Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
colonbay

Ai thích côn trùng thì nhào vô!

Các bài được khuyến nghị

Những loài bướm xinh đẹp

 

Mang đủ màu sắc của cầu vồng, các loài bướm rực rỡ trên thế giới luôn là niềm yêu thích của những người yêu thiên nhiên.

 

Loài bướm màu xanh xuất hiện nhiều ở New Guinea, quần đảo Solomon và Australia. Con đực thường có màu sắc rực rỡ hơn con cái.

080513145031-24-205.jpg

 

Con bướm cánh thủy tinh này chủ yếu ở vùng Trung Mỹ và Mexico. Chúng ăn cây độc và dữ trự chất độc trong cơ thể để phòng chống kẻ thù. (đúng là "độc" chiêu :cheers: )

080513145032-522-317.jpg

 

Bướm cánh dài sọc vằn trở thành loài bướm biểu trưng ở Florida vào năm 1996. Chúng thường ăn phấn hoa, hút mật, và có tuổi thọ khoảng 3 tháng.

080513145033-655-200.jpg

 

Bướm Ulysses ở Australia còn được gọi là bướm núi màu xanh. Con cái có thể được nhìn thấy từ xa nhờ màu sắc sáng rực phát ra khi chúng đập cánh.

080513145033-613-83.jpg

 

Bướm cánh dài dido sống ở khắp Mexico và nam Amazon. Cho dù có màu sắc rực rỡ nhưng chúng hiếm khi được nhìn thấy, do sống chủ yếu ở các tầng cây trên cùng.

080513145033-453-634.jpg

 

Bướm 89 có tên này là do hoa văn giống con số trên đôi cánh của nó. Loài bướm vùng Amazon này thường được coi là điềm may mỗi khi xuất hiện tại nhà ai đó.

080513145033-73-559.jpg

 

Bướm áo choàng sống trải dài từ Mexico cho tới vùng Bắc Mỹ. Chúng được coi là loài bướm biểu tượng của bang Montana vào năm 2001.

080513145033-189-477.jpg

 

Hình ảnh cận cảnh của một con bướm vàng cam giao phối với một con bướm vàng xanh, tại Khu bảo tồn quốc gia Tambopata ở Peru.

080513145034-538-52.jpg

 

Bướm hoàng đế sống quanh vùng phía nam và trung tâm của nước Anh. Con đực thường có màu tím oai vệ và sống chủ yếu trên các tầng cây cao.

080513145034-86-405.jpg

 

:s_big: Những ai ghét sâu đừng bảo ghét luôn bướm nhé (Tui iu sâu :s_big: )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những "người đẹp" của thế giới các loài sâu

(Dân trí) - Những sinh vật nhỏ bé nhưng đa dạng về màu sắc đã tô điểm cho vương quốc các loài sâu. Dưới đây là 10 loài sâu đẹp nhất.

 

tn_saubo189081.jpeg

 

tn_saubo189082.jpeg

 

tn_saubo189083.jpeg :cheers:

 

tn_saubo189084.jpeg

 

tn_saubo189085.jpeg

 

tn_saubo189086.jpeg :s_big:

 

tn_saubo189087.jpeg

 

tn_saubo189088.jpeg

 

tn_saubo189089.jpeg

 

tn_saubo1890810.jpeg

 

:s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Loanh quanh luẩn quẩn mãi rồi cũng lại quay về sâu hả Happyfeet, côn trùng chẳng lẽ chỉ có mỗi sâu là đẹp thôi hử? :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Loanh quanh luẩn quẩn mãi rồi cũng lại quay về sâu hả Happyfeet, côn trùng chẳng lẽ chỉ có mỗi sâu là đẹp thôi hử? :s_big:

 

Hihi Côn trùng thì "tá lả" mà không biết sao Happy chỉ bị "hút" bởi mỗi sâu thui pác Gp14 ạ (ngộ thế đấy pác :s_big: ). Pác vẫn "âm thầm ủng hộ" mục này nhỉ :s_big: . Happy tự hỏi chẳng lẽ pác không "có thiện cảm" với 1 loài côn trùng nào hết sao. Hay tại pác "gan dạ" quá không dám cả nhìn chúng rùi đổ thừa là "ghét" :cheers:

 

Loanh............quanh........... luẩn......... quẩn........... mãi............ lại............. cũng............. quay............ lại..............kiến

 

 

ant2.jpg

 

ant3.jpg

 

ant6.jpg

 

ant7.jpg

 

ant8.jpg

 

ant12.jpg

 

ant9.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Muôn kiếp đời thường sâu hóa bướm.

