Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
caothanhks

1 ngày 2 câu hỏi tốt nghiệp!!!

Các bài được khuyến nghị

Thế bác bảo như thế nào mới bó trí sàn 2 lớp. Bác trả lời cho đủ vào nha, chứ nói vài câu cho vui thì cũng chẳng hữu ích gì cho nhau đâu...

 

bác cho em hỏi, trong thiết kế móng cho công trình, ta sử dụng cặp nội lực của trường hợp tổ hợp nào để tính?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Để tiện cho anh em làm đò án tốt nghiệp ngành XDDD&CN mình xin UP lên những bản vẽ kiến trúc, kết cấu, thi công công trình để anh em về làm nha (quy mô hơi nhỏ, có gì các bác cứ nâng tầng lên và dùng cọc ép hay khoan cọc nhồi là OKIE. Tuỳ theo năng lực của mọi nười mà kakaka). Cái này đã thôn 100 và dùng để lên bảo vệ thôi.Bác nào cần thì mình đưa thuyết minh luôn cho.

Công trình 5 tầng. Kết cấu 30%, thi công 50%:

1/ http://www.cadviet.com/upfiles/BV_San_in_Bao_Ve.dwg

2/ http://www.cadviet.com/upfiles/Ban_Ve_Dam_in_Bao_Ve.dwg

3/ http://www.cadviet.com/upfiles/Cau_Thang_in_Bao_Ve.dwg

4/ http://www.cadviet.com/upfiles/BVKT_Hieu__BV.dwg

5/ http://www.cadviet.com/upfiles/Ban_Ve_Phan...m_in_Bao_Ve.dwg

6/ http://www.cadviet.com/upfiles/Tong_mat_bang_in_Bao_Ve.dwg

7/ http://www.cadviet.com/upfiles/Tong_Tien_Do_in_Bao_Ve.dwg

8/ http://www.cadviet.com/upfiles/Phan_Than_in_Bao_Ve.dwg

9/ http://www.cadviet.com/upfiles/Bieu_Do_Du_Tru_in_Bao_Ve.dwg

hôm nay mới biết được những bản vẽ rất hữu ích này của bác caothanhks, rất cảm ơn bac đã up lên diễn đàn. bác có thể up luôn phần thuyết minh nên để mọi người cùng tham khảo không ạ, một số bản vẽ e down về rồi mà chưa có kiến thức để xem. Nhưng vẫn thấy rất hưu ích. mong bak up lên sớm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bác cho em hỏi, trong thiết kế móng cho công trình, ta sử dụng cặp nội lực của trường hợp tổ hợp nào để tính?

Để tính toán móng cho công trình. Ta lấy nội lực momen, lực dọc , và lực cắt của cột tầng dwới cùng để tính. Còn riêng lực cắt thì lấy nội lực tại chân cột để tính. Sau đó ta cũng đi tổ hợp nội lực giống như bên dầm để tìm ra nội lực lớn nhất trong các trường hợp tải trọng gây ra và cuối cùng ta đi tính toán móng là... okie

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hôm nay mới biết được những bản vẽ rất hữu ích này của bác caothanhks, rất cảm ơn bac đã up lên diễn đàn. bác có thể up luôn phần thuyết minh nên để mọi người cùng tham khảo không ạ, một số bản vẽ e down về rồi mà chưa có kiến thức để xem. Nhưng vẫn thấy rất hưu ích. mong bak up lên sớm

Để thuận tiện cho bác, mình xin UP lên phần thuyết minh...

