Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
dotracchien

Thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong

Các bài được khuyến nghị

Xin lỗi đã post vào đây nhưng vấn đề của mình không bít di hỏi đâu thì tiện.Các bác mod xem có gì thì xin giúp đỡ hoặc vài lời khuyên.

Cụ thể thì em đang fải làm đồ án "thiểt kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong"

Theo em thì công việc phải làm sẽ là:

--Tìm ứng dụng của bánh răng Cycloide ăn khớp trong tại loại bơm thủy lực nào đó (cái này em chưa có)

--vẽ biên dạng Xycloide-Dùng 2 đường cong Epixycloide và HypoCycloide để vẽ biên dạng 2 bánh răng Cycloide ăn khớp trong(em đang tính xài auto Lisp mà mới bít nên rất khó thực hiện, bác nao có cách vẽ hay chỉ em với)

--Xài MasterCam để gia công điện cực của máy gia công xung có biên dạng bánh răng yêu cầu (bác nào có ý kiến hay hay là có tài liệu gì share cho em với)

--Xử dụng công nghệ gia công xung CNC để gia công khuôn dập nóng chế tạo bánh răng ( bác nào có tài liệu về khuôn dập nóng giúp em với)

Nội dung công việc còn nhiều quá, thời gian thì sắp hết. Thấy trên CADVIET nhiều bác chuyên cơ khí và rất nhiệt tình.Mong các bac giúp đỡ hoặc chỉ giao thêm về nôi dung và phương pháp. Em đang đợi tin và xin cám ơn các bác trước!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bạn nói chung chung quá thiết kế khuon bánh rănh mà không nói kích thuơc chiều đầy khuôn đúc hay khuôn đột dập

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bạn nói chung chung quá thiết kế khuon bánh rănh mà không nói kích thuơc chiều đầy khuôn đúc hay khuôn đột dập

cám ơn bác đã lưu tâm đến vấn đề của em, và em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn

Trên đây em đã trình bày vấn đề của mình và cách giải quyết theo như em biết:

kích thước của bánh răng thì em không có thiết kế được mà chỉ mô phỏng quá trình chế tạo của chiếc bánh răng cùng loại.Mà em lại chưa có tài liệu gì về bánh răng này cả.Nếu có em sẽ lấy một chi tiết tiêu biểu để xem xét quá trình chế tao.Nếu bác nào biết về ứng dụng cụ thể của nó ở đâu hay có bộ truyền nào sử dụng bánh răng loại này thì share cho em với để em tham khảo

Phương án giải quyết của em đề ra là dùng phương pháp dập nóng, các bác xem thế nào có khả thi không, có gì các bác cho em 1 tiếng góp ý nhé

cám ơn sự giúp đỡ của các bác!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lỗi đã post vào đây nhưng vấn đề của mình không bít di hỏi đâu thì tiện.Các bác mod xem có gì thì xin giúp đỡ hoặc vài lời khuyên.

Cụ thể thì em đang fải làm đồ án "thiểt kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong"

Theo em thì công việc phải làm sẽ là:

--Tìm ứng dụng của bánh răng Cycloide ăn khớp trong tại loại bơm thủy lực nào đó (cái này em chưa có)

--vẽ biên dạng Xycloide-Dùng 2 đường cong Epixycloide và HypoCycloide để vẽ biên dạng 2 bánh răng Cycloide ăn khớp trong(em đang tính xài auto Lisp mà mới bít nên rất khó thực hiện, bác nao có cách vẽ hay chỉ em với)

--Xài MasterCam để gia công điện cực của máy gia công xung có biên dạng bánh răng yêu cầu (bác nào có ý kiến hay hay là có tài liệu gì share cho em với)

--Xử dụng công nghệ gia công xung CNC để gia công khuôn dập nóng chế tạo bánh răng ( bác nào có tài liệu về khuôn dập nóng giúp em với)

Nội dung công việc còn nhiều quá, thời gian thì sắp hết. Thấy trên CADVIET nhiều bác chuyên cơ khí và rất nhiệt tình.Mong các bac giúp đỡ hoặc chỉ giao thêm về nôi dung và phương pháp. Em đang đợi tin và xin cám ơn các bác trước!

1) Bơm bánh răng cycloid ăn khớp trong:

GeRotorPump.gif

Cửa vào ở chỗ thể tích lớn, cửa ra ở chỗ thể tích nhỏ

Bạn có thể xem thêm ở đây:

http://www.xemaycongtrinh.com.vn/forum/Def...=posts&t=83

hoặc search với từ khoá Gerotor pump sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.

 

2) Biên dạng epicycloid thì anh Hoành đã sửa trình lisp cho bạn. Tương tự như vậy, chắc bạn tự làm được dạng hypo? Nếu có vướng mắc gì thì mình sẽ hỗ trợ thêm. Nếu bạn muốn, có thể sửa chương trình một chút để nó vẽ ra pline hoặc spline đều được. Lý thuyết về ăn khớp răng của cycloid (epi và hypo) có giới thiệu tương đối kỹ trong giáo trinh Nguyên lý máy.

 

3) Bạn phải học sử dụng MasterCam cũng như hiểu về các mã điều khiển của máy CNC mới làm được phần này. Mình thỉnh thoảng có lập trình cho Mill (phay). Còn wire thì chưa làm bao giờ (vì không có nhu cầu), nhưng xem qua thì dễ hơn Mill nhiều.

Về phần này, mình sẽ hỗ trợ bạn trong khả năng cho phép.

 

4) Chỗ này mình chưa hiểu. Bánh răng dập làm sao bảo đảm độ chính xác cần thiết?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1) Bơm bánh răng cycloid ăn khớp trong:

GeRotorPump.gif

Cửa vào ở chỗ thể tích lớn, cửa ra ở chỗ thể tích nhỏ

Bạn có thể xem thêm ở đây:

<a href="http://www.xemaycongtrinh.com.vn/forum/Def...=posts&t=83" target="_blank">http://www.xemaycongtrinh.com.vn/forum/Def...=posts&t=83</a>

hoặc search với từ khoá Gerotor pump sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.

 

2) Biên dạng epicycloid thì anh Hoành đã sửa trình lisp cho bạn. Tương tự như vậy, chắc bạn tự làm được dạng hypo? Nếu có vướng mắc gì thì mình sẽ hỗ trợ thêm. Nếu bạn muốn, có thể sửa chương trình một chút để nó vẽ ra pline hoặc spline đều được. Lý thuyết về ăn khớp răng của cycloid (epi và hypo) có giới thiệu tương đối kỹ trong giáo trinh Nguyên lý máy.

 

3) Bạn phải học sử dụng MasterCam cũng như hiểu về các mã điều khiển của máy CNC mới làm được phần này. Mình thỉnh thoảng có lập trình cho Mill (phay). Còn wire thì chưa làm bao giờ (vì không có nhu cầu), nhưng xem qua thì dễ hơn Mill nhiều.

Về phần này, mình sẽ hỗ trợ bạn trong khả năng cho phép.

 

4) Chỗ này mình chưa hiểu. Bánh răng dập làm sao bảo đảm độ chính xác cần thiết?

Cám ơn bác ssg nhìu lắm. Em đang mắc quá nên pốt lên đây rất hy vọng các bác sẽ giúp em giải quyết mấy cái rắc rối này.

Trên đây chỉ là cảm nhận của em thôi. Em cũng bít là sẽ phải dùng MastẻCam, nhưng khả năng còn hạn chế lắm, mới làm quen mà.

Đường Epi và hypo nếu bác vẽ được dạng Pline hay Spline thì bác giúp em với, cái nào cũng được, em nghĩ để dạng đó đường cong sẽ trơn hơn.