Xé kén chăng tơ giăng cầu nối,

Lặng lẽ bần nông hóa kiếp vàng!

( Heo con)

Nhưng hầu hết ai cũng thích bướm và hầu hết ai cũng ghét sâu???? :s_big:

Ai cũng ghét sâu nên sâu phải hóa bướm

Ai cũng thích ... bướm nên bướm lại hóa sâu!

Vòng đời bướm bướm sâu sâu

Ghét yêu- yêu ghét cứt sâu cũng buồn!

caterpillar3.jpg

:cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Loanh quanh luẩn quẩn mãi rồi cũng lại quay về sâu hả Happyfeet, côn trùng chẳng lẽ chỉ có mỗi sâu là đẹp thôi hử? :gun:

 

 

Hihihi Nói thật ra thì hơn 60% hình ảnh trong mục này là phạm quy vì chúng không thuộc họ "Côn trùng" :cheers:

 

Đa số ảnh là sâu bọ mà sâu bọ là sâu bọ không phải côn trùng

 

caterpillaronleaf-image998137.jpg

 

Côn trùng là gì? :s_big:

 

Ai chẳng biết côn trùng là gì, có phải bạn vẫn nghĩ như thế không? Nhưng đa số chúng ta lại không thể nói một cách chính xác một sinh vật như thế nào thì được gọi là côn trùng. Thế nào nhỉ? Chúng là những con vật bé xíu lúc nhúc - đúng rùi. Và bò lổm ngổm nữa - chính xác. Chúng thường bay rùi đậu lên tóc người ta - tạm chấp nhận được. Chúng có cả tỷ cái chân - ồ, sai rùi! Đúng là nhiều con vật lắm chân bò lổm ngổm trông ý như côn trùng, nhưng côn trùng thực sự thì chỉ có sáu chân mà thôi!!! Con nào mà nhiều hơn sáu chân chắc chắn là đồ giả mạo. Còn ít hơn sáu chân thì có thể do chúng bị kẻ thù xơi bớt đi rùi :s_big: .

 

 

Đố các pác biết những bao trắng trên lưng chú sâu này là gì? :s_big:

 

braconids3.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tặng colonbay con này mới nhập khẩu từ nhật bản, hàng hiếm, tên của nó là Rận hút nhựa cây Aphalara itadori

ran4.jpg

 

Sự hoành hành của cây chút chít trên nước Anh sẽ chấm dứt nhờ loài côn trùng này. Không phá hại cây khác, Các nhà khoa học CABI khẳng định rận hút nhựa cây không thể trở thành mối họa của Anh. Do chỉ ăn chút chít nên số lượng của chúng sẽ giảm khi loài cây này bị tiêu diệt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1926170057_6279fedb9d_o.jpg

Sợ quá đi mất!

Gặp mấy con nhện độc này thì chắc giống cái gáo dừa có xăm hình trống đồng quá! :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lâu rồi không zô lại topic này, mùa hè tới rồi, côn trùng tiếp tục phát triển đê.

Họ nhà chuồn chuồn này:

y1.jpg

 

6091533920081022143513.jpg

 

 

122.jpg

 

Chuồn chuồn ớt, trưa hè nóng bức, bắt đem căn rốn tập bơi.....

dragonfly.jpg

 

2689330004_042a8ba238_b.jpg

 

Chuồn chuồn chuối

1207928102.jpg

 

 

47593290_1.jpg

 

chuonbp3.jpg

 

img2492upoi2.jpg

 

2001931514947896406_rs.jpg

 

 

Ôi, nhìn bọn chuồn chuồn lại nhớ thời học cấp I đi chăn trâu quá. :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một mùa hè nữa lại sắp về. Chiều tan trường nhìn mấy cây phượng sau mưa mà vẫn rực sắc lửa thấy lòng nao nao. Có cánh chuồn chuồn ung dung vô tư tạo dáng, chộp cho cô ấy một bô ảnh thôi ^^

 

IMG_1071.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhìn con chuồn chuồn giống máy bay trực thăng quá cơ!!!