Link: http://www.mediafire.com/?jnhyggjmzvm

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn anh caothanh vì các câu hỏi,mà sao thấy hỏi câu nào anh cũng trả lời được ghê vậy nhỉ,phục quá...ngày 15/7 em sẽ bảo vệ,tà tà đến lúc đó,ngâm hết mấy câu hỏi của anh cũng thêm phần tự tin,he he...chỉ sợ vào mà hỏi ngay câu không biết,mất bình tĩnh thì chết....mà thường thường thì khi bảo vệ,sác xuất rớt là bao nhiêu phần trăm nhỉ,(bây h em chỉ cầu 5 điểm ra trường thôi,huhu).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh caothanh vì các câu hỏi,mà sao thấy hỏi câu nào anh cũng trả lời được ghê vậy nhỉ,phục quá...ngày 15/7 em sẽ bảo vệ,tà tà đến lúc đó,ngâm hết mấy câu hỏi của anh cũng thêm phần tự tin,he he...chỉ sợ vào mà hỏi ngay câu không biết,mất bình tĩnh thì chết....mà thường thường thì khi bảo vệ,sác xuất rớt là bao nhiêu phần trăm nhỉ,(bây h em chỉ cầu 5 điểm ra trường thôi,huhu).

Nếu trong quá trình thong đồ án. Mấy câu hỏi của thầy hướng dẫn hỏi mình nếu mình có thể trả lời được thì chắc chắn đậu rồi chứ có gì đâu mà phải sợ.

Bạn phải có thời gian xem lại bài thật kỹ. Chú tâm vào những phần quan trọng trong bài của mình. Và hơn hết phải siêng năng học hỏi nữa.

Mình thấy trong lúc thông đồ án, có mấy bác thông xong phần mình rồi, lập tức ra về. Họ có ngờ đâu là còn sau đó nhiều người nữa và cũng vào đó thêm nhiều câu hỏi bổ ích cho mình.

Vì khi lên hội đồng bảo vệ. Có người biết mình, có người chẳng biết mình là ai. Họ cứ hỏi. Lỡ có câu mà mình biết thì không nói. Có câu mà mấy bạn thông khác biết thì lúc đó mình về rồi đâu có ở lại mà nghe thầy giảng nữa.

Chúc bác thành công

================================================================================

 

Mong các bác đưa ra câu hỏi để anh em cùng thảo luận nha.

Đợt này mình làm ăn xa, thỉnh thoảng mới lên Diễn đàn được. Có gì các bác cứ hỏi, em về em làm 1 lần luôn kaka.

Chúc buổi tối vui vẻ

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các anh kĩ sư giải đắp giúp em.

Cách chất hoạt tải với các trường hợp như sau .Có tác dụng như thế khi tính toán nội lực

1/ cách nhịp cách tầng

2/chất tải tầng chẵn

3/chất tải tầng lẻ

4/chất đầy tất cả các tầng

Cách tổ hợp nội lực khi tính khung 3d

Xin chỉ dẫn

Tôi xin cám ơn !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các anh kĩ sư giải đắp giúp em.

Cách chất hoạt tải với các trường hợp như sau .Có tác dụng như thế khi tính toán nội lực

1/ cách nhịp cách tầng

2/chất tải tầng chẵn

3/chất tải tầng lẻ

4/chất đầy tất cả các tầng

Cách tổ hợp nội lực khi tính khung 3d

Xin chỉ dẫn

Tôi xin cám ơn !

Em sv năm cuối chưa ra trường mạn phép mấy bác kĩ sư trả lời

1,2,3) Chất tải theo kiểu này mục đích tìm ra moment âm bất lợi nhất ở gối

4) Chất tải đầy tầng lực dọc ở cột sẽ bất lợi nhất

5) Cách tổ hợp khung 3d thì cứ theo tiêu chuẩn thôi ạ. THCB1, THCB2, TH đặc biệt nếu có (gió động, động đất) Chi tiết thì bác xem lại tiêu chuẩn

Vài dòng chém gió :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có những câu tốt nghiệp tưởng chừng dễ nhưng mà khó.Có những câu khó nhưng chỉ cần suy nghĩ thì cũng thành dế.Mong các bác vào TOPIC của mình và cùng mình thảo luận nha.Câu hỏi kỳ ngày hôm nay là:

1/ Thép dưới của consol có tính hay không. Nếu có thì trong trường hợp nào?