Còn chuyện chế tạo theo phương pháp gì thì em cũng không chắc, chỉ là theo cảm nhận thấy phương pháp dập nóng có thể gia công chất lượng cao các phôi có cơ tính cao. Nhưng theo bác thì không khả thi sao, bác có thể tư vấn cho em một phương pháp không, Theo bác thì phương pháp nào sẽ phù hợp vậy?.Rất mong bác góp ý.Em xin cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác ssg nhìu lắm. Em đang mắc quá nên pốt lên đây rất hy vọng các bác sẽ giúp em giải quyết mấy cái rắc rối này.

Trên đây chỉ là cảm nhận của em thôi. Em cũng bít là sẽ phải dùng MastẻCam, nhưng khả năng còn hạn chế lắm, mới làm quen mà.

Còn chuyện chế tạo theo phương pháp gì thì em cũng không chắc, chỉ là theo cảm nhận thấy phương pháp dập nóng có thể gia công chất lượng cao các phôi có cơ tính cao. Nhưng theo bác thì không khả thi sao, bác có thể tư vấn cho em một phương pháp không, Theo bác thì phương pháp nào sẽ phù hợp vậy?.Rất mong bác góp ý.Em xin cảm ơn!

Dùng máy cắt dây (EDM Wire Cutting). Thay vì gia công khuôn dập (như phương án của bạn) thì "chơi" luôn cái bánh răng! Máy cắt dây đã được dùng khá phổ biến ở VN để gia công các khuôn dập nguội. Giá gia công cũng tương đối mềm.

Bạn có thể tham khảo tổng quan ở đây:

http://www.xactedm.com/pages/edmtech.html

Độ chính xác có thể đạt được của phương pháp là +- 0.0001 mm! Vật liệu có độ cứng bất kỳ (càng cứng càng khoái!)

Thật ra thì trên lý thuyết, có thể cắt răng cycloid bằng phương pháp bao hình hoặc chép hình như bánh răng thân khai. Tuy nhiên, do phạm vi ứng dụng không rộng rãi bằng thân khai nên e rằng bạn không tìm ra dao để gia công.

Dập nóng chỉ có thể đạt được độ chính xác vừa phải. Có thể chấp nhận với các bánh răng ít quan trọng, dùng trong các bộ truyền hở, tốc độ thấp. Còn với yêu cầu kỹ thuật của răng trong bơm bánh răng thì "bất khả thi"!

 

P/S:

1) Link trên mình đã thử lại, vẫn vào tốt. Bạn thử tìm nơi khác vào lại xem sao. Có khả năng net hoặc máy bạn bị lỗi gì đó?

2) Vẽ biên dạng bằng pline thì cũng như line thôi, chỉ khác ở chỗ pline là 1 đối tượng, còn line là nhiều đối tượng rời rạc. Đường spline thì đương nhiên trơn hơn rồi. Tuy nhiên, để mình kiểm tra lại, nếu vẽ bằng spline liệu có export cho MasterCAM được không (phải tính đến đoạn gia công nữa chứ). Hẹn ngày mai nhé, giờ mình đang có việc. Bye!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Dùng máy cắt dây (EDM Wire Cutting). Thay vì gia công khuôn dập (như phương án của bạn) thì "chơi" luôn cái bánh răng! Máy cắt dây đã được dùng khá phổ biến ở VN để gia công các khuôn dập nguội. Giá gia công cũng tương đối mềm.

Bạn có thể tham khảo tổng quan ở đây:

<a href="http://www.xactedm.com/pages/edmtech.html" target="_blank">http://www.xactedm.com/pages/edmtech.html</a>

Độ chính xác có thể đạt được của phương pháp là +- 0.0001 mm! Vật liệu có độ cứng bất kỳ (càng cứng càng khoái!)

 

P/

Quả nhiên có bác ssg ra tay thì em bớt bế tắc nhiều. Ở đây em nhận đồ án là vậy rồi:

Nếu là dùng trực tiếp máy cắt dây thì không đwợc, dụng hàng bác a.

Theo bác thì dập nóng không đảm bảo độ chính xác, vậy dập nguội thì sao. EM sợ bánh răng Xycloid có cơ tính cao thì dập nguội không được, không biết có đúng không, bác coi hộ em khả năng này nhé.

ý đồ của em ở đây là dùng phương pháp Gia công xung định hình EDM die sinking để gia công khuôn, xài điện cực Graphite do đó sẽ gia công điện cực có biện dạng bánh răng rồi tiến hành tạo hình lòng khuôn.không biết có được không hả bác?

Cái biên dạng bánh răng thì kỳ cục quá, có khi:chân răng là đường hypo,đỉnh răng là đường Epi, nhưng cũng có khi đỉnh răng là cung tròn, chả hiểu sao nữa

Tiện đây bác có tài liệu về CAm thì cho em với,hôm trước dơn về mà hỏng win, h tìm không thấy nữa, làm biếng nhờ bác luôn, làm fiền bác quá

Chỉnh sửa theo dotracchien

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Quả nhiên có bác ssg ra tay thì em bớt bế tắc nhiều. Ở đây em nhận đồ án là vậy rồi:

Nếu là dùng trực tiếp máy cắt dây thì không đwợc, dụng hàng bác a.

Theo bác thì dập nóng không đảm bảo độ chính xác, vậy dập nguội thì sao. EM sợ bánh răng Xycloid có cơ tính cao thì dập nguội không được, không biết có đúng không, bác coi hộ em khả năng này nhé.

ý đồ của em ở đây là dùng phương pháp Gia công xung định hình EDM die sinking để gia công khuôn, xài điện cực Graphite do đó sẽ gia công điện cực có biện dạng bánh răng rồi tiến hành tạo hình lòng khuôn.không biết có được không hả bác?

Cái biên dạng bánh răng thì kỳ cục quá, có khi:chân răng là đường hypo,đỉnh răng là đường Epi, nhưng cũng có khi đỉnh răng là cung tròn, chả hiểu sao nữa

Tiện đây bác có tài liệu về CAm thì cho em với,hôm trước dơn về mà hỏng win, h tìm không thấy nữa, làm biếng nhờ bác luôn, làm fiền bác quá

Bạn dùng lisp này vẽ biên dạng, tên lệnh CYC, tổng hợp cả epi và hypo. Kết quả là đường spline, số khoảng chia trên 1 răng tuỳ ý chọn, mặc định là 1000. Mình đã kiểm tra, MasterCAM hiểu chính xác đường spline của Acad.

;;;VE BIEN DANG RANG EPI/HYPOCYCLOID
;;;Written by ssg - May 2008 - www.cadviet.com
;;;----------------------------------------------------------------
(defun C:CYC ( / bd r0 Z n r p0 p1 p2 a oldos da x y)
(initget "E H")
(setq
   bd (getkword "\nBien dang Epicycloid/Hypocycloid <H>:")
   r0 (getreal "\nBan kinh vong co so: ")
   Z (getint "\nSo rang: ")
   n (getint "\nSo khoang chia tren 1 rang <1000>:")
   r (/ r0 Z)
   p0 (list 0 0)
   p1 (list r0 0)
   p2 (polar p0 (/ (* 2 pi) Z) r0)
   a 0
   oldos (getvar "osmode")
)
(if (not bd) (setq bd "H"))
(if (not n) (setq n 1000))
(if (= bd "H") (setq k (- Z 1) k2 -1) (setq k (+ Z 1) k2 1))
(setq da (/ (* 2 pi) Z n))
(setvar "osmode" 0)
(command "circle" p0 r0)
(command "spline" p1)
(repeat n
   (setq
       x (* r k (- (cos a) (/ (cos (* k a)) (* k k2))))
       y (* r k (- (sin a) (/ (sin (* k a)) k)))
   )
   (command (list x y))
   (setq a (+ a da))
)
(command  p2 "" "" "")
(command "array" (entlast) "" "P" p0 Z 360 "Y")
(setvar "osmode" oldos)
(princ)
)
;;;----------------------------------------------------------------
(defun C:RUN( / ss1 ss2 e1 e2 p1 p2 oldos)
;;;Chay mo phong bom banh rang cycloid an khop trong voi file run.dwg
;;;Chuong trinh se chay 10 vong. Neu muon dung som hon, bam ESC
(setq
   ss1 (ssget "X" '((0 . "INSERT") (2 . "BRN")))
   ss2 (ssget "X" '((0 . "INSERT") (2 . "BRL")))
   e1 (ssname ss1 0)
   e2 (ssname ss2 0)
   p1 (cdr (assoc 10 (entget e1)))
   p2 (cdr (assoc 10 (entget e2)))
   oldos (getvar "osmode")
)
(setvar "osmode" 0)
(repeat 3600
   (command "rotate" e1 "" p1 1)
   (command "rotate" e2 "" p2 0.8)
   (command "delay" 50)
)
(setvar "osmode" oldos)
(princ)
)
;;;----------------------------------------------------------------

