Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
chikonan

Giúp mình thiết kế cấp nước nóng lạnh 1 phòng vệ sinh ^^

Các bài được khuyến nghị

Mình mới bắt đầu thiết kế điện nước nên chưa có kinh nghiệm, nhờ các tiền bối CTN giúp đỡ.

Mình tk cấp nước nóng lạnh cho 1 nhà vệ sinh, cái khó của mình là ở chỗ giao nhau ( cắt nhau) của đường nóng và đường nước lạnh khi chúng tại các vị trí bình nóng lạnh hoặc đầu ra của thiết bị VS như lavabo hoặc vòi sen ?

Các bác cho em rõ khi thiết kế hoặc thi công thì xử lý chỗ đó như nào ( bố trí kiểu khác để nó không giao nhau, hoặc xử lý cho chúng đi qua mà ko giao) .

Các bác góp ý nhiệt tình nhé . Tốt thì các bác vẽ sơ qua trong bản mình đưa lên rồi upload lại giùm mình :wub:

nuoc.jpg

 

Xem bản vẽ chi tiết: http://www.mediafire.com/?p5ji36uapctimx9

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn lên trang web của tiền phong, down catalog của ống nhựa PPR về, với những đoạn mà giao nhauthì thưởng sử dụng ống trách, nó như một đoạn vòng qua thôi. Hoặc bạn lên google search về nó sẽ có phần minh họa cho phần thi công đó

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn lên trang web của tiền phong, down catalog của ống nhựa PPR về, với những đoạn mà giao nhauthì thưởng sử dụng ống trách, nó như một đoạn vòng qua thôi. Hoặc bạn lên google search về nó sẽ có phần minh họa cho phần thi công đó

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình không thấy "ống tránh" trong này, nhà mình bán phụ kiện điện nước cũng chưa nghe đến cái đó bao giờ . hic, mà nếu có thì từ trước đến giờ mọi người ko có nó vẫn lắp đặt bình nóng lạnh bình thường đấy thôi. haizzz

My link

 

Mình có phương án thế này: 2 lỗ chờ ở vòi sen, 1 cái lỗ (đường nước lạnh )là cút ren trong, bắt xuống, nối với Tê đi tiếp đến lavabo, lỗ thứ 2 ( đg nước nóng) sẽ dùng Rắc co ren trong nối với 1 đoạn ống ngắn để nối tiếp luôn với cút 90 bẻ xuống, đi ống xuống Tê , đi tiếp đến lavabo. Lỗ thứ 2 phức tạp hơn là để cho khi xuống Tê thì 2 đường ống nóng và lạnh lệch nhau, như vậy đường ống nóng đi tiếp đến lavabo sẽ tránh giao với đường lạnh đi lên sen vòi. P/A đó thực tế thợ có làm như vậy ko nhỉ ???? (bởi vì đó chỉ là p/a mình vẽ trong đầu thôi ^^)

 

 

( Lúc trước là mình TK 2 đường ống nóng và lạnh đi song song với nhau- cùng nằm trên mặt phẳng thẳng đứng- mục đích để nối với 2 cút ren trong đồng bộ) (2 cút ren trong là 2 lỗ để đi ra thiết bị có yêu cầu là phải chuẩn ( cùng hướng, trục ) thì mới lắp thiết bị được

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

sao lại không có bạn tham khảo catalog của ống PPR An kan này nhé. Có đầy đủ hết các sản phẩm trong đó

http://www.mediafire.com/?dkvax9ddy27mni7

Mà mình thấy bạn để cốt của vòi hoa sen và cốt của lav có vẻ không chênh nhau nhiều. Thường là cốt của lav =0.5-0,6.Cốt của vòi hoa sen là 0.8-0.95. Mình đọc một hồi mà mà không hiểu ý của bạn. 2 nữa là đối với những đoạn đấu nối các thiết bị, người ta không bao giờ dùng rắc co.Khi dùng ống thép thì phụ kiện kép ngoài, rắc co dùng rất tiện lợi trong những đoạn mỗi nối . Nhưng chuyển sang ống PPR thì rắc co ít dùng cho những đoạn như vậy. Rắc co PPR thường được dùng trong đấu nối bơm ( lưu lượng và cột áp nhỏ).Đối với các bơm lớn.Cụm bơm thường dùng ống thép, hoặc ống inox sus 304.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

giừ làm ống nhựa cao cấp thì dế hơn trước rồi. nhưng lam ống thép theo kiểu cổ thì chỉ có thể đi 2 đường song song với nhau thôi. cái này thì dân thi công chuyên nghiệp nhìn là ra không phải nói đâu. còn nếu không thì nên vẽ 3d ra cho dễ tưởng tượng. còn không ra thực tế vẽ tẳng lên tường là ra mà.

