đó, tiếp theo ...

- Hà Anh:(thẹn thùng nói) em sẽ cởi đồ của cô ấy ra,

-Bác sĩ: và tiếp theo, anh sẽ...

- Hà Anh: em sẽ mang đồ của cô ấy đi giặt ạ.

-Bác sĩ: và tiếp theo...

-Hà Anh:nếu vợ em chưa ngủ, em lại lấy quần áo của em ra giặt ạ!

-Bác sĩ: và tiếp theo...

-Hà Anh: nếu vợ em đi ngủ rồi, em lấy phong bì bạn bè mừng ra đếm tiền ạ!

-Bác sĩ:!!!!!!!!!!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-Bác sĩ: và tiếp theo...

-Hà Anh: nếu vợ em đi ngủ rồi, em lấy phong bì bạn bè mừng ra đếm tiền ạ!

-Bác sĩ:!!!!!!!!!!!!

 

Hê hê,

Hai bác này thân nhau quá nhấy, coi chừng không có khó lấy vợ lắm vì nếu có thì nó chả biết chọn ai. Hê hê

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện vui đọc liền mạch từ trên xuống dưới:

Chàng và nàng quen biết nhau được tròn 3 tháng … nói chung là tâm đầu ý hợp. Nàng mời chàng về chơi nhà nàng nhiều lần, nhưng chàng cứ đỏng đảnh từ chối. Một lần, nàng rất vui khi chàng nhận lời. Nàng âu yếm dặn chàng: Bố em rất ghét việc tăng giá xăng dầu, đến nhà em anh phải đi xe đạp nhé!

Nàng rất vui thông báo cho cả nhà biết tin. Trước khi ra chợ mua các món ăn ngon để tiếp đón chàng, nàng dặn cả nhà : anh ấy hiến lành, nhút nhát và hay xấu hổ lắm! Mọi người phải chủ động gợi chuyện để anh ấy nói chuyện một cách tự nhiên…

Bí quá, chàng đành phải phóng con xe máy xịn đến nhà Ngayve để mượn con xe đạp gỉ quèn. Ác nỗi chiếc xe của Ngave lại yếu phanh, bóp hết cỡ mà chiếc xe vẫn lao rầm vào cổng. Mọi người trong nhà vội chạy ra, con chó đang giải quyết nỗi buồn, cũng dừng lại xông ra cổng sủa ông ổng:

Chàng nhe răng ra dọa chó rồi quát lớn: “Tao thách... cả nhà mày cắn tao đấy”!

..............................................

Câu chuyện sẽ như thế nào, xin mời Ngayve cùng các bạn nối dài câu chuyện trên

vừa dứt câu chửi tục, chàng ngẫng đầu lên thấy cả nhà nàng đang trố mắt nhìn, còn Nàng tức tối bỏ chạy vào trong với cảm giác thất vọng tràn trề. cách đây mấy phút nàng háo hức chờ đợi là thế...

còn trong đầu chàng trai lúc này quên mất nỗi đau vì đã tông vào cổng, lúc này chỉ nghỉ tất cả tại chiếc xe đạp mượn của ngayve, nhìn thấy chiếc xe đạp và cánh cổng đã móp méo chàng lại càng giận hơn....

Về phía gia đình nàng nãy giờ vẫn đứng ở sân trước nhìn chàng. Già đình sẽ nghĩ như thế nào về chàng mời ksgia và các bạn điền tiếp vào phần còn thiếu (đấu ...) và viết tiếp phần sau.

thân: ngayve324

Thật ra tình huống của bác ksgia đặt ra khó quá. Em vẫn chưa nghĩ ra được là phải làm thế nào. Bác giải đáp đi.

Còn vụ thịt chó của Dương. Hôm nào mà gặp là nhậu "chết chó" luôn.

Ngayve quên điều kiện ban đầu là nàng ra chợ mua thức ăn…

 

...Chàng đã mua sẵn nửa cân xương sườn heo, rồi nhờ Ngayve nướng. Đến lúc chót nói nhỡ mồm câu nói ở trên, chàng ta mới chợt nhớ và vội lấy gói xương sườn heo nướng ném ra cho con chó.

Thấy cử chỉ thân thiện đó, bố nàng mời chàng vào chơi. Sau một hồi hàn huyên nói chuyện với chàng, bố nàng bắt đầu “thẩm vấn”:

- Giả sử đi đường gặp một tải tiền và một tải đạo đức, anh sẽ chọn cái gì?

- Dạ kính thưa bác kính mến! Cháu sẽ chọn tải tiền ạ!

- Trời ơi! Thế hệ các anh khác hẳn thế hệ chúng tôi, ở địa vị tôi, tôi sẽ chọn tải đạo đức!

- Cái đó là tùy hoàn cảnh thôi bác ạ! Ai thiếu gì thì nhặt cái đó: cháu thiếu tiền, cháu nhặt tải tiền; còn bác thiếu đạo đức thì bác nhặt đạo đức!

- Trời!... Thôi cậu xuống bếp phụ giúp em nó làm cơm, lát nữa lên đây uống rượu, ta lại đàm đạo tiếp…

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ông sếp vặc lại:

- Cậu nhầm rồi, tôi không bao giờ có thói quen hay sở thích vẽ tranh trừu tượng. Tôi chỉ có thói quen nặn tượng nhỏ. Cậu hãy nhìn xuống đế giày của mình đi, cậu vừa dẫm lên một trong các tác phẩm của tôi rồi đấy.

Chuyện bây giờ mới kể:

 

Hôm rồi đến nhà Jikibo được hắn thết đãi món này - Đúng là JI ........quá KIBO

 

2008_04_22_093617_abc.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em nghĩ bác Lamtecco2 lia ống kính ở góc cận cảnh nên thiếu mất tô canh "toàn quốc" với vài cây "xà beng". Nhưng khổ thân bác Lamtecco2 rồi các bác ạ!Ji ta lại cứ nghĩ bác Lâm còn khỏe như Ji nên toàn chiêu đãi đầu hành thế này thì bác Lâm lại ca bài "Hành đi đâu về đâu....". Hic hic khổ thân bác Lâm!!! :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×