 

Câu là bộ gì ứ nhỉ???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhìn con chuồn chuồn giống máy bay trực thăng quá cơ!!!

Câu là bộ gì ứ nhỉ???

Cái này bác cứ hỏi bác pccc là biết ngay. :cheers: dạo này bác ý ko online nữa, nhớ quá. :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cái này bác cứ hỏi bác pccc là biết ngay. :cheers: dạo này bác ý ko online nữa, nhớ quá. :)

 

Mình cũng nhớ anh PCCC lắm ứ anh ấy trở lại viết bài vui phải biết !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mặc dù côn trùng rất xinh đẹp nhưng tại sao chúng ta vẫn có ngày “giết sâu bọ”?

 

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.

 

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc

 

Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông xuống cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nuồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang

 

Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng ngày 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.

 

Việt Nam

 

Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

 

Tháng Năm ngày tết Đoan dương.

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.

 

Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.

 

Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo mít: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.

 

Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

 

Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.

 

Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

 

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

 

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.

 

Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.

 

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

 

Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.

 

Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.

 

Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.

 

Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.

 

Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.

 

Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người

 

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_%...oan_ng%E1%BB%8D

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình ghét nhất là mầy con côn trùng. Lỡ vô rồi lần sau không dám trở lại

 

Đừng nói thế chứ. Ghét "nó" nhưng không có "nó" chưa chắc pác vui đâu nhá :s_big:

 

Côn Trùng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại của chúng ta, tuy đôi lúc chúng cũng thật phiền :s_big: , với tôi tất cả đều là "bạn" :s_big:

Đây là những tác phẩm được giới thiệu trên 1 website chia sẻ ảnh do các thành viên cung cấp. Quả thực, chúng làm ngỡ ngàng bất cứ người nào yêu cái đẹp của tự nhiên. Chúng ta phải cảm ơn các tác giả, nhiếp ảnh gia đã kiên nhẫn chờ đợi để có thể nắm bắt những khoảnh khắc kỳ diệu như thế này của... những con côn trùng.

Đẹp ư? Không, phải nói là quá đẹp mới đúng :s_big: .

 

1. Nhìn qua "lăng kính"

1eb090422CL1anh13.jpg

 

2. Kiến

 

227090422CL1anh11.jpg

 

3. Leo lên

467090422CL1anh15.jpg

 

4. Hình mặt người nghiêm nghị

 

596090422CL1anh14.jpg

 

5. Long lanh kỳ ảo

 

096090422CL1anh12.jpg

 

6. Đẻ trứng

 

8b7090422CL1anh10.jpg

 

7. Khoảnh khắc tĩnh

 

426090422CL1anh16.jpg

 

8. Đỏ, đen và tím

 

090422CL1anh9.jpg

 

9. Ngạc nhiên

 

090422CL1anh8.jpg

 

10. Tắm sương

 

090422CL1anh7.jpg

 

11. "Ngậm" sương

 

090422CL1anh6.jpg

 

12. Đẫm nước

 

090422CL1anh5.jpg

 

13. Vũ khúc bươm bướm

 

090422CL1anh4.jpg

 

14. Chuồn chuồn

 

090422CL1anh3.jpg

 

15. Che phủ

 

090422CL1anh2.jpg

 

16. Đàn ong

 

090422CL1anh1.jpg

17. Hãy cùng tôi nhảy múa

 

090422CL1anh0.jpg

 

:s_big:

 

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

090422CL1anh8.jpg

 

10. Tắm sương

Bà mẹ côn trùng đang cầm súng ngồi gác bảo vệ giấc ngủ an lành cho đàn con đàn cháu... thương yêu và quý mến!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chỉ được cái tào lao là giỏi. Hay lắm, cố phát huy nhé anh bán gà

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×