dùng ống nhiệt thì vẫn nên dung cách cổ điển mà làm cho nhàn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mà mình thấy bạn để cốt của vòi hoa sen và cốt của lav có vẻ không chênh nhau nhiều

MÌnh vẽ tượng trưng hình không gian chứ ko vẽ đúng tỉ lệ . Chỉ có hình dạng và cốt cao độ là chính xác, còn lại chỉ là tương đối :blush:

 

2 nữa là đối với những đoạn đấu nối các thiết bị, người ta không bao giờ dùng rắc co.Khi dùng ống thép thì phụ kiện kép ngoài, rắc co dùng rất tiện lợi trong những đoạn mỗi nối . Nhưng chuyển sang ống PPR thì rắc co ít dùng cho những đoạn như vậy. Rắc co PPR thường được dùng trong đấu nối bơm ( lưu lượng và cột áp nhỏ)

Thì do là mình chưa có thực tế nên p.án đó là mình vẽ trong đầu thôi, sai = sửa. Vậy chỗ đầu nối đó các bác thợ nước sẽ xử lý như thế nào cho trường hợp dùng hàng PP-R đây ??? :blush: Và xử lý đường ống chỗ giao nhau ntn khi ko cần dùng đến ống tránh ??? :blush:

 

cái này thì dân thi công chuyên nghiệp nhìn là ra không phải nói đâu

nói ra mới biết là mình nguy hiểm chứ :lol: nói ra mới biết sai để mà sửa , vẽ chi tiết để còn làm thống kê vật liệu. chứ vẽ chung chung đại khái là cái thời SV rồi. Bây giờ là cần phải đi sâu vào thực tế. Bản vẽ ko chi tiết, ko chuyên nghiệp, ko thể hiện rõ thì người thợ ( ko chuyên) sẽ làm ko như thiết kế và mình mất uy tín với chủ đầu tư .

Sao mình thấy bây giờ chủ đầu tư với mấy ông cai thầu thường kiêm luôn tư vấn cho các anh tư vấn thiết kế, các anh tư vấn chỉ là người Drawer ^_^

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

không ai giúp mình ah :(

 

Hihi, Mình thi công hệ thống điện nước trong nhà nên mình cũng biết về cái này, xin đóng góp ý kiến, Bạn để 2 đường ống nóng và lạnh ở 2 cao độ khác nhau thì không gặp nhau giũa 2 đường ống đúng không, như bản vẽ của bạn thì ko nên đặt đường ống nước lạnh +0.65, Mình hay đặt đường ống nóng +0.64 và đường ống lạnh +0.57 thì sẽ ko bị gặp nhau đâu

Với trong đường ống PPR ko có ống tránh , mà đó là 1 đoạn ống cong , giút cho 2 điểm gặp nhau có thể đi qua mà không gặp nhau, nhưng trên thực tế không bào h dùng cái này bạn a , Bạn đặt cao độ hợp lý thì đường ống sẽ ko giao nhau đâu.Mấy năm thi công M&E đóng góp tí nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mà có vẻ bạn mắc sai lầm lớn trong cách vẽ đầu vào của nước nóng và lạnh thì phải. Nước Lạnh đầu vào luôn ở bên phải thiết bị nhìn từ ngoài vào để thuận tay phải người. Nước nóng bên trái. mình thấy bạn vẽ ngược lại đó. Cái này hình như được quy định ở thiết bị đó, chứ ko phải chơi đâu. Chỉ có xí thì để ngược lại vì chỉ có nước lạnh :D có gì các bạn cho ý kiến nha :rolleyes:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×