2/ Một dầm đơn giản 3 nhịp. Chịu tải trọng tập trung P đặt tại vị trí giữa nhịp thứ nhất.Hỏi có thể vận dụng tính đối xứng để giải dầm này được không? Hinh ve kem theo: <a href="http://www.cadviet.com/upfiles/DXUNG.dwg" target="_blank"><a href="http://www.cadviet.com/upfiles/DXUNG.dwg" target="_blank"><a href="http://www.cadviet.com/upfiles/DXUNG.dwg" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/DXUNG.dwg</a></a></a>

Các bác cứ thảo luận đi.Nho kem theo hinh ve luon nha. Mai mình sẽ trả lời cho các bác xem thử rồi sẽ UP lên 2 câu khác. Ngủ ngon. Moi di DNang ve

 

Em không phải XDDD nhưng cũng mạn phép trả lời mấy câu hỏi của bác.

1. Thép trong dầm được bố trí phía trên hay phía dưới là phụ thuộc vào thớ căng mô men trong dầm. Thông thường dầm công sơn chịu tải hướng từ trên xuống thì mô men âm phía ngàm là lớn nhất, sẽ tính toán và đặt thép trên theo giá trị mô men này. Trường hợp này thì thép dưới cấu tạo.

Tuy nhiên trong quá trình tính kết cấu móng chịu phản lực đất nền, nếu quan niệm cánh móng là công sơn ngàm vào tiết diện chân cột chịu tải là phản lực đất nền thì thép dưới là thép chịu lực chính sẽ phải đưa vào tính toán. Thép trên khi này lại là thép cấu tạo.

2. Dĩ nhiên là được, nhưng làm thế thì phức tạp quá. Bài toán giải theo phương pháp lực chỉ có 2 ẩn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em là sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp đến phần móng nhưng còn lơ mơ quá,muốn hỏi mấy đại ca chỗ này :

1- Khi tính sức chịu tải theo vật liệu của cọc khoan nhồi,Rtt(cường độ tính toán của bê tông cọc nhồi),sễ lấy bằng Rtt = R / 4 ?

2- Tính sức chịu tải của đất nền,chỉ cần tính theo phụ lục A (Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý đất nền),rồi so sánh với sức chịu tải của VL,chọn cái nhỏ hơn để tính hay phải tính cả phụ lục A,rồi phụ lục B(xác định sức chịu tải của cọc theo cường độ đát nền),rồi mới đem 3 kết quả A,B ,VL rồi lấy cái nhỏ nhất?

em xin cám ơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em là sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp đến phần móng nhưng còn lơ mơ quá,muốn hỏi mấy đại ca chỗ này :

1- Khi tính sức chịu tải theo vật liệu của cọc khoan nhồi,Rtt(cường độ tính toán của bê tông cọc nhồi),sễ lấy bằng Rtt = R / 4 ?

2- Tính sức chịu tải của đất nền,chỉ cần tính theo phụ lục A (Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý đất nền),rồi so sánh với sức chịu tải của VL,chọn cái nhỏ hơn để tính hay phải tính cả phụ lục A,rồi phụ lục B(xác định sức chịu tải của cọc theo cường độ đát nền),rồi mới đem 3 kết quả A,B ,VL rồi lấy cái nhỏ nhất?

em xin cám ơn.

 

1. Cường độ tính toán của BT cọc khoan nhồi được lấy tuỳ theo trường hợp đổ BT, tức là tuỳ thuộc công nghệ đổ BT cọc khoan nhồi. Bình thường cọc khoan nhồi được đổ trong dung dịch Bentonite. TRa trong tiêu chuẩn 195:1997 sẽ thấy:

- Đối với BT đổ dưới nước hoặc dung dich sét Ru = R/4.5 nhưng không lớn hơn 60 kG/cm2 (6MPa) với R là mác thiết kế của BT.