 

Bản vẽ ví dụ sau là kết quả chạy từ CYC. Bạn chạy lệnh RUN sẽ thấy chuyển động mô phỏng:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/run.zip

 

Cả biên dạng răng nhỏ và lớn đều là hypo. Đây là đường lý thuyết. Bạn thiết kế răng phải xem xét thêm và kỹ hơn các yếu tố: độ hở giữa biên dạng răng trong và ngoài, các góc lượn đầu và chân răng, vị trí lệch tâm, hình dáng và vị trí các cửa dầu vào và ra.... Tài liệu thiết kế bơm bánh răng mình không có, nhưng mình có gợi ý: bạn ra chỗ bán phụ tùng xe máy, hỏi mua 1 cái bơm nhớt của xe Honda. Các hãng khác mình không chắc nhưng của Honda (các loại Cub, Dream, Wave...) thì đúng là nó dùng bơm bánh răng ăn khớp trong như cái hình mình post ở trên (chính tay mình đã từng tháo lắp nó mà). Có điều, mình làm lâu lắm rồi (cả chục năm), cũng không chắc lắm về biên dạng răng kiểu gì. Tuy nhiên, dù có là biên dạng gì đi nữa, bạn sẽ có một mô hình thực tế để hiểu thêm rất nhiều vấn đề khác có liên quan. Giá cái bơm nhớt trên rẻ thôi. Với mục đích nghiên cứu, bạn có thể mua hàng của China, có khi chỉ vài chục K.

 

Về phương pháp gia công, đề bài đã cho thì phải chịu. Nếu phải dập thì dập nóng cho độ chính xác cao hơn nhiều. Riêng bánh răng nhỏ, có thể dùng Mill với dao phay ngón gia công rất dễ dàng và chính xác trên máy phay CNC.

Có lẽ bạn nên post nguyên văn đề bài lên, các anh em sẽ có nhìn nhận tổng quát và chuẩn xác hơn để góp ý thêm cho bạn.

Về tài liệu MasterCAM (và cả AutoCAD lẫn Lisp) mình chẳng có cái gì ngoài cái Help của chính nó! Bạn chịu khó luyện kỹ năng đọc Help, khi dùng các phần mềm (bất kể loại gì), bạn sẽ không cần đến bất cứ tài liệu gì khác.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1.Đầu bài của em là "Chế tạo khuôn chế tạo bánh răng Cycloide ăn khớp trong của bơm bánh răng bằng phương pháp gia công tia lửa điện"

và các phần em nghĩ là cần thiết em đã trình bày ở trên, các bác coi vấn đề như vậy và cách giải quyết như vậy có thoả đáng chưa?

2.Cái lisp của bác hoạt động tốt quá

3.Học bằng help thì tốt quá, nhiều lần em cũng đã mở help ra đọc nhưng khả năng tiếng anh hạn chế quá, với lại xem chưa quen nên còn bỡ ngỡ lắm.

4.Các bac giúp em cách chụp ảnh màn hình với.ví dụ như chup ảnh trong CAM hay khi dnag làm việc trong 1 chương trình nào đó thì làm thế nào?

Chỉnh sửa theo dotracchien

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1.Đầu bài của em là "Chế tạo khuôn chế tạo bánh răng Cycloide ăn khớp trong của bơm bánh răng bằng phương pháp gia công tia lửa điện"

và các phần em nghĩ là cần thiết em đã trình bày ở trên, các bác coi vấn đề như vậy và cách giải quyết như vậy có thoả đáng chưa?

2.Cái lisp của bác hoạt động tốt quá

3.Học bằng help thì tốt quá, nhiều lần em cũng đã mở help ra đọc nhưng khả năng tiếng anh hạn chế quá, với lại xem chưa quen nên còn bỡ ngỡ lắm.

4.Các bac giúp em cách chụp ảnh màn hình với.ví dụ như chup ảnh trong CAM hay khi dnag làm việc trong 1 chương trình nào đó thì làm thế nào?

 

Thì ra vậy, đối tượng chính của bạn là cái khuôn chứ không phải bánh răng. Dù là bánh răng hay khuôn, theo mình dùng EDM Wire Cutting vẫn hiệu quả nhất (có thể ghép đế khuôn với thân). Tuy nhiên, nếu vì lý do "đụng hàng", bạn chọn phương án EDM Die Sinking cũng được.

Chụp ảnh màn hình thì quá đơn giản: bấm phím PrtSc (hoặc Alt+PrtSc nều chỉ cần chụp Active Window), paste vào bất cứ trình xử lý ảnh nào cũng được, đơn giản nhất là Paint của Windows, save với dạng gì tuỳ ý bmp, jpg, gif.... Muốn xử lý cao cấp hơn thì dùng Corel, Photoshop...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thì ra vậy, đối tượng chính của bạn là cái khuôn chứ không phải bánh răng. Dù là bánh răng hay khuôn, theo mình dùng EDM Wire Cutting vẫn hiệu quả nhất (có thể ghép đế khuôn với thân). Tuy nhiên, nếu vì lý do "đụng hàng", bạn chọn phương án EDM Die Sinking cũng được.

Chụp ảnh màn hình thì quá đơn giản: bấm phím PrtSc (hoặc Alt+PrtSc nều chỉ cần chụp Active Window), paste vào bất cứ trình xử lý ảnh nào cũng được, đơn giản nhất là Paint của Windows, save với dạng gì tuỳ ý bmp, jpg, gif.... Muốn xử lý cao cấp hơn thì dùng Corel, Photoshop...

hic.chụp ảnh màn hình em đi hỏi bao nhiu người, họ cũng chỉ vậy mà em làm không được. Lần nay làm thử thì lại được, thi ra mọi người nói thíu chữ paste :cheers:

Em cứ nghĩ EDM Wire cuttinh chỉ gia công đưt luôn chứ, cái khuôn thì phải giữ cái bao hình, bác bảo ghép thân j đó em hình dung ko ra O_O.

Đúng là thiết kế cái khuôn thật nhưng lai phải bắt đầu từ cái bánh răng. Mà khia niêm bánh răng Cyc thì lại quá mơ hồ. Đến bây giờ được nhìn mấy cái mô hình cũng đỡ chút ít. Nhưng còn cái khuôn thì.. theo em nghĩ là cú gia công tạo hình lòng khuôn thôi, rồi lấy kích thước lớn hơn 1 chút để là thành khuôn. Cái này không có gì đặc biệt phải không bác ssg. Thầy em bảo phải làm chốt định vị nữa, chắc tương 4 cài vào 4 góc phải không vậy bác?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hic.chụp ảnh màn hình em đi hỏi bao nhiu người, họ cũng chỉ vậy mà em làm không được. Lần nay làm thử thì lại được, thi ra mọi người nói thíu chữ paste :cheers:

Em cứ nghĩ EDM Wire cuttinh chỉ gia công đưt luôn chứ, cái khuôn thì phải giữ cái bao hình, bác bảo ghép thân j đó em hình dung ko ra O_O.

