Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
xuanhaithanhhoa

bố trí thép đai trong cột???

Các bài được khuyến nghị

Em muốn hỏi các bác về những nguyên tắc khi bố trí thép đai trong cột BTCT?

theo em biết thì thông thường ở chân cột và đầu cột người ta thường bố trí đai dày hơn phần thân cột.các bác có thể chỉ cho em biết ở đầu cột thì khoảng cách cột đai là bao nhiêu không ạ???.và bố trí dựa trên nguyên tắc j? mong các bác chỉ dùm e.

Cảm ơn các bác !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn có thể tìm đọc giáo trình BTCT tập 2 (phần kết cấu nhà cửa), hoặc TCVN 198: 1997 (Nhà cao tầng - Thiết kế cấu tạo BTCT toàn khối), hoặc TCVN 356:2005 (Kết cấu BTCT)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn có thể tìm đọc giáo trình BTCT tập 2 (phần kết cấu nhà cửa), hoặc TCVN 198: 1997 (Nhà cao tầng - Thiết kế cấu tạo BTCT toàn khối), hoặc TCVN 356:2005 (Kết cấu BTCT)

[/quo

 

cảm ơn bác đã mách.em down về đọc và thấy rất có ích.

hôm trước em đọc quyển BTCT 2 của trường DHXD nhưng chỉ có nhà công nghiệp

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo tôi như này:

-Sơ đồ tính toán của kết cấu: dầm giản đơn, dầm công xon,..

-Theo sơ đồ thì lực cắt bất lợi, max nhất là tại gối ?

-Do vậy tại những vị trí này cố đai chịu cắt được bố trí dày hơn, bước cốt đai thường 150-200mm

-Tại giữa nhịp thông thường bố trí từ 200-300m, nhưng không được quá Smax theo tính toán quy trình

Thân !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CÁC CAO THỦ CHO EM HỎI LUÔN KHI SỬ DỤNG cốt đai chống lực cắt thì tại phần giữa 2 cốt đai thì cái gì chống cắt, mà biểu đồ lực cắt thì là dải đều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cốt đai chống lực cắt thì tại phần giữa 2 cốt đai thì cái gì chống cắt, mà biểu đồ lực cắt thì là dải đều

 

NGoài cốt đai thì còn có cốt ngang (dầm), cốt dọc (cột) , cốt đai chỉ là phụ thôi bạn

 

Tác dụng chống cắt của thép chủ ư? Trong kết cấu dạng thanh (dầm cột), lực cắt nằm theo phương vuông góc với thép chủ, như vậy vấn đề thép chủ tham gia chịu lực cắt cần phải điều tra lại? Trong trường hợp cốt thép chủ bị uốn thì nó tham gia chịu lực trên phương xiên, kể như tham gia chịu cắt cũng đươc. Ngoài ra, trong trường hợp cốt thép định hình ( chữ H, T...) nghĩa là dùng một thanh thép định hình làm cốt, đổ bêtông bao phía ngoài (thường dùng trong sửa chữa hư hỏng hoặc bổ cường cải tạo công trình cũ!) Trong trường hợp này, do diện tích mặt cắt ngang thép lớn, vấn đề chịu cắt của thép chủ là có thật (ngoài thanh thép định hình làm thép chủ, không xài cốt đai!)

 

Tại các vị trí xen giữa cốt đai là SPACE hả bạn? Chổ đó có bêtông mà? Bêtông không biết chịu cắt ư? Bêtông thường để cho lực cắt "bắt nạt" lắm hay sao?

Thật ra, trong kết cấu dầm, chiều cao bêtông đã đảm bảo chịu cắt rồi bạn à (trong cột cũng thế), cốt đai ngoài tác dụng chịu cắt, nó còn có tác dụng định vị cốt thép chủ nữa chứ (Trong kết cấu cột, cốt đai còn có tác dụng chống nở ngang, tác dụng này trông giống với tác dụng chịu cắt nhưng không phải như vậy?!)

 

Mặt khác, kết cấu bêtông cốt thép là một kết cấu tương đối đồng nhất, khi làm việc có sự hỗ trợ lẫn nhau, bạn không nên quá phân biệt rạch ròi bêtông và thép! Nếu dầm chịu lực cắt tại vị trí không có cốt đai (theo diễn đạt của bạn là nằm giữa 2 đai) thì lực cắt này sẽ "lan toả" vào khu vực kết cấu đó, chứ không chỉ mỗi cốt đai nơi đó kháng lực (Việt nam kêu bằng cụm từ: "chiến tranh nhân dân"?!) Chứ nếu không, theo ý của bạn, tại mỗi vị trí, mỗi cốt đai "đơn thân độc mã" chịu cắt thì có lẽ cốt đai mới là cốt chính trong kết cấu và vì vậy khối lượng tăng lên rất rất nhiều bạn à!

 

Thật ra, bêtông chịu cắt cũng khá lắm (chỉ chịu kéo là kém mà thôi!), nên trong hầu hết các trường hợp thiết kế, các bạn thường đặt cốt đai đảm bảo điều kiện cấu tạo mà thôi, việc tính toán chỉ mang tính chất kiểm tra lại!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho mình hỏi: nếu thiết kế cốt đai cột là 2 nhánh: mổi nhánh là 3/4 cột, chồng giao nhau ở giữa. khi thi công thì thay bằng 1 đai bao hết cột, và 1 đai nằm ở giửa thì có được không. Có ảnh hưởng gì tới kết cấu của cột không! 86383_cot_dai_cot.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×