Con số 60 là kết quả thí nghiệm với các mẫu thử. Cho nên lời khuyên trong thiết kế là không nên sử dụng BT mác cao làm gì bởi vì cuối cùng giá trị nó lấy cũng chỉ được có thế :lol2:

2. Tuỳ theo yêu cầu của người hướng dẫn về số phương pháp để tính sức chịu tải theo đất nền. Trong trường hợp không có chỉ định, thì chỉ cần tính theo phụ lục A là đủ rồi. Tính theo phụ lục A cũng là phương pháp phổ biến trên thực tế thiết kế cho công trình nằm trên nền đất có cột địa chất phức tạp.

Sức chịu tải theo vật liệu cần được lấy lớn hơn 2-3 lần sức chịu tải theo đất nền.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
các pác cho mình hỏi qun niệm như thế nào về móng cọc đài mềm , đài cứng

Móng cọc đài mềm là móng cọc khi thiết kế có kể đến sự biến dạng của đài cọc.

Trên thực tế đài cọc BTCT không thể là cứng tuyệt đối, nhưng độ biến dạng của nó có khi lại không đáng kể.

Mô hình móng cọc đài mềm luôn chính xác hơn mô hình đài cứng, và khi độ cứng của đài là lớn thì kết quả của mô hình móng cọc đài mềm sẽ tiệm cận với kết quả của mô hình móng cọc đài cứng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sức chịu tải theo vật liệu cần được lấy lớn hơn 2-3 lần sức chịu tải theo đất nền.

Cái này không đúng.

Với cọc đóng, cọc ép, do quá trình đưa cọc vào đất, nên Rvl=2~3 Rdn.

Đối với cọc nhồi được sử dụng để thử tỉnh, do lực trong quá trình thử tỉnh, Rvl=2~3 Rdn (tùy theo tải trọng thử tỉnh).

Đối với cọc nhồi đại trà (không thử tỉnh) thì Rvl được chọn càng gần Rdn càng tốt (thường thì beton đã quá đủ chịu nén, thép chỉ đặt theo cấu tạo hoặc moment uốn từ đài truyền xuống mà thôi).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác CAO THANH ah.TOPIC này của bác hay thật đó.em thấy nó thật bổ ích với bọn em.giúp bổ sung nhiều kiến thức lém.nhân tiện bác cho em hỏi tí nha.:Trong kết cấu khung thì khi tăng tiiết diện cột thì tiết diện dầm nên tăng giảm ghay giữ nguyên là tốt nhất.Mong bác và mọi người giúp đỡ nhé.ah bác cod thể cho em địa chỉ email của bác được khoong ah.mong bác hồi âm nhé. :s_dead: :s_dead: :s_dead: :s_dead:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Để thuận tiện cho bác, mình xin UP lên phần thuyết minh...

Link: http://www.mediafire.com/?jnhyggjmzvm

 

anh caothanhks lâu có vào topic này không vậy cho em hỏi chút. hôm trước anh up bản vẽ công trình "trụ sở làm việc ubnd thị xã đông hà quảng trị" của anh Nguyễn Khắc Hiếu, mà phần thuyết minh anh lại up bản " trụ sở bưu chính viễn thông Huế"của anh Nhân. em muốn tham khảo cả phẩn bản vẽ và thuyết minh của cả 2 công trình trên mong anh thành bớt chút thời gian up lên giùm em với. hoặc anh gửi vào mail cho e theo địa chỉ hvn8006@gmail.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cái này không đúng.

Với cọc đóng, cọc ép, do quá trình đưa cọc vào đất, nên Rvl=2~3 Rdn.

Đối với cọc nhồi được sử dụng để thử tỉnh, do lực trong quá trình thử tỉnh, Rvl=2~3 Rdn (tùy theo tải trọng thử tỉnh).