Đúng là thiết kế cái khuôn thật nhưng lai phải bắt đầu từ cái bánh răng. Mà khia niêm bánh răng Cyc thì lại quá mơ hồ. Đến bây giờ được nhìn mấy cái mô hình cũng đỡ chút ít. Nhưng còn cái khuôn thì.. theo em nghĩ là cú gia công tạo hình lòng khuôn thôi, rồi lấy kích thước lớn hơn 1 chút để là thành khuôn. Cái này không có gì đặc biệt phải không bác ssg. Thầy em bảo phải làm chốt định vị nữa, chắc tương 4 cài vào 4 góc phải không vậy bác?

Bạn xem hình sau:

KhuonGhep.jpg

Cái màu xanh có thể cắt bằng Wire, ghép với đế màu vàng. Đây cũng là một trong những biện pháp tiết kiệm vật liệu làm khuôn (đắt tiền hơn phần đế). Tuy nhiên, đó chỉ là ví dụ để thấy rằng Wire Cutting vẫn làm được chứ không nhất thiết phải là Die Sinking. Muốn có phương án chính xác, bạn phải có cái bánh răng cụ thể với đầy đủ hình dáng, kích thước, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật....

Các chốt định vị thầy nói là định vị 2 nửa khuôn trên và dưới. Có thể không cần chốt định vị, tuỳ thuộc vào phương án dập, phương án làm khuôn mà bạn chọn.

Đến giờ mà bạn mà còn mơ hồ? Bắt tay vào làm đi thôi. Tiến trình nói chung là:

1- Tổng quan về bơm thuỷ lực, bơm bánh răng, bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm bánh răng ăn khớp trong có biên dạng cycloid, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng...

2- Chọn ra 1 cái bơm cụ thể để khảo sát -> vẽ bản vẽ chế tạo cặp bánh răng của bơm đã chọn.

3- Thiết kế khuôn dập cho cặp bánh răng nói trên. Ở bước này, dự kiến vài phương án gia công khuôn sau này, trong đó có 1 phương án bạn thấy "đắc ý" nhất. Kết cấu khuôn phải tạo điều kiện thuận tiện nhất cho gia công chế tạo khuôn cũng như thao tác vận hành của công nhân dập. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề tháo sản phẩm vì với dạng này, thành phẩm sẽ bám rất chặt với khuôn.

4- Lập quy trình công nghệ gia công khuôn, triển khai chi tiết quy trình.

 

Trong quá trình làm, có vướng mắc gì thì post lên, anh em Cơ khí CadViet sẽ hỗ trợ bạn.

Chúc thành công!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trước tiên em xin cám ơn anh SSG nhiều lắm.Em nhận được đồ án này cũng đã được 2 tháng rồi nhưng bối rối như gà mắc tóc. Em rất xấu hổ khi là sinh viên năm cuối làm đồ án rồi mà cái gì cũng không biết như vậy. Bây giờ quả thực là rất khó khăn. Thật may mắn khi em vào diễn đàn này và được anh hướng dẫn nhiều quá. Em thật ngại và chỉ sợ anh nản khi thấy trình độ em kém quá. Mong anh hiểu là một sinh viên bình thường, thậm chí là lười biếng, suốt những năm học vừa qua em cũng như các bạn khác trong lớp không có chịu tìm hiểu về thực tế mà bị lú lẫn trong mớ lý thuyết, em cảm thấy rất mơ hồ về ngành học của mình. Vì khi nộp đơn vào học em học đại cương để sau khi kết thúc 3 năm đầu rồi chọn một trong 3 ngành Cơ khí- cơ điện tử- điện tử. Em nói ra như vậy thật xấu hổ và khó tin. Nhưng đến trứơc khi làm đồ án em cũng chưa biết mình thuộc loại nào. Cũng bởi tâm lý như vậy nên kiếm thức em nắm rất lơ mơ, không có thực tế và không có động lực học tập. Đến h nhận đồ án mới thấy mọi thứ khó khăn. Khi lên diễn đàn mới thấy các anh hiểu biết nhiều quá, em mới giật mình thấy kiến thức không có và cũng mở rộng ra cái nhìn của em về cơ khí. Em thật cám ơn anh nhiều lắm lắm. Em vẫn cầu mong đến một ngày em bước chân đi làm trong ngành sẽ được học hỏi thêm từ anh.

Về đồ án của em, em đã cố gắng làm được một chút, em đã post lên theo link http://www.cadviet.com/upfiles/DO_an_1.doc. Anh đọc và giúp em với nhé. Những ý kiến của anh làm em vỡ ra nhiều. Đó là những kiến thức thực tế tối thiểu mà em còn thiếu quá.

Đến giờ em vẫn băn khoăn không biết chọn ra cái bơm cụ thể nào để khảo sát cả. Theo như lời anh, em đang tính đi mua bơm dầu của động cơ honda. Chỉ mong đó là biên dạng Cycloid đang cần. Nếu không thì em thấy cái file run của anh thiết kế cũng hay mà rất gần với những gì em đang cần. Nhưng có điều em không hiểu vì theo như số răng thì t=5/4, mà đường kính vòng chia= đường kính vòng tròn cơ sở thì t=D2/D1=5/4.tại sao của anh t=4/3 nhi???.hơn nữa anh lấy cái bán kính vòng sinh sao lại =5 vậy?cái lisp anh cho em vẽ hình không được mịn như ở trong file run.Nếu ứng dụng cái lisp đó em chỉ biết vẽ 1 răng rối sau đó polar array thui, có phải vậy không ạ?

Còn chuyện phương pháp EDM nếu dùng wire cutting thì thiết kế khuôn sẽ có thêm chút phức tạp mà bản thân em chưa biết sẽ thiết kế khuôn thế nào cả. Thời gian gần đây tìm hiểu thêm được đôi chút nó đã giúp em có thêm chút hiểu biết để làm. Nhưng em thấy phương pháp này thật hay, em sẽ chuyển qua wire cutting để gia công phần định hình bánh răng trong và ngoài.

Các phương án chế tạo khuôn thì em đem so sánh luôn cái dùng wire và die sinking. Còn việc lo tháo sản phẩm thì hơi khó, cái này theo kinh nghiệm của anh thì có cách nào hay không vậy?

Em xin cám ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Trước tiên em xin cám ơn anh SSG nhiều lắm.Em nhận được đồ án này cũng đã được 2 tháng rồi nhưng bối rối như gà mắc tóc. Em rất xấu hổ khi là sinh viên năm cuối làm đồ án rồi mà cái gì cũng không biết như vậy. Bây giờ quả thực là rất khó khăn. Thật may mắn khi em vào diễn đàn này và được anh hướng dẫn nhiều quá. Em thật ngại và chỉ sợ anh nản khi thấy trình độ em kém quá. Mong anh hiểu là một sinh viên bình thường, thậm chí là lười biếng, suốt những năm học vừa qua em cũng như các bạn khác trong lớp không có chịu tìm hiểu về thực tế mà bị lú lẫn trong mớ lý thuyết, em cảm thấy rất mơ hồ về ngành học của mình. Vì khi nộp đơn vào học em học đại cương để sau khi kết thúc 3 năm đầu rồi chọn một trong 3 ngành Cơ khí- cơ điện tử- điện tử. Em nói ra như vậy thật xấu hổ và khó tin. Nhưng đến trứơc khi làm đồ án em cũng chưa biết mình thuộc loại nào. Cũng bởi tâm lý như vậy nên kiếm thức em nắm rất lơ mơ, không có thực tế và không có động lực học tập. Đến h nhận đồ án mới thấy mọi thứ khó khăn. Khi lên diễn đàn mới thấy các anh hiểu biết nhiều quá, em mới giật mình thấy kiến thức không có và cũng mở rộng ra cái nhìn của em về cơ khí. Em thật cám ơn anh nhiều lắm lắm. Em vẫn cầu mong đến một ngày em bước chân đi làm trong ngành sẽ được học hỏi thêm từ anh.

Về đồ án của em, em đã cố gắng làm được một chút, em đã post lên theo link <a href="http://www.cadviet.com/upfiles/DO_an_1.doc" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/DO_an_1.doc</a>. Anh đọc và giúp em với nhé. Những ý kiến của anh làm em vỡ ra nhiều. Đó là những kiến thức thực tế tối thiểu mà em còn thiếu quá.

Đến giờ em vẫn băn khoăn không biết chọn ra cái bơm cụ thể nào để khảo sát cả. Theo như lời anh, em đang tính đi mua bơm dầu của động cơ honda. Chỉ mong đó là biên dạng Cycloid đang cần. Nếu không thì em thấy cái file run của anh thiết kế cũng hay mà rất gần với những gì em đang cần. Nhưng có điều em không hiểu vì theo như số răng thì t=5/4, mà đường kính vòng chia= đường kính vòng tròn cơ sở thì t=D2/D1=5/4.tại sao của anh t=4/3 nhi???.hơn nữa anh lấy cái bán kính vòng sinh sao lại =5 vậy?cái lisp anh cho em vẽ hình không được mịn như ở trong file run.Nếu ứng dụng cái lisp đó em chỉ biết vẽ 1 răng rối sau đó polar array thui, có phải vậy không ạ?

Còn chuyện phương pháp EDM nếu dùng wire cutting thì thiết kế khuôn sẽ có thêm chút phức tạp mà bản thân em chưa biết sẽ thiết kế khuôn thế nào cả. Thời gian gần đây tìm hiểu thêm được đôi chút nó đã giúp em có thêm chút hiểu biết để làm. Nhưng em thấy phương pháp này thật hay, em sẽ chuyển qua wire cutting để gia công phần định hình bánh răng trong và ngoài.

Các phương án chế tạo khuôn thì em đem so sánh luôn cái dùng wire và die sinking. Còn việc lo tháo sản phẩm thì hơi khó, cái này theo kinh nghiệm của anh thì có cách nào hay không vậy?

Em xin cám ơn!

Mình có thêm vài góp ý với bạn:

1) Hiểu biết quan trọng nhất của con người là tự biết mình! Đừng lo lắng và suy nghĩ vẩn vơ, hãy tự tin và tích cực hành động trong mọi tình huống, chắc chắn bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

2) Hình mình vẽ trong run.dwg là chạy từ lisp đã gởi cho bạn. Bạn cảm giác không mịn là do sự hiển thị thôi, bạn thử in ra sẽ thấy nó rất mịn. Hơn nữa, số đoạn chia bạn tuỳ ý chọn mà.

3) Hình trong file run.dwg là mình vẽ... đại khái cho có để minh hoạ, chẳng theo công thức tính toán gì cả! Mình đã lưu ý bạn rồi, bạn thiết kế phải tính toán kỹ hơn. File lisp trên vẽ đường cycloid lý thuyết, khi áp dụng bạn có thể linh hoạt hơn và tuỳ nghi sử dụng. Nó vẽ toàn bộ nhưng bạn chỉ cần lấy 1 răng sau đó array. Nếu cần, bạn bỏ dòng:

(command "array" (entlast) "" "P" p0 Z 360 "Y")

trong chương trình đi thì nó chỉ vẽ 1 răng.

4) Vấn đề tháo sản phẩm mình cũng thấy đúng là khó vì không cho phép làm độ nghiêng thoát khuôn ở biên dạng răng. Trên quan điểm của người thiết kế và triển khai sản xuất thực tế, mình không ủng hộ phương án dập bánh răng một phần cũng vì lý do này (ngoài lý do độ chính xác khó bảo đảm). Nhưng đề bài như vậy phải chấp nhận thôi.

5) Thiết kế khuôn dập nguội thì mình đã từng làm nhiều, nhưng dập nóng thì chưa bao giờ, e rằng khó góp ý cho bạn một cách xác đáng.

 

Anh em cơ khí CadViet, ai có kinh nghiệm về dập nóng xin giúp cho thằng em dotracchien một tay?

 

P/S: Bạn muốn mọi người góp ý, trước tiên bạn phải post lên bản vẽ chế tạo chi tiết các bánh răng cụ thể. Không thể có phương án nào nếu chỉ có cái bánh răng chung chung mà không có hình dáng, kích thước, dung sai, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
P/S: Bạn muốn mọi người góp ý, trước tiên bạn phải post lên bản vẽ chế tạo chi tiết các bánh răng cụ thể. Không thể có phương án nào nếu chỉ có cái bánh răng chung chung mà không có hình dáng, kích thước, dung sai, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật...

Tôi xin bổ xung thêm:

-số lượng sản phẩm trong loạt sx ? điều này cần thiết cho việc quyết định lựa chon các phương án công nghệ.

Tôi mới chỉ thấy dạng bánh răng này trong máy nén lạnh 8AW-130 của Nhật bản sản xuất có công suất lạnh 23000 kcal/h, mà tôi đã dùng làm mẫu để thiết kế. Cả cái máy nén lạnh, chỉ có bộ bơm này là "củ khoai" nhất và cũng quan trọng bậc nhất quyết định tuổi thọ của máy vì nó cấp dầu bôi trơn cho bộ truyền chuyển động: trục khủy, biên, piston, xilanh. Đường kính bánh răng ngoài D50 với chiều dầy 40, bạn phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương án tạo phôi.

không biết chi tiết của bạn có lớn không tôi khuyên bạn:

- Tính lực dập > chọn máy dập > giờ máy > đơn giá cho nguyên công tạo phôi.

- Tính hệ số số sử dụng vật liệu.

- So sánh phương án tạo phôi bằng dập nóng và tạo phôi bằng thép đặc xem phương án nào thiệt hại nhiều hơn về kinh tế?

(Tiện đây tôi cũng xin bật mí, nếu bạn nào chế tạo cả bộ bơm bánh răng loại này:

- Việc chế tạo cặp bánh răng này không khó.

- Cái hơi khó là phải xác định chính xác độ lệch tâm giữa bánh răng trong và bánh răng ngoài. Điều này quyết định lưu lượng của bơm và tuổi thọ của bánh răng. Nếu không xác định chính xác thì trục quay của bơm sẽ gẫy ngay khi chạy thử.

- Còn một điều cực kỳ quan trọng nữa bạn phải xác chính xác khe hở giữa khoang đẩy và khoang hút thì bơm mới tạo ra áp suất cần thiết theo ý muốn. Khi thiết kế mẫu theo sản phẩm này tôi đã phát hiện được việc người thiết kế ra sản phẩm này đã giấu nghề bằng cách tạo ra biên dạng ảo của " khoang hút và khoang đẩy". Do vậy các bạn phải hiểu rõ bản chất hoạt động của bơm. Xác định được quỹ đạo chuyển động của một số điểm trên thân răng khi bánh răng ra vào khớp. Không nên đo vẽ theo nguyên mẫu, việc gia công sẽ rất phức tạp mà chưa chắc đã đạt được kết quả.)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi xin bổ xung thêm:

-số lượng sản phẩm trong loạt sx ? điều này cần thiết cho việc quyết định lựa chon các phương án công nghệ.

Tôi mới chỉ thấy dạng bánh răng này trong máy nén lạnh 8AW-130 của Nhật bản sản xuất có công suất lạnh 23000 kcal/h, mà tôi đã dùng làm mẫu để thiết kế. Cả cái máy nén lạnh, chỉ có bộ bơm này là "củ khoai" nhất và cũng quan trọng bậc nhất quyết định tuổi thọ của máy vì nó cấp dầu bôi trơn cho bộ truyền chuyển động: trục khủy, biên, piston, xilanh. Đường kính bánh răng ngoài D50 với chiều dầy 40, bạn phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương án tạo phôi.

không biết chi tiết của bạn có lớn không tôi khuyên bạn:

- Tính lực dập > chọn máy dập > giờ máy > đơn giá cho nguyên công tạo phôi.