Đối với cọc nhồi đại trà (không thử tỉnh) thì Rvl được chọn càng gần Rdn càng tốt (thường thì beton đã quá đủ chịu nén, thép chỉ đặt theo cấu tạo hoặc moment uốn từ đài truyền xuống mà thôi).

 

Đồng ý, cọc nhồi là khoan rồi đổ bê tông, nên R vật liệu và R đất nền xấp xỉ nhau là tốt nhất.

Còn cọc đóng hay cọc ép là cọc tác động vào đất nền, trong quá trình đóng để tránh cho cọc không bị phá vỡ thì R vật liệu nên gấp 3 lần R đất nền.

Thầy giáo em bảo thế :bigsmile:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
anh caothanhks lâu có vào topic này không vậy cho em hỏi chút. hôm trước anh up bản vẽ công trình "trụ sở làm việc ubnd thị xã đông hà quảng trị" của anh Nguyễn Khắc Hiếu, mà phần thuyết minh anh lại up bản " trụ sở bưu chính viễn thông Huế"của anh Nhân. em muốn tham khảo cả phẩn bản vẽ và thuyết minh của cả 2 công trình trên mong anh thành bớt chút thời gian up lên giùm em với. hoặc anh gửi vào mail cho e theo địa chỉ hvn8006@gmail.com

Mình xin lỗi bạn là vì Nhân là bạn của mình, lúc đó mình quên out nick của Nhân ra nên đã lấy nick của Nhân UP lên. Còn mình thì Up thuyết minh của trụ sở bwu chính viễn thông lên mà. nếu bạn muốn thì mình sẽ tìm lại và gửi lên TOPIC này sau. Thân ái!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em mới gia nhập diễn đàn,không biết topic này có còn hoạt động nữa không?

em xin hỏi các anh một vài câu

câu 1 tại sao khe lún thì cắt qua móng còn khe nhiệt khe chống động đất thì không thế

câu 2 trong công trình có phải gió thep phương x hay phương y là nguy hiểm nhất không

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cty Thiết kế ĐạiAn chuyên tư vấn thiết kế thi công cấu thép phức tạp, nhà thép công nghiệp, sản phẩm cơ khí, hệ thống bồn ống,…( Nhận Trainning: Tekla, Inventor, ProE, Autocad 2D 3D..Hướng dẫn cách thực hiện 1 project hoàn hảo (A to Z)). Từng làm những dự án lớn cho các cty nước ngoài. Mr Hiếu 0903624079 email: hcn@daiandesign.com http://www.daiandesign.com.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cty Thiết kế ĐạiAn chuyên tư vấn thiết kế thi công cấu thép phức tạp, nhà thép công nghiệp, sản phẩm cơ khí, hệ thống bồn ống,…( Nhận Trainning: Tekla, Inventor, ProE, Autocad 2D 3D..Hướng dẫn cách thực hiện 1 project hoàn hảo (A to Z)). Từng làm những dự án lớn cho các cty nước ngoài. Mr Hiếu 0903624079 email: hcn@daiandesign.com http://www.daiandesign.com.

Hic! Bạn Hiế chơi quảng cáo công ty vô TOPIC của miền luôn à?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em mới gia nhập diễn đàn,không biết topic này có còn hoạt động nữa không?

em xin hỏi các anh một vài câu

câu 1 tại sao khe lún thì cắt qua móng còn khe nhiệt khe chống động đất thì không thế

câu 2 trong công trình có phải gió thep phương x hay phương y là nguy hiểm nhất không

Mình xin trả lời như sau:

Câu 1: Khe lún cắt qua móng nhằm mục đích chống lún không đều. Khe nhiệt thì chỉ cần cắt tạ mặt móng thôi để chống swj giãn nỡ về nhiệt của bêtông.

nên khe nhiệt không cần phải cắt xuống hết đế móng mà chỉ cần ngay mặt móng là đủ.