- Tính hệ số số sử dụng vật liệu.

- So sánh phương án tạo phôi bằng dập nóng và tạo phôi bằng thép đặc xem phương án nào thiệt hại nhiều hơn về kinh tế?

(Tiện đây tôi cũng xin bật mí, nếu bạn nào chế tạo cả bộ bơm bánh răng loại này:

- Việc chế tạo cặp bánh răng này không khó.

- Cái hơi khó là phải xác định chính xác độ lệch tâm giữa bánh răng trong và bánh răng ngoài. Điều này quyết định lưu lượng của bơm và tuổi thọ của bánh răng. Nếu không xác định chính xác thì trục quay của bơm sẽ gẫy ngay khi chạy thử.

- Còn một điều cực kỳ quan trọng nữa bạn phải xác chính xác khe hở giữa khoang đẩy và khoang hút thì bơm mới tạo ra áp suất cần thiết theo ý muốn. Khi thiết kế mẫu theo sản phẩm này tôi đã phát hiện được việc người thiết kế ra sản phẩm này đã giấu nghề bằng cách tạo ra biên dạng ảo của " khoang hút và khoang đẩy". Do vậy các bạn phải hiểu rõ bản chất hoạt động của bơm. Xác định được quỹ đạo chuyển động của một số điểm trên thân răng khi bánh răng ra vào khớp. Không nên đo vẽ theo nguyên mẫu, việc gia công sẽ rất phức tạp mà chưa chắc đã đạt được kết quả.)

aCám ơn các anh đã rất tận tình với vấn đề này của em.

Trước tiên em phẻi nói rằng nếu thực sự là thiết kế bánh răng rồi sau đó tiếp tục thiết kế khuôn nữa thì khả năng của em thực sụ là không thể làm được.

Với vấn đề như vậy và cái dàn bài của em, nhìn lại em mới thấy mình chỉ ngó qua, ngó qua mỗi phần một chút chứ chưa thực sự đả động đến vấn đề chính.

Em cảm thấy vấn đề của mình như sau:

- Tìm hiểu qua một số loại bơm và rút ra bơm cycloid là loại bơm cho năng suất tốt có nhiều ưu điểm, đó là lý do em sẽ đi tìm hiểu biên dạng cycloid

- Từ đó em sẽ đi thiết kế một cái bánh răng loại này, nói là thiết kế nhưng thực ra là thử lập ra một phương pháp gia công cái bánh răng này. Vì thế em cần một cái bánh răng nào đó để em có kích thước, rồi tiếp theo là em vẽ bản vẽ thiết kế của nó.

- Tìm một hướng gia công cụ thể: em xem qua co 3 phương pháp là gia công định hình, bao hình và dập. Cứ giả sử em cần một số lượng tương đối lớn sp nên em thấy dập, mà nhất là dập nóng giải quyết rất tốt vấn đề này. Từ phương pháp này lại có 2 vấn đề đặt gia là:

- Tạo hình lòng khuôn: có nhiều cách để tạo hình lòng khuôn, nhưng phổ biến và hiệu quả hiện nay là phương pháp tialửa điện. Có thể dùng phương pháp gia công xung định hình để tạo ra một chiếc hkuôn nguyên, nhưng nó vừa tốn nguyên liệu lại tốn cong gia công và vật liệu điện cực. Từ đó có cách khác là làm khuôn ghép. Và phương pháp gia công lòng khuôn hiệu quả là EDM wire cutting

Thiết kế khuôn: theo em nghĩ là tìm một phương pháp dập nóng dùng máy dập nào đó(?). rồi tiếp theo di thiết kế cái khuôn đó. Các bước của qui trình chế tạo khuôn là:

+ Chọn mác thép và xử lý bề mặt để đạt độ cứng nào đó (xin thú thực với các anh là em chưa biết dựa vào đâu để tính ra độ cứng yêu cầu(?))

+ Khoan lỗ thông dây trên phôi khuôn, em nghĩ là cư khoan một lỗ bên ngoài biên dạng định chế tạo rồi bật chương trình CNC wire cutting lên là ok(?)

+ Chuẩn bị điều kiện gia công:chuẩn bị phôi, máy, lập trình điều khiển(theo em là nạp mastercam vào),chuẩn bị dây cắt và dung dịch điện môi phục vụ EDM Wire cutting (?)

+ Lập trình điều khiển dẫn động dây theo quĩ đạo( cái này thầy yêu cầu mà em không hiểu: vì mọi dẫn động đều theo chương trình mình đã lập ra dựa vào mastercam và được thực hiện trên máy CNC Wire)

Chế tạo tấm đế: em nghĩ là cứ có một khối thép (chọn mác nào thì em không biết vì không biết tính độ cứng yêu cầu(?),rồi khoét lỗ để định vị lòng khuôn.(?)

Chế tạo chày ép.Em đang kiếm tài liệu coi cái chày ép nó thế nào

Trên đây là những hiểu biết còn sơ sài của em về vấ đề này Em biết nó còn thiếu xót và thiếu thực tế nhiều lắm. Nhưng giờ thời hạn em còn 10 ngày, rất gấp rồi. Nên em mạo muội nói ra những gì em hiểu. Mong các anh xem xét và chỉ giúp em.Các vấn đề em còn phân vân chưa thông em để dấu(?).các anh cho em ý kiến nhé.thực sự là em ko hiểu rõ lắm mấy vấn đề đó, các anh có thể hãy nói cụ thể cho em hình dung.Vốn liéng thực tế em kém quá.

Em xin cám ơn 2 anh: ssg và anh kysugia đã nhiệt tình với vấn đè này. Xin các anh và các bạn khác chỉ giúp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tài liệu tham khảo về dập bánh răng, vật liệu làm khuôn

<a href="http://www.cadviet.com/upfiles/H_n_i.rar" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/H_n_i.rar</a>

Xem đề tài của bạn tôi có nhận xét sau:

-Đề tài của bạn dàn trải mênh mông quá, chẳng có gì cụ thể cả, nói chung là nặng về lý thuyết trong đó khái niệm về khuôn dập bạn còn rất mơ hồ. Bạn hãy đến thư viện nhà trường tìm tài liệu.

- Sao bạn lại viết lưu lượng là cm3/ vg ? Tôi nghĩ là cm3/s (giây) mới đúng.

Tiện đây tôi cũng nói cho bạn biết về công thức tính động cơ của bơm thủy lực:

1- Bơm bánh răng: N(w) = (Áp lực đẩy - Áp lực hút) x Lưu lượng của bơm [ N.m/s ]

2- Bơm piston: N(w) = Lực tác dụng lên mặt đầu của piston x Vận tốc hành trình của piston [ N.m/s ]

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Còn 10 ngày nộp bài? Trong khi bạn chưa có bản vẽ chế tạo cái bánh răng, là đối tượng trung tâm của cả quá trình!

Với tình hình này làm sao hoàn thành đúng hạn? Đã vậy thì không lan man nữa, trong cái chuỗi Bơm - Bánh răng - Khuôn dập - Gia công chế tạo khuôn, theo nội dung nguyên văn đề tài của bạn thì phần cuối là trọng tâm. Hãy tập trung chủ yếu cho phần này, các phần khác chỉ đề cập lướt qua.

Bản thân mình cũng đang khá bận với một số công trình của Cty, nhưng thấy tình hình bạn căng quá nên cũng cố đỡ cho bạn một tay:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/CycPump.zip"]http://www.cadviet.com/upfiles/CycPump.zip

 

Trong đó có cái bản vẽ được thiết kế dựa theo hình chụp load trên mạng (mình insert vào bản vẽ luôn để so sánh). Biên dạng đầu răng là epi, chân răng là hypo, được vẽ bằng chính trình lisp hôm nọ. Lưu ý: khi chạy chương trình, khai báo số răng gấp đôi số răng mình muốn. Ví dụ, với bánh răng nhỏ Z = 4 thì nhập số răng = 8. Mình chỉ giữ lại 1 răng, và array polar với n = 4.

Chiều dày răng tuỳ ý chọn theo lưu lượng yêu cầu. Trong bản vẽ mình chọn dày 15 ứng với lưu lượng khoảng 12cc/rev (cm3/vòng). Vị trí cửa vào và ra mình đã cân nhắc khá kỹ. Bạn chạy lệnh run và quan sát sự biến đổi thể tích của khoảng không gian chứa dầu giữa các răng sẽ thấy sự hợp lý của nó. Bạn hoàn thiện tiếp bản vẽ này xem như xong phần thiết kế bơm và bánh răng.

 

Phần thiết kế khuôn dập, bạn xem các hình *.jpg, là tài liệu của hãng ASSAB, Thuỵ Điển. Họ giới thiệu thép chuyên dùng làm khuôn dập nóng 8407 (tương đương H13 của AISI hoặc 40Cr5W2VSi theo ký hiệu hoá học), độ cứng sau nhiệt luyện đề nghị khoảng 40 đến 50 HRC)

 

Mình đã đọc lướt qua thuyết minh của bạn, có chỗ không ổn: bạn hơi cường điệu ưu điểm của bơm bánh răng cycloid ăn khớp trong. Thật ra, phạm vi ứng dụng của nó khá hạn chế vì áp lực nó có thể tạo ra thuộc dạng thấp nhất trong dòng họ bơm thuỷ lực. Vài số liệu tham khảo (đây là thông số thông dụng trên thực tế của các hãng sản xuất, trường hợp đặc biệt có thể cao hơn)

- Bơm piston: 400 bar hoặc hơn

- Bơm cánh gạt: đến khoảng 250 bar

- Bơm bánh răng thân khai: khoảng 140 đến 210 bar

- Bơm cycloid ăn khớp trong như cái chúng ta đang khảo sát: không quá 30 bar

Ưu điểm của bơm cycloid ăn khớp trong là kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, bền lâu, làm việc tin cậy trong thời gian dài. Vì vậy, nó thường được dùng nhất trong các hệ thống bôi trơn.

 

Vấn đề gia công, như mình đã nói ngay từ đầu là phương án dập bánh răng là không ổn. Hôm nọ mình cũng chưa chắc chắn lắm nên không dứt khoát. Giờ tham khảo một số tài liệu mình thấy rằng: dập (bất kể dạng gì), không thể bảo đảm độ chính xác cần thiết cho bánh răng của bơm thuỷ lực (độ chính xác tối đa đạt được là +-0.05, độ nhám khoảng Rz80 đến 40, tương đương độ bóng cấp 3 hoặc 4 theo tiêu chuẩn cũ). Kết luận: công đoạn dập chỉ có ý nghĩa tạo phôi, tiết kiệm vật liệu, phần nào nâng cao cơ tính bề mặt răng... Để lắp vào bơm, bắt buộc phải qua gia công cơ khí (bằng cách nào đó thì tuỳ bạn, chỉ cần nêu sơ qua vì nó không là nội dung chính của đề tài). Chính vì vậy, ở bước dập, bạn phải cộng thêm lượng dư cho gia công cơ khí sau này.

Chỗ phân tích các phương pháp gia công bánh răng cũng không ổn. Với kỹ thuật hiện nay, gia công răng bao hình bằng phay lăn răng là phương pháp ưu việt nhất, cho năng suất và chất lượng cao nhất.

 

Quá trình gia công EDM và CNC hình như bạn vẫn còn mơ hồ?

Với EDM wire cutting, khi cắt từ ngoài thì không có vấn đề. Nhưng khi cắt khoét bên trong, người ta phải khoan 1 lỗ để lồng dây điện cực vào.

Cái lập trình thầy nói tức là chương trình NC (gồm các dòng lệnh có mã G, mã M...), điều khiển trực tiếp máy CNC. Với chi tiết đơn giản, người vận hành có thể lập trực tiếp trên máy CNC (gọi là chế độ MDI - Manual Direct Input). Còn chi tiết phức tạp thì nhờ các phần mềm CAM hỗ trợ. Kết quả cuối cùng của MasterCAM (hay bất cứ một trình CAM nào khác) chính là các file NC đó.

 

Cụ thể với trường hợp của bạn là:

1) Dùng lisp và Acad hoàn thiện bản vẽ bánh răng. Để xuất sang CAM, chỉ cần hình bao đường biên của bánh răng.

 

2) Xuất dạng hình học từ CAD sang MasterCAM. Có 2 cách:

a- Bỏ hết các râu ria trong bản vẽ chế tạo đi, chỉ giữ lại đường bao biên dạng răng và tốt nhất là move tâm bánh răng về gốc toạ độ. Có thể save dạng *.dwg hoặc *.dxf. Trong MasterCAM: Main Menu - File - Converters - Autodesk - Read File - Chỉ định file *.dwg hoặc *.dxf nói trên -> biên dạng hình học từ Acad đã chuyển hoàn toàn qua CAM

 

b- Trong Acad, vẫn biên dạng trên, bạn chuyển nó thành Region. Vào Menu - File - Export - Chọn save dạng *.sat - Acad yêu cầu Select Objects - Chỉ vào cái region trên - OK.

Trong MasterCAM: Main Menu - File - Converters - SAT - Read File - Chọn file *.sat trên. Đối tượng hình học cũng chuyển sang CAM. Bản thân mình hay dùng cách này hơn cách a) vì thấy nó rất ổn định, trong mọi trường hợp MasterCAM đều hiểu đúng, hầu như không thấy lỗi gì.

 

3) Vào ToolPaths (hoặc wirepaths với wire cutting), chọn operations, chỉ định biên dạng hình học, chọn thông số gia công (parameters), chọn regen path, có thể chọn verify để xem mô phỏng. Cuối cùng là Post - Save NC file. Chương trình NC sẽ được load vào máy CNC (qua đĩa, thẻ từ, cổng giao tiếp... tuỳ theo máy CNC cụ thể). Hệ điều khiển của máy CNC sẽ đọc từng code lệnh trong file NC để điều khiển gia công.

 

4) Thời gian không còn nhiều. Nhưng như mình đã nói ở bài trước, hãy tự tin và tích cực hành động!

 

@Ksgia:

Lưu lượng bơm đúng là thể tích/thời gian. Tuy nhiên, khi sử dụng, người ta có thể cho nó chạy ở các số vòng quay khác nhau. Do đó, các nhà sản xuất thường cho lưu lượng ở dạng thể tích/vòng quay, thường là cc/rev (cm3/vòng), gọi là lưu lượng riêng của bơm . Người dùng nhân với số vòng quay dự kiến sẽ biết lưu lượng cm3/phút -> quy đổi ra lít/phút.

Một số nhà sản xuất cho cả thông số L/phút thì bao giờ cũng kèm theo tốc độ quay định mức ứng với lưu lượng đó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

P/S:

Nếu bạn đồng ý biên dạng răng như trên, mình sẽ sửa trình lisp để nó vẽ luôn ra toàn bộ biên dạng hoàn chỉnh. Hẹn một vài hôm nữa nhé, mình đang bận. Bye!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

I'm sorry! Mình insert hình vào bản vẽ nhưng quên gởi hình gốc -> Trong bản vẽ sẽ không thấy nó đâu!

 

CycloidalGearPump.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
P/S:

Nếu bạn đồng ý biên dạng răng như trên, mình sẽ sửa trình lisp để nó vẽ luôn ra toàn bộ biên dạng hoàn chỉnh. Hẹn một vài hôm nữa nhé, mình đang bận. Bye!

Bản vẽ bánh răng em up lên theo link: http://www.cadviet.com/upfiles/banh_rang_va_khuon.dwg

Các kích thước của anh theo em nghĩ là rất tốt, vì em ko có bánh răng mẫu nên em coi đó là bánh mẫu luôn ( anh cho em hỏi cách tính bề dày răng dựa trên lưu lựong với)

Đây là hình chiếu đứng và bằng, anh xem có gì sai xót anh sửa cho em với nhé.