Câu 2: Trong công trình, khi tính toán gió thì ta chỉ cần tính theo phương X không cần theo phương Y, ở các tầng thì ta cho phân bố đều lên cột khung. Tại sênô thì ta ho quy về lực tập trung tại đầu mút của sênô là đủ rồi.Nên không cần tính theo phuơng Y làm gì!

Còn nếu có tính theo phương Y chắc gió đó nó phân thành 2 gió nhỏ chạy lung tung trên cột khunng rùi hi`hi`.Thân ái!

==========================================

Xin cáo lỗi với cac bạn vì thời gian vừa rồi công việc của mình nhiều quá nên không có thời gian ghé thăm trang WEB được.

Giờ hơi rãnh ranh nên có bạn nào thắc mắc gì thì mình sẽ giải thích và trả lời giùm cho. ThanKS!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em mới gia nhập diễn đàn,không biết topic này có còn hoạt động nữa không?

em xin hỏi các anh một vài câu

câu 1 tại sao khe lún thì cắt qua móng còn khe nhiệt khe chống động đất thì không thế

câu 2 trong công trình có phải gió thep phương x hay phương y là nguy hiểm nhất không

Tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của mặt bằng mà kết luận điều này. Trong mặt bằng hình chữ nhật và lưới cột đều thì phương gió nguy hiểm nhất là phương cạnh ngắn. Với mặt bằng phức tạp chằng hạn chữ L đều cạnh thì cần xét thêm phương 45 độ.

Nói chung chưa thể kết luận ngay được phương nào là phương nguy hiểm nhất bởi cần phải căn cứ vào độ cứng của công trình theo các phương. Do đó luôn phải khai báo tất cả các trường hợp tải và tổ hợp tải trọng để tìm ra tổ hợp bất lợi nhất!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của mặt bằng mà kết luận điều này. Trong mặt bằng hình chữ nhật và lưới cột đều thì phương gió nguy hiểm nhất là phương cạnh ngắn. Với mặt bằng phức tạp chằng hạn chữ L đều cạnh thì cần xét thêm phương 45 độ.

Nói chung chưa thể kết luận ngay được phương nào là phương nguy hiểm nhất bởi cần phải căn cứ vào độ cứng của công trình theo các phương. Do đó luôn phải khai báo tất cả các trường hợp tải và tổ hợp tải trọng để tìm ra tổ hợp bất lợi nhất!

Anh Jin cho em hỏi. Trong Sap hoặc Etab mình chất tải gió theo góc 45 độ thì làm thế nào vậy. Em cũng chưa hiểu rõ. Anh có vd nào về chất tải gió theo góc 45 độ cho em xin tham khảo. được biết anh Jin rất giỏi về Ứng dụng Excel, anh có tài liệu nào học Macro hoặc VBA thì up cho em xin jùm nữa. Em xin cảm ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh Jin cho em hỏi. Trong Sap hoặc Etab mình chất tải gió theo góc 45 độ thì làm thế nào vậy. Em cũng chưa hiểu rõ. Anh có vd nào về chất tải gió theo góc 45 độ cho em xin tham khảo. được biết anh Jin rất giỏi về Ứng dụng Excel, anh có tài liệu nào học Macro hoặc VBA thì up cho em xin jùm nữa. Em xin cảm ơn

Theo Jin được biết thì cách thông thường để khai gió theo các phương bất kỳ là quy về cách phương chính X, Y bằng các hệ số Cos, Sin.

Rất tiếc là mình không có tài liệu học VBA nào cả. Mình học chủ yếu từ trên mạng. Kinh nghiệm cho thấy một sản phẩm phần mềm (riêng lẻ hay hỗ trợ kiểu VBA) đều cần có hai phần chính:

- Phần nội dung : Thuật toán

- Phần điều khiển : các công cụ của phần mềm lập trình.

Thuật toán là linh hồn của một ứng dụng, cái này phải xuất phát từ tư tưởng của bản thân bạn.

Phần điều khiển thì bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trên mạng, tỉ như VBCode hay GiaiphapExcel,

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×