Về cái khuôn.Em đã đề nghị và được chấp nhận dùng khuôn ghép và dùng EDM Wire cutting để gia công. Thầy kêu em thiết kế chày và cối vành răng.

Với bánh chủ động thì dùng khuôn ghép, cối có biên dạng ngoài, chày

Với bánh bị động: dùng khuôn nguyên,cối có dạng hình tròn là đường bao của bánh răng.chày có biên dạnh trong

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mục tiêu chính dùng phương pháp dập để tạo phôi là để tiết kiệm vật liệu. Do vậy người ta phải dùng phương pháp dập thể tích, để hệ số sử dụng vật liệu là cao nhất. (Dập nóng)

Nhìn vào hình vẽ của bạn tôi thấy đó là mô hình gần giống với khuôn dập nguội và có nét của khuôn dập nóng khác xa vời vợi với thực tế. Nói vậy mong thông cảm nhé vì đó là sự thật! Bạn thử tính xem lực dập là bao nhiêu, nếu dùng theo các làm phi thực tế của bạn:

Lực dập = Chu vi hình bao x độ dầy cắt x Ứng suất cắt của vật liệu dập x hệ số an toàn.

Nếu dùng dập nguội để dập tạo phôi bắnh răng dầy 15 mm thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi bạn gia công tinh bánh răng bằng cắt dây. (Tốn tiền mà chẳng nên công trạng như con dã tràng xe cát.)

Tôi xin nêu sơ lược các công đoạn để bạn tham khảo nhé:

A- Bánh răng ngoài: Để chăc ăn, nên dùng phôi dạng vành khăn.

1-Tạo phôi: Cắt phôi > Nung phôi (Dập thể tích) > Dập thúc sâu sơ bộ (gần giống chồn phôi) > Dập cắt màng ( tuơng đươngcắt via)

2- Gia công cắt gọt: Tiện > Nhiệt luyện > Mài đường kính ngoài và hai mắt đầu > Cắt dây.

.......................

Hiện tôi chưa thấy tài liệu nào nói về cách tính lưu lượng của bơm bánh răng ăn khớp trong. (cái này có thể xác định theo thực nghiệm khi có sẵn bơm bánh răng...)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có công thức này :

G= (N*W*C*(D-C))/73.48

G= pump flow (gpm)

N= Speed (rpm)

W= Gear face width (inches)

C= Center distance between gears (inches)

D= Gear OD (inches)

 

Có bảng tính Excel để tính bánh răng trong gear pump bạn tham khảo xem có dùng được không :

<a href="http://www.cadviet.com/upfiles/gear_pump_design_sheet.zip" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/gear_pump_design_sheet.zip</a>

http://www.cadviet.com/upfiles/Gear3_02.zip

 

Chú ý : chiều dày bánh răng lớn sẽ khó đảm bảo điều kiện làm kín giữa 2 bề mặt răng tiếp xúc, và bề dày bánh răng còn ảnh hưởng đến lực hướng kính do : Lực hướng kính = 0.8*Delta p*b*D (Delta p= độ chênh áp giữa khoan hút và đẩy, b= chiếu dày bánh răng, D= đường kính vòng lăn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác ksgia góp ý chính xác. Bộ khuôn của bạn là theo kiểu dập nguội, có dáng dấp hao hao giống khuôn dập nóng!

Bạn đọc kỹ lại tài liệu dập nóng, phân tích sự biến dạng và dịch chuyển của vật liệu xem. Hãy hình dung đơn giản thế này: phôi là ... cục đất sét(!) trong khuôn, dùng một vật cứng, phẳng mà ép -> nó sẽ lún xuống và phình ra. Chỗ nào không bị cản trở, vật liệu sẽ di chuyển đến đó. Kết quả: các hang hốc trong lòng khuôn sẽ được điền đầy. Đó là bản chất của quá trình dập nóng, hay còn gọi là dập thể tích.

Phương án dập của bác ksgia đưa ra rất hợp lý trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên, ssg thấy thế này: phương án chung của đề tài là không hay lắm, không cần thiết phải chế tạo phôi bằng phương pháp dập, cứ thép tròn (hoặc vành khăn với bánh lớn), cắt lát ra mà chơi là "mau thấy" nhất. Nhưng đề bài đã ra như vậy, hơn nữa, thực chất của đề tài cũng chỉ là tập cho SV vận dụng kiến thức tổng hợp thôi. Một khi đã dập thì sau đó cũng không nên cắt dây (wire cutting) bánh răng nữa vì rất ư là bất hợp lý. Có thể dùng dao phay ngón chạy biên dạng răng trên máy phay CNC. Với kiểu răng này, có thể chạy cho cả hai bánh đều được.

 

Về tính lưu lượng, bạn xem hình sau:

 

LuuLuong.jpg

 

Các cửa vào và ra là các hốc dạng hạt đỗ trên các nắp mặt đầu. Khi quay đến cửa vào, dầu sẽ điền đầy khoảng trống giữa các răng (chỗ tô màu xanh). Khi khoảng không gian này dịch chuyển vừa thoát hoàn toàn khỏi cửa vào (chỗ tô màu trắng), toàn bộ khối dầu này sẽ bị cô lập và sau đó sẽ tống vào cửa xả. Một vòng quay của bánh chủ động sẽ có Z1 khối như vậy được bơm đi. Tóm lại, lưu lượng riêng của bơm sẽ được tính:

Q = Z1 x S x B x HSTT (cc/rev)

Trong đó:

Z1: số răng bánh chủ động

S: diện tích chỗ tô màu trắng ở trên, cm2. Cái này có thể xác định bằng AutoCAD

B: chiều dày bánh răng, cm

HSTT: hiệu suất thể tích. Theo tài liệu về bơm bánh răng, có thể lấy HSTT = 0.85

 

Với kích thước đã vẽ, bạn chọn trước Q = 12 cc/rev (ví dụ như vậy), theo công thức trên sẽ rút ra được B = 1.5 cm

 

@leolas

Công thức bạn đưa ra là áp dụng cho bơm bánh răng thân khai ăn khớp ngoài. Tương tự như trong các giáo trình máy thuỷ lực:

Q = 2 x pi x D x m x B, trong đó:

Q: lưu lượng lý thuyết, không xét hiệu suất thể tích, cc/rev

D: đường kính vòng chia (hai bánh răng bằng nhau), cm

m: module, cm

B: bề rộng răng, cm

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy hình dung đơn giản thế này: phôi là ... cục đất sét(!) trong khuôn, dùng một vật cứng, phẳng mà ép -> nó sẽ lún xuống và phình ra. Chỗ nào không bị cản trở, vật liệu sẽ di chuyển đến đó. Kết quả: các hang hốc trong lòng khuôn sẽ được điền đầy. Đó là bản chất của quá trình dập nóng, hay còn gọi là dập thể tích

nói vậy nghĩa là em phải để phần định hình ở cối khuôn fải ko anh? phần chày là mặt phẳng???

a- Bỏ hết các râu ria trong bản vẽ chế tạo đi, chỉ giữ lại đường bao biên dạng răng và tốt nhất là move tâm bánh răng về gốc toạ độ. Có thể save dạng *.dwg hoặc *.dxf. Trong MasterCAM: Main Menu - File - Converters - Autodesk - Read File - Chỉ định file *.dwg hoặc *.dxf nói trên -> biên dạng hình học từ Acad đã chuyển hoàn toàn qua CAM

Cam cua em là X2 nên ko thấy cái converter http://www.cadviet.com/upfiles/untitled_11.jpg

Nếu được em có 2 cái hình bánh răng rùi,anh xuất vào CAM và làm hộ em.Anh gửi cho em xin cái tập NC và cái mo hình được khong